SƠ LƯỢc lịch lịc sử việt nam nhà NƯỚc sau công nguyên bắc thuộc lần thứ nhấT



tải về 0.71 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.71 Mb.
#10742
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Lê Thái Tông (1434-1442)

Niên hiệu:

- Thiệu Bình (1434- 1439)
- Đại Bảo (1439-1442)

Vua Lê Thái Tông tên thật là Lê Nguyên Long, Ông sinh nǎm Mão (1423) và lên ngôi khi mới 11 tuổi (1433). Từ nhỏ Lê Nguyên Long đã theo cha mẹ và nghĩa quân trên các bước đường chinh chiến. Ông có được học hành, song không nhiều lắm, quen nô đùa với bọn trẻ nhỏ, thích những trò cưỡi ngựa bắn cung. Tuy vậy tính cách trẻ con này không kéo dài bao lâu. Lê Nguyên Long dần dần đã ý thức được vai trò làm vua của mình. Cái nề nếp vương giả, triều nghi, dần dần đưa ông trở lại với tư cách một người đứng đầu thiên hạ. 

Triều đình lúc đó khá lộn xộn, mọi việc đều do Lê Sát (một võ tướng có công lớn trong sự nghiệp bình Ngô phục quốc) chỉ huy mọi việc. Lê Sát phải giúp đỡ vua nhỏ nên ông rất quan tâm đến hành vi cử chỉ của vua Lê Thái Tông, nhiều khi cũng cậy công to, tuổi lớn nên tỏ ra nghiêm khắc thẳng thắn lấn át nhà vua gây cho vua khó chịu. Một số viên quan đoán biết được ý vua, liền hạch tội Lê Sát  đuổi về quê, rồi ép ông tự tử.  

Khi lớn lên vua Thái Tông đã xông pha trận mạc, chỉ đạo các tướng lĩnh đánh  thắng nhiều trận lớn. 

Đến nǎm ông 20 tuổi nhân chuyến đi công cán miền đông, lúc trở về đi cùng với Nguyễn Thị Lộ (vợ của Nguyễn Trãi), đến Lệ Chi Viên - tỉnh Bắc Ninh vua nghỉ lại thức đêm trò chuyện cùng Nguyễn Thị Lộ và chết đột ngột lúc nửa đêm. Nguyễn Thị Lộ bị kết tội giết vua, sau đó, bị bắt giam cùng Nguyễn Trãi và bị chu di tam tộc.

Vua Lê Thái Tông trị vì trong 9 nǎm, khi mất mới có 20 tuổi.



Lê Nhân Tông (1443-1459)

Niên hiệu:

- Đại Hoà (1443-1453)
- Diên Ninh (1454-1459)

Vua Lê Nhân Tông tên thật là Lê Bang Cơ con của vua Thái Tông và bà Nguyễn Thị Anh. Sau khi vua Thái Tông mất Bang Cơ được ẵm lên ngai vàng từ khi còn chưa biết nói. Mẹ của Bang Cơ phải buông rèm coi việc nước giúp con trai. Lấy danh nghĩa Hoàng đế của con, dựa vào sự ngấm ngầm bày vẽ của những người thân tín, Nguyễn Thị Anh thực sự điều hành việc nước, thâu tóm mọi quyền hành. Bà có những nǎng lực nhất định tránh cho triều chính khỏi ngả nghiêng chao đảo. 

Thời kỳ này triều đình có một số đại thần uy tín giúp đỡ như: Trịnh Khả; Lê Nhân Thụ, Đinh Liệt... nên tình hình có vẻ ổn định. Các ông đã tiến hành những cuộc tiến quân đi đánh Chiêm Thành và thu được thắng lợi, bắt được vua nước ấy là Bí Cai. 

Tuy nhiên, tình hình không hoàn toàn tốt đẹp, dân chúng sau cái chết của Lê Thái Tông và đặc biệt là vụ thảm án tru di tam tộc nhà Nguyễn Trãi, đều cảm thấy hoang mang, nghi kỵ. Các quan trong triều hầm hè nhau tìm cách loại trừ nhau. 

Nǎm Lê Bang Cơ 13 tuổi (1453), mẹ ông để cho ông tự mình coi chầu. Ông chẳng có tài nǎng gì xuất sắc lắm, song việc nước cũng được phần nào trôi chảy. Ông cho đón người em cùng cha khác mẹ là Lê Tư Thành (con bà Ngô Thị Ngọc Dao, Tư Thành trở thành vua Lê Thánh Tông sau này) đang trốn tránh ở Thái Bình về Thǎng Long, phong cho làm Bình Nguyên Vương. Ông rất có cảm tình với người em này. Ông bắt đầu làm quen công việc học tập và thoáng thấy bản án Nguyễn Trãi là oan uổng, nhưng chưa nghĩ đến việc tẩy oan.   

Ngày mồng 3 tháng 10 nǎm 1459, Lê Nghi Dân (anh trai cùng cha khác mẹ với vua Nhân Tông) đã đem đồ đảng, đột nhập Hoàng cung, giết cả mẹ lẫn con Nguyễn Thị Anh và vua Nhân Tông. nǎm ấy vua Nhân Tông mới 19 tuổi, làm vua được 17 nǎm.



Lê Nghi Dân (1459-1460)

Niên hiệu: Thiên Hưng

Lê Nghi Dân là con trai đầu của vua Lê Thái Tông. Ông sinh nǎm 1439 lúc cướp ngôi của vua Nhân Tông mới 21 tuổi. Mẹ ông là bà Dương Thị Bí do mất cảm tình với vua Thai Tông nên từ Hoàng hậu phải bị phế xuống làm dân thường. Vì vậy, Lê Nghi Dân cũng không được nối ngôi.

Lê Nghi Dân uất ức luôn tìm cách làm phản cướp ngôi. Đêm mồng 3 tháng 10 nǎm 1459 Lê Nghi Dân đã cùng bọn đồng đảng xông thẳng vào nội cung giết chết vua Lê Nhân Tông cùng mẹ là Nguyễn Thị Anh rổi tự xưng làm vua.

Giành được ngôi báu Lê Nghi Dân không dám ǎn chơi phè phỡn, ông ưu đãi những người có tài, lấy lòng những người có danh tiếng. Nhưng vì là kẻ cướp ngôi nên ông vẫn bị mọi người ngấm ngầm không phục. Ông phải dựa hẳn vào một lưc lượng võ sĩ làm chân tay bảo vệ mình. Bọn này nắm binh quyền, kiểm soát triều đình rất chặt chẽ. Những hành động phản đối đều bị lật đổ. Triều đình phải sống trong không khí nặng nề toàn lo âu và sợ hãi.

Sau đó một số lão thần cố gắng tập hợp lực lượng, bí mật tìm cách diệt Lê Nghi Dân. Người đứng đầu trong nhóm này là Nguyễn Xí cùng các ông Đinh Liệt, Lê lǎng, Lê Niệm đã bàn bạc tìm cách đối phó bằng mưu mẹo thật là khôn khéo. Nguyễn Xí giả vờ ốm nặng để cho bọn tay chân của Nghi Dân là Phạm Đồn, Phạm Ban đến thǎm. Nguyễn Xí giả vờ nghễnh ngãng nhử cho Phạm Đồn mất cảnh giác cúi sát mặt để hỏi han rồi bất ngờ giơ hai bàn tay sắt bóp chặt cổ Phạm Đồn tên này chết ngay. Sau đó các vị đại thần ra tề tựu trước Nghị sự đường, bắt giết luôn viên tướng của Lê Nghi Dân là Trần Lǎng, cùng hơn một trǎm bộ hạ. Các đại thần khác đem quân đi ứng cứu cung điện. Lê Nghi Dân buộc phải Thoái vị, bị giáng xuống làm Lệ Đức hầu. Việc xảy ra ngày mồng 6 tháng nǎm nǎm 1460. Lê Nghi Dân làm vua được 9 tháng. 

Sau đó, triều đình lập tức đến nhà riêng, mời Lê Tư Thành lên ngôi, tức vua Lê Thánh Tông sau này.

Lê Thánh Tông (1460-1497)

Niên hiệu: 

- Quang Thuận (1460
- Hồng Đức (1470-1497)

Vua Lê Thánh Tông có tên là Lê Tư Thành, mẹ ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao vì được Lê Thái Tông yêu quý nên có nhiều người ghen ghét định hãm hại. Khi có thai bà đã trốn ra khỏi cung sinh ra Lê Tư Thành sau được vua Lê Nhân Tông đón về triều. Sau khi các đại thần trừ được kẻ cướp ngối là Lê Nghi Dân đã đưa ông lên ngôi vua nǎm 1460. Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu trong lịch sử (38 nǎm). Khi nắm quyền ông rất quan tâm đến việc nội trị, ông muốn xây dựng lại đất nước cho có quy củ để tiện sự chỉ đạo hành chính. Bộ máy nhà nước trung ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đạt đến mức hoàn bị từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành 13 thừa tuyên, đặt các quan vǎn, quan võ phụ trách các ngành rất chu đáo, củng cố lại các bộ, các viện, các ty. Đặc biệt ông cho soạn một bộ luật sau này gọi là luật Hồng Đức để đất nước có một nền pháp chế hẳn hoi. Ông rất quan tâm đến việc khai khẩn đất đai, cho lập các sở, đồn điền cho đào kênh, khơi ngòi sửa sang đường sắt, mở mang chợ búa khiến cho nhân dân được an cư lạc nghiệp trong cảnh thịnh trị thái bình. Ông làm việc say sưa, cần mẫn, sức khoẻ và ý chí đã giúp ông thực hiện vai trò của mình một cách bền bỉ. Nền học vấn dưới thời ông rất phát triển và được đề cao. Trong lịch sử nước ta, rất hiếm có giai đoạn mà ở các làng, các tỉnh lại có những gia đình đạt thành tích cao trong giáo dục như dưới thời Lê Thánh Tông.

Vua Lê Thánh Tông trị vì 38 nǎm, ông mất tháng giêng nǎm 1497, thọ 56 tuổi

Lê Hiến Tông (1497-1504)

Niên hiệu: Cảnh Thống

Vua Hiến Tông tên huý là Tranh và tên huý khác là Huy, là con trưởng của Thánh Tông sinh ngày 10 tháng 8 nǎm Tân Tỵ (1461). Nǎm Hiến Tông 37 tuổi mới được cha truyền ngôi, trong thời gian 7 nǎm cầm quyền chính ông không có gì sáng tạo so với đời vua trước. Nhưng Hiến Tông là một ông vua thông minh trí tuệ hơn người mà lại nhân từ ôn hoà. Cách cai trị của ông nhàn hạ ung dung, chưa từng lộ ra lời nói sắc mặt tức giận mà thiên hạ rǎm rắp theo lệnh.

Ông là người chú trọng chǎm sóc bảo vệ đê điều, trông coi việc nông trang làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm. Ông chú ý đến giáo dục quan lại chống thói quan liêu và tham nhũng.

Vua Hiến Tông bị bệnh nặng và mất ngày 23 tháng 5 nǎm Giáp Tý (1504) thọ 44 tuổi. Ông sinh được 6 Hoàng tử. 

Lê Túc Tông (1504)

Niên hiệu: Thái Trinh

Kế vị vua Hiến Tông là người con thứ ba của ông tên là Thuần nǎm đó mới 17 tuổi. Ông là người ham học, thân người hiền, vui điều thiện, đáng là vị vua giỏi nghiệp thái bình. Nhưng mấy tháng sau khi lên ngôi ông bị ốm nặng. Ông mất ngày 7 tháng 12 nǎm Giáp Tý (1504), làm vua được 6 tháng. Trước khi mất ông còn dặn đưa người con trai thứ hai của Hiến Tông là Tuấn lên nối ngôi.

Lê Uy Mục (1505-1509)

Niên Hiệu: Đoan Khánh

Vua Uy Mục, có tên huý  là Tuấn và tên huý khác là Huyên là con vua Hiến Tông được em là Lê Túc Tông truyền ngôi cho. Vua Uy Mục ǎn chơi vô độ, tàn bạo giết hại nhiều người vô tội. Quyền hành trong triều rơi vào tay họ ngoại của Uy Mục đều chuyên cậy quyền thế, dìm hãm thần liêu, có khi vì tự ý mà giết hại sinh dân, có khi dùng ngón kín mà yêu sách tiền của; phàm súc vật hoa mầu của nhân dân  đều cướp cả; nhà dân ai có đồ vật  lạ quý đều đánh dấu chữ vào để lấy. Uy Mục còn ra lệnh cho giết hết những người Chiêm bị bắt làm gia nô trong các điền trang của các thế gia, công thần.

Sự tàn bạo quá đáng của Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê. Tháng 12 nǎm Kỷ Tỵ (1509)  Uy Mục bị những người nổi dậy do Giản Tu Công Oanh cầm đầu ( vua Lê tương Dực sau này) bức tử chết, ở ngôi được 5 nǎm thọ 22 tuổi. 



Lê Tương Dực (1510-1516)

Niên hiệu: Hồng Thuận

Lê Tương Dực tên huý là Oánh lại có tên nữa là Trừ, là cháu nội Lê Thánh Tông, Dưới thời vua Hiến Tông ông được phong là Giản Tu Công. Đến khi Uy Mục giết hại công thần và người tôn thất, ông cũng bị bắt giam, nhưng trốn thoát chạy vào Tây Đô (Thanh Hoá). Tháng 12 nǎm 1509 ông cùng Nguyễn Vǎn Lǎng và các quần thần đem quân ra Đông kinh bức tử Uy Mục rồi tự lập làm vua.

Đất nước ngày càng hỗn loạn. Các cuộc nổi dậy của các lực lượng phong kiến địa phương ngày càng lan rộng. Bản thân Tương Dực cũng lao vào con đường ǎn chơi truỵ lạc. 

Chẳng thế mà tháng Giêng nǎm Quý Dậu (1513) chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thuỷ và Phó sứ là Phạm Hy Tǎng sang phong cho Tương Dực làm An Nam quốc vương đã thấy Tương Dực mà nhận xét: "Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không bao lâu!".
Quả vậy, tháng 5 nǎm Giáp Tuất (1514) vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của Mẫn Lệ công (Vua Uy Mục) và triều trước vào để gian dâm. Nǎm Bính Tý (1516) Vua cho đắp thành mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa... Chắn ngang sông Tô Lịch... Lại làm điện hơn trǎm nóc, đóng thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở Hồ Tây cùng Vua chơi đùa, lấy làm thích thú.

Bấy giờ, trước tình hình đó, các thế lực phong kiến địa phương như Trần Cảo nổi lên. Trịnh Duy Sản nhiều lần can ngǎn, Vua không nghe lại còn đem Sản ra đánh bằng trượng. Duy Sản bàn cùng với một số quần thần khác như Lê Quảng Độ, Trịnh Chí Sâm mưu việc phế lập. Tháng 4 nǎm Bính Tý (1516), Trịnh Duy Sản sai người đâm chết Tương Dực, đem thiêu xác. Khâm Đức Hoàng hậu cũng tự nhảy vào lửa mà chết. Quân sĩ đem quan tài về chôn ở lǎng Ngự Thiên, giáng Tương Dực xuống làm Linh ẩn vương.


Như vậy Tương Dực ở ngôi được 7 nǎm, thọ 24 tuổi. Sử thần bàn rằng: Linh ẩn vương gian dâm với vợ lẽ của cha, để tang cha mẹ ít, mượn tên của anh để cướp nước, xa hoa dâm dục quá độ, hình phạt thuế khóa nặng nề, giết hết các thân vương, giặc cướp nổi dậy khắp nơi, đương thời gọi là vua lợn, điềm nguy vong đã hiện ra vậy!

Lê Chiêu Tông (1516-1522)

Niên hiệu: Quang Thiệu

Vua húy là Y, lại có tên nữa là Huệ, cháu bốn đời của Lê Thánh Tông, cháu đích tôn của Kiến vương Tân, con trưởng của Cẩm giang vương Sùng. Mẹ là Hoàng hậu Trịnh Thị Loan, người xã Phi Bạo, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ông sinh ngày 4 tháng 10 nǎm Bính Dần (1506). Khi Tương Dực đế bị giết nǎm Bính Tý (1516) không có con nối, quan đại thần là Lê Nghĩa Chiêu, Trịnh Duy Sản đón lập lên làm vua, khi đó ông mới 11 tuổi Nhưng khi đó kinh thành bị tàn phá, Trịnh Duy Sản phải rước vua vào Tây Kinh. Trần Cảo thấy kinh thành bỏ không đã chiếm lấy và tự xưng làm vua. Thấy vậy triều đình sai Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy... Vậy đánh Trần Cảo. Trần Cảo phải chạy lên đất Lạng Nguyên (Lạng Sơn).

Triều Lê sau khi dẹp tan được loạn Trần Cảo thì nội bộ lại càng lục đục, đánh giết lẫn nhau. An Hòa hầu Nguyễn Hoàng Dụ và Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy đem quân đánh nhau liên miên. Dân chúng khổ sở cảnh loạn lạc, đầu rơi máu chảy: "Giặc bên ngoài chưa yên, các quyền thần đánh lẫn nhau, giết nhau dưới cửa khuyết, máu giây đầy chốn kinh sư, mặt trời vàng tối, vận nước ngày một suy".

Trước tình hình đó, Nho giáo ngày một suy vi, nhường chỗ cho Phật giáo và Đạo giáo cùng các thú ma thuật ngày càng phát triển.

Trong số các thế lực phò lập vua, mỗi người đều có những mưu đồ riêng. Càng về sau bằng tài nǎng quân sự nổi bật và sự khôn khéo thâu tóm quyền hành, Mạc Đǎng Dung đã ngày càng trở thành một n hân vật cột trụ trong triều. Vua Lê Chiêu Tông phải tự thân hành đến phủ đệ của Mạc Đǎng Dung gia phong cho ông làm Thái phó... Quyền uy của Mạc Đǎng Dung ngày một lớn, người người đều hướng về họ Mạc. Đǎng Dung cho con gái nuôi vào hầu vua thực ra để dò xét coi giữ. Con trưởng của Đǎng Dung là Đǎng Doanh làm chức Dục Mỹ hầu trông coi điện Kim Quang. Từ đó Đǎng Dung đi bộ thì che lọng phượng dát vàng, đi thủy thì dùng thuyền rồng dây kéo, ra vào cung cấm như đi vào chỗ không người, không kiêng sợ gì...

Trước tình cảnh ấy, vua Chiêu Tông mưu ngầm với Trịnh Tuy tìm cách triệt hạ thế lực của họ Mạc. Kế hoạch bại lộ, vua bỏ chạy khỏi kinh thành. Mạc Đǎng Dung bèn cùng với các quần thần khác lập em của Chiêu Tông tên là Xuân lên ngôi vào ngày 1 tháng 8 nǎm Nhâm Ngọ (1522). Chiêu Tông thì bị giáng xuống làm Đà Dương vương rồi bị giết. Như vậy Chiêu Tông ở ngôi được 7 nǎm, thọ 26 tuổi.

Lê Cung Hoàng (1522-1527)

Niên hiệu: Thống Nguyên

Vua mới có tên là Xuân, còn có tên nữa là Khánh, cháu bốn đời của Thánh Tông, là em cùng mẹ với Chiêu Tông, sinh ngày 26 tháng 7 nǎm Đinh Mão (1507). Khi Chiêu Tông chạy khỏi hoàng cung, Mạc Đǎng Dung lập ông lên làm vua, lúc đó 16 tuổi. Vì sợ Chiêu Tông ở ngoài hiệu triệu binh mã về đánh nên Mạc Đǎng Dung không dám đóng tại kinh thành mà đón Hoàng đệ Xuân về Gia Phúc (Hải Dương) và chuyển hết của báu trong thành về đấy, phong quan tiến tước cho các quan. Sau khi đánh bại các cánh quân Cần vương của Chiêu Tông, mùa xuân nǎm Quý Mùi (1523) Đǎng Dung đưa vua Cung hoàng về đóng ở hành dinh Bồ Dề, cho các quan vào chầu. Nǎm đó, triều đình vẫn cho mở khoa thi hương, thi hội ở bãi giữa sông Nhị. Vua ra đầu đề "Về đạo làm vua làm thầy". Nhưng bất chấp đạo làm tôi, tháng 7 nǎm đó, Đǎng Dung dùng chiếu lệnh của Cung đế, phế bỏ vắng mặt Chiêu Tông xuống tước Đà Dương vương. Nǎm sau, Giáp Thân (1524) Đǎng Dung tự mình thǎng lên tước Bình Chương quân quốc trọng sự Thái phó Nhân quốc công. Tháng 10 nǎm Â't Dậu (1525) Đǎng Dung tự làm đô tướng dẫn tất cả thủy và lục quân vào đánh Thanh Hóa. Vua Chiêu Tông bị bắt đưa về kinh sư, và bị giết vào tháng 12 nǎm Bính Tuất (1526).

Sau sự kiện bi thảm đó, Đǎng Dung rút lui về Cổ Trai nhưng trong thực tế vẫn chế ngự triều đình. Nǎm Đinh Hợi (1527), Đǎng Dung tự thǎng tước Thái sư An Hưng vương, gia thêm cửu tứ. Tháng 4 nǎm Đinh Hợi (1527), Cung Hoàng sai Trùng dương hầu Vũ Hữu, Lan xuyên bá Phan Đình Tá và Trung sứ Đỗ Hiếu Đễ cầm cờ mao tiết mang kim sách và mũ áo ô lọng, đại ngọc, kiệu tía, quạt vẽ, tán tía đến làng Cổ Trai, huyện nghi Dương tấn phong Mạc Đǎng Dung làm An Hưng vương. Đǎng Dung đón tiếp sứ bộ của nhà vua, ở bến đò An Tháp huyện Tân Minh (Tiên Lãng, Kiến An ngày nay). Vua còn tặng Đǎng Dung bài thơ "Chu công giúp Thành Vương" có ý khuyên Đǎng Dung hãy giúp vua và triều đình theo gương Chu công đời xưa.

Mặc dù được Vua ân sủng hậu đãi và giao phó trọng trách, Mạc Đǎng Dung vẫn không chịu dừng lại ở tước vương, mà vẫn kiên quyết chớp thời cơ giành ngôi đế cho họ Mạc. Ngày 15 tháng 6 nǎm Đinh Hợi (1527), Mạc Đǎng Dung từ Cổ Trai vào kinh bắt Vua phải nhường ngôi, giáng vua Lê xuống làm Cung vương, bắt giam Vua cùng với Hoàng thái hậu ở cung Tây Nội, sau đó vài tháng buộc Thái hậu và Cung vương phái tự tử. Trước khi chết, Thái hậu khấn trời rằng: "Đǎng Dung là kẻ bề tôi, manh tâm cướp ngôi, lại giết mẹ con ta, con cháu mày ngày sau cũng thế". Đǎng Dung sai đem xác hai mẹ con nhà vua bày ra quán Bắc Sơn, rồi đem về chôn ở lǎng Hoa Dương huyện Ngự Thiên (nay thuộc xã Mỹ Xá, huyện Hưng Hà, Thái Bình) theo nghi lễ của Thiên tử và Hoàng hậu. Như vậy là Cung Hoàng ở ngôi được đúng 5 nǎm, thọ 21 tuổi.
Nhận xét về ông vua này, sứ thần triều Lê đã viết: "Lúc ấy vận nước đã suy, lòng người đã lìa, tài vua lại vào hạng kém, có thể dẹp yên sao được".

Như vậy là triều Lê kể từ Lê Thái Tổ lên ngôi (1428) đến Cung Hoàng (1527) gồm 10 đời vua, cả thảy đúng 100 nǎm. Nếu tính cả thời gian Lê Lợi dấy quân xưng là Bình Định vương nǎm Mậu Tuất (1418) cộng là 110 nǎm. Đây là thời kỳ các vua Lê nắm được trọn quyền cai trị đất nước.



  1. TRIỀU MẠC (1527-1592)

Mạc Đǎng Dung (1527-1529)
Mạc Đǎng Doanh (1530-1540) 
Mạc Phúc Hải (1541-1546) 
Mạc Phúc Nguyên (1546-1561) 
Mạc Mậu Hợp (1562-1592) 

Mạc Đǎng Dung (1527-1529)

Đǎng Dung sinh giờ Ngọ ngày Nhâm Tý (23) tháng 11 nǎm Quý Mão (1483), quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương). Thời trẻ Mạc Đǎng Dung có sức khoẻ lại khôi ngô. Từ một thanh niên nghèo, sống bằng nghề đánh cá, Mạc Đǎng Dung đi dự thi môn đấu vật, trúng đô lực sĩ, được sung vào chân túc vệ chuyên cầm dù theo xe vua. Nhưng Đǎng Dung tiến rất nhanh trên đường làm quan. 

Nǎm Tân Mùi (1511) mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ Xuyên bá. Nǎm Bính Tý (1516), triều đình sai Đǎng Dung làm trấn thủ Sơn Nam, gia phong Phó tướng Tá đô đốc. Trải qua ba đời vua Lê, Đǎng Dung được phong Thái sư Nhân Quốc công rồi đến An Hưng vương. Lợi dụng lúc vua Lê ươn hèn, các quan trong ngoài triều tranh giành xâu xé lẫn nhau, Mạc Đǎng Dung âm mưu giành ngôi vua. Tháng 6 nǎm Đinh Hợi (1527), Mạc Đǎng Dung từ Cổ Trai lên kinh sư ép vua Lê nhường ngôi. Lúc này triều Lê đã quá mục nát, mất lòng dân nên số đông hướng về Mạc Đǎng Dung đã ra đón Đǎng Dung về kinh. Trong tờ chiếu nhường ngôi của vua Lê (tất nhiên là do người của Mạc Đǎng Dung viết) có nói lý do của việc nhường ngôi: Vua Lê hèn kém, đức mỏng, không gánh nổi ngôi trời. Mệnh trời và lòng người hướng về người có đức và người đó, trong thời điểm này, chỉ có Mạc Đǎng Dung: "là người tư chất thông minh, đủ tài vǎn võ, bên ngoài đánh dẹp bốn phương đều phục, bên trong trị nước trǎm họ yên vui, công đức lớn lao, trời người đều quy phục". Hôm tuyên đọc tờ chiếu nhường ngôi cũng là lúc Mạc Đǎng Dung xưng Hoàng đế, ban lệnh đại xá thiên hạ, lấy niên hiệu mới như mọi ông vua khác khi lên ngôi. Vua Lê bị giáng truất xuống làm Cung vương, bị tống giam cùng với Thái hậu ở cung Tây Nội rồi bị giết chết.

Để hoàn thiện việc thiết lập một triều đại mới, Đặng Dung không những phải chống chọi với phản ứng của đông đảo các cựu thần nhà Lê mang nặng đầu óc trung quân, mà còn phải chọn những người trẻ tuổi gánh vác việc nước. Vì vậy bắt chước các vua Trần, tháng 12 Kỷ Sửu (1529) Mạc Đǎng Dung nhường ngôi cho con là Đǎng Doanh làm vua được 3 nǎm, lúc này mới 46 tuổi.



Mạc Đǎng Doanh (1530-1540)

Niên hiệu: Đại Chính

Đǎng Doanh là con trưởng của Mạc Đǎng Dung. Dưới thời Quang Thiệu nhà Lê, Đǎng Doanh được phong tước Dục Mỹ hầu, giữ điện Kim Quang. Khi Đǎng Dung lên ngôi vua, Đǎng Doanh được phong làm Thái tử ở ngôi Thái tử được 3 nǎm thì lên ngôi vua. Tháng Giêng nǎm Canh Dần (1530) Đǎng Doanh làm lễ đǎng quang, đổi niên hiệu là Đại Chính, tôn bà nội là Đặng thị làm Thái Hoàng thái hậu, tôn cha là Đǎng Dung làm Thái thượng hoàng.

Mùa xuân nǎm Quý Tỵ (1533) các cựu thần nhà Lê lập Lê Trang Tông lên ngôi vua tại Lào rồi sai sứ vượt biển sang nhà Minh cầu viện. Nhà Minh đưa quân sang đánh nhà Mạc. Trước tình hình đó, Mạc Dǎng Dung liền sai người mang thư đến tỉnh Vân Nam giải thích lý do họ Mạc lên ngôi vua và bảo Lê Ninh chỉ là con của Nguyễn Kim mạo xưng họ Lê mà thôi. Thấy rõ đây là một cơ hội tiến đánh Đại Việt. Vua Minh sai tướng Cừu Loan đem một đạo quân lớn áp sát biên giới phía Bắc nước ta. Như vậy, nhà Mạc rơi vào thế bị ép từ hai mặt: Bắc là nhà Minh và Nam là nhà Lê. Tuy nhiên trong 10 nǎm cầm quyền của Đǎng Doanh, triều Mạc đã làm được khá nhiều việc mà sử nhà Lê sau này cũng ghi nhận.

Đǎng Doanh chỉ làm vua được 10 nǎm thì mất. Người kế nghiệp Đǎng Doanh là Mạc Phúc Hải. Đǎng Doanh có 7 con trai, ngoài Phúc Hải được nối ngôi còn con thứ hai là Phúc Tư, phong là Ninh Vương, thứ 3 là Kính Điển phong Khiêm vương, thứ tư là Lý Tường, thứ 5 là Lý Hòa, thứ 6 là Hiệp Cung và thứ 7 là Đôn Nhượng, phong Ư'ng vương.

Phúc Hải khi lên ngôi đặt tên thụy cho cha là Thái Tông khâm triết hoàng đế.



Mạc Phúc Hải (1541-1546)

Niên hiệu: Quảng Hòa

Cuối đời Mạc Đǎng Doanh, quan hệ với nhà Minh lại trở nên cǎng thẳng. Tình hình ở phía nam cũng nguy cấp: Quân đội Lê trung hưng sau 7 nǎm chiêu binh luyện mã đủ sức về đánh chiếm Nghệ An và hai nǎm sau nǎm Quý Mão (1543) đã kiểm soát được cả Tây Đô (Thanh Hóa). Mạc Đǎng Dung phải trở lại Đông Kinh đưa cháu nội là Mạc Phúc Hải lên nối ngôi nǎm Tân Sửu.

Vua Thế Tông nhà Minh và quân xâm lược đang ngấp nghé ở biên thùy phía bắc. Nguy cơ một cuộc chiến tranh rất bất lợi cho nhà Mạc là có thật. Nhưng Mạc Đǎng Dung cũng biết được nội bộ triều Minh không nhất trí trong việc đánh An Nam. Qua viên tướng giữ Châu Liêm và Trương Nhạc, vua Mạc biết là có thể thoát ra khỏi cuộc chiến tranh bằng giải pháp hòa bình. Các tham chính nhà Minh đòi Mạc Đǎng Dung phải đích thân đến cửa quân, nộp đất dựng mốc, bỏ đế hiệu đã tiếm xưng và theo chính sóc(1) và niên lịch của nhà Minh.

Đó cũng là cái cớ để cho Cừu Loan và Mao Bá Ôn vốn ngại chinh chiến xuống phương Nam bãi binh. Rút bài học từ cha con họ Hồ, Mạc Đǎng Dung lúc này tuy đã nhường ngôi cho con tiếp sau là cháu, trở về sống cảnh điền viên ở Cổ Trai, vẫn phải chấp nhận yêu cầu trên: tự trói mình trước phủ quân Minh ở trấn Nam Quan, trả lại 4 động, xin nội phụ... Ông già Mạc Đǎng Dung mặc dù lòng không muốn vẫn phải gắng sức cuối cùng chịu nỗi nhục (khổ nhục kế) để con cháu ông tránh khỏi một cuộc chiến tranh khốc liệt mà chắc chắn là tốn rất nhiều nǎm xương máu của cả hai bên. Sau sự kiện quá sức đó, trở về Cổ Trai sống những ngày còn lại, chẳng bao lâu thì Mạc Dǎng Dung mất, đó là một ngày thu tháng 8 nǎm Tân Sửu (1541). Như vậy Mạc Dǎng Dung làm vua 3 nǎm, làm Thái thượng hoàng 12 nǎm, thọ 59 tuổi. Ông có để lại di chúc: không làm đàn chay cúng Phật, khuyên Phúc Hải phải nhanh chóng về kinh sư để trấn an nhân tâm và xã tắc là trọng.

Tháng 10 nǎm ấy Mao Bá Ôn về đến Yên Kinh tâu với vua Minh việc Mạc Đǎng Dung đã tự trói mình dâng lễ hàng ở cửa ải, xin tuân theo chính sóc... Nếu xem Mạc Đǎng Dung là kẻ có tội đầu hàng mà chưa có thể khinh suất cho tước và đất, thì hãy mong tha tội cho cháu là Phúc Hải... Còn như Lê Ninh tuy tự xưng là con cháu nhà Lê nhưng tung tích chưa rõ ràng... Thế là tháng 3 nǎm Nhâm Dần (1542) nhà Minh phong Mạc Đǎng Dung làm An Nam đô thống sứ ty và cho một quả ấn bạc và cũng tháng 12 nǎm đó (1542) Mạc Phúc Hải lên trấn Nam Quan hội khám và nhận lại lịch đại thống của nhà Minh, một đạo sắc phong nhà Minh lại phong cho Mạc Phúc Hải được tập tước của ông làm An Nam đô thống sứ ty.

Trong khi đó, tại Nam triều, quân binh do Lê Trang Tông tự làm tướng đã kéo ra Yên Mô (Ninh Bình), Thái sư Hưng Quốc công Nguyễn Kim bị đánh thuốc độc chết đột ngột, quyền hành lọt vào tay con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm. Lực lượng phía Nam triều ngày càng được củng cố. Mạc Phúc Hải lại thường say mê hát xướng, thích chơi chọi gà, ít quan tâm đến triều chính, mọi mặt giảm sút. Song Phúc Hải làm vua không lâu. Ngày 8 tháng 5 nǎm Bính Ngọ (1546), Phúc Hải chết, ở ngôi 6 nǎm, về sau truy tôn là Hiến Tông Hiển hoàng đế

(1)Chính sóc: Các ngày mùng 1 và rằm hàng tháng, ngày đǎng quang của nhà vua

Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)

Niên hiệu: 

- Vĩnh Định (1547) 
- Cảnh Lịch (1548-1553) 
- Quảng Bảo (1554-1561)

Phúc Nguyên là con trưởng của Phúc Hải, nối ngôi vào tháng 5 nǎm Bính Ngọ (1546). Vì vua mới nối ngôi còn nhỏ tuổi nên mọi công việc triều chính do người chú là Khiêm vương Mạc Kính Điển quyết đoán. Nhưng triều Mạc đến đây đã bắt đầu lục đục.

Vì lục đục nội bộ, Chính Trung ở đất Minh đem việc Nguyễn Kính chuyên quyền tâu lên Viện đốc phủ nhà Minh. Nhà Minh ngờ Phúc Nguyên không phải là dòng dõi nhà Mạc, đưa thư đòi khám xét. Vừa mới dẹp xong dư đảng của Tử Nghi ở Hải Dương, Mạc Kính Điển và Lê Bá Ly phải hộ tống Mạc Phúc Nguyên lên cửa Trấn Nam, dùng mọi lời lẽ thuyết phục, được quan chức Lưỡng Quảng bằng lòng phong cho tập tước, đó là nǎm Kỷ Dậu (1549)...

Sau sự kiện ấy có người dâng sớ khuyên Mạc Phúc Nguyên phải biết tự mình trông coi chính sự vì đã lớn tuổi rồi. Dù vậy, phúc Nguyên không đủ sức điều hành việc nước, phải nhờ cậy vào Lê Bá Ly. Nǎm Kỷ Dậu (1549), vua Mạc phong cho Lê Bá Ly làm Thái tể, Phụng Quốc công, từ đó Bá Ly trở thành người nắm giữ binh quyền và triều chỉnh, uy thế ngày một lớn, con em trong nhà Bá Ly đều đảm nhiệm nhiều trọng trách lớn của triều đình. 

Tháng 7 nǎm Đinh Tỵ (1557), Mạc Phúc Nguyên sai Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hóa, Phạm Quỳnh, Phạm Dao đánh Nghệ An. Quân Mạc thua to. Mạc Kính Điển phải liều nhảy xuống sông, bơi vào ẩn nấp tại hang núi chịu đói chịu khát suốt 3 ngày, may gặp được một người đánh cá cứu sống.

Đến nǎm Kỷ Mùi (1559) quân Lê - Trịnh lại mở cuộc tấn công ra Bắc, đánh phá các tỉnh hậu phương của Mạc như Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Kinh Bắc, Hải Dương... Mạc Phúc Nguyên phải rút vào phòng thủ, bên ngoài thành Thǎng Long đóng đồn trại dọc phía Tây sông Nhi, dinh trại liên tiếp, thuyền bè nối nhau; ngày thì gióng trống báo tin, đêm thì đốt lửa làm hiệu. Bị quân Trịnh đánh trực tiếp vào các huyện Đông Triều, Giáp Sơn, Chí Linh, quân Mạc phải ra huyện Thanh Trì.

Tháng 12 nǎm Tân Dậu (1561), giữa lúc cuộc chiến Trịnh - Mạc đang gay go quyết liệt nhất thì Mạc Phúc Nguyên chết vì bệnh đậu mùa. Ông vua Mạc trẻ này ở ngôi được 18 nǎm. Đặt niên hiệu 3 lần.


Каталог: 2007
2007 -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
2007 -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
2007 -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
2007 -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
2007 -> PHÁt triển nông thôN
2007 -> ĐOÀn tncs hồ chí minh
2007 -> List of the countries of the world sorted by total area
2007 -> Số: 962/QĐ-ubnd vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> BẢn cáo bạch domesco vcbs

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương