Số: 962/QĐ-ubnd vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2007



tải về 0.76 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích0.76 Mb.
#1626
  1   2   3   4   5

UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH VĨNH LONG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 962/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2007




QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Kế hoạch phổ cập bậc trung học trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2006 - 2015




CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 61-CT/TW, ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

Căn cứ Công văn số 3420/THPT, ngày 23/4/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện phổ cập bậc trung học;

Xét Tờ trình số 527/TTr-SGD-ĐT, ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch phổ cập giáo dục bậc trung học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2006 - 2015 ". (Đính kèm kế hoạch).

Điều 2. Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục các cấp có nhiệm vụ triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra kết quả đạt được tại từng thời điểm quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện - thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.








KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH



Đã ký

Lê Thanh Xuân




UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH VĨNH LONG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc










Vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2007




KẾ HOẠCH
Phổ cập giáo dục bậc trung học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
giai đoạn 2006 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 962/QĐ-UBND, ngày 16/5/2007
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)




I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, diện tích tự nhiên 1487 km2, có tổng số dân khoảng 1.055.310 người .

Về mặt hành chính, Vĩnh Long có 6 huyện, 1 thị xã với 107 xã, phường, thị trấn. Có 17 phường, thị trấn có mật độ dân số cao hơn. Có 3 xã đặc biệt khó khăn là Loan Mỹ (Tam Bình); Trà Côn và Tân Mỹ (Trà Ôn) và 1 xã khó khăn là TrungThành (Vũng Liêm) được Uỷ ban dân tộc miền núi công nhận.

Dân tộc thiểu số chính ở tỉnh Vĩnh Long là người Khmer chiếm khoảng 2,6%, có những khác biệt nhất định về văn hoá, kinh tế. Trong đó, vẫn còn một số phụ huynh người dân tộc vẫn chưa tiếp cận được giáo dục phổ thông một cách đầy đủ, nhất là ở bậc trung học phổ thông.

Hiện nay, nền kinh tế tỉnh Vĩnh Long đang có những chuyển biến tích cực về cơ cấu; tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng đi đôi với việc phát triển các khu công nghiệp, các cụm tuyến công nghiệp như Hoà Phú, Cổ Chiên, Bình Minh… GDP của tỉnh tăng bình quân 9% mỗi năm.

Tiến hành công tác phổ cập bậc trung học, Vĩnh Long có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:

- Trong những năm qua, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh đã được chăm lo phát triển và đã đạt được những kết quả tốt. Qui mô phát triển số lượng tăng nhanh ở tất cả các bậc học, ngành học Vĩnh Long được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 1997. Năm 2004 được công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Tại thời điểm tháng 12 năm 2005, tỉnh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở với tỉ lệ 100% xã - phường, huyện - thị.

- Tỉnh Vĩnh Long là nơi đặt nhiều trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học của địa phương và trung ương. Cùng với việc mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình và cấp độ đào tạo tại các trường này, tỉ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từng bước được nâng lên từ 9,5% năm 2000 đến 18,2% năm 2005. Cơ cấu lao động, phân công lao động được phân bố hợp lý hơn. Hệ thống đào tạo nhân lực từng bước được sắp xếp lại theo hướng tin gọn, hiệu quả.

- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý không ngừng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư, Kế hoạch số 39-KH/TU của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; công tác đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá và trên chuẩn cho đội ngũ được chú trọng. Đến nay toàn ngành có 82,34% giáo viên mầm non, 98,59% giáo viên tiểu học, 98,52% giáo viên trung học cơ sở (THCS), 96,37% giáo viên trung học phổ thông (THPT) có trình độ đạt và trên chuẩn.

- Nhờ thực hiện tốt cơ chế quản lý về nhân sự và tài chính nên ngành giáo dục và đào tạo Vĩnh Long đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển với những bước đi phù hợp. Hàng năm, ngoài việc tăng dần nguồn đầu tư từ ngân sách, đã huy động các nguồn lực xã hội, cộng đồng đóng góp. Năm 2006, toàn tỉnh đã hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hoá trường học, việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp các cấp học được đầu tư khá lớn phục vụ cho nhu cầu học tập của học sinh, phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy. Năm 2006 tỉ lệ phòng học cơ bản toàn tỉnh đạt 95,96%; tổng số phòng học được xây dựng mới là 164 phòng và sửa chữa một số trường. Đến nay, tất cả các công trình xây dựng mới và sửa chữa trường học đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hệ thống các phòng chức năng cũng đang được quan tâm xây dựng theo hướng đồng bộ với lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
2. Khó khăn:

- Do hoàn cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, nên so với yêu cầu thì nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện đang bộc lộ những vấn đề cần giải quyết. Quy mô giáo dục nghề, giáo dục trung học chuyên nghiệp sau trung học cơ sở còn hạn chế; chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các khu vực; hiệu quả giáo dục chưa thể hiện trong việc hình thành đội ngũ người lao động có phẩm chất, năng lực ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà và đất nước.

- Mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và trường trung cấp nghề (TCN) đào tạo theo chương trình chuẩn 3 năm còn thiếu và nhiều nơi chưa có cơ sở vật chất phù hợp, đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đồng bộ. Từ đó, hệ thống trung tâm dạy nghề ở cấp huyện chưa thực sự thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở vào học ở các cơ sở này.

- Một bộ phận không ít nhân dân đều muốn con em mình tốt nghiệp trung học phổ thông trước khi đi vào nghề nghiệp. Do đó, việc thực hiện tiêu chí phân luồng học nghề sau trung học cơ sở đạt 15% trở lên là khó khăn trước mắt, cần sự vận động của toàn xã hội.

- Mặc dù đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 tốt nghiệp THCS mới đạt hơn 85%, ảnh hưởng đến chỉ tiêu huy động vào đầu cấp trung học. Điều này đòi hỏi việc phổ cập giáo dục THCS cần phải tiếp tục củng cố, nhắm vào chiều rộng quy mô lẫn chiều sâu chất lượng.

- Nhiều gia đình nghèo, đặc biệt là ở những xã vùng sâu, vùng khó khăn nên con em họ thường bỏ học để phụ việc nhà và phụ việc ở ngoài đồng. Một số khác đi làm ăn xa mang theo cả con em, làm dang dở việc học hành. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thu hút lao động 16 đến 21 tuổi vào những công việc giản đơn, không qua đào tạo, chưa tốt nghiệp TCCN hoặc đào tạo nghề 3 năm.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được tăng lên đáng kể, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục bậc trung học. Một bộ phận giáo viên có trình độ chuyên môn chưa tốt. Từ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh niềm hứng thú, niềm vui trong học tập bị hạn chế. Một bộ phận học sinh từ học kém, chán học dẫn đến bỏ học nửa chừng. Tỉ lệ học sinh bỏ học cấp THPT bình quân trong tỉnh hằng năm dao động từ 4,5 đến 5,5%, nhiều trường tỉ lệ bỏ học cấp THPT lên đến hơn 7%. Đây là đối tượng tiềm ẩn khó khăn cho việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học ở địa phương.

Tóm lại, trong bối cảnh tình hình như trên, việc tiến hành phổ cập bậc trung học vẫn là công việc bức xúc và cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn. Nếu được đẩy nhanh tiến độ, công tác phổ cập bậc trung học sẽ vừa tạo đầu ra cho phổ cập giáo dục trung học cơ sở, vừa góp phần trực tiếp vào công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long trong những năm sắp tới.


II. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Nghị quyết số 41/2000/QH10, ngày 9/12/2000 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã đưa công tác thành một quốc sách. Ngày 28/12/2000, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 61-CT/TW, trong đó đã nêu: "Những nơi đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở cần tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, tổ chức phân luồng sau cấp học này và tùy điều kiện có thể tiến hành phổ cập bậc trung học (THPT, THCN và dạy nghề)".
2. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đang là nhu cầu bức thiết của tỉnh Vĩnh Long. Bước vào thời kỳ đổi mới, Vĩnh Long đang cùng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Giáo dục đào tạo có nhiệm vụ phải làm cho người dân có những tri thức tối thiểu bậc trung học, có hiểu biết kỹ thuật và kỹ năng lao động để có thể thích ứng nhanh với thị trường lao động, có kiến thức nghề nghiệp để tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại. Điều này đòi hỏi ngành giáo dục - đào tạo phải tạo ra những tiền đề quan trọng về mặt bằng dân trí Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ việc phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 có nêu: "... tất cả các tỉnh và thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, nâng tỉ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi lên từ 87 - 90%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông đạt 50% trở lên".

3. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã xác định: "Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, các hoạt động khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục nâng chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở, xây dựng đề án và triển khai thí điểm phổ cập bậc trung học". Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh nói chung, công tác phổ cập giáo dục nói riêng.

4. Điều lệ trường trung học và trung tâm giáo dục thường xuyên quy định hoạt động của hệ thống trường lớp bậc trung học (hệ phổ thông và bổ túc); tạo cơ hội cho mọi đối tượng trong độ tuổi được đến trường học tập; là cơ sở để xây dựng hệ thống giáo dục đáp ứng công tác phổ cập bậc trung học.

5. Ngày 23 tháng 4 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 3420/THPT về việc phổ cập bậc trung học. Trong đó nêu rõ: "Thực hiện phổ cập bậc trung học ở những địa phương đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiến đến trong phạm vi cả nước là một công tác trọng tâm của ngành giáo dục, là công tác mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, do đó công tác phổ cập bậc trung học phải được cụ thể hoá thành chủ trương, nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân địa phương, ngành giáo dục và đào tạo phải tích cực tham mưu, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chủ trương này".


6. Ngày 01/01/2006 trong Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phương hướng nhiệm vụ năm 2006 số 01-NQ/TU phần văn hoá - xã hội có nêu: "Tạo sự chuyển biến mạnh trong thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống nhân dân, đạo tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển văn hoá lành mạnh, xứ lý có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc... Giữ vững và nâng chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trung học cơ sở và thực hiện thí điểm phổ cập giáo dục bậc trung học..."
7. Tỉnh uỷ Vĩnh Long ban hành Công văn số 03-CTr/TU, ngày 31/8/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá VII thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng trong đó nêu rõ:"... Phát huy hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, nâng chất lượng nguồn nhân lực... Tiếp tục đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Mỗi huyện - thị chọn 1 hoặc 2 xã, phường, thị trấn có điều kiện thực hiện thí điểm phổ cập giáo dục bậc trung học. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất kỹ thuật các cấp học, để đến năm 2010 có ít nhất 40% trường trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, thực hiện miễn, giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh nghèo, học giỏi; hạn chế thấp nhất tỷ lệ lưu ban, bỏ học, chống bệnh thành tích trong giáo dục, mọi biểu hiện tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, thi cử, đánh giá kết quả và xét tốt nghiệp..."
8. Quyết định số 808/QĐ-UBND, ngày 18/4/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc quy định tạm thời tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn thí điểm.
9. Từ thực tế của công tác điều tra bổ sung trình độ văn hoá (từ 1 - 35 tuổi) của toàn tỉnh năm 2006 (đính kèm phụ lục).

Những căn cứ trên đây vừa khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phổ cập bậc trung học, vừa là căn cứ để xây dựng "Kế hoạch phổ cập bậc trung học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long".


III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung của phổ cập giáo dục bậc trung học (bao gồm THPT, TCCN và DN) là nâng cao dân trí, làm cho hầu hết công dân đến hết tuổi 21 ở các địa phương đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS đều đạt được trình độ học vấn trung học, góp phần nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thực hiện hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới.


2. Mục tiêu cụ thể:
a) Củng cố và phát huy thành quả của phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ (PCGDTH và CMC), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS); mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình trường lớp, ngành nghề đào tạo; tạo điều kiện học tập trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cho đối tượng 15 đến hết 21 tuổi.
b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trung học; bảo đảm để mọi học sinh được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp; thực hiện tốt việc phân luồng sau tốt nghiệp THCS.

- Tăng tỉ lệ nhập học bậc trung học sau tốt nghiệp THCS, trong đó chú ý phân luồng vào hệ TCCN và DN. Từng bước hoàn chỉnh các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và hoạt động giáo dục ở các loại hình nhà trường.

- Phấn đấu đến năm 2010, 50% xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học theo quy định tạm thời tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn thí điểm ban hành theo Quyết định số 808/QĐ-UBND, ngày 18/4/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Phấn đấu đến năm 2015 mỗi huyện thị có ít nhất 50% trường tiểu học, 40% trường THCS, 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia; mỗi huyện thị có ít nhất 1 trường (trung tâm) dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy nghề (KTTH-HN và DN).


c) Toàn tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đạt chuẩn phổ cập bậc trung học vào năm 2015.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN VỀ PHỔ CẬP BẬC TRUNG HỌC
1. Đối tượng phổ cập bậc trung học:

Đối tượng phổ cập bậc trung học là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến hết 21 đã tốt nghiệp THCS, chưa tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT hoặc chưa tốt nghiệp TCCN hoặc chưa tốt nghiệp đào tạo nghề 3 năm trở lên.


2. Chương trình phổ cập bậc trung học:

Đối tượng phổ cập bậc trung học có thể học theo 1 trong 3 chương trình sau chương trình THPT, chương trình bổ túc THPT hoặc chương trình TCCN, chương trình đào tạo nghề 3 năm trở lên.


3. Tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học:
3.1. Đối với cá nhân:

Thanh thiếu niên thuộc đối tượng phổ cập bậc trung học được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ bổ túc) hoặc bằng tốt nghiệp đào tạo nghề 3 năm trở lên trước khi hết tuổi 21.

3.2. Đối với đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn):

Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học phải đạt các điều kiện sau:

a) Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

b) Huy động được 95% trở lên số đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong đó có ít nhất 15% vào học các trường dạy nghề và 15% trở lên vào học các trường TCCN. Đối với xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, huy động được 85% trở lên số đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong đó có ít nhất 10% vào học các trường dạy nghề và 10% trở lên vào học các trường TCCN.

c) Bảo đảm tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm từ 85% trở lên; đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên.

d) Bảo đảm tỉ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 18 đến hết 21 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học phổ thông (hệ bổ túc) hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp từ 75% trở lên và ít nhất 10% trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề; đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 65% trở lên và ít nhất 10% trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề.

Tỉ lệ này được tính như sau:



+ Tổng số đối tượng từ 18 đến hết 21 tuổi đã tốt nghiệp trung học
phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông hoặc trung cấp chuyên nghiệp





Tổng số đối tượng từ 18 đến hết 21 tuổi phải phổ cập




+ Tổng số đối tượng từ 18 đến hết 21 tuổi đã tốt nghiệp đào tạo nghề




Tổng số đối tượng từ 18 đến hết 21 tuổi phải phổ cập



3.3. Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học phải đạt các điều kiện sau:

a) Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS.

b) Có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học tại thời điểm kiểm tra; đối với vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn phải có 75% trở lên số đơn vị cơ sở đạt chuẩn.

c) Có ít nhất 50% trở lên số trường tiểu học, 40% trở lên số trường THCS đạt chuẩn quốc gia; đối với vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn phải có ít nhất 40% trở lên số trường tiểu học và 30% trở lên số trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

d) Mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có ít nhất 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.

3.4. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS.

b) Có 100% số huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn phổ cập bậc trung học tại thời điểm kiểm tra.


V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền xem nhiệm vụ phổ cập bậc trung học là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thường niên của địa phương để tập trung chỉ đạo.
2. Kiện toàn Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục các cấp.

2.1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục các cấp trên cơ sở bổ sung các thành viên là đại diện các trường THPT, TCCN và dạy nghề vào Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học cơ sở trước đây. Ban Chỉ đạo phải có kế hoạch thực hiện với lộ trình, bước đi cụ thể.

2.2. Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục tỉnh Vĩnh Long xây dựng phương hướng, kế hoạch cụ thể, có chế độ sinh hoạt định kỳ với nội dung thiết thực để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phổ cập bậc trung học trên phạm vi toàn tỉnh.
3. Tiến hành điều tra cơ bản và điều tra bổ sung cập nhật hàng năm. Khi điều tra phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng ở địa phương để đảm bảo chính xác, không bỏ sót đối tượng và dứt điểm trong thời gian nhất định.
4. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền vận động:

4.1. Tổ chức hội nghị cấp tỉnh - cấp huyện - thị và cấp phường - xã để thống nhất chủ trương, hướng dẫn xây dựng và triển khai kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu huy động các đối tượng trong độ tuổi ra lớp, duy trì và mở rộng sĩ số các lớp học; nâng cao chất lượng dạy và học ở các lớp phổ cập.

4.2. Thực hiện tốt "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường" góp phần vận động tuyên truyền các chủ trương về giáo dục đến từng hộ dân thông qua mạng lưới cán bộ, đảng viên cơ sở và giáo viên của ngành giáo dục và đào tạo.

4.3. Ngoài các đợt tuyên truyền lớn vào đầu năm học, mỗi huyện - thị - phường xã đến từng tổ dân phải thường xuyên tuyên truyền vận động trong nhân dân, đưa công tác phổ cập bậc trung học vào nội dung xây dựng gia đình văn hoá, để mọi người cùng quan tâm, tạo điều kiện cho con em tham gia học tập, thúc đẩy thanh thiếu niên trong cộng đồng vượt khó học tập.


5. Quy hoạch mạng lưới, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

5.1. Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp, đặc biệt ở cấp THPT nhất là những huyện có địa bàn rộng như Bình Minh, Long Hồ, Tam Bình, Vũng Liêm để huy động hầu hết số học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10. Tăng chất lượng và hiệu suất đào tạo cấp trung học phổ thông.

Phấn đấu đạt hiệu suất đào tạo:

+ Tiểu học trên 99%.

+ Trung học cơ sở trên 95%.

+ Trung học phổ thông trên 85%.

+ TCCN và DN trên 85%.

5.2. Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị để đủ sức huy động đối tượng vì điều kiện, hoàn cảnh không thể học tại các trường lớp chính quy. Mở các lớp dạy chương trình bổ túc cơ sở và bổ túc trung học nhằm tăng tỉ lệ đối tượng 15 - 18 có bằng THCS và đối tượng 18 - 21 có bằng tốt nghiệp trung học hệ bổ túc. Từ đó củng cố vững chắc PCGDTHCS và tiến tới phổ cập bậc trung học.

Chăm lo bảo trợ thanh thiếu niên nghèo thất học. Hội đồng giáo dục các huyện thị và phường xã thường xuyên vận động các ban ngành đoàn thể, nhân dân địa phương và các tổ chức quần chúng chăm lo cho thanh thiếu niên nghèo phải bỏ học về vật chất và tinh thần. Tổ chức động viên khen thưởng kịp thời những học sinh nghèo vượt khó học tốt tại cơ sở.

5.3. Phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục nghề. Xây dựng mỗi huyện - thị có 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, 1 trường dạy nghề (hoặc trung tâm dạy nghề) đủ điều kiện đào tạo nghề sơ cấp nghề.

5.4. Tích cực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp đáp ứng yêu cầu từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục theo Chỉ thị số 61-CT/TW của Bộ Chính trị và yêu cầu nội tại của ngành.

5.5. Thực hiện các giải pháp tích cực nhằm duy trì sĩ số, giảm lưu ban bỏ học, nâng chất lượng giáo dục, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS để đạt chỉ tiêu học sinh học nghề theo chuẩn phổ cập bậc trung học đã quy định.

5.6. Tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, trọng tâm là công tác đổi mới chương trình, sách giáo khoa các cấp, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần xây dựng động cơ, thái độ học tập cho học sinh. Thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đủ sức đảm đương nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục.

5.7. Đầu tư tích cực cho các trường THPT trên địa bàn huyện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị để nâng cao chất lượng dạy học nhằm thu dần khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng và giải tỏa bớt áp lực học sinh đang có khuynh hướng đổ về thị xã học tập.


6. Các cơ sở doanh nghiệp trong tỉnh trong quá trình tuyển dụng lao động trong độ tuổi phổ cập (18 - 21 tuổi) có nhiệm vụ phối hợp cùng trung tâm giáo dục thường xuyên của địa phương tổ chức cho công nhân chưa tốt nghiệp THPT tham gia học các lớp bổ túc văn hoá THPT vào thời gian thích hợp; xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao dân trí phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương