SỰ hoà HỢp giữa chủ ngữ VÀ ĐỘng từ



tải về 1.25 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.25 Mb.
#3711
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

 Trạng từ (phó tỪ)

1. Định nghĩa: Trạng từ dùng để tính chất/phụ nghĩa cho một từ loại khác trừ danh từ và đại danh từ.

2. Phân loại trạng từ. Trạng từ có thể được phân loại theo ý nghĩa hoặc theo vị trí của chúng trong câu. Tuỳ theo ý nghĩa chúng diễn tả, trạng từ có thể được phân loại thành:

2.1. Trạng từ chỉ cách thức (manner): Diễn tả cách thức một hành động được thực hiện ra sao? (một cách nhanh chóng, chậm chạp, hay lười biếng ...) Chúng có thể để trả lời các câu hỏi với How?

Ví dụ: He runs fast

She dances badly

I can sing very well

Chú ý: Vị trí của trạng từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ hoặc đứng sau tân ngữ (nếu như có tân ngữ).

Ví dụ: She speaks well English. [không đúng]

She speaks English well. [đúng]

I can play well the guitar. [không đúng]

I can play the guitar well. [đúng]

 

2.2. Trạng từ chỉ thời gian (Time): Diễn tả thời gian hành động được thực hiện (sáng nay, hôm nay, hôm qua, tuần trước ...). Chúng có thể được dùng để trả lời với câu hỏi WHEN? When do you want to do it? (Khi nào?)

Các trạng từ chỉ thời gian thường được đặt ở cuối câu (vị trí thông thường) hoặc vị trí đầu câu (vị trí nhấn mạnh)

I want to do the exercise now!

She came yesterday.

Last Monday, we took the final exams.

 2.3. Trạng từ chỉ tần suất (Frequency): Diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động (thỉng thoảng, thường thường, luôn luôn, ít khi ..). Chúng được dùng để trả lời câu hỏi HOW OFTEN? - How often do you visit your grandmother? (có thường .....?) và được đặt sau động từ "to be" hoặc trước động t từ chính:



Ví dụ: John is always on time

He seldon works hard.



2.4. Trạng từ chỉ nơi chốn (Place): Diễn tả hành động diễn tả nơi nào , ở đâu hoặc gần xa thế nào. Chúng dùng để trả lời cho câu hỏi WHERE? Các trạng từ nơi chốn thông dụng là here, there ,out, away, everywhere, somewhere...

Ví dụ: I am standing here/

She went out.

 2.5. Trạng từ chỉ mức độ (Grade): Diễn tả mức độ (khá, nhiều, ít, quá..) của một tính chất hoặc đặc tính; chúng đi trước tính từ hoặc trạng từ mà chúng bổ nghĩa:

Ví dụ: This food is very bad.

She speaks English too quickly for me to follow.

She can dance very beautifully.

 2.6. Trạng từ chỉ số lượng (Quantity): Diễn tả số lượng (ít hoặc nhiều, một, hai ... lần...)



Ví dụ: My children study rather little

The champion has won the prize twice.



2.7. Trạng từ nghi vấn (Questions): là những trạng từ đứng đầu câu dùng để hỏi, gồm: When, where, why, how:

Ví dụ: When are you going to take it?

Why didn't you go to school yesterday?

 2.8. Trạng từ liên hệ (Relation): là những trạng từ dùng để nối hai mệnh đề với nhau. Chúng có thể diễn tả địa điểm (where), thời gian (when) hoặc lí do (why):

Ví dụ: I remember the day when I met her on the beach.

This is the room where I was born.



 3. Trạng từtính từ có chung cách viết/đọc.

Nhiều tính từtrạng từ trong tiếng Anh có chữ viết tương tự - tức là tính từ cũng là trạng từ và ngược lại, tuy nhiên chúng ta phải dựa vào cấu trúc và vị trí của chúng để xác định xem đâu là tính từ và đâu là trạng từ.



Ví dụ: A hard worker works very hard.

A late student arrived late.



Chú ý: Mộ số tính và trạng từ có cách viết và đọc giống nhau:

 Adjectives

Adverbs

fast

fast

only

only

late

late

pretty

pretty

right

right

short

short

sound

sound

hard

hard

fair

fair

even

even

cheap

cheap

early

early

much

much

little

little

4. Cách hình thành trạng từ.

Tính từ + -ly : Phần lớn trạng từ chỉ thể cách có thể cách có thể được thành lập bằng cách thêm -ly vào tính từ:

Quick quickly

Kind kindly

Bad badly

Easy easily

5. Vị trí của trạng từ.

      Trạng từ bổ nghĩa cho từ loại nào thì phải đứng gần từ loại ấy. Quy tắc này thường được gọi là Quy tắc "cận kề".



Ví dụ: She often says she visits her grandmother.

(Often bổ nghĩa cho "says")

She sayss he often visits her grandmother.

(Often bổ nghĩa cho "visits")

        Trạng từ chỉ thời gian trong tình huống bình thường nên đặt nó ở cuối câu (như vậy rất khác với tiếng Việt Nam).

Ví dụ: We visited our grandmother yesterday.

I took the exams last week.

        Trạng từ không được đặt/dùng giữa Động từTân ngữ:

Ví dụ: He speaks English slowly.

He speaks English very fluently.

      Một khi có nhiều trạng từ trong một câu, vị trí của trạng từ nằm ở cuối câu sẽ có thứ tự ưu tiên như sau:

[ Nơi chốn - Cách thức - Tần suất - Thời gian]


 Chủ ngữ

/động từ

Nơi chốn

/địa điểm

Cách thức

Tần suất

Thời gian

I went

to Bankok

by plane

 

yesterday

I walked

to the library

 

everyday

last month

He flew

to London

by jet plane

once a week

last year

       Những trạng từ chỉ phẩm chất cho cả một câu như Luckily, Fortunately, Eventually, Certainly hoặc Surely ... thường được đặt ở đầu mỗi câu.

Ví dụ: Certainly, they will be here thislatr afternoon.

Luckily, she didn't live where the war broke out in 1914-1918.



6. Hình thức so sánh của trạng từ

Các hình thức so sánh của trạng từ cũng được tuân theo giống như các nguyên tắc của tính từ.

Ví dụ: He ran as fast as his close friend.

I've been waiting for her longer than you



Cũng như tính từ, Trạng từ cũng có hình thức so sánh kép:

Ví dụ: We are going more and more slowly.

He is working harder and harder.

 Chú ý: Trong so sánh Hơn-Kém và so sánh Cực cấp, khác với tính từ, trạng từ kết thúc bằng đuôi - ly (ending by - ly) sẽ được so sánh như tính từ đa (hai trở lên) tiết.

  Quickly more quickly most quickly

Beautiful more beautifully most beatifully



GIỚI TỪ

 1. Định nghĩa: Giới từ là từ loại chỉ sự liên quan giữa các từ loại trong cụm từ, trong câu. Những từ thường đi sau giới từ là tân ngữ (Object), Verb + ing, Cụm danh từ ...

            Ví dụ:

                        a. I went into the room.

                        b. I was sitting in the room at that time.

Ta thấy rõ, ở ví dụ a., "the room" là tân  ngữ của giới từ "into". Ở ví dụ b., "the room" là tân ngữ của giới từ "in".

 Chú ý: Các bạn phải luôn phân biệt trạng từ và giới từ, vì thường khi một từ có hai chức năng đó (vừa là trạng từ và giới từ). Điều khác nhau cơ bản là Trạng từ thì không có tân ngữ theo sau. Hãy xét các câu sau đây:

            Ví dụ:

            1. Please, come in. It's raining. (Trạng từ)

                We are in the small room. (Giới từ); vì tân ngữ của "In"  là "The room"

            2. He ran down quickly. (Trạng từ) - vì            "quickly" không phải là tân ngữ của "down"; nó chỉ là trạng từ chỉ cách thức mà thôi.

            3. My dictionary is on the desk. (Giới từ) - vì nó liên kết với tân ngữ: (the desk).

 2. Cách sử dụng giới từ trong tiếng Anh:

            Có thể nói việc dùng các giới từ không phải dễ, vì mỗi nước có cách dùng giới từ đặc biệt; vậy ta phải rất chú ý đến nó ngay từ lúc mới học môn ngoại ngữ đó nói chung và tiếng Anh nói riêng.

             Trong tiếng Anh, người ta không thể đặt ra các quy luật về các phép dùng giới từ mang tính cố định cho mỗi giới từ đó - cùng một giới từ, khi đi với từ loại khác nhau thì tạo ra nghĩa khác nhau. Vậy chúng ta nên học thuộc mỗi khi gặp phải và học ngay từ lúc ban đầu.

 Ví dụ:

depend on

independent of

look after

look for

look up to

....................

 

wait for

think of

make up

look up

live on

................

 

3. Các loại giới từ trong tiếng Anh.

            Các giới từ trong tiếng Anh có thể được phân thành mấy loại sau:

 3.1. Giới từ chỉ Thời gian.

after

at

before



behind

by


during

for


from

in

on



since

throughout

foreward

until


within

 3.2. Giới từ chỉ Địa  điểm/Nơi chốn.

 about

above


across

at

before



behind

below


beneath

beside


beyond

by


in

off


on

over

through


to

toward


under

within


without

 3.3. Giới từ chỉ Lý do, nguyên nhân.

at

for


from

of


on

over


through

with


 3.4. Giới từ chỉ Mục đích.

after

at

for



on

to


 3.5. Giới từ thường:

after

against


among

between


by

for


from

of


on

to


with

 


 4. Vị trí giới từ

            Thông thường, giới từ tiếng Anh được đặt như tiếng Việt; tuy nhiên, nó có thể đặt ngay trước Từ nghi vấn hay Đại từ.

Ví dụ:   What is this medal made of?

            Of what is this medal made?

hay

            The man whom we listened to is our new teacher.

            The man to whom we listened is our new teacher.

 5. Cách đặt từ ngữ có giới từ: Vị trí của giới từ trong câu có thể làm thay đổi nghĩa của câu đó.

            Ví dụ:

             1-        A letter was read from his friend in the class room.

                        A letter from his friend was read in the class room.

(Hai câu trên có nghĩa khác nhau bởi vì giới từ "from" có vị trí khác nhau)

            2-         With his gun towards the forest he started in the morning.

                        With his gun, he started towards the forest in the morning.

(Hai câu trên có nghĩa khác nhau bởi vì giới từ "from" có vị trí khác nhau)

 6. Một giới Gới từ thông thường:

1.         AT, IN, ON

            1. AT : dùng trước thời gian ngắn: giờ, phút giây ...

                        At 10 o'clock; at this moment; at 10 a.m

             2. ON  : dùng trước thời gian chỉ: ngày, thứ ngày (trong lịch ...)

                        On Sunday; on this day....

             3. IN  : dùng trước thời gian dài: tháng, mùa, năm, ...

                        In June; in July; in Spring; in 2005...

 2.         IN, INTO, OUT OF

            1. IN: dùng chỉ vị trí (địa điểm - không chuyển hướng)

                        In the classroom; in the concert hal; in the box....

             2. INTO: dùng chỉ sự chuyển động từ ngoài vào trong.

                        I go into the classroom.

             3. OUT OF: dùng chỉ sự chuyển động từ trong ra ngoài.

                        I go out of the classroom.

 3.         FOR, DURING, SINCE:

            1. FOR : dùng để đo khoảng thời gian

                        For two months...

                        For four weeks..

                        For the last few years...

             2. DURING : dùng để chỉ hành động xảy ra trong suốt thời gian của sự vật, sự kiện:

                        During christman time; During the film; During the play...

             3. SINCE : dùng để đánh dấu thời gian

                        Since last Saturday, since Yesterday.

 4.         AT, TO

            1. AT: dùng chỉ sự cố định ở một vị trí nào đó tương đối nhỏ, vì nếu diện tích nơi đó lớn hơn ta dùng "in".

                        At the door; At home; At school

                        In Ha Noi; In the world

             2. TO: dùng chỉ sự chuyển động tới một nơi nào đó.

                        Go to the window; Go to the market

 5.         ON, OVER, ABOVE. (ở trên)

            1. ON: dùng chỉ vị trí đứng liền ngay ở trên

                        On the table; on the desk ...

             2. OVER: dùng chỉ các lớp/thứ tự ở lần trên  (áo, quần)

                        I usually wear a shirt over my singlet.

             3. ABOVE: Với nghĩa là trên nhưng chỉ sự cao hơn so với vật khác thấp hơn.

                        The ceiling fans are above the pupils.

                        The planes fly above our heads.

 6.         TILL, UNTIL (tới, cho tới khi)

             1. TILL: dùng cho thời gian và không gian.

            Wait for me till next Friday (thời gian)

            They walked till the end of the road. (không gian)

             2. UNTIL: dùng với thời gian.

            He did not come back until 11.pm yesterday. (thời gian).

 Câu điều kiện.

Các trợ động từ hình thái như will, would, can, could thường xuất hiện trong các câu điều kiện. Các câu điều kiện thường chứa từ if (nếu). Có hai loại câu điều kiện là điều kiện có thực và điều kiện không có thực. 

1 Điều kiện có thể thực hiện được (điều kiện có thực hay điều kiện dạng I)

Câu điều kiện có thực là câu mà người nói dùng để diễn đạt một hành động hoặc một tình huống thường xảy ra (thói quen) hoặc sẽ xảy ra (trong tương lai) nếu điều kiện ở mệnh đều chính được thoả mãn. Nếu nói về tương lai, dạng câu này được sử dụng khi nói đến một điều kiện có thể thực hiện được hoặc có thể xảy ra.

TƯƠNG LAI (FUTURE ACTION)

If he tries much more, he will improve his English.


If I have money, I will buy a new car.

THÓI QUEN (HABITUAL)

if + S + simple present tense … + simple present tense …

If the doctor has morning office hours, he visits every patiens in the affternoon.
I usually walk to school if I have enough time.

MỆNH LỆNH (COMMAND)

If + S + simple present tense … + command form of verb + …

If you go to the Post Office, mail this letter for me.
Please call me if you hear anything from Jane.

2 Điều kiện không thể thực hiện được (điều kiện không có thực hay điều kiện dạng II, III)



Câu điều kiện không có thực dùng để diễn tả một hành động hoặc một trạng thái sẽ xảy ra hoặc đã có thể xảy ra nếu như tình huống được đặt ra trong câu khác với thực tế đang xảy ra hoặc đã xảy ra. Câu điều kiện không có thực thường gây nhầm lẫn vì sự thực về sự kiện mà câu thể hiện lại trái ngược với cách thể hiện của câu: nếu động từ của câu là khẳng định thì ý nghĩa thực của câu lại là phủ định và ngược lại.

If I were rich, I would travel around the world.


(I am not rich) (I’m not going to travel around the world)

If I hadn’t been in a hurry, I wouldn’t have had an accident.


(I was in a hurry) (I had an accident)

2.1 Điều kiện không có thực ở hiện tại (dạng II)



PRESENT OR FUTURE TIME

If I had enough money now, I would buy a tourist trip to the moon.


He would tell you about it if he were here.
If he didn’t speak so quickly, you could understand him.
(He speaks very quicky) (You can’t understand him)
Động từ to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.
If I were you, I wouldn’t go to that movie.

2.2 Điều kiện không có thực trong quá khứ (dạng III)



PAST TIME

If we had known that you were there, we would have written you a letter.


(We didn’t know …) (We didn’t write you a letter)
If we hadn’t lost our way, we would have arrived sooner.
If he had studied harder for that test, he would have passed it.

Chú ý rằng cũng có thể thể hiện một điều kiện không có thực mà không dùng if. Trong trường hợp đó, trợ động từ had được đưa lên đầu câu, đứng trước chủ ngữ. Mệnh đề điều kiện sẽ đứng trước mệnh đề chính.

Had we known that you were there, we would have written you a letter.
Had he studied harder for the test, he would have passed it.

Lưu ý: Câu điều kiện không phải lúc nào cũng tuân theo qui luật trên. Trong một số trường hợp đặc biệt, một vế của điều kiện là quá khứ nhưng vế còn lại có thể ở hiện tại (do thời gian qui định).


        If she had caught the train, she would be here by now.

3 Cách sử dụng will, would, could, should trong một số trường hợp khác

Thông thường các trợ động từ này không được sử dụng với if trong mệnh đề điều kiện của câu điều kiện, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ như sau:

If you (will/would): Nếu ….. vui lòng. Thường được dùng trong các yêu cầu lịch sự. Would lịch sự hơn will.
        If you will/would wait for a moment, I will go and see if Mr Conner is here.

         If + Subject + Will/Would: Nếu ….. chịu. Để diễn đạt ý tự nguyện.
        If he will listen to me, I can help him.
Will còn được dùng theo mẫu câu này để diễn đạt sự ngoan cố: Nếu ….. nhất định, Nếu ….. cứ.
        If you will turn on the music loudly so late tonight, no wonder why your neighbours complain.

         If you could: Xin vui lòng. Diễn đạt lịch sự 1 yêu cầu mà người nói cho rằng người kia sẽ đồng ý như là một lẽ đương nhiên.
        If you could open your book, please.

         If + Subject + should + ….. + command: Ví phỏng như. Diễn đạt một tình huống dù có thể xảy ra được song rất khó.
        If you should find any difficulty in using that TV, please call me.
Có thể đảo should lên trên chủ ngữ và bỏ if
        Should you find any difficulty in using that TV, please call me.

4 Cách sử dụng if trong một số trường hợp khác



         If… then: Nếu… thì
        If she can’t come to us, then we will have to go and see her.

         If dùng trong dạng câu suy diễn logic (không phải câu điều kiện): Động từ ở các mệnh đề diễn biến bình thường theo thời gian của chính nó.
        If you want to learn a musical instrument, you have to practice.
        If you did not do much maths at school, you will find economics difficult to understand.
        If that was Marry, why didn’t she stop and say hello.

         If… should = If… happen to… = If… should happen to… diễn đạt sự không chắc chắn (Xem thêm phần sử dụng should ở trên)
        If you should happen to pass a supermarket, perhaps you could get some eggs. 
        (Ngộ nhỡ mà anh có tình cờ ghé qua chợ có lẽ mua cho em ít trứng)

         If.. was/were to… Diễn đạt điều kiện không có thật hoặc tưởng tượng. Nó gần giống câu điều kiện không có thật ở hiện tại.
        If our boss was/were to come in now (= if the boss came in now), we would be in real trouble.
        What would we do if I was/were to lose my job.
Hoặc có thể diễn đạt một ý lịch sự khi đưa ra đề nghị
        If you were to move your chair a bit, we could all sit down.
        (Nếu anh vui lòng dịch ghế của anh ra một chút thì chúng ta có thể cùng ngồi được)
Note: Cấu trúc này tuyệt đối không được dùng với các động từ tĩnh tại hoặc chỉ trạng thái tư duy
        Correct: If I knew her name, I would tell you.
        Incorrect: If I was/were to know…

         If it + to be + not + for: Nếu không vì, nếu không nhờ vào.
Thời hiện tại:
        If it wasn’t/weren’t for the children, that couple wouldn’t have any thing to talk about. 
        (Nếu không vì những đứa con thì vợ chồng nhà ấy chả có chuyện gì mà nói)
Thời quá khứ:
        If it hadn’t been for your help, I don’t know what to do.
        (Nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của anh thì tôi cũng không biết phải làm gì đây). 
Có thể đảo lại:
        Had it not been for your help, I don’t know what to to.

         Not đôi khi được thêm vào những động từ sau if để bày tỏ sự nghi ngờ, không chắc chắn. (Có nên … Hay không …)
        I wonder if we shouldn’t ask the doctor to look at Mary.

         It would… if + subject + would… (sẽ là… nếu – không được dùng trong văn viết)
        It would be better if they would tell every body in advance.
        (Sẽ là tốt hơn nếu họ kể cho mọi người từ trước)

        How would we feel if this would happen to our family.


        (Ta sẽ cảm thấy thế nào nếu điều này xảy ra đối với gia đình chúng ta.)

         If…’d have…’d have: Dùng trong văn nói, không dùng trong văn viết, diễn đạt điều kiện không thể xảy ra ở quá khứ
        If I’d have known, I’d have told you.
        If she’d have recognized him it would have been funny.

         If + preposition + noun/verb… (subject + be bị lược bỏ)
        If in doubt, ask for help. (= If you are in doubt, …)
        If about to go on a long journey, try to have a good nights sleep. (= If you are about to go on… )

         If dùng với một số từ như any/anything/ever/not để diễn đạt phủ định
        There is little if any good evidence for flying saucers.
        (There is little evidence, if there is any at all, for flying saucers)
        (Có rất ít bằng chứng về đĩa bay, nếu quả là có thực)
        I’m not angry. If anything, I feel a little surprised.
        (Tôi không giận dữ đâu. Mà có chăng tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên)
Cách nói này còn diễn đạt ý kiến ướm thử: Nếu có…
        I’d say he was more like a father, if anything
        (Tôi xin nói rằng ông ấy còn hơn cả một người cha, nếu có thể nói thế.)
        He seldom if ever travel abroad.
        (Anh ta chả mấy khi đi ra nước ngoài)
        Usually, if not always, we write “cannot” as one word
        (Thông thường, nhưng không phải là luôn luôn… )

         If + Adjective = although (cho dù là) 
Nghĩa không mạnh bằng although - Dùng để diễn đạt quan điểm riêng hoặc vấn đề gì đó không quan trọng.
        His style, if simple, is pleasant to read.
        (Văn phong của ông ta, cho dù là đơn giản, thì đọc cũng thú)
        The profits, if little lower than last year’s, are still extremely wealthy
        (Lợi nhuận, cho dù là có thấp hơn năm qua một chút, thì vẫn là rất lớn.)
Cấu trúc này có thể thay bằng may…, but
        His style may be simple, but it is pleasant to read.

5 Cách sử dụng Hope và Wish.

Hai động từ này tuy cùng nghĩa nhưng khác nhau về cách sử dụng và ngữ pháp. Hope dùng để diễn đạt một hành động hoặc tình huống có thể sẽ xảy ra hoặc có thể đã xảy ra, còn wish dùng để diễn đạt một điều chắc chắn sẽ không xảy ra hoặc chắc chắn đã không xảy ra. Thời của mệnh đề sau hope (hi vọng rằng) có thể là bất kỳ thời nào. Thời của mệnh đề sau wish bắt buộc không được ở thời hiện tại. 

We hope that they will come. (We don’t know if they are coming or not)


We wish that they could come. (We know they can’t come)

We hope that he came there yesterday. (We don’t know if he came there or not.)


We wish that he had come there yesterday. (He didn’t come)

5.1 Wish ở tương lai:

 

That là tuỳ chọn (có hoặc không có). Hai chủ ngữ (S) có thể giống nhau hoặc khác nhau.


        We wish that you could come to the party tonight. (We known you can’t come)

5.2 Wish ở hiện tại



S + wish + (that) + S + simple past tense …

Động từ ở mệnh đề sau wish sẽ chia ở Simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.
        I wish that I had enough time to finish my homework.

5.3 Wish ở quá khứ

 

Động từ ở mệnh đề wish sẽ chia ở Past perfect hoặc could have + P2.

I wish that I had washed the clothes yesterday.


She wishes that she could have been there.

Lưu ý 1: Động từ ở mệnh đề sau wish bắt buộc phải ở dạng điều kiện không thể thực hiện được nhưng điều kiện ấy ở thời nào lại phụ thuộc vào chính thời gian của bản thân mệnh đề chứ không phụ thuộc vào thời của wish.

She wishes that she could have gone earlier yesterday.(Past)


He wished that he would come to visit me next week.(Future)
The photographer wished we stood clother than we are standing now. (Present).

Lưu ý 2: Cần phân biệt wish (ước gì/ mong gì) với wish mang nghĩa “chúc” trong mẫu câu: to wish sb smt 

        I wish you a happy birthday.



Lưu ý 3: và phân biệt với wish mang nghĩa “muốn”: 

wish to do smt (Muốn làm gì)


        Why do you wish to see the manager
        I wish to make a complaint.

To wish smb to do smt (Muốn ai làm gì) 


        The government does not wish Dr.Jekyll Hyde to accept a professorship at a foreign university.

6 Cách sử dụng as if, as though (cứ như là, như thể là)

Mệnh đề đằng sau hai thành ngữ này luôn ở dạng điều kiện không thể thực hiện được. Có hai trường hợp:

6.1 Ở thời hiện tại: 

Nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở thời hiện tại đơn giản thì động từ ở mệnh đề sau chia ở quá khứ đơn giản. To be phải chia là were ở tất cả các ngôi.

 

The old lady dresses as if it were winter even in the summer. (Bà cụ ăn mặc cứ như bây giờ là mùa đông)


(It is not winter now)
He acts as though he were rich. (Anh ta cứ làm như thể là anh ta giàu có lắm)
(He is not rich infact)
He talks as if he knew everything in the world.

6.2 Thời quá khứ: 

Nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở quá khứ đơn giản thì động từ ở mệnh đề sau chia ở quá khứ hoàn thành.

 

Jeff looked as though he had seen a ghost. (Trông Jeff như thể anh ta vừa gặp ma)


(He didn’t see a ghost)
She talked about the contest as if she had won the grand prize.

Lưu ý: Mệnh đề sau as if, as though không phải lúc nào cũng tuân theo qui luật trên. Trong một số trường hợp, nếu điều kiện trong câu là có thật hoặc theo quan niệm của người nói, người viết là có thật thì hai công thức trên không được sử dụng. Động từ ở mệnh đề sau chúng diễn biến bình thường theo mối quan hệ với động từ ở mệnh đề chính.
        He looks as if he has finished the test.

7 Cách sử dụng used to, (to be/get) used to 7.1 Used to + Verb: 

Chỉ một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra trong quá khứ.


S + used to + [verb in simple form] ….

        When David was young, he used to swim once a day. 
- Nghi vấn: Did + S + use to + verb in simple form
        Did David use to swim once a day when he was young?
- Phủ định: S + didn’t + use to + verb in simple form
        David didn’t use to swim once a day when he was young.

7.2 To be/ to get used to + V-ing/ Noun: Trở nên quen với.

 

He is used to swimming every day.


He got used to American food.

Lưu ý 1: Used to luôn luôn ở dạng như vậy, không thay đổi theo số, theo ngôi của chủ ngữ. Không được thay thế nó bằng use to.

Lưu ý 2: Có sự khác nhau về nghĩa giữa used to, be used to và get used to.

         used to: chỉ một thói quen, một hành động thường xuyên trong quá khứ (past time habit):
    The program director used to write his own letter.

         be used to: quen với việc … (be accustomed to)
    I am used to eating at 7:00 PM

         get used to: trở nên quen với việc … (become accustomed to)
    We got used to cooking our own food when we had to live alone.

Lưu ý 3: Có thể dùng would thay thế cho used to mà ý nghĩa và ngữ pháp không đổi.
        When David was young, he would swim once a day.

8 Cách sử dụng would rather

would rather …. than cũng có nghĩa giống như prefer …. to (thích hơn) nhưng ngữ pháp lại không giống. Đằng sau would rather bắt buộc phải là một động từ nguyên thể không có to nhưng sau prefer là một V-ing hoặc một danh từ. Khi so sánh hai vế, would rather dùng với than còn prefer dùng với to.

We would rather die in freedom than live in slavery.


I would rather drink Coca than Pepsi.
I prefer drinking Coca to drinking Pepsi.
I prefer Coca to Pepsi.

Cách sử dụng would rather phụ thuộc vào số lượng chủ ngữ của câu cũng như thời của câu.

8.1 Loại câu có một chủ ngữ

Loại câu này dùng would rather … (than) là loại câu diễn tả sự mong muốn hay ước muốn của một người và chia làm 2 thời:

8.1.1 Thời hiện tại: 

Sau would rather là nguyên thể bỏ to. Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước nguyên thể và bỏ to.


S + would rather + [verb in simple form] …

Jim would rather go to class tomorrow than today.
Jim would rather not go to class tomorrow.

8.1.2 Thời quá khứ: 



Động từ sau would rather phải là have + P2, nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước have.

S + would rather + have + [verb in past participle]

Jim would rather have gone to class yesterday than today.
Jim would rather not have gone to the class yesterday.

8.2 Loại câu có hai chủ ngữ

Loại câu này dùng would rather that (ước gì, mong gì) và dùng trong một số trường hợp sau:

8.2.1 Câu cầu kiến ở hiện tại (present subjunctive):

Là loại câu người thứ nhất muốn người thứ hai làm việc gì (nhưng làm hay không còn phụ thuộc vào người thứ hai). Xem thêm về câu cầu khiến ở phần sau. Trong trường hợp này động từ ở mệng đề hai để ở dạng nguyên thể bỏ to. Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước nguyên thể bỏ to.


S1 + would rather that + S2 + [verb in simple form] …

I would rather that you call me tomorrow. 
He would rather that I not take this train.

Ngữ pháp nói ngày nay đặc biệt là ngữ pháp Mỹ cho phép bỏ that trong cấu trúc này mà vẫn giữ nguyên hình thức giả định.

8.2.2 Câu giả định đối lập với thực tế ở hiện tại

Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.


S1 + would rather that + S2 + [verb in simple past tense] …

Henry would rather that his girlfriend worked in the same department as he does. 
(His girlfriend does not work in the same department)
Jane would rather that it were winter now. (Infact, it is not winter now)

Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng didn’t + verb hoặc were not sau chủ ngữ hai.

Henry would rather that his girlfriend didn’t work in the same department as he does.
Jane would rather that it were not winter now.

8.2.3 Câu giả định trái ngược với thực tế ở quá khứ



Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng past perfect. Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng hadn’t + P2.

S1 + would rather that + S2 + past perfect …

Bob would rather that Jill had gone to class yesterday. 
(Jill did not go to class yesterday)
Bill would rather that his wife hadn’t divorced him.

Lưu ý: Trong văn nói bình thường hàng ngày người ta dùng wish thay cho would rather that.
Các dạng so  sánh của tính từ và phó từ   1 So sánh ngang bằng

Cấu trúc sử dụng là as …. as



S + V + as + {adj/ adv} + as + {noun/ pronoun}

My book is as interesting as yours.
His car runs as fast as a race car.
John sings as well as his sister.
Their house is as big as that one.
His job is not as difficult as mine.
They are as lucky as we.

Nếu là câu phủ định, as thứ nhất có thể thay bằng so.

He is not as tall as his father.
He is not so tall as his father.

Sau as phải là một đại từ nhân xưng chủ ngữ, không được là một đại từ tân ngữ.

Peter is as tall as I. (ĐÚNG)
Peter is as tall as me. (SAI)

Danh từ cũng có thể được dùng để so sánh, nhưng nên nhớ trước khi so sánh phải đảm bảo rằng danh từ đó phải có các tính từ tương đương.


adjectives

nouns

heavy, light

weight

wide, narrow

width

deep, shallow

depth

long, short

length

big, small

size

Khi so sánh bằng danh từ, sử dụng cấu trúc sau:

S + V + the same + (noun) + as + {noun/ pronoun}

My house is as high as his.
My house is the same height as his.

Chú ý rằng ngược nghĩa với the same…as là different from… Không bao giờ dùng different than. Sau đây là một số ví dụ khác về so sánh bằng danh từ.

These trees are the same as those.
He speaks the same language as she.
Her address is the same as Rita’s.
Their teacher is different from ours.
She takes the same course as her husband.

2 So sánh hơn kém

Trong loại so sánh này người ta chia làm hai dạng: tính từ và phó từ ngắn (chỉ có một hoặc hai âm tiết khi phát âm) và tính từ, phó từ dài (3 âm tiết trở lên). Khi so sánh không ngang bằng:

         Đối với tính từ và phó từ ngắn chỉ cần cộng đuôi -er. (thick – thicker; cold-colder; quiet-quieter) 

         Đối với tính từ ngắn có một phụ âm tận cùng (trừ w,x,z) và trước đó là một nguyên âm, phải gấp đôi phụ âm cuối. (big-bigger; red-redder; hot-hotter) 

         Đối với tính từ, phó từ dài, thêm more hoặc less trước tính từ hoặc phó từ đó (more beautiful; more important; more believable). 

         Đối với tính từ tận cùng là phụ âm+y, phải đổi y thành -ier (happy-happier; dry-drier; pretty-prettier). 

         Đối với các tính từ có hậu tố -ed, -ful, -ing, -ish, -ous cũng biến đổi bằng cách thêm more cho dù chúng là tính từ dài hay ngắn (more useful, more boring, more cautious) 

         Trường hợp đặc biệt: strong-stronger; friendly-friendlier than = more friendly than. 

         Chú ý khi đã dùng more thì không dùng hậu tố -er và ngược lại. Các ví dụ sau là SAI: more prettier, more faster, more better

 

Chú ý: 

1. Chỉ một số phó từ là có đuôi –er, bao gồm: faster, quicker, sooner, latter. 
2. Nhớ dùng dạng thức chủ ngữ của đại từ sau than, không được dùng dạng tân ngữ
Ví dụ về so sánh không ngang bằng:

John’s grades are higher than his sister’s.


Today is hotter than yesterday.
This chair is more comfortable than the other.
He speaks Spanish more fluently than I. (không dùng than me)
He visits his family less frequently than she does.
This year’s exhibit is less impressive than last year’s.

So sánh không ngang bằng có thể được nhấn mạnh bằng cách thêm much hoặc far trước cụm từ so sánh.

 A waterlemon is much sweeter than a a lemon.
His car is far better than yours.

Henry’s watch is far more expensive than mine.


That movie we saw last night was much more interesting than the one on TV.
She dances much more artistically than her predecessor.
He speaks English much more rapidly than he does Spanish.

Danh từ cũng được dùng để diễn đạt phép so sánh ngang bằng hoặc hơn/kém. Chú ý dùng tính từ bổ nghĩa đúng với danh từ đếm được hoặc không đếm được.

 He earns as much money as his brother.


They have as few classes as we.
Before payday, I have as little money as my brother.

 

I have more books than she.


February has fewer days than March.
Their job allows them less fredom than ours does.

Khi so sánh một người/ một vật với tất cả những người hoặc vật khác phải thêm else sau anything/anybody…

He is smarter than anybody else in the class.

Lưu ý: 

         Đằng sau as và than của các mệnh đề so sánh có thể loại bỏ chủ ngữ nếu nó trùng hợp với chủ ngữ thứ nhất, đặc biệt là khi động từ sau than và as ở dạng bị động. Lúc này than và as còn có thêm chức năng của một đại từ quan hệ thay thế. 
        Their marriage was as stormy as had been expected 
        (Incorrect: as it had been expected).
        He worries more than was good for him.
        (Incorrect: than it/what was good for him).

         Các tân ngữ cũng có thể bị loại bỏ sau các động từ ở mệnh đề sau THAN và AS: 
        Don’t lose your passport, as I did last year. 
        (Incorrect: as I did it last year).
        They sent more than I had ordered. 
        (Incorrect: than I had ordered it).
        She gets her meat from the same butcher as I go to.
        (Incorrect: as I go to him).

3 Phép so sánh không hợp lý 

Khi dùng câu so sánh nên nhớ các đối tượng dùng để so sánh phải tương đương nhau: người với người, vật với vật. Các lỗi thường mắc phải khi sử dụng câu so sánh không hợp lý được chia làm 3 loại: sở hữu cách, that of và those of.

3.1 Sở hữu cách:

Incorrect: His drawings are as perfect as his instructor
                (Câu này so sánh các bức tranh với người chỉ dẫn)
Correct: His drawings are as perfect as his instructor’s
                (instructor’s = instructor’s drawings)

3.2 Dùng thêm that of cho danh từ số ít:

Incorrect: The salary of a professor is higher than a secretary.
                (Câu này so sánh salary với secretary)
Correct: The salary of a professor is higher than that of a secretary.
                (that of = the salary of)

3.3 Dùng thêm those of cho các danh từ số nhiều:

Incorrect: The duties of a policeman are more dangerous than a teacher .
                (Câu này so sánh duties với teacher)
Correct: The duties of a policeman are more dangerous than those of a teacher 
                (those of = the duties of)

4 Các tính từ và phó từ đặc biệt

Một số ít tính từ và phó từ có dạng thức so sánh đặc biệt. Chúng không theo các quy tắc nêu trên. Nghiên cứu bảng sau:


Tính từ hoặc trạng từ 

So sánh hơn kém

So sánh nhất

far

farther
further

farthest
furthest

little
few

less

least

much
many

more

most

good
well

better

best

bad
badly

worse

worst

I feel much better today than I did last week.
He has less time now than he had before.
This magainze is better than that one.
He acts worse now than ever before.

Lưu ý: farther dùng cho khoảng cách; further dùng cho thông tin hoặc các trường hợp trừu tượng khác.

The distance from your house to school is farther than that of mine.
If you want further information, please call to the agent. 
Next year he will come to the U.S for his further education.

5 So sánh bội số



So sánh bội số là so sánh: bằng nửa (half), gấp đôi (twice), gấp ba (three times),…

 Không được sử dụng so sánh hơn kém mà sử dụng so sánh bằng, khi so sánh phải xác định danh từ là đếm được hay không đếm được, vì đằng trước chúng có many/much 

This encyclopedy costs twice as much as the other one.
Jerome has half as many records now as I had last year. 
At the clambake last week, Fred ate three times as many oysters as Bob.

Các lối nói: twice that many/twice that much = gấp đôi ngần ấy… chỉ được dùng trong khẩu ngữ, không được dùng trong văn viết.

        We have expected 80 people at that rally, but twice that many showned up. (twice as many as that number).

6 So sánh kép

Là loại so sánh với cấu trúc: Càng… càng… Các Adj/Adv so sánh phải đứng ở đầu câu, trước chúng phải có The. Dùng một trong hai mẫu câu sau đây để so sánh kép:


The + comparative + S + V + the + comparative + S + V

The hotter it is, the more miserable I feel.
(Trời càng nóng, tôi càng thấy khó chịu)
The sooner you take your medicince, the better you will feel.
(Anh càng uống thuốc sớm bao nhiêu, anh càng cảm thấy dễ chịu bấy nhiêu)
The bigger they are, the faster they fall.
(Chúng càng to bao nhiêu thì càng rơi nhanh bấy nhiêu)

The more + S + V + the + comparative + S + V

The more you study, the smarter you will become.
(Càng học, anh càng thông minh hơn)
The more I look into your eyes, the more I love you.
(Càng nhìn vào mắt em, anh càng yêu em hơn)

Sau The more ở vế thứ nhất có thể thêm that nhưng không mẫu câu này không phổ biến.

The more (that) you study, the smarter you will become.

Trong trường hợp nếu cả hai vế đều có chủ ngữ giả it is thì có thể bỏ chúng đi

The shorter (it is), the better (it is).

Hoặc nếu cả hai vế đều dùng to be thì bỏ đi

The closer to the Earth’s pole (is), the greater the gravitational force (is).

Các cách nói: all the better (càng tốt hơn), all the more (càng… hơn), not… any the more… (chẳng… hơn… tí nào), none the more… (chẳng chút nào) dùng để nhấn mạnh cho các tính từ hoặc phó từ được đem ra so sánh. Nó chỉ được dùng với các tính từ trừu tượng và dùng trong văn nói:

Sunday mornings were nice. I enjoyed them all the more because Sue used to come round to breakfast.
He didn’t seem to be any the worse for his experience.
He explained it all carefully, but I was still none the wiser.

Cấu trúc này không dùng cho các tính từ cụ thể:

Those pills have made him all the slimmer. (SAI)

7 Cấu trúc No sooner… than (Vừa mới … thì đã…)

Chỉ dùng cho thời quá khứ và thời hiện tại, không dùng cho thời tương lai. No sooner đứng ở đầu một mệnh đề, theo sau nó là một trợ động từ đảo lên trước chủ ngữ để nhấn mạnh, than đứng ở đầu mệnh đề còn lại: 


No sooner + auxiliary + S + V + than + S + V

No sooner had we started out for California than it started to rain.

Một ví dụ ở thời hiện tại (will được lấy sang dùng cho hiện tại)



No sooner will he arrive than he will want to leave.

Lưu ý: No longer có nghĩa là not anymore. Không dùng cấu trúc not longer cho các câu có ý nghĩa không còn … nữa.

He no longer studies at the university.


(He does not study at the university anymore.)

S + no longer + Positive Verb

8 So sánh hơn kém không dùng than (giữa 2 đối tượng)

Khi so sánh hơn kém giữa 2 người hoặc 2 vật mà không dùng than, muốn nói đối tượng nào đó là tốt hơn, giỏi hơn, đẹp hơn,… thì trước adj và adv so sánh phải có the. Chú ý phân biệt trường hợp này với trường hợp so sánh bậc nhất dưới đây (khi có 3 đối tượng trở lên). Trong câu thường có cụm từ of the two + noun, nó có thể đứng đầu hoặc cuối câu

Harvey is the smarter of the two boys.
Of the two shirts, this one is the prettier.
Pealse give me the smaller of the two cakes.
Of the two books, this one is the more interesting.

9 So sánh bậc nhất (từ 3 đối tượng trở lên)

Dùng khi so sánh 3 người hoặc 3 vật trở lên, một trong số đó là ưu việt nhất so với các đối tượng còn lại về một mặt nào đó. Để biến tính từ và phó từ thành dạng so sánh bậc nhất, áp dụng quy tắc sau:

         Đối với tính từ và phó từ ngắn: thêm đuôi -est. 

         Đối với tính từ và phó từ dài: dùng most hoặc least. 

         Trước tính từ hoặc phó từ so sánh phải có the. 

         Dùng giới từ in với danh từ số ít đếm được. 

         Dùng giới từ of với danh từ số nhiều đếm được. 

John is the tallest boy in the family.


Deana is the shortest of the three sisters.
These shoes are the least expensive of all.
Of the three shirts, this one is the prettiest.

Sau cụm từ One of the + so sánh bậc nhất + noun phải đảm bảo chắc chắn rằng noun phải là số nhiều, và động từ phải chia ở số ít.



One of the greatest tennis players in the world is Johnson.
Kuwait is one of the biggest oil producers in the world.

Các phó từ thường không có các hậu tố -er hoặc –est. Chúng được chuyển sang dạng so sánh tương đối bằng cách thêm more hoặc less; sang dạng so sánh tuyệt đối bằng cách thêm most hoặc least phía trước chúng. 

Sal drove more cautiously than Bob.
Joe dances more gracefully than his partner.
That child behaves most carelessly of all.

Một số các tính từ hoặc phó từ mang tính tuyệt đối thì không được dùng so sánh bậc nhất, hạn chế dùng so sánh hơn kém, nếu buộc phải dùng thì bỏ more, chúng gồm: unique/ extreme/ perfect/ supreme/ top/ absolute/prime/ primary 

His drawings are perfect than mine.



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương