SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt trần quang khải sáng kiến kinh nghiệM


II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – THPT



tải về 0.5 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.5 Mb.
#2730
1   2   3   4   5

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – THPT.

2.1. Quy trình rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.


Theo từ điển Tiếng Việt “Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng thông thạo

Một kỹ năng được hình thành theo tác giả cần trải qua nhiều giai đoạn: quan sát mẫu, làm thử và cuối cùng là tiến hành luyện tập. Nói một cách khác, để có được một kỹ năng, phải trải qua 3 giai đoạn: hình thành, phát triển, luyện tập. Rèn luyện là một hoạt động tiến hành đan xen, đồng thời với 3 giai đoạn này. Muốn hình thành một kỹ năng nói chung, kỹ năng tự học nói riêng, HS phải làm thử, làm đi làm lại nhiều lần. Khi kỹ năng bước đầu hình thành, tiến hành rèn luyện nhiều lần trong một thời gian nhất định thì kỹ năng mới ổn định và phát triển. Sau đó, phải tiến hành rèn luyện thường xuyên, đều đặn thì kỹ năng mới phát triển thuần thục, tạo cơ sở phát triển thành kỹ xảo. Việc rèn luyện đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự nỗ lực của người học, gữa vai trò quyết định.

Từng kỹ năng tự học rèn luyện cho HS cần được cụ thể hóa thành các bước vì chỉ khi rèn luyện theo các bước mới có cở sở để hình thành, phát triển và luyện tập kỹ năng.

2.2. Tổ chức rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua môn Địa lí 10.

2.2.1.Rèn luyện kỹ năng tự học ở trên lớp.


Người dạy tổ chức cho HS tự lĩnh hội nền văn hóa xã hội chứ không làm thay HS trong việc lĩnh hội đó. Sự giúp đỡ của GV đối với HS trong dạy học là giúp đỡ về PP học, GV giúp HS về cách thức tự học. Như vậy, bản chất của hoạt động dạy học để HS tự học là dạy cách học, các kỹ năng tự học.

Người thầy phải biết cách tổ chức các hoạt động học tập nhằm tích cực hóa tính tự lực, sáng tạo, chủ động phát hiện và tìm ra kiến thức của người học. Muốn vậy người thầy phải “đổi mới phong cách dạy”, điều này chỉ thực hiện được khi tích cực hóa các PP, kĩ thuật, cách đánh giá theo quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước.


2.2.1.1.Rèn luyện kỹ năng tự học theo cá nhân.


Rèn luyện kỹ năng tự học theo cá nhân GV cần giảm tối đa PP độc thoại thuyết trình “lấy người dạy là trung tâm”, thay vào đó là sử dụng các PP, kĩ thuật tăng cường hoạt động độc lập nhận thức của bản thân từng HS để các em tích cực “động não”, tự lực suy nghĩ phát hiện và giả quyết vấn đề.

  • Phương pháp đàm thoại gợi mở.

Định nghĩa: “ PP đàm thoại gợi mở là PP GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS trả lơi nhằm gợi mở cho HS sáng tỏ những vấn đề mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kĩ xảo trong quá trình học.” (4).


(4) Đặng Văn Đức, (1999), trang 101, Kĩ thuật dạy học Địa lí ở trường THPT.


- Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng PP đàm thoại.

+ GV cần sử dụng linh hoạt các hình thức đàm thoại phù hợp với thời gian, không gian, mục đích, nội dung giáo dục. Khi kết thúc đàm thoại, HS “có vẻ” như tìm ra chân lý và chính khía cạnh này đã tạo ra cho người học niềm vui sướng của nhận thức, một tình cảm tốt đẹp cần phát triển ở người học.

+ Kĩ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:


  • GV phải đạt câu hỏi như thế nào để đòi hỏi HS phải tích cực hóa tài liệu đã lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học.

  • Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi HS tái hiện tài liệu mà phải vận dụng những tri thức đã nắm trước đây để giải quyết vấn đề mới. Điều này có nghĩa là theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của HS thì GV nên chú trọng tăng cường loại câu hỏi yêu cầu cao về mặt nhận thức (phải căn cứ trình độ nhận thức của HS), song cũng không nên “coi thường” “câu hỏi yêu cầu ở mức độ thấp”.

  • Câu hỏi phải hướng trí tuệ của HS vào mặt bản chất của sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu, phải hình thành tư duy biện chứng cho HS.

  • Câu hỏi phải đặt như thế nào để đòi hỏi HS xem xét những sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn sự vật, hiện tượng theo chỉnh thể toàn vẹn của chúng.

  • Đặt câu hỏi theo quy tắc logic.

  • Việc diễn đạt câu hỏi phải phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của HS.

  • Câu hỏi có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu thống nhất, không thể có hai câu trả lời đều đúng, về hình thức phải ngắn gọn, sáng sủa.

+ Yêu cầu đối với việc vận dụng PP đàm thoại.

  • GV phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định HS trả lời. Khi một HS trả lời xong, cần yêu cầu những HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán. Qua đó kích thích hoạt động chung của cả lớp.

  • GV cần lắng nghe khi HS trả lời, nếu cầu thiết đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi mở dẫn dắt HS để trả lời câu hỏi chính được tốt hơn.

  • Cần tôn trọng ý kiến của HS: Có thái độ bình tĩnh khi HS trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vội vàng, cắt ngang ý kiến của HS khi không cần thiết. Chú ý nhận xét, uốn nắn, nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS, giúp HS hệ thống hóa tri thức tiếp thu được trong quá trình đàm thoại.

  • Không chỉ chú ý đến kết quả câu trả lời của HS mà còn chú ý đến cách diễn đạt, đó là điều kiện quan trọng để phát triển tư duy logic ở HS.

  • Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp thúc đẩy HS mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống vấn đề và thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó.

  • Tạo ra không khí thoải mái trong lớp học để HS không quá lo ngại khi trả lời, các HS kém không mặc cảm về trình độ của mình.

  • Khuyến khích, động viên sự cố gắng của HS. Nếu GV tin ở sự cố gắng của HS thì các em thêm nỗ lực phấn đấu, không nản chí.

  • GV nên trân trọng mỗi tiến bộ dù chỉ rất nhỏ của HS song, không nên quá lạm dụng lời khen.

- Các bước HS thường phải trải qua để trả lời câu hỏi yêu cầu cao về mặt nhận thức.

Theo Gall, HS thường phải qua 5 bước để trả lời câu hỏi yêu cầu cao về mặt nhận thức.



  • Bước 1: Chăm chú theo dõi câu hỏi.

  • Bước 2: Nắm vững nội dung yêu cầu của câu hỏi.

  • Bước 3: Trả lời thầm trong ý nghĩ (chưa thành lời).

  • Bước 4: Hình thành câu trả lời công khai.

  • Bước 5: Xem lại câu trả lời của chính mình khi nghe câu trả lời của bạn hoặc nghe lời nhận xét của GV đối với câu trả lời của bạn.

Ví dụ: Trong bài 15 trang 56 SGK Địa lí 10: “Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên Trái Đất” GV có thể đưa ra câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác nhau như:

Câu 1: Đọc SGK em hãy nêu khái niệm thủy quyển (câu hỏi yêu cầu thấp, dừng ở mức biết vấn đề).

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiên Việt Nam, em hãy cho biết vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? (câu hỏi yêu cầu cao về nhận thức –HS phải vận dụng phối hợp những kiến thức đã có để giải đáp câu hỏi này, thuộc mức “vận dụng” theo thang Bloom).


  • Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ BĐ.

Bản đồ là phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng giúp cho GV, HS có thể khai thác kiến thức phục vụ việc dạy và học địa lí có hiệu quả.

- Các biện pháp hình thành KN sử dụng BĐ.



  • Dạy HS hiểu BĐ:

Hiểu BĐ: nghĩa là có kiến thức về BĐ, biết BĐ là cái gì? đặc trưng, tính chất của nó ra sao? nội dung, chức năng của nó, mỗi một kí hiệu quy ước trên BĐ có nghĩa gì? cần phải sử dụng BĐ như thế nào và lợi ích nào được rút ra từ việc này.

Dạy HS hiểu BĐ (về mặt kỹ năng) theo quy trình sau:



  • Xác định mục đích của việc làm.

  • Xác định kiến thức có liên quan cần dựa vào để tiến hành công việc

  • Cách tiến hành công việc.

  • Quy tắc về trình tự tiến hành công việc.

  • Kiểm tra kết quả khi thực hiện.

Sau khi làm mẫu, GV yêu cầu HS giải thích, nhắc lại trình tự công việc đã làm và ghi trình tự đó vào vở để về nhà thực hiện một bài tập tương tự theo mẫu mà GV đã làm trên lớp.

  • Dạy HS đọc và vận dụng BĐ.

T
(5) Lâm Quang Dốc, (2006), trang 11,Hướng dẫn sử dụng bản đồ, lược đồ trong SGK Địa lí ở nhà trường phổ thông.
heo N.N.Baranxki:“Đọc BĐ là thông qua những ký hiệu trên BĐ mà phân tích và nhìn thấy những nét thực tế của khu vực bề mặt Trái Đất được biểu hiện trên BĐ”(5)

Đọc BĐ thường có 3 mức độ khác nhau.



1.Mức sơ đẳng nhất: đọc được vị trí của các đối tượng địa lý, có được biểu hiện về các đối tượng đó, thông qua hệ thống kí hiệu quy ước ghi trong bảng chú giải.

2.Mức thứ hai cao hơn: Tìm ra những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lí biểu hiện trên BĐ.

3.Mức thứ ba, cao nhất: là tìm ra những mối liên hệ giữa các kiến thức đó, tìm ra những đặc điểm và tính chất địa lí của lãnh thổ mà BĐ không biểu hiện trực tiếp.

Đối với GV hướng dẫn HS khai thác tri thức trên BĐ, chủ yếu là hướng dẫn HS đọc được BĐ ở các mức độ trên, quan trọng nhất là hai mức độ sau.

- Ví dụ: bài 16, trang 70 SGK Địa lý 10.

Nhận xét sự phân bố các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh trên thế giới (hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới), SGK Địa lí 10 trang 61


GV yêu cầu HS tự làm việc rút ra các thông tin cần thiết theo hướng dẫn.

  • Mức độ 1: đọc BĐ dựa vào kí hiệu xác định được các dòng biển nóng và dòng biển lạnh, vị trí phân bố của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.

+ Mức độ 2: rút ra một số nhận xét khái quát.

  • Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo chảy về phía cực.

  • Dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 – 40o chảy về xích đạo.

  • Dòng biển nóng và lạnh hợp với nhau tạo thành những vòng hoàn lưu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam theo chiều ngược lại.

  • Ở bán cầu Bắc còn có những dòng biển lạnh men theo bờ tây đại dương chảy về xích đạo.

  • Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương.

  • Mức độ 3: rút ra những kết luận trên cơ sở phân tích các mối quan hệ. Những kết luận này chỉ hoàn toàn có trong tư duy HS mà không có trên BĐ.

Ví dụ:Ở các vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam theo chiều ngược lại có mối quan hệ chặt chẽ với lực Côriolit (lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể - hệ quả của chuyển động quay quanh trục của Trái Đất)

Các vùng vĩ độ thấp (xích đạo và gần xích đạo) nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nhiệt độ nước biển cao nên các dòng biển nóng xuất phát từ các vĩ độ này rồi chảy về phía cực (nơi có nhiệt độ thấp) và ngược lại.



- Một số cách làm việc hiệu quả với rèn luyện kỹ năng BĐ cho HS.

  • Cách xác định vị trí và sự phân bố của các đối tượng địa lí trên BĐ.

Để thực hiện KN này HS phải dựa vào quy trình sau:

  • Nắm được mục đích của việc làm.

  • Đọc bản chú giải trên BĐ để biết được các kí hiệu quy ước.

  • Tái hiện hiểu tượng địa lí dựa vào các kí hiệu quy ước.

  • Tìm tên và đối tượng địa lý trên BĐ.

Như vậy khi nhìn trên BĐ, các em không chỉ biết được vị trí và đọc tên các đối tượng địa lí mà còn xác định được sự phân bố của chúng.

Chẳng hạn nhìn vào BĐ “phân bố sản lượng điện năng thế giới thời kì 2000 – 2003” SGK trang 123, các em xác định được các nước có sản lượng điện cao phân bố ở nhóm nước phát triển.



  • Cách ghi nhớ các đối tượng địa lí trên BĐ:

GV cần sử dụng một số biện pháp như:

  • Khi nói đến địa danh, GV phải vừa chỉ vừa đọc nhiều lần một cách rõ ràng, hoặc viết những địa danh cần nhớ lên bảng…

  • Để giúp HS ghi nhớ vị trí các đối tượng địa lý trên BĐ, GV khi dạy có thể dán các ký hiệu bằng giấy màu lên BĐ, đồng thời so sánh các đối tượng trên BĐ với những sự vật cụ thể các em thường thấy để tạo biểu tượng không gian hoặc vạch ra các mối tương quan giữa vị trí của đối tượng này với đối tượng khác, vv…

Ví dụ: để HS dễ nhớ vị trí TP.Việt Trì, GV có thể nói: “Việt Trì là thành phố ngã ba sông”, nơi giao nhau của ba con sông lớn, S.Hồng, S.Đà và S.Lô.

  • Cũng có trường hợp GV kết hợp với BĐ treo tường, vẽ lên bảng hình vẽ biểu hiện riêng hình dáng vị trí của từng đối tượng để HS dễ nhận hơn và nhớ kĩ hơn.

  • Đối với một số địa danh, GV có thể giải thích hoặc nói rõ nguồn gốc của chúng để gây một ấn tượng dễ nhớ.

Ví dụ: S.Mêkông chảy qua miền nam nước ta rồi đổ ra biển bằng 9 cửa lớn, giống như 9 con rồng nên Mêkông còn được gọi là Cửu Long.

  • Dạy học theo nguyên lý “học đi đôi với hành”. Vì vậy, muốn HS nhớ kỹ các đối tượng Địa lí trên BĐ, GV phải cho HS thực hành nhiều trên BĐ.

  • Cách mô tả đối tượng địa lý trên BĐ.

Đặc điểm của đối tượng địa lí cần miêu tả bao gồm có: vị trí, sự phân bố, các đặc điểm về hình dạng, kích thước như chiều dài, chiều rộng, các cực trị lớn nhất, nhỏ nhất…Thực chất đây chính là một KN để hỗ trợ cho việc HS đọc BĐ một cách đúng đắn và đầy đủ nhất.

Ví dụ:

Để mô tả “núi”, HS cần tiến hành theo quy trình sau:



    • Dựa vào kí hiệu và cách biểu hiện tìm vị trí của núi trên BĐ.

    • Xác định vị trí của nó trên lãnh thổ (ở phần nào của quốc gia hay khu vực…).

    • Xác định hình dạng, hướng của núi dựa vào lưới tọa độ Địa lý.

    • Trong trường hợp: núi nằm trong một dải núi thì chiều dài của dãy núi trên BĐ và ngoài thực tế là bao nhiêu (căn cứ vào thước tỉ lệ của BĐ để tính).

    • Xác định độ cao trung bình của núi hoặc dãy núi, chủ yếu bằng thang phân tầng màu về độ cao (ngoài ra có thể dựa vào đường bình độ).

    • Xác định trị số lớn nhất của dãy núi.

Ví dụ: theo quy trình này, HS có thể mô tả được các đặc điểm của dải núi Hoàng Liên Sơn một cách đầy đủ như sau: “Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, kéo dài từ biên giới phía tây bắc theo hướng tây bắc – đông nam, với chiều dài trung bình trên 200 km ngoài thực địa, độ cao trung bình là 1500 - 2500m, cao nhất là đỉnh Phanxipăng với độ cao 3143m.

  • Một cách đọc BĐ tổng hợp khá hấp dẫn đối với HS là “du lịch trên BĐ”.

HS phải dựa trên những hiểu biết về BĐ để làm một cuộc “du lịch tưởng tượng trên BĐ”, mô tả các miền đất đai, các thành phố, làng mạc sẽ đi qua theo những tuyến vạch sẵn trên BĐ. Để thực hiện được những bài tập này, GV cần hướng dẫn các em bằng cách đặt các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt các em dựa vào đó để trả lời, theo dàn ý nhất định.

Ví dụ: Em hãy tưởng tượng mình đã từng được đi du lịch ở môi trường địa lí đới ôn hòa. Sau chuyến hành trình đó em hãy giới thiệu cho các bạn trong lớp biết về khí hậu và sinh vật của môi trường địa lí mà em đã đi qua.

GV: hướng dẫn HS dựa vào bảng thông tin trong phần sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ; hình 19.1 – các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới và các hình ảnh trong SGK trang 71, 72 địa lí lớp 10.



  • Lập bảng nêu đặc trưng của các đối tượng được nghiên cứu trên cơ sở đọc bản đồ. Biện pháp này tích cực hơn đòi hỏi HS phải tham gia nhiệt tình, phát huy tính độc lập sáng tạo trong suy nghĩ và hành động. Đồng thời thông qua đó rèn luyện được kỹ năng, kĩ xảo cho HS.

Ví dụ: Khi nghiên cứu sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất trong bài 19, các em sử dụng hình 19.1 – Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới và hình 19.2 – Các nhóm đất chính trên thế giới để hoàn thiện bảng sau:

Môi trường địa lí đới ôn hòa

Kiểu khí hậu chính

Kiểu thảm thực vật chính

Nhóm đất chính










+ Tổ chức các trò chơi có liên quan đến BĐ.

Thông qua việc tham gia các trò chơi có liên quan đến BĐ, HS sẽ cảm thấy thích thú và hào hứng với môn Địa lí. Địa lý không còn là một môn học đơn điệu và nghèo nàn, lớp học sẽ trở lên sinh động đồng thời đem lại hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng.



Ví dụ:

  • GV chia lớp thành hai nhóm: nhóm A và nhóm B. Rồi yêu cầu các em thi đua giữa 2 nhóm, bằng cách: mỗi HS nhóm A (hoặc nhóm B) phải chuẩn bị một câu hỏi về đọc BĐ; HS của nhóm kia sẽ là người trả lời. Nhóm nào đặt được nhiều câu hỏi tốt và trả lời đúng các câu hỏi của bên kia thì thắng. Những câu hỏi này, GV có thể cho HS ghi vào vở và sử dụng để đố nhau thường xuyên.

  • Thi ghép mảnh BĐ: Mục đích của trò chơi là giúp HS ghi nhớ địa danh và vị trí của mỗi vùng hoặc mỗi tỉnh trên BĐ. Để thực hiện trò chơi này, GV dựa trên BĐ hành chính của cả nước hoặc một vùng nhất định (ĐBSH,…), cắt tờ BĐ ra theo các đường biên giới của mỗi tỉnh rồi tổ chức cho HS thi “ghép mảnh” có tính điểm theo thời gian, em nào hoặc nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ thắng.

  • Trò chơi ô chữ: Để tránh nhàm chán khi học tập Địa lí, GV cũng có thể tổ chức trò chơi ô chữ để tạo hứng thú cho HS khi học. Trò chơi này sẽ huy động được tất cả các em trong lớp cùng tham gia, không khí học tập sẽ sôi nổi.




  • Phương pháp/ kĩ thuật động não

Khái niệm: “Là loại PP dùng để giải quyết nhiều loại vấn đề khác nhau, giúp người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó” (6).



- Cách sử dụng.

  • Bước 1: GV lựa chọn và nêu vấn đề cần tìm hiểu cho HS.

  • Bước 2: Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến.

  • Bước 3: Liệt kê tất cả mọi ý kiến của HS viết lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

  • Bước 4: Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.

  • B
    (6) Đặng Văn Đức, (1999), trang 100, Kĩ thuật dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông.

    ước 5:
    Tổng hợp ý kiến từ mọi người xem có thắc mắc, bổ sung gì không.

Ví dụ: khi dạy bài 22 “Dân số và sự gia tăng dân số”, GV nêu vấn đề: Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí của các nước đang phát triển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường là gì? Các ý kiến đưa ra có thể là:

1. Hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế.

2. Tiêu dùng nhiều lên nhưng tích lũy giảm xuống.

3. Sức ép lớn lên các vấn đề việc làm, y tế, giáo dục.

4. Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, đặc biệt là các tệ nạn xã hội.

6. Khó khăn cho nâng cao chất lượng cuộc sống.

7. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường….



  • Những điều cần lưu ý khi sử dụng PP này.

  • PP động não có thể dùng để lý giải một vấn đề nào đó song đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế của người học.

  • Các ý kiến phát biểu cần ngắn gọn, nê bằng một từ hay một câu ngắn .

  • Hoan nghênh tất cả mọi ý kiến, không phê phán, nhận định đúng, sai.

  • Cuối giờ động não, nên nhấn mạnh kết luận nào là kết quả của sự tham gia chung của mọi người.

  • Các giờ hoc động não có thể bị quá trớn, trở nên om sòm và căng thẳng, không được việc nào trọn vẹn trừ việc tạo ra nhiễu loạn. Vì vậy, yêu cầu GV phải nghiêm khắc khi định áp dụng quy trình này và thiết lập các chuẩn ngay từ đầu để HS hiểu rõ ràng.




  • Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.

- Vai trò của SĐTD.

Phát hiện ban đầu của GS. Roger Sperry thuộc đại học California cho thấy hai vỏ bán cầu não có khuynh hướng phân chia thành hai nhóm có chức năng tư duy như hình vẽ.

T
(7): Câu nói của Tony Buzan trích dấn từ trang 13,(2010), Một số phương pháp và kĩ thuật dạy hoc của dự án Việt – Bỉ
ừ trước tới nay, trong quá trình học tập hầu hết học sinh mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não- não trái, mà rất ít sử dụng các kỹ năng của não phải nơi giúp người học xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian, sự mơ mộng. Hay nói cách khác, HS mới sử dụng 50% khả năng của bộ não khi ghi nhận thông tin. Sử dụng SĐTD giúp người học tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây là một kĩ thuật hình họa đóng vai trò là “chìa khóa vạn năng để khai phá tiềm năng của bộ não”. Theo Tony Buzan thì “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho SĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo” (7)

Ưu điểm của cách ghi chép bằng SĐTD:



  • Logic, mạch lạc.

  • Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ do nó được thể hiện bởi màu sắc.

  • Nhìn thấy “bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết.

  • Dễ dạy, dễ học, dễ nhớ.

  • Kích thích hứng thú học tập của HS.

  • Kích thích sáng tạo của HS.

  • Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.

  • Giúp hệ thống kiến thức.

  • Giúp ôn tập kiến thức.

  • Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức…

SĐTD có rất nhiều ưu điểm cho việc học, tự học. Tuy nhiên, chỉ khi nào các em tự mình thiết lập SĐTD và sử dụng nó trong học tập thì mới phát huy hiệu quả của nó. Đối với chức năng là một người thầy, GV cần rèn luyện cho các em kỹ năng này ngay ở trên lớp, cho các em dần làm quen với kĩ thuật SĐTD, kỹ thuật này sẽ rất tốt cho HS khi tóm tắt bài, chương, quyển sách, ghi chép, ghi nhớ, tự học ở nhà…

- Kĩ thuật thiết kế SĐTD.

+ Làm quen với SĐTD.

GV có thể cho HS làm quen, đọc hiểu SĐTD bằng cách giới thiệu cho HS một số SĐTD do mình tự thiết kế cùng với lời dẫn dắt của GV để các em nhận biết. Cho HS nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu một vài SĐTD do GV thiết kế phù hợp với nội dung bài học…Tập đọc hiểu SĐTD, nghĩa là tập cho HS thuyết trình, diễn giải mạch nội dung kiến thức hàm chứa trong SĐTD. Khi các em đã thành thạo thì chỉ cần nhìn vào SĐTD, bất kì HS nào cũng thuyết minh được một cách logic.

Có thể tập cho HS vẽ SĐTD bằng cách hoàn thiện các SĐTD do GV đã vẽ sẵn: Các em dùng bút chì, bút màu để vẽ thêm nhánh, điền thêm kiến thức, vẽ thêm hình ảnh liên tưởng…Khi HS đã quen với SĐTD, có thể tự thiết lập SĐTD cho riêng mình GV yêu cầu HS tự vẽ SĐTD thông qua việc giao bài tập cho các em: ví dụ “em hãy vẽ SĐTD tổng kết chương 1, hay bài 1…”.

+ Thực hành vẽ SĐTD trên giấy, vở, bìa, bảng phụ.



  • Các bước thiết kế SĐTD.

Bước 1: Chọn từ trung tâm (hay còn gọi là từ khóa, Keyword) là tên của một bài hay một chủ đề một nội dung kiến thức cần khai thác.

V

í dụ:
thiết lập SĐTD bài 12 “Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”- Địa lý 10 (cơ bản).


Bắt đầu bằng cụm từ trung tâm “Phân bố khí áp. Một số loại gió chính ”



Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1.

Các nhánh cấp 1 là chính là các nội dung chính của bài học hay chủ đề đó (hay tên các mục của SGK…)




Bài 12 có 2 mục là: Phân bố khí áp và một số loại gió chính. Như vậy thiết lập SĐTD có 2 nhánh cấp 1




Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, 3, …

Các nhánh cấp 2, cấp 3,…chính là các nhanh con của nhánh con trước đó (hay nói rõ hơn nhánh con cấp 2, 3,… là các ý triển khai của nhánh trước đó).



Ví dụ: nhánh cấp 2, 3,…của nhánh cấp 1 – Phân bố khí áp .



Bước 4: Hoàn thiện SĐTD - Ở bước này hãy để cho trí tưởng tưởng của HS được bay bổng. Các em có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào đúng trí nhớ tốt nhất.

Khi các em đã vẽ thành thạo SĐTD trên giấy, bìa…và nếu gia đình hay ở lớp học có máy tính, các em có thể cài và sử dụng phần mềm SĐTD để thiết lập SĐTD. Các em có thể vào mạng Internet để tìm hiểu hoặc lấy thêm hình vẽ, hình ảnh liên tưởng vào SĐTD. GV có thể hướng dẫn các em cách cài và sử dụng phần mềm SĐTD thông qua các video có sẵn có ở trên mạng.

Các em nên dùng một cái kẹp, cặp để giữ lại các SĐTD mà mình thiết lập để khi học đến phần sau hoặc trước các kì thi…, các em có thể xem lại rất nhanh các kiến thức có thể sau này mình quên hoặc nhớ chưa chính xác.

+ Một số lưu ý khi vẽ SĐTD:


  • Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hoặc cụm từ tên chủ để. Tên chể đề có thể là tên bài học, tên chương,…Dùng hình ảnh, hình vẽ ở trung tâm sẽ giúp HS tập trung được vào chủ đề và làm cho HS hưng phấn hơn.

  • Dùng màu sắc, vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.

  • Vẽ các nhánh chính (cấp 1) từ hình ảnh trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ nhánh cấp 1…bằng các đường cong với màu sắc khác nhau. Nhánh màu nào thì nên viết cùng màu với nhánh đó để dễ phân biệt. Nên vẽ các nhánh theo hướng chéo góc (chứ không nên nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ và toa ra một cách dễ dàng.

  • Mỗi cụm từ hay hình ảnh, hình vẽ,…liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lập và được nằm gần với đường cong của nhánh đó.

  • Tạo ra một kiểu SĐTD riêng cho mình, theo sở thích của mình.

  • Nên dùng các đường cong thay cho các đường thẳng vì đường cong sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn và mắt cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

  • Bố trí thông tin quanh hình ảnh trung tâm.

  • Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, chữ viết rõ (trên phần mềm). Nếu vẽ trên giấy, bìa thì nên vẽ phác bằng bút chì trước để có thể tẩy, xóa, điều chỉnh được.

  • Những điều cần tránh khi ghi chép:

1.Ghi nguyên cả đoạn văn dài.

2. Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.

3. Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.

4. Chỉ nên vẽ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề kiến thức, tránh vẽ hoặc đưa vào những hình ảnh không liên quan đến bài học làm mất nhiều thời gian vẽ, viết và khi sử dụng lại phân tán sự tập trung.

5. Khi thiết kế SĐTD cần chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết, ví dụ minh họa để có nhiều thông tin cho bài học. Thiết kế SĐTD của một bài học cần thể hiện được kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt lại của bài học đó. Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kì những hình ảnh không cần thiết hoặc quá sơ sài không có thông tin.


  • Kỹ năng sử dụng biểu đồ.

Đối với GV biểu đồ vừa là phương tiện dạy học để khai thác tri thức vừa là phương tiện để rèn luyện kỹ năng. Đây là một PP hữu hiệu để tăng cường tính tri giác, tích cực, chủ động và độc lập trong dạy học môn Địa lí.

Với HS: Biểu đồ giúp HS có được PP học tập, nghiên cứu Địa lý một cách tích cực, lĩnh hội tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Từ đó HS nhớ lâu, hiểu được bản chất vấn đề.

KN này bao gồm KN vẽ, đọc - phân tích biểu đồ.


  • Kỹ năng vẽ biểu đồ.

Muốn rèn luyện KN vẽ biểu đồ cho HS, GV phải đưa ra các bước cụ thể. Phải hướng dẫn và làm mẫu cho HS, đồng thời giúp các em phân biệt, nhận dạng các loại biểu đồ, cách vẽ chúng.

Các bước vẽ biểu đồ.




Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài.

  • Nếu đề bài đã yêu cầu rõ dạng biểu đồ cần vẽ thì HS thực hiện bước 3.

  • Đề bài chưa cho dạng biểu đồ cần vẽ thì HS phải căn cứ vào câu hỏi xem câu hỏi yêu cầu vẽ cơ cấu, tỉ trọng, tốc độ tăng trưởng hay so sánh sản lượng, giá trị…và dựa vào BSL để lựa chọn biểu đồ phù hợp.

  • Cần chú ý xem đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thích hợp nhất hay chỉ yêu cầu vẽ biểu đồ thích hợp? để từ đó chọn ra duy nhất một biểu đồ hay có thể sử dụng một số biểu đồ phù hợp với yêu cầu đề bài.

Bước 2: Lựa chọn biểu đồ thích hợp.

Từ yêu cầu của đề bài HS phải lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp.

Muốn lựa chọn được biểu thích hợp người học phải nắm rõ vai trò, ưu điểm của từng loại biểu đồ. Căn cứ vào chương trình SGK Địa lí lớp 10 trung học phổ thông, các dạng biểu đồ HS được học và cần rèn luyện gồm: biểu đồ tròn, miền, đường, kết hợp.

Loại biểu đồ

Chức năng

Biểu đồ đường (đường biểu diễn)

Thể hiện quá trình phát triển, tốc độ phát triển của một hay nhiều hiện tượng ở một lãnh thổ hay nhiều lãnh thổ theo thời gian. Biểu đồ theo đường không dùng để thể hiện sự thay đổi cơ cấu của hiện tượng.

Biểu đồ tròn


Sử dụng diện tích của các hình quạt để thể hiện cơ cấu các thành phần trong một tổng thể. Nhưng cũng có thể sử dụng diện tích các hình quạt để so sánh các hiện tượng

Ngoài ra biểu đồ tròn còn sử dụng bán kính để so sánh về quy mô của các hiện tượng hoặc kết hợp cả diện tích và bán kính để thể hiện sự thay đổi quy mô, cơ cấu của các hiện tượng.



Biểu đồ miền

(hay còn gọi là biểu đồ diện)



Thể hiện sự thay đổi cơ cấu của các hiện tượng theo thời gian (thường là từ 4 năm trở lên). Ta có thể sử dụng biểu đồ miền như một trường hợp đặc biệt của biểu đồ cột khi mà chiều ngang của các cột bị thu nhỏ lại chỉ còn là đường thẳng đứng và ta nối các đỉnh cột lại.

Biểu đồ hình cột

Hình thức biểu đồ này sử dụng chiều dài các cột hình chữ nhật (đứng hoặc nằm ngang) để biểu hiện quá trình phát triển của các hiện tượng (nhưng nhấn mạnh về quan hệ so sánh), so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.

Tuy nhiên biểu đồ này thường được dùng để thể hiện sự khác biệt, sự thay đổi về quy mô số lượng của một hoặc nhiều hiện tượng theo thời gian ở những lãnh thổ nhất định.



Biểu đồ kết hợp biểu đồ cột và biểu đồ đường

Thể hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau hoặc các hiện tượng khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau. Trong một số trường hợp ta sử dụng biểu đồ kết hợp cột đường để thể hiện không chỉ hai đối tượng hay quá trình mà có thể nhiều hơn nữa:

Bước 3:Xử lí số liệu.


  • Trường hợp 1: SL đã phù hợp với biểu đồ cần vẽ thì không cần xử lí .

  • Trường hợp 2: Phải xử lí số liệu, tùy theo yêu cầu của đề bài và dạng biểu đồ cần vẽ, HS cần xử lý SL sao cho phù hợp. Ví dụ để vẽ biểu đồ hình tròn, hình vuông, hay biểu đồ miền thì số liệu cần là số liệu tương đối ở dạng phần trăm, do vậy khi số liệu ở dạng tuyệt đối thì HS phải dựa vào công thức để xử lý số liệu.

Trị số tương đối của bộ phận = .

Trong trường hợp vẽ nhiều biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau HS phải tính bán kính cho từng hình tròn.



Bước 4: Vẽ biểu đồ.

Sau khi đã chọn được dạng biểu đồ thích hợp, xử lí số liệu phù hợp, HS vẽ biểu đồ. Mỗi biểu đồ khác nhau sẽ có cách vẽ khác nhau. HS phải nắm được hình thức thể hiện của từng loại biểu đồ.



Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ

Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện biểu đồ gồm ghi chú giải, chú thích cho biểu đồ (có thể vẽ đến đâu ghi chú giải ngay đến đó), ghi SL lên biểu đồ (trường hợp nhiều số liệu có thể không cần ghi), ghi tên trục tọa độ, tên biểu đồ…



Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ DÂN SỐ

CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2002

Nước

Sản lượng lương thực (triệu tấn)

Dân số (triệu người)

Trung Quốc

Hoa Kì


Ấn Độ

Pháp


In-đô-nê-xi-a

Việt Nam


401,8

299,1


222,8

69,1


57,9

36,7


1287,6

287,4


1049,5

59,5


217,0

79,7


Toàn thế giới

2032,0

6215,0

Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số của các nước trên? (Nguồn: SGK, Địa lí 10, trang 117)


Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài : Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số của các nước trên

Bước 2: Lựa chọn dạng biểu đồ: Biểu đồ cột (theo yêu cầu của đề bài)

Bước 3: Xử lý số liệu: Không cần xử lí số liệu vì mục đích của biểu đồ là thể hiện sản lượng lương thực và dân số.

Bước 4 và bước 5: Vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu đồ.


DS(tr/ng)



Triệu tấn



Biểu đồ: Sản lượng lương thực và dân số của một số nước trên thế giới, năm 2002.

- Kỹ năng đọc - phân tích biểu đồ.

Kỹ năng đọc biểu đồ là KN đầu tiên có thể làm việc với biểu đồ, hay các thao tác quan sát biểu đồ để đọc tiêu đề, hình thức thể hiện biểu đồ, các giá trị được thể hiện trên biểu đồ.

Kỹ năng phân tích biểu đồ: dựa vào các giá trị đã được ghi trên biểu đồ, tiến hành đo tính các đại lượng, đối chiếu so sánh chúng với nhau để rút ra nhận xét, kết luận về nội dung thể hiện trên biểu đồ.

Khi rèn luyện cần tuân theo trình tự cụ thể với các thao tác cần rèn luyện:



  • Bước 1: Đọc tiêu đề và cách thức thực hiện nội dung trên biểu đồ, bảng chú giải, thành phần, giá trị, tỉ trọng của các đối tượng biểu hiện trên biểu đồ.

  • Đọc ghi chú biểu đồ: thường ở phía dưới biểu đồ, nhằm xác định tính chất của đối tượng (có thể là tiến trình một đại lượng hoặc một mối quan hệ giữa các đại lượng, kết cấu đối tượng…)

  • Biểu đồ thể hiện cái gì?

  • Các đại lượng đó là gì?

  • Diễn ra ở đâu?

  • Vào thời gian nào?

  • Quan sát hình thức thể hiện.

  • Biểu đồ được xây dựng theo dạng gì? (tròn, miền, cột, kết hợp…)

  • Trị số của các đại lượng được tính bằng đơn vị gì? (oC, mm, %...)

  • Bước 2: Đo tính các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ.

Tùy theo mục đích, yêu cầu, nội dung thể hiện biểu đồ. HS đo tính các đại lượng nào? Xác định mối quan hệ giữa các đại lượng.

Việc đo tính các đại lượng có hai mức độ:



  • Mức độ 1: Khi các số liệu đã thể hiện trên biểu đồ chỉ cần đọc và đo tính thuần nhất các số liệu.

  • Mức độ 2: Khi các số liệu chỉ được thể hiện qua tương quan hình vẽ cần tiến hành đo tính trực tiếp hoặc theo công thức nhất định.

Đây là bước quan trọng, là cơ sở cho hai bước tiếp theo.

+ Bước 3: Nhận xét, giải thích (đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa số liệu). Qua việc đọc và đo tính các số liệu, tiến hành so sánh rồi đưa ra các nhận xét và giải thích chẳng hạn: Tại sao A lại tăng lên?, B giảm đi?, Tại sao A chiếm tỉ trọng cao…?

  • Bước 4: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng.

  • Kỹ năng sử dụng bảng số liệu thống kê.

Bảng số liệu thống kê là tập hợp những số liệu thống kê (những số liệu về tình hình sản xuất, về sản phẩm, sản lượng, tài nguyên, dân cư, tình hình phát triển nông – CN…là các số liệu thống kê). Mục đích đưa số liệu thống kê vào bảng là muốn đặt các số liệu có liên quan với nhau ở vị trí gần nhau để người học dễ dàng nhận xét, so sánh từ đó rút ra được những kết luận có căn cứ về các hiện tượng, quá trình địa lý.

Các bước đọc – phân tích BSL.

  • Bước 1: Xác định mục đích làm việc với BSL.

Để xác định mục đích làm việc với BSL, bước này trả lời cho câu hỏi: làm việc với BSL này để làm gì?

  • Bước 2: Đọc tên BSL, tên tiêu đề các cột, các hàng, thời gian và đơn vị.

  • Đọc tên bảng BSL (thường được ghi ở phần trên của bảng) để biết BSL thể hiện nội dung gì?

  • Đọc tên các tiêu đề của các cột, các hàng trong bảng để biết được các đối tượng thành phần trong bảng và mối quan hệ giữa các SLTK.

  • Đọc thời gian, đơn vị, không gian thể hiện của BSL (các thông tin này thường được thể hiện cùng với tên BSL, hoặc tên tiêu đề)

  • Bước 3: Phân tích - nhận xét BSL

Bước này phải làm nổi bật mục đích làm việc với BSL, làm rõ yêu cầu của đề bài.

Chú ý khi phân tích - nhận xét BSL.



    • Phân tích và nhận xét BSL theo cả cột dọc và cột ngang, chú ý tới xu thế chung của đối tượng, các giá trị cao nhất, thấp nhất; các khoảng thời gian có các giá trị tăng hoặc giảm “đột biến”. Cần tránh tối đa việc liệt kê một chuỗi dài số liệu, cần lựa chọn và lấy những số liệu nổi bật và “đắt”.

    • Khi nhận xét nếu cần phải xử lí BSL để xác định tỉ trọng (%), cơ cấu của các đối tượng thành phần.

    • Có hai cách nhận xét BSL: diễn dịch hoặc quy nạp.

      1. Theo cách diễn dịch, HS cần nhận xét từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng

      2. Theo cách quy nạp, HS nhận xét từ cụ thể, chi tiết, đến khái quát; từ thành phần đến tổng thể.

    • Khi nhận xét có thể lồng giải thích, hoặc tách riêng giải thích thành một phần. Sau mỗi câu nhận xét cần có số liệu chứng minh cụ thể.


Ví dụ:

Bảng: ĐÀN BÒ VÀ ĐÀN LỢN TRÊN THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1980 – 2002

(Đơn vị:triệu con)

Năm

Vật nuôi

1980

1992

1996

2002



1218,1

1281,4

1320,0

1360,5

Lợn

778,8

864,7

923,0

939,3

Nhận xét ? Nguồn: SGK, Địa lí 10, trang 116





Bước 1: Xác định mục đích làm việc với BSL

Nhận xét số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới thời kì 1980 – 2002.



Bước 2: Đọc tên BSL, tiêu đề của các cột, các hàng, thời gian và đơn vị thể hiện.

  • Tên bảng BSL: Bảng số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới.

  • Đơn vị BSL: Triệu con.

  • Thời gian thể hiện: giai đoạn 1980 – 2002.

  • Hàng ngang thể hiện: số lượng đàn bò hoặc lợn theo các năm.

  • Cột dọc thể hiện: năm và số lượng bò và lợn của năm đó.

Bước 3: phân tích - nhận xét BSL.

Số lượng bò và lợn trên thế giới lớn và tăng nhanh trong giai đoạn 1980 – 2002

+ Số lượng bò tăng 142,4 triệu con (từ 1218,1 triệu con lên 1360,5 triệu con). Số lượng bò mỗi năm nhiều hơn số lượng lơn khoảng 1,5 lần

+ Số lượng lợn tăng 160,5 triệu con (từ 778,8 triệu con lên 939,3 triệu con- tăng nhanh hơn bò)

= >Bò và lợn là hai vật nuôi chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi trên thế giới.


  • Giải các bài tập trên lớp.

Mục đích sử dụng bài tập trong dạy học Địa lí trên lớp là để HS phải “động não”, tư duy. Trong quá trình dạy học, thầy đóng vai trò là người thiết kế các bài tập, người tổ chức và hướng dẫn HS trong quá trình giải, còn HS phải là người thi công, chủ động, tích cực giải các bài tập đó. GV có thể cho HS làm các bài tập ở các hình thức khác nhau như bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận. Cần tăng cường các “bài tập tư duy”.

- Bài tập trắc nghiệm.

+ Bài tập trắc nghiệm tìm kiếm sự phù hợp (dạng câu hỏi nối): Được thể hiện dưới hai cột với các dữ liệu khác nhau. Nhiệm vụ của HS là tìm ra các cặp quan hệ thích hợp. Hoặc cho trước dữ liệu và các ô trống, HS xếp các dữ liệu vào các ô trống cho phù hợp.



Ví dụ: Dựa vào các dữ kiện trong bảng sau. Em hãy hoàn thiện sơ đồ sản xuất công nghiệp sau (các vị trí cần điền 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7)
group 198

SƠ ĐỒ VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP




+ Câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai: Bài tập này chứa đựng một câu trả lời đúng, một câu trả lời sai. Nhiệm vụ của HS là tìm ra câu trả lời đúng



Vgroup 256í dụ 1: Đánh dấu “X” vào ô vuông trước mỗi nhận định đúng

Ví dụ 2: Nhận định sau đúng hay sai: “kiểu tháp dân số mở rộng có đặc điểm đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải; thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh”

A. Đúng B. Sai

+ Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Đối với các bài tập này HS phải suy nghĩ để lựa chọn một câu trả lời đúng nhất trong các đáp án đưa ra.

Ví dụ: Hãy khoanh vào đáp án đúng nhất.

Nhận định chưa chính xác về kiểu tháp dân số mở rộng là?

A. Đáy tháp rộng.

B. Tỉ suất sinh thấp.

C. Tuổi thọ trung bình thấp.

D. Dân số tăng nhanh.

+ Trắc nghiệm điền khuyết: Bài tập này thường là một câu văn hoặc một đoạn văn ngắn còn khuyết. Nhiệm vụ của HS là điền những từ thích hợp vào chỗ trống.

Ví dụ: Điền những từ thích hợp vào chỗ trống.

Kiểu tháp dân số thu hẹp có đặc điểm: Tháp có dạng phình to ở…………,

thu hẹp về………..và…………..; thể hiện sự chuyển tiếp từ ………..sang ………., tỉ suất gia tăng dân số………….

- Bài tập tự luận: Loại bài tập này có thể là một hay nhiều câu hỏi riêng lẻ có thể đi kèm với BSL, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh…

Ví dụ:

1. Tại sao nói dầu mỏ là “vàng đen” của nhiều quốc gia?

2. Quan sát bảng một số hình thức tổ chức lãnh tổ công nghiệp và hình 33 SGK Địa lí lớp 10 (cơ bản) em hãy điền tên các hình thức vào đúng vị trí?

3. Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức tổ chức khu công nghiệp tập trung?


2.2.1.2.Rèn luyện kỹ năng tự học theo nhóm.


  • PP dạy học hợp tác theo nhóm

Định nghĩa: PP dạy học theo nhóm là PP đặt HS vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm HS (7)

Cách thức tổ chức HS học tập theo nhóm:

- Tổ chức HS học tập theo nhóm có thể theo các bước dưới đây.


  • Bước 1: Làm việc chung cả lớp.

  • GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức cho HS.

  • Tổ chức các nhóm HS và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

  • Hướng dẫn cách làm việc của nhóm.

  • Bước 2: Làm việc theo nhóm.

  • Trao đổi, thảo luận trong nhóm.

  • Phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi trong nhóm

  • Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.

  • Bước 3: Thảo luận tổng kết trước lớp.

  • Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.

  • T
    (7) Đặng Văn Đức, (1999), trang 106, Kĩ thuật dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông.

    hảo luận chung cả lớp.



  • GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài học tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.

  • Cách chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

+ GV phân chia HS theo các nhóm nhỏ. Có thể phân chia nhóm ngẫu nhiên hay nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích của hoạt động nhóm. Số lượng thành viên trong nhóm tùy thuộc vào nhiệm vụ bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm.

+ Việc giao nhiệm vụ cho các nhóm cũng được tiến hành theo nhiều cách, tùy thuộc vào nội dung bài học, GV có thể lựa chọn cho phù hợp có hiệu quả:



  • Nhóm đồng việc: Xuất phát từ cùng một vấn đề, một nhiệm vụ nhưng có thể giải quyết bằng nhiều cách khác nhau.

  • Nhóm chuyên sâu: lớp học được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đảm nhận một nhiệm vụ nhỏ khác nhau của một nhiệm vụ chung. Sau khi kết thúc thảo luận, các nhóm chuyên sâu báo cáo kết quả cho cả lớp.

  • Cách tiến hành hoạt động theo nhóm.

  • Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư kí.

  • Cả nhóm tiến hành thảo luận: trình bày mục đích chung của chủ đề cần thảo luận về phạm vi thảo luận, thảo luận các vấn đề đặt ra

  • Vai trò của nhóm trưởng: dẫn dắt buổi thảo luận, khuyến khích mọi thành viên trong nhóm tham gia thảo luận, tránh tranh cãi cá nhân và đảm bảo cuộc thảo luận đi đúng hướng bằng cách đưa ra những câu hỏi đã chuẩn bị kỹ (do GV giúp).

  • Vai trò của thư ký: ghi lại các ý kiến được phát biểu.

  • Cử đại diện của nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Một số kĩ thuật thảo luận nhóm.

  • Kĩ thuật khăn trải bàn.

Khi áp dụng kĩ thuật này, cách chia bàn gồm 4 người là thuận tiện nhất. Cách thực hiện PP này như sau:




Cách thực hiện

-Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia các phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm

-Cá nhân trả lời và viết trên phần xung quanh

- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa

- Treo sản phẩm và trình bày



+ Kĩ thuật “các ghép mảnh”

group 338

Sơ đồ “kĩ thuật ghép mảnh”

Cách thực hiện:

Vòng 1: “Nhóm chuyên gia”



  • Lớp học chia thành các nhóm (khoảng 3 – 6 người). Mỗi nhóm được giao nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm hình tròn nhiệm vụ “A”; nhóm hình chữ nhật nhiệm vụ “B”; nhóm hình tam giác nhiệm vụ “C”

  • Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình

  • Khi thảo luận nhóm đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: “Nhóm ghép mảnh”

  • Hình thành nhóm 3 – 6 người mới (bao gồm 1 – 2 người nhóm hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác). Gọi là “nhóm ghép mảnh”

  • Các câu hỏi và câu trả lời ở vòng một được các thành viên trong nhóm 1 chia sẻ đầy đủ với nhau

  • Khi các thành viên trong nhóm mới hiểu hết được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)

  • Kĩ thuật ủng hộ phản đối

group 311

Cách thực hiện:



  1. Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng đối lập nhau về một vấn đề cần tranh luận. Chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyện vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối.

  2. Một nhóm cần thu nhập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận cứ phản đối với vấn đề tranh luận.

  3. Sau khi các nhóm thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của 2 nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình; nhóm ủng hộ thì đưa ra lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối tiếp tục đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy. Nếu nhóm ít hơn 6 người và không gọi đại diện mà tất cả các thành viên có thể trình bày lập luận của mình

  4. Sau khi các lập luận được đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá kết quả thảo luận.

  • Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think-Pair-Share)

Đây là một kỹ thuật do giáo sư Frank Lyman đại học Maryland giới thiệu năm 1981. Thực hiện kỹ thuật này: GV giới thiệu vấn đề, dành thời gian cho HS suy nghĩ. Sau đó HS thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại. Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp.

Ngoài các kỹ thuật trên GV cũng có thể tổ chức hoạt động thảo luận nhóm cho HS theo kĩ thuật “ổ bi”. GV cũng nên sử dụng kỹ thuật SĐTD, yêu cầu nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ học tập bằng SĐTD. Lưu ý, SĐTD không phải là một kỹ thuật để tổ chức nhóm mà chỉ là công việc, nhiệm vụ GV giao cho HS phải hoàn thành để HS các nhóm làm quen và biết sử dụng kỹ thuật này khi học.



Ví dụ: Trong bài 37: “Địa lí các ngành giao thông vận tải” sử dụng PP day học theo nhóm có thể vận dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” như sau:

GV đưa ra yêu cầu: Dựa vào SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân cho biết những ưu điểm, nhược điểm của loại hình giao thông vận tải đường hàng không?



- Bước 1: Làm việc chung cả lớp

  • GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức cho HS (chính là đưa ra câu hỏi, hình thức làm việc theo nhóm, trong thời gian 5 phút)

  • Tổ chức các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

  • Mỗi nhóm 4 HS.

  • Các nhóm cùng hoàn thành một nhiệm vụ (nhóm đồng việc)

  • Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm: trong trường hợp không có giấy A có thể hướng dẫn các em làm như sau: mỗi thành viên trong nhóm lấy một tờ giấy trắng ghi ra các ưu điểm và nhược điểm của loại hình giao thông vận tải đường hàng không trong vòng 2 phút. Hết thời gian 2 phút, nhóm thống nhất ý kiến đưa ra kết quả bằng cách viết vào tờ giấy chung của nhóm.

  • Bước 2: Làm việc theo nhóm.

+ Từng cá nhân trong nhóm: ghi ra các ưu điểm, nhược điểm của loại hình vận tải đường hàng không.

+ Nhóm: thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm và đưa ra ý kiến của nhóm.

- Bước 3: Thảo luận tổng kết trước lớp.

GV có thể gọi đại diện một số nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung, GV nhận xét và chuẩn hóa.






  • PP dạy học giải quyết vấn đề 

Theo Rubinxtenx: “Yếu tố đầu tiên của quá trình tư duy thường là tình huống có vấn đề, con người bắt đầu tư duy khi có nhu cầu hiểu biết một cái gì đó” 

Khái niệm: Dạy học nêu vấn đề là hệ thống tình huống có vấn đề được đặt ra gắn liền với nhau và trong quá trình đó HS dưới sự giúp đỡ, lãnh đạo của GV nắm được nội dung bộ môn, PP, phương thức học tập và phát triển ở bản thân những phẩm chất cần thiết cho một thái độ sáng tạo với khoa học và đời sống (8)

B
(8): Đặng Văn Đức, trang 120 ,(1999), Kĩ thuật dạy học Địa lí ở trường THPT
ản chất của PP này là tạo nên một chuỗi những “tình huống vấn đề”, “tình huống học tập” và điều khiển HS giải quyết những vấn đề học tập đó. “tình huống có vấn đề” hay “tình huống học tập” là trạng thái tâm lí khi HS gặp phải những mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết nhưng muốn biết. Có thể phân ra nhiều loại tình huống vấn đề:


  1. Tình huống nghịch lý: xuất hiện khi đứng trước một sự lựa chọn rất khó khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết

  2. Tình huống bác bỏ: là tình huống vấn đề đòi hỏi phải bác bỏ một luận điểm kết luận sai lầm.

  3. Tình huống “tại sao”: là tình huống phổ biến trong dạy học và nghiên cứu khoa học.

Cấu trúc bài học khi dạy học sử dụng PP này thường là như sau:

Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thác.

- Tạo tình huống có vấn đề.

- Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.

- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.


Bước 2: Giải quyết vấn đề.

- Đề xuất các giả thuyết.

- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.

- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.


Bước 3: Kết luận.

- Thảo luận và đánh giá.

- Khằng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.

- Phát biểu kết luận.

- Đề xuất vấn đề mới.




tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương