SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt trần quang khải sáng kiến kinh nghiệM



tải về 0.5 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.5 Mb.
#2730
1   2   3   4   5

III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.

3.1.Chuẩn bị thực nghiệm

3.1.1.Chọn bài thực nghiệm


Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, đặc điểm SGK Địa lý 10 và điều kiện trường tại trường tôi đã chọn những bài thực nghiệm sau:

  • Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.

  • Bài 16: Sóng, thủy triều, dòng biển.

  • Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất.

  • Bài 38: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma

3.1.2.Đối tượng thực nghiệm.


Vì điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành thực nghiệm đề tài này ở trường THPT Trần Quang Khải (Huyện Khoái Châu – Hưng Yên) nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu, nguyên tắc đã đặt ra.

Trong trường chọn 4 lớp thực nghiệm lớp 10A4; 10A5; 10A6, 10A7 các lớp đó đáp ứng những yêu cầu sau:



    • Trình độ tương đương nhau, HS có ý thức học tập.

    • Số HS tương đương nhau.

    • Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau.

3.2.Đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.2.1.Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.


Sau bài dạy thực nghiệm, tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của HS bằng các câu hỏi kiểm tra giao về nhà cho HS làm và nộp lại vào sáng hôm sau (do trên lớp không có đủ thời gian). Nội dung kiểm tra cả phần kiến thức và KN của HS.

Quan sát HS trong các tiết học ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để thấy được tâm lý học tập của các em trong các giờ học đó.



  • Về kiến thức: Mục đích của bài kiểm tra là củng cố những nội dung cơ bản sau bài học để đánh giá được hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học

  • Về kỹ năng: Thông qua các bài kiểm tra đồng thời cũng đánh giá được KN của HS như đọc, KN sử dụng biểu đồ, BĐ, BSL, KN sử dụng SĐTD, giải các bài tập…Đồng thời cũng đánh giá được sự sáng tạo, khả năng tư duy ở những mức độ khác nhau trong quá trình học của các em.

3.2.2.Xử lí kết quả thực nghiệm.


Quá trình xử lý kết quả thực nghiệm diễn ra theo các bước sau.

  • Bước 1: Tiến hành chấm điểm bài kiểm tra ở cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo thang điểm 10.

  • Bước 2: Thống kê kết quả sau khi chấm điểm.

  • Bước 3: Tính điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

  • Bước 4: Xử lí kết quả theo những thang bậc từ yếu đến giỏi để so sánh, đối chiếu và rút ra nhận xét.



3.2.3..Kết quả thực nghiệm.



Biểu đồ: Điểm trung bình các bài thực nghiệm của lớp thực nghiệm

và lớp đối chứng

Biểu đồ: Kết quả xếp loại sau bốn bài

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng


3.2.4.Nhận xét kết quả thực nghiệm.

  • Nhận xét về mặt định lượng

Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tôi rút ra một số nhận xét sau:

  • Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, lượng đổi dẫn đến chất đổi: Ở lớp đối chứng, điểm trung bình dao động từ 5 – 6 điểm (mức điểm trung bình) còn ở lớp thực nghiệm đạt điểm khá.

Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ HS khá giỏi cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ HS trung bình, yếu thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng

Từ hai chỉ số trên có thể khẳng định rằng rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT đã đem lại hiệu quả. HS đã tích cực hóa tư duy, tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sáng tạo…trong học tập. Việc dạy học phát huy tự học của người học đem lại hiệu quả hơn so với dạy học thông thường. Đặc biệt, tính hiệu quả ở đây còn thể hiện qua việc HS nắm tri thức vững hơn, với tỉ lệ HS khá giỏi cao



  • Nhận xét về mặt định tính.

Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, tôi tiến hành khảo sát về mặt định tính, trao đổi với HS và GV sau các tiết thực nghiệm, qua đó nhận thấy:

Mức độ tập trung ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn. HS lắng nghe GV giảng bài, tích cực làm việc độc lập với các câu hỏi được giao, tích cực thảo luận cùng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài. Quan sát thấy trong các tiết học lớp thực nghiệm không còn tình trạng HS ngủ trong giờ, hay nói chuyện riêng. HS phản ánh, trong các tiết học thực nghiệm các em phải tư duy, phải làm việc nhiều hơn, mặc dù có những câu hỏi hay vấn đề các em không trả lời được nhưng HS vẫn thấy hào hứng và thích thú với giờ học. Trong giờ học có tính cạnh tranh, HS muốn được GV gọi trả lời để nói lên quan điểm của mình và muốn được các bạn trong lớp công nhận. Đặc biệt, việc SĐTD đã giúp các em hiểu phần nào bài học ngay ở nhà, khi lên lớp học nhiều em có thể nhớ được ngay nội dung chính của bài học trên lớp. Có em khi được hướng dẫn SĐTD để học, ghi chép bài còn áp dụng cách học này đối với các môn học khác. Các em thấy thích thú khi được GV dạy cho các KN tự học.

Nhờ việc rèn luyện các KN tự học cho HS giúp các em thấy việc học Địa lý trở nên dễ dàng hơn, bài học Địa lí có nhiều niềm vui, nhiều kiến thức cần khám phá. HS tích cực tư duy, suy nghĩ, tích cực hoạt động độc lập và phối hợp với bạn tìm ra tri thức, rèn luyện KN trong quá trình học tập. Kết quả này thêm phần khẳng định mô hình dạy – tự học là mô hình đúng đắn để “khai phá nội lực” người học.

Kết quả thực nghiệm còn cho thấy việc rèn luyện KN tự học cho HS nói chung, qua dạy học Địa lí lớp 10 THPT nói riêng có thể áp dụng được ở mọi môi trường học tập.

Như vậy , hiệu quả của “rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 – THPT” là sự hình thành hệ thống kĩ năng tự học của HS, làm cơ sở để hình thành năng lực tự học ở người học. Hiệu quả của SKKN còn là sản phẩm định tính: đó là sự sáng tạo, tích cực, tự giác, chủ động… chiếm lĩnh tri thức khoa học, kinh nghiệm xã hội, chuyển hóa thành sản phẩm trí tuệ, nhân cách của bản thân người học. Tự học là yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục.

Qua thực nghiệm khẳng định việc rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí ở nhà trường nói chung và ở chương trình Địa lí lớp 10 nói riêng được đề xuất trong đề tài có tính khả thi.



  • Rút kinh nghiệm.

  • Rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lý lớp 10 – THPT chỉ đạt được hiệu khi quán triệt các nguyên tắc:

  • Nguyên tắc phù hợp với nội dung SGK, mục tiêu dạy học: phải xuất phát từ nội dung SGK, mục tiêu dạy học để lựa chọn các PP, hình thức, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm tối đa hóa hoạt động của HS, rèn luyện cho HS KN tự học.

  • Nguyên tắc dạy học đảm bảo người học là trung tâm của hoạt động học tập: Muốn phát huy được “nội lực” của HS trong quá trình dạy học mà trước hết đó là tính tự lực, chủ động, sáng tạo của người học thì nhất thiết phải “lấy người học làm trung tâm”. Người thầy giỏi phải là người chỉ đường cho HS của mình tự tìm ra kiến thức, chứ không phải là người chỉ biết đem kiến thức tới HS.

  • Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: phải đảm bảo rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nguyên tắc này đảm bảo phù hợp với quy luật nhận thức, tâm lí của HS và trình tự rèn luyện KN cho người học…

  • Nguyên tắc cụ thể: khi rèn luyện KN tự học phải thực hiện cụ thể hóa thành từng bước, chỉ khi rèn luyện theo các bước, quy trình thì KN mới thuần thục, trên cơ sở đó từ KN có thể phát triển thành kĩ xảo.

  • Nguyên tắc sư phạm: rèn luyện cho HS có tính khả thi, đem lại hiệu quả; sát thực tiễn ở từng nhà trường phổ thông; phù hợp với tâm sinh lí và khả năng của HS. Tuyệt đối tránh gò bó, gán ghép một chiều. Cần phải quan tâm đến thực tế của bản thân HS….

  • Nguyên tắc đảm bảo có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong quá trình dạy học: trong hệ thống KN tự học, nhà giáo cần phải rèn luyện cho học trò của mình KN sử dụng CNTT khi học. Muốn vậy người thầy trước hết phải là người đi đầu, phải áp dụng có hiệu quả các kĩ thuật hiện đại

  • Định hướng uốn nắn kịp thời sai những lệch của HS trong học tập

  • Sau mỗi tiết dạy, giáo viên cần rút kinh nghiệm ghi lại những ưu điểm, hạn chế gặp phải trong giờ lên lớp để cải thiện, sửa đổi kĩ năng khi dạy.


KẾT LUẬN

  • Đề tài đã thể hiện sự tiếp cận vấn đề theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, tính cấp thiếp của bộ môn Địa lí ở nhà trường THPT hiện nay đó là việc dạy học chú trọng rèn luyện KN tự học cho HS từ đó nâng cao năng lực tự học ở người học, giúp các em có thể học mọi lúc, mọi nơi, học nữa và học mãi.

  • Đề tài đã tiếp thu, áp dụng có hiệu quả và xác lập được quy trình sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong các khâu của quá trình dạy học Địa lí, từ đó hình thành và rèn luyện KN tự học, nâng cao khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình học tập Địa lí, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở trường phổ thông hiện nay.

  • Thông qua dạy học Địa lí để rèn luyện các kĩ năng tự học cho HS lớp 10 ở trên lớp, ngoài lớp và ở nhà làm cơ sở hình thành năng lực tự học (tự học – nội lực, tiềm năng đang ẩn tàng trong từng con người)

  • Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông để so sánh, kiểm nghiệm hiệu quả của việc rèn luyện KN tự học để nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí. Trên cơ sở kết quả thu được khẳng định tính khả thi của đề tài. Đồng thời qua việc nghiên cứu, thực nghiệm đề tài, bản thân cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm bổ sung cho quá trình giảng dạy sau này.

Hướng tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện của đề tài

Theo tác giả để đề tài tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, tác giả sẽ tiếp tục thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của việc rèn luyện các kĩ năng tự học cho học sinh qua môn Địa lí lớp 10 – THPT nói riêng và các khối 11,12.

Tiến hành nghiên cứu sâu hơn việc rèn luyện từng kĩ năng tự học cho học sinh quan môn Địa lí ở các không gian và thời gian khác nhau.

Chắc chắn trong quá trình trình bày vấn đề này (là vấn đề tương đối phức tạp sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được sự trao đổi, góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

KIẾN NGHỊ.

1.Đối với nhà trường.


  • Các nhà trường phổ thông cần đẩy mạnh hơn việc sử dụng các PP, kĩ thuật dạy học tích cực, đa dạng hóa các hình thức dạy học… để rèn luyện KN tự học của HS, nâng cao năng lực tự học cho người học, khai thác tốt các tiềm năng, nội lực của con người.

  • Mở lớp bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, KN sử dụng các PP, kĩ thuật dạy học hiện đại nói chung và áp dụng vào trong môn Địa lí nói riêng.

  • Tiếp tục đầu tư, đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị giáo dục cũng như các phương tiện dạy học để đảm bảo việc giảng dạy của GV và học tập của HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập.

2.Đối với giáo viên.

  • Các GV cần thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm về rèn luyện KN tự học cho HS.

  • Quán triệt các nguyên tắc dạy học khi rèn luyện kĩ năng tự học: phù hợp với nội dung SGK, mục tiêu dạy học; dạy học đảm bảo người học là trung tâm của hoạt động học tập; nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; nguyên tắc cụ thể; nguyên tắc sư phạm; đảm bảo có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong quá trình dạy học và nguyên tắc định hướng uốn nắn kịp thời sai những lệch của HS trong học tập.

3.Đối với học sinh

HS cần hình thành cho mình động cơ học tập đúng đắn, tích cực. Rèn luyện cho bản thân tinh thần học tập với ý thức tự giác, tích cực. Không ngừng rèn luyện KN tự học. Thường xuyên tự kiểm tra - đánh giá việc thực hiện từng KN tự học theo mức độ đã được chuẩn hóa…



Lời cam đoan: “Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác”

Khoái Châu, ngày 29, tháng 3, năm 2014

Chữ ký
Vũ Thị Cúc

TÀI LIỆU THAM KHẢO.


  1. Lê Khánh Bằng, “một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ở đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, tập I”, ĐHSPHN I, 1989.

  2. Các Mác – Ăng ghen – Lê Nin – Xtalin, “Bàn về giáo dục”, NXBGD, 1980

  3. Nguyễn Nghĩa Dân, “Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh”, Nxb.Giáo dục, 1980.

  4. Lâm Quang Dốc, “Hướng dẫn sử dụng bản đồ, lược đồ trong SGK Địa lý ở nhà trường phổ thông”, Nxb.Giáo dục, 2006.

  5. Dự án Việt – Bỉ, “Một số PP và kĩ thuật dạy học”, Nxb. ĐHSP Hà Nội, 2010.

  6. Nguyễn Hữu Đĩnh – Trần Thị Hà, “Một vài kinh nghiệm tổ chức SV nghiên cứu khoa học Hóa Học”, Tạp chí số 6, 2010.

  7. Đặng Văn Đức, Kĩ thuật dạy học Địa lý ở trường THPT, Nxb.Giáo dục, 1999.

  8. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thị Thu Hằng, “PP dạy học Địa lý theo hướng tích cực”, Nxb ĐHSPHN, 2007.

  9. Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục học”, Nxb Giáo dục, 1987.

  10. Trần Bá Hoành, “Dạy học lấy người học làm trung tâm – nguồn gốc, bản chất, đặc điểm”, thông tin khoa học giáo dục số 96, 2002.

  11. Lê văn Hồng (chủ biên), “tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm” – Tài liệu dùng cho các trường ĐHSP và CĐSP Hà Nội, 1995.

  12. Adam Khoo, “Tôi tài giỏi bạn cũng thế”, Nxb. Phụ nữ, 2008.

  13. Adam Khoo, “Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh”, Nxb. Phụ nữ, 2009.

  14. Levintov, “tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm”, NXB GD, 1970.

  15. Phan Trọng Luân, “Tự học – chìa khóa vàng”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2 – 1998.

  16. Luật giáo dục, Nxb.Chính trị Quốc gia, 1998.

  17. Lưu Xuân Mới, “Rèn luyện KN tự học cho sinh viên”, tạp chí khoa học ĐHSPHN số 2, 2000.

  18. Hồ Chí Minh, “Về vấn đề giáo dục”, Nxb Giáo dục, 1997.

  19. Hồ Chí Minh, “Về vấn đề học tập”, Nxb Sự thật, 1971.

  20. Nguyễn Trọng Phúc , “PP sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí kinh tế - xã hội”. Nxb. ĐHQG Hà Nội, 1977.

  21. Bùi Thị Lan Phương, “Sử dụng SĐTD trong dạy học Địa lý lớp 9 để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh”, khóa luận tốt nghiện trường ĐHSP Hà Nội, 2010.

  22. M.A.Rubakin, “Tối ưu hóa quá trình dạy học”, NXB GD, 1983.

  23. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), “Qúa trình dạy và tự học”, Nxb.Giáo dục, 1997.

  24. Nguyễn Cảnh Toàn, “Luận bàn về kinh nghiệm tự học”, Nxb. Giáo dục, 1999.

  25. Nguyễn Cảnh Toàn, “Tuyển tập tác phẩm "Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu" tập 1, tập 2”, NXB Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001.

  26. V.O Kon, “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề”. Tư liệu trường đại học sư phạm hà nội, 1987.

  27. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc khóa WIII, Nxb CTQG, 1996.



XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

TRƯỜNG: Trung học phổ thông Trần Quang Khải

Tổng điểm ……………..xếp loại…………………….

TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH – HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)




Giáo viên: Vũ Thị Cúc – Trường THPT Trần Quang Khải



tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương