SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt trần quang khải sáng kiến kinh nghiệM



tải về 0.5 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.5 Mb.
#2730
1   2   3   4   5

2.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.

2.1. Mục đích.


Rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10 – THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí ở nhà trường phổ thông.

2.2. Nhiệm vụ.


  • Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10.

  • Đưa ra quy trình rèn luyện kỹ năng tự học.

  • Tổ chức rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10.

  • Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm việc rèn luyện KN tự học cho HS.

  • Từ kết quả đạt được đề tài đưa ra các kiến nghị, đề xuất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1. Đối tượng.


Kỹ năng tự học Địa lí cho HS lớp 10 – THPT.

3.2. Phạm vi.


  • Đối tượng là HS lớp 10 – THPT.

  • Chương trình Địa lí lớp 10 (chương trình cơ bản).

  • Tập trung nghiên cứu tự học của HS trên lớp, ngoài lớp và ở nhà.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin


Tài liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như: SGK, sách tham khảo, khóa luận tốt nghiệp, các trang web có nội dung liên quan, các tạp chí giáo dục…sau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc nội dung phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ. Thời gian tiến hành: từ 8/2/2013 – 3/3/2014.

4.2. Phương pháp quan sát, điều tra thực tế


Tổ chức điều tra thực tế bằng phiếu hỏi (150 phiếu hỏi được phát cho 150 HS lớp 12) và quan sát thực tế trong các tiết dự giờ. Nhằm đưa ra những luận chứng quan trọng, khách quan, chính xác về thực trạng tự học của HS lớp 10

Địa điểm quan sát, điều tra: trường THPT Trần Quang Khải – tỉnh Hưng Yên, trường THPT Lê Qúy Đôn – tỉnh Thái Bình.

Thời gian thực hiện: từ 8/2/2013-29/3/2013 tại trường THPT Lê Qúy Đôn – tỉnh Thái Bình và từ ngày 12/1/2014 – 3/3/2014 tại trường THPT Trần Quang Khải – tỉnh Hưng Yên.

5.3. Phương pháp toán học


Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lí các kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm, điều tra, nhằm làm tăng tính chính xác, khách quan, tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu.

5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm


PP được sử dụng để đánh giá tính khả thi của đề tài. Tác giả thực nghiệm tại trường THPT Lê Qúy Đôn – tỉnh Thái Bình từ ngày 8/2/2013 - 29/3/2013 và trường THPT Trần Quang Khải – tỉnh Hưng Yên từ ngày12/1/2014 – 3/3/2014. Sau đó phân tích cả định tính và định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận của đề tài.

Kế hoạch thực hiện các phương pháp trên, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu trong những năm tiếp theo.

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – THPT.

1.1.Cơ sở lý luận.


Khái niệm hoạt động học, tự học, kĩ năng tự học.

Trên cơ sở các quan điểm về hoạt động học, tự học, kĩ năng tự học của nhiều chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực này, tác giả đưa ra quan điểm của mình về hoạt động học, tự học, kĩ năng tự học.



- Hoạt động học: là hoạt động được tổ chức một cách độc đáo, được điều khiển bởi mục đích tự giác nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, những hành vi xác định để hình thành khối lượng tri thức khoa học nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học.

- Tự học: cốt lõi của “học” là “tự học”, nhờ tự học mà “nội lực” được phát huy mạnh mẽ. Tự học là quá trình cá nhân người học tự lực, tự giác, tích cực, độc lập, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm ở một lĩnh vực nào đó trong học tập nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Tự học là một hình thức học tập có tính độc lập cao và đậm sắc thái cá nhân nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học. Nội dung của tự học rất phong phú, bao gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân và có khi cả tập thể HS tiến hành ngoài giờ, hoặc do bản thân HS tiến hành ngay trong giờ học trên lớp như: đọc sách, làm bài tập, làm thí nghiệm, tự suy nghĩ, tự “động não”…

- Kỹ năng tự học: là hệ thống phương thức hành động thể hiện hành động tự học, những thao tác tự học được người học sử dụng một cách có ý thức tự lực, độc lập trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những tri thức kinh nghiệm đã có để thực hiện có kết quả mục tiêu học tập đề ra và phù hợp với những điều kiện cho phép.

Hệ thống KN tự học như: KN lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đọc sách, ghi chép, hệ thống hóa, KN làm các bài tập, tự kiểm tra đánh giá, KN ôn tập, kiểm tra, KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn…

KN Địa lí: là hệ thống phương thức hành động mà HS hoàn thành một cách có ý thức, trên cơ sở những kiến thức Địa lí đã có.

Trong học tập bộ môn Địa lý ở nhà trường phổ thông có nhiều KN như:



  • Kỹ năng sử dụng BĐ, biểu đồ, BSL, tranh ảnh.

  • Kỹ năng đọc – ghi chép sách, tài liệu tham khảo.

  • Kỹ năng làm việc với các tài liệu tham khảo (sách, báo, tạp chí…).

  • Kỹ năng làm các bài tập Địa lý.

  • Kỹ năng lập kế hoạch.

  • Kỹ năng sử dụng CNTT.

  • Kỹ năng ôn tập – kiểm tra.

  • Kỹ năng trình bày thông tin Địa lí, xây dựng báo cáo Địa lí…

Rèn luyện kỹ năng tự học nhằm hướng tới cái đích cao hơn là hình thành năng lực tự học, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội, giúp HS có thể học mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh và tự học suốt đời như lời khẳng định của Lê nin “học, học nữa, học mãi”.

Tác giả còn dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông nói chung; môn Địa lí nói riêng; mô hình “dạy – tự học” của giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn…làm cơ sở lý luận.



1.2.Cơ sở thực tiễn.

Ngoài cơ sở thực tiễn là mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình Địa lí lớp 10 - THPT; đặc điểm tâm, sinh lý, nhận thức của học sinh lớp 10; tác giả còn tiến hành dự giờ tiết học, phát phiếu hỏi cho HS tại trường THPT Trần Quang Khải và trường THPT Lê Qúy Đôn – tỉnh Thái Bình để thăm dò ý kiến và khảo sát kỹ năng tự học của các em, kết quả nhận thấy:

Quan sát thấy trong các giờ học, GV còn ít áp dụng các PP, kĩ thuật dạy học hiện đại, chủ yếu sử dụng PP diễn giảng; PP đặt câu hỏi được sử dụng nhưng với lượng thời gian không nhiều.

Theo quan sát thấy: mỗi lần GV đặt câu hỏi, HS vội nhìn SGK tìm đúng chỗ GV hỏi, để khi được gọi đứng lên thì đọc nguyên văn và không có ý kiến cá nhân, không có sự sáng tạo. Tuy những câu hỏi mang tính chất tái hiện là không thể thiếu nhưng không thể chỉ dừng lại ở đó. Tái hiện để làm gì? Đó mới là điều cần phải có. Với hệ thống câu hỏi còn thiên về nêu, trình bày vấn đề, GV khó có thể tạo cho HS tính tích cực, hứng thú học tập và khơi dậy óc sáng tạo, khó khuyến khích HS tự làm việc với SGK, tự tìm hiểu qua những tư liệu liên quan đến bài học để hôm sau cùng cô giáo, bạn bè tranh luận. Vì thế, GV càng khó hình thành cho các em ý thức tự học, tự đọc, tự nghiên cứu bài học bằng khả năng của mình một cách khoa học và hệ thống.

Cũng qua quan sát thấy: sự trao đổi thảo luận giữa HS – GV, HS – HS còn hạn chế. Chính điều này khiến HS thờ ơ với giờ học, hình thành thói quen ỷ lại, lười suy nghĩ. GV chỉ đưa ra một câu hỏi chệch SGK đòi hỏi tư duy là nhiều em không trả lời được. Trong trường hợp HS không trả lời được thì GV cần dẫn dắt các em để chính HS tìm ra câu trả lời nhưng ngược lại, GV lại cho HS ngồi xuống và tự thuyết trình. Kết quả này cốt lõi bắt nguồn từ việc người thầy chưa khơi dạy đúng nhu cầu và nguyện vọng của HS để cuốn các em vào cuộc và khai thác được tiềm năng trong mỗi người học.

Nghe và ghi chép là công việc chủ yếu của HS trong các giờ học, nhưng có em cả giờ chỉ chép được những đề mục cô giáo ghi trên bảng. Các em không biết ghi gì trong chuỗi lời giảng của thầy hoặc thầy đọc nhanh các em không kịp chép. Nắm được bài học theo cách này đã khó, thì các em khó có hứng thú để tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu hơn bài học của mình để mở rộng kiến thức.

Đối với những câu hỏi của GV đưa ra trong các giờ học, HS phần lớn được chỉ định để trả lời. Sự miễn cưỡng khi phải đứng lên trả lời khiến các em trả lời qua loa và chống đối. Không phải không có những HS xung phong phát biểu và trả lời xuất sắc. Nhưng, những trường hợp đó gần như cá biệt, vào những câu hỏi tái hiện các em chỉ việc đọc lại SGK. Còn những câu hỏi yêu cầu có sự suy nghĩ, tư duy, phân tích thì hầu như các em đứng yên hoặc nếu có trả lời thì nhanh cho xong. Có lẽ GV chưa gợi được hứng thú học tập cho các em, chưa tạo được tâm thế hứng khởi cho giờ học, chưa khuyến khích được sự tích cực, năng động trong tư duy của HS. Các em chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và kinh nghiệm của mình trong tiếp nhận bài học .

HS lười học bài cũ, không chuẩn bị bài mới là trường hợp phổ biến. Có HS cho biết chưa từng đọc trước bài. Nếu có học bài cũ thì cũng chỉ cần học thuộc phần GV cho ghi…Một trong những nguyên nhân cũng xuất phát từ phía GV: khi soạn giáo án chưa chú trọng tới “hoạt động nối tiếp” và cũng không hướng dẫn HS cách ghi nhớ, ôn bài…



Cách dạy và học như vậy nên các KN tự học môn Địa lí của HS còn nhiều hạn chế.

Bảng: Mức độ thực hiện các kỹ năng tự học

Đơn vị (%)

Các kỹ năng tự học

Mực 4

Mức 3

Mức 2

Mức 1

Kỹ năng lập kế hoạch tự học

0

10

30

60

Kỹ năng đọc sách, tài liệu

0

30

50

20

Kỹ năng ghi chép bài

30

50

20

0

Kỹ năng sử dụng SĐTD

0

0

20

80

Kỹ năng ôn tập

20

50

20

10

Kỹ năng ghi nhớ

0

20

50

30

Kỹ năng hoàn thiện các bài tập

20

40

20

20

Kỹ năng làm đề cương bài học

10

40

20

20

Kỹ năng làm đề cương bài học

10

20

20

50

Kỹ năng thu thập tài liệu học tập

5

30

20

45

Kỹ năng sử dụng BĐ, biểu đồ, BSL

35

35

20

10

Kỹ năng sử dụng CNTT khi tự học

5

20

50

25

(Mức 4 là mức cao nhất)

Rất nhiều KN quan trọng nhưng các em vẫn chỉ dừng ở mức 1, mức 2 đặc biệt là KN lập kế hoạch tự học, KN sử dụng SĐTD, làm đề cương bài học, thu thập tài liệu học tập, sử dụng CNTT khi tự học…Nhiều em cho biết chúng em chưa bao giờ lập kế hoạch tự học, cũng không biết SĐTD là sơ đồ như thế nào. Đối với môn Địa, khi kiểm tra thì chỉ cần học thuộc trong vở cô cho ghi nên không phải lập đề cương ôn tập…Rất ít HS có KN tự học môn Địa lí đạt ở mức 4.

Xét một cách tổng thể, dựa trên quan điểm dạy học hiện đại, dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm, từ khái niệm, tầm quan trọng của tự học trong việc phát huy nội lực con người và thực trạng tự học của HS trong học tập môn Địa lý, kết hợp với nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý, đặc điểm học tập và nhận thức của HS lớp 10 – THPT…Cho thấy tính khả thi và rất cấp thiết cần phải rèn luyện kỹ năng tự học cho HS thông qua dạy học Địa lí lớp 10 - THPT để biến “quá trình đào tạo trong nhà trường thành quá trình tự đào tạo”.



tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương