SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt trần quang khải sáng kiến kinh nghiệM


Rèn luyện kỹ năng tự học cho HS ngoài lớp



tải về 0.5 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.5 Mb.
#2730
1   2   3   4   5

2.2.2.Rèn luyện kỹ năng tự học cho HS ngoài lớp


  • Dạy học theo dự án

Khái niệm: “Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hơp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được” (8)

Bản chất của dạy học theo dự án là.

H
(8) Đặng Văn Đức, (1999), trang 156, Kĩ thuật dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông.

S lĩnh hội kiến thức và KN thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn - đó là quá trình thực hiện các dự án học tập. Kết thúc một dự án sẽ cho ra sản phẩm.

Quy trình tổ chức dạy học theo dự án.



Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bước 1: Xác định đề tài, chuẩn bị công cụ để kích thích HS tham gia dự án, mục tiêu cụ thể của dự án (ngắn hạn, dài hạn).

- Đưa ra vấn đề trao đổi để tìm hiểu nhu cầu của HS (đề tài phải phù hợp với môn học, mang tính thực tiễn, tính xã hội, tính thời sự).

- Lựa chọn vấn đề HS đang quan tâm nhiều nhất.

- Chuẩn bị công cụ để kích thích HS hứng thú tham gia dự án: tranh ảnh, bài báo, tài liệu…

- Cùng HS chính xác “tên dự án”

- Quy định thời gian hoàn thành dự án.


- Đưa ra các vấn đề mà mình quan tâm xoay quanh chủ đề của GV.

Bản thân HS có thể tự mình đề xuất vấn đề khác nếu muốn.

-HS lựa chọn một trong những ý tưởng đã đề ra làm “tên dự án”.


Bước 2: Hình thành kế hoạch dự án.

Kết thúc bước này HS phải xác định được đề cương và xây dựng được kế hoạch thực hiện dự án.



- Lập nhóm HS: GV có thể chỉ định hoặc HS tự lập nhóm (chú ý sự đồng đều về số lượng, khả năng nhận thức, khả năng tạo sản phẩm của HS). Yêu cầu mỗi nhóm lập danh sách các thành viên, ghi rõ trưởng nhóm, thư kí ghi chép hoạt động của nhóm.

- Có thể hướng dẫn HS xây dựng đề cương bằng “bộ câu hỏi khung”: Câu hỏi khái quát, câu hỏi chủ đề bài học, câu hỏi nội dung.

- Trong bước này: GV cũng phải tiến hành thiết kế các chuẩn/ thang (tiêu chí) đánh giá dự án. GV có thể lập kế hoạch đánh giá liên tục và định kì cho quá trình thực hiện dự án của nhóm HS.


- Hình thành nhóm, bầu trưởng nhóm và thư kí.

-Xây dựng đề cương chi tiết cho “tên dự án”, nên dựa vào những câu hỏi của GV

- Lập kế hoạch dự án với các công việc cần làm.

+Thời gian, địa điểm dự kiến thực hiện dự án.

+Dự kiến về kinh phí, phương tiện, nguồn tìm kiếm tài liệu…

+PP thực hiện (cách thức thu thập tài liệu, cách thức biểu đạt dự án dưới dạng sản phẩm như thế nào?...).

+Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm.


Bước 3: Thực hiện dự án.

HS tiến hành làm việc theo đề cương và bảng kế hoạch đã lập, trong quá trình này có thể chính xác hóa đề cương lại lần nữa và tạo ra sản phẩm của dự án: viết báo cáo, một vở kịch, một tờ báo tường, tranh ảnh, video, trình diễn đa phương tiện…



Đóng vai trò cố vấn, định hướng hành động và giải đáp mọi thắc mắc của HS.

- Thảo luận với HS về các giai đoạn thực hiện của dự án, giải đáp những thắc mắc của HS nếu có.

- Gặp các nhóm định kỳ để xem xét các kế hoạch hành động và đảm bảo là các em đi đúng hướng.

- Yêu cầu mỗi nhóm giao nộp lại một kế hoạch hành động hoàn chỉnh cùng với bất kì tài liệu liên quan nào HS tạo ra để hỗ trợ cho bài trình bày để đánh giá về tiến trình công việc và sự đóng góp của các thành viên trong nhóm.

- Sau khi gặp riêng các nhóm cần cho các nhóm gặp nhau để trao đổi ý kiến. Yêu cầu HS sử dụng phiếu phản hồi (GV đã thiết kế) để đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm bạn.


- Tiến hành thực hiện dự án theo đề cương và kế hoạch công việc của nhóm đã xây dựng. Nếu có thắc mắc hoặc chỗ nào chưa rõ, HS có thể hỏi GV.

- Thường xuyên liên lạc với GV để đảm bảo dự án đi đúng hướng. Trao đổi với nhóm bạn để đánh giá tiến trình làm việc của nhóm bạn trên cơ sở đó so sánh với nhóm mình rút ra kinh nghiệm.

- Hoàn thành dự án, tạo ra sản phẩm, chuẩn bị để trình bày trước GV và trước các nhóm.


Bước 4: Báo cáo kết quả và đánh giá dự án

Hết thời gian thực hiện dự án: GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm về dự án của nhóm mình. GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm thông qua việc tổng hợp kết quả tự đánh giá của GV, tự đánh giá của nhóm và các nhóm tự đánh giá nhau đồng thời đưa ra nhận xét về sản phẩm và tinh thần làm việc của các nhóm.



-Tổ chức một địa điểm và thời gian để các nhóm trình bày sản phẩm dự án.

-Kết hợp mọi quá trình đánh giá của GV, tự đánh giá của nhóm và đánh giá của nhóm bạn để đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án của các nhóm HS, từng HS. Đưa ra nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc, chất lượng sản phẩm của các nhóm.

-Công bố điểm cho từng nhóm, thưởng điểm cho nhóm xuất sắc.


-Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thực hiện dựa án

-Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, nhận xét, đóng góp ý kiến về kết quả làm việc của nhóm bạn, đồng thời đưa ra đánh giá bằng điểm số theo các tiêu chí đã nêu trong phiếu đánh giá mà GV đã xây dựng.




Ví dụ: giao nhiệm vụ học tập cho HS thiết kế “pano” hoặc “tranh biếm họa” về tác động của gia tăng dân số quá nhanh đối với kinh tế - xã hôi – môi trường ở các nước đang phát triển.

Đây là dự án ngắn hạn, HS làm việc theo nhóm trong tời gian ngoài giờ trên lớp và thuyết trình về sản phẩm của nhóm trước lớp.





  • Phương pháp khảo sát, điều tra trong dạy học Địa lí.

Khảo sát, điều tra là nội dung không thể thiếu của dạy học Địa lí. Nó là một phần của chương trình, nhưng được dạy dưới hình thức ngoài lớp. Đây là PP đặc thù của việc dạy học Địa lí.

Hướng dẫn thực hiện PP khảo sát điều tra trong dạy học Địa lí.


1. Xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng khảo sát, điều tra.

  • Mục đích: GV phải định hướng cho HS về mục đích của việc khảo sát, điều tra, trả lời câu hỏi: khảo sát điều tra thực tế địa phương nhằm mục đích gì?

  • Yêu cầu: Nắm được PP điều tra; xử lý số liệu; viết báo cáo sau khi điều tra.

  • Đối tượng điều tra: Trong nhân dân (làng, xã, phường); trong chính quyền, đoàn thể; trong HS…

2. Kế hoạch khảo sát điều tra.

Kế hoạch khảo sát điều tra trong địa phương được thực hiện trong suốt năm học. Trong kế hoạch phải ghi rõ nội dung, địa điểm, thời gian dự định khảo sát, điều tra và PP thực hiện.



  • Nội dung khảo sát, điều tra.

Việc lựa chọn nội dung điều tra phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu sau.

  • Tính cấp thiết của vấn đề.

  • Phù hợp với nội dung bài giảng.

  • Các PP khảo sát, điều tra.

Để tiến hành khảo sát điều tra cần phải tiến hành các PP sau.

  • PP thực địa: Đây là PP chính để thực hiện công tác khảo sát, điều tra. GV hướng dẫn HS về các bước tiến hành điều tra như: quan sát, thu thập số liệu bằng cách nào? Ghi chép chúng ra sao?.

  • PP tìm hiểu, điều tra trong nhân dân địa phương.

  • Điều tra trực tiếp bằng câu hỏi định trước (nếu vấn đề điều tra không nhiều và số lượng điều tra không lớn).

  • Điều tra bằng phiếu phát cho cá nhân ghi sẵn các câu hỏi (tốt nhất là các câu hỏi trắc nghiệm - test) có hướng dẫn cách chọn câu trả lời. Hình thức này có thể thu được số lượng ý kiến nhiều và thuận tiện khi xử lý số liệu nhưng đòi hỏi phải tốn nhiều công sức để xây dựng bộ câu hỏi hợp lý.

  • PP nghe báo cáo: để hỗ trợ cho các PP thực địa và tìm hiểu trong nhân dân, có thể tổ chức cho HS nghe báo cáo về chủ đề sẽ điều tra, người báo cáo nên là những người am hiểu vấn đề sẽ điều tra.

  • PP sử dụng tài liệu về địa phương: để có tài liệu, GV nên hướng dẫn HS thu thập thêm từ sách, báo chí, các báo cáo (về tự nhiên, kinh tế - xã hội) của địa phương, từ tài liệu của các cơ quan hữu quan của địa phương. Những tài liệu này là nguồn bổ xung quý giá, hỗ trợ việc điều tra thực tế để rút ra những kết luận xác thực cho đề tài.

  • Viết báo cáo về kết quả khảo sát, điều tra.

Kết quả cuối cùng phải được thể hiện bằng một báo cáo viết, ghi lại các công việc đã làm, sản phẩm của quá trình khảo sát điều tra.

2.2.3.Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh ở nhà.


Hoạt động tự học của HS khi ở nhà nhằm củng cố lại những kiến thức đã được học trên lớp, hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài mới. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập đó, GV cần rèn luyện cho HS các KN tự học như: KN lập kế hoạch học tập, KN đọc sách, KN tra cứu, thu thập tư liệu, KN sử dụng CNTT…

  • Kỹ năng lập kế hoạch học tập.

Xây dựng kế hoạch học tập là bước đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự học. KN này bao gồm KN phát hiện, xác định và lựa chọn vấn đề tự học, thứ tự các công việc cần làm, sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lý với điều kiện và phương tiện hiện có.

Lập kế hoạch học tập hợp lý và thực hiện theo kế hoạch giúp HS làm chủ và tránh lãng phí thời gian, nâng cao hiệu quả học để hoàn thành mục tiêu học tập tốt. Một bài toán về thời gian lãng phí có thể gây “sửng sốt” cho nhiều người: giả sử thời gian lãng phí trong một ngày là 6 giờ (rất phổ biến với HS trung bình khá) (9)



Thời gian lãng phí trong một ngày = 6 giờ

Thời gian lãng phí trong một năm = Thời gian lãng phí trong một ngày x 365 ngày = 6 giờ x 365 ngày = 2.190 ngày.

Thời gian lãng phí cả cuộc đời = Thời gian lãng phí trong 1 năm x 80 năm (giả sử tuổi thọ là 80 tuổi) = 2190 giờ x 80 tuổi.

= 175.200 giờ.

Vậy tương đương với 7.300 ngày và = 7.300/365 = 20 năm lãng phí


Bài toán đó đặt ra điều cần thiết phải biết quản lý thời gian không chỉ công việc học tập mà còn trong tất cả lĩnh vực cuộc sống.

  • Lập kế hoạch tự học là biết xây dựng một chương trình hợp lý, có cơ sở khoa học phù hợp với từng cá nhân, tối ưu hóa hoạt động tự học của bản thân thể hiện:

  • HS biết đặt kế hoạch tự học phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ học tập.

  • Biết dựa vào đặc điểm, nội dung, tính chất của môn học.

  • Biết sắp xếp thời gian tự học

  • cho từng môn học hợp lý.

  • Khi xây dựng kế hoạch tự học, HS phải dựa vào đặc điểm tâm lý cá nhân

  • Biết tối ưu hóa thời gian tự học - biết sắp đặt công việc chung một cách ngắn gọn nhất để dành thời gian cho thời gian tự học.

  • Biết kết hợp làm việc với nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi.

  • Biết điều khiển, điều chỉnh kế hoạch học tập khi có những nhiệm vụ học tập mới.

  • Nội dung kế hoạch: Tùy vào mục đích cụ thể mà người học có thể lập kế hoạch dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.

  • K
    (9): Adan Khoo, trang 13,(2008), Tôi tài giỏi bạn cũng thế.
    ế hoạch dài hạn
    : Được lập ra để thực hiện trong một thời gian khá dài, như một năm, một học kỳ và phục vụ cho một mục tiêu dài hạn. Việc lập kế hoạch dài hạn bao gồm các bước sau:

  • Có kế hoạch học kì ghi rõ những “ngày mốc” của việc học trong học kỳ, như ngày thi, ngày kiểm tra…

  • Trên cơ sở đó lập kế hoạch cho những nhiệm vụ cụ thể phải hoàn thành và kế hoạch hóa việc chuẩn bị đi đến ngày mốc nói trên.

  • Kế hoạch trung hạn: thường là kế hoạch học tập cho một tháng trong năm, kế hoạch học tập cho một tuần. Trước hết là lập kế hoạch cho tuần lễ sắp tới, có thể viết thời gian biểu cho các tuần. Mỗi chủ nhật hàng tuần, HS nên giành thời gian lên kế hoạch học tập cho tuần tới, ở phần sắp xếp công việc theo tuần sẽ cụ thể hơn nhiều so với kế hoạch cho cả năm. Kế hoạch hàng tuần cần cụ thể hóa công việc cần làm mỗi ngày.

  • Kế hoạch ngắn hạn: Đó là kế hoạch hàng ngày, chi tiết nhất, tập trung vào nhiệm vụ cụ thể.

Đối với HS phổ thông thời gian biểu thường nên xây dựng cho một tuần. Khi đã có kế hoạch cụ thể, HS cần kiên trì thực hiện theo lịch đã sắp xếp. Tuy nhiên, kế hoạch có thể điều chỉnh nếu cần thiết, song nên hạn chế thay đổi vì nếu thay đổi thường xuyên sẽ làm HS không tập trung hoàn thành bất cứ dự định gì, ngược lại còn làm xuất hiện tâm lý “ỷ lại” và thường xuyên trì hoãn công việc.

Ví dụ: Kế hoạch tự học hàng tuần.



Tuần 1 tháng 10 năm 2013

Thứ 2




Thứ 3




Thứ 4




Thứ 5




Thứ 6




Thứ 7




Chủ nhật

Hoàn tất bài tập về nhà môn Địa, môn Toán




Hoàn thành bài tập môn Toán, môn Văn




Kiểm tra thể dục




Soạn Văn




Ôn tập chương 2 môn Lịch sử




Hoàn thành bài tập về nhà môn Toán




Ôn tập chương 3 Toán

Đọc trước và lập SĐTD môn Địa




Chuẩn bị trước bài môn Toán, môn Văn




Đọc trước bài và lập SĐTD môn Sinh




Kiểm tra viết văn




Hoàn thành bài tập môn tiếng anh




Kiểm tra đầu giờ môn Công nghệ




Làm bài tập về nhà các môn

Chuẩn bị bài kiểm tra môn Địa




Học từ mới môn tiếng anh




Học nhóm môn Toán










Hoàn thành bài tập môn địa










Lập kế hoạch tự học cho tuần tới

  • Kỹ năng đọc –ghi chép sách, tài liệu tham khảo.

Để giải quyết các vấn đề học tập do GV nêu ra hoặc chuẩn bị bài mới hoặc mở rộng thêm hiểu biết ngoài việc đọc SGK, HS còn phải biết lựa chọn sách, tìm và đọc các sách tham khảo để mở rộng và đào sâu tri thức.

  • Hướng dẫn HS lựa chọn sách.

Ngoài SGK, GV cần giới thiệu một số tài liệu tham khảo cho HS đọc thêm. Nhưng trong quá trình học tập một số HS có những nhu cầu và hứng thú riêng đối với nội dung này hay nội dung khác trong chương trình…, do đó nảy sinh ý muốn đọc thêm các tài liệu khác, vì vậy trên thị trường sách phong phú như hiện nay, HS cần phải biết cách chọn sách.

Việc lựa chọn sách cần tiến hành sao cho vừa đảm bảo được độ sâu, vừa đảm bảo được chiều rộng của vấn đề HS muốn tìm hiểu, nhất là các vấn đề, các đề tài HS chuẩn bị theo nhóm để thuyết trình trước lớp.



  • Điều này quan trọng là xác định mục đích đọc. Việc làm này giúp HS tập trung chú ý vào những vấn đề chủ yếu cần khai thác. Đọc sách có thể có nhiều mục đích khác nhau

  • Tìm hiểu nội dung của toàn bộ cuốn sách .

  • Tìm hiểu một vấn đề, một khía cạnh nào đó của cuốn sách.

  • Sưu tầm tài liệu bổ sung cho những vấn đề hiện mình đang nghiên cứu.

  • Tìm hiểu định nghĩa, khái niệm về một vấn đề nào đó.

  • Thu thâp nguồn thông tin để giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó.

Có khi việc đọc một cuốn sách chỉ nhằm một mục đích, nhưng cũng có khi nhằm nhiều mục đích cùng một lúc. Xác định mục đích lựa chọn sách, vấn đề cần tìm hiểu là điều quan trọng đầu tiên trước khi lựa chọn sách.

  • HS lớp 10 nói riêng, HS phổ thông nói chung thường tìm mua sách tham khảo ở hiệu sách. Để tìm đúng sách cần mua HS cần chú ý: đầu tiên đọc tên bìa sách xem có đúng hoặc liên quan đến mục đích mua sách không? Xem tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản để biết tính cập nhật, độ tin cậy và phần nào có thể “đoán” được chất lượng của cuốn sách đó.

  • Xem mục lục sách để biết cấu trúc của sách, nội dung các chương, sự phân phối số trang cho từng chương. Điều quan trọng là “tìm” xem phần mục lục có đề cập tới phần HS muốn tìm không. Có những quyển sách khi đọc tên sách thì có vẻ rất phù hợp nhưng không thể chắc chắn phần HS muốn tìm hiểu được thể hiện trong đó. Thông qua tìm hiểu mục lục, HS sẽ biết những đề mục mình quan tâm nằm ở đâu của cuốn sách, bước tiếp theo là giở sách tới những đề mục hoặc những đoạn mà mình quan tâm và đọc lướt qua chúng.

Làm như vậy giúp HS có thể hình dung về cuốn sách, giúp các em lựa chọn sách được hiệu quả hơn.

  • Hướng dẫn HS đọc sách có hiệu quả.

  • Cố gắng kiên trì 5 mục chiến lược đọc.

  1. Gạch dưới những ý/ những câu cần thiết nhất.

  2. Ghi lại thật vắn tắt những điều quan trọng nhất (theo ý của mình).

  3. Tự vẽ một sơ đồ logic sau khi đọc (theo ý của mình).

  4. Tự tóm tắt bài đọc.

  5. Tự đặt câu hỏi về nội dung của bài.

  • Đọc tích cực và hiệu quả.

  • Phải tập trung tư tưởng và có chủ định khi đọc (đọc để học không phải là chỉ đọc cho vui, cho biết, mà đọc để hiểu, để phân tích, tổng hợp, để ghi nhớ và vận dụng)

  • Biết “tìm” và “phát hiện” những ý tưởng cốt lõi, những điều quan trọng.

  • Biết ghi chép, tóm tắt theo ý của mình.

  • Biết tự xác lập một hình ảnh trong tâm trí (dàn bài, sơ đồ, mô hình, mối liên hệ…) để dễ ghi nhớ và vận dụng sau này.

  • Ba giai đoạn đọc để học.

  • Đọc lần thứ nhất: để nắm bắt dữ liệu, nhằm phát hiện ra cái gì là quan trọng, chưa vội sa vào chi tiết.

Để phát hiện và nắm bắt những điểm quan trọng nhất phải chú ý đọc các tiêu đề, các đề mục lớn, xem xét dàn bài toàn cục hay bố cục của chương mục, đọc nhanh phần kết thúc hay tổng kết của chương mục, các câu hỏi, chú ý các đoạn sách in đậm, gạch dưới, đóng khung…cốt nhất là phát hiện được các điểm nút, những điểm mấu chốt nhất và hình dung được bố cục chính của bài, của chương mục

  • Đọc lần thứ hai: mục đích đọc để hiểu, để xử lý các dữ liệu (phân tích sâu hơn, chi tiết hơn nhằm hiểu được cấu trúc và nội dung các thông tin). Sau khi học hoặc đọc, ta tự lập một sơ đồ, tự làm một dàn bài cho một chương mục, một bản tóm tắt… đó là những cách để chỉ ra rằng HS đã hiểu.

Cách xử lý khi gặp những tri thức khó hiểu.

Có thể có nhiều nguyên nhân khiến khi đọc khó hiểu một khái niệm mới hay một đoạn sách nào đó. Ví dụ kiến thức cũ bị quên, các vấn đề liên quan lúc trước học chưa kỹ hoặc bị “lỗ hổng”, khái niệm mới quá trừu tượng, quá khó đối đối với HS, cách lý giải trong sách quá dài và phức tạp…gặp những lúc như thế nên dùng các cách sau:

  • Cố nhớ lại những khái niệm, lập luận, công thức cũ có liên quan, nếu cần thiết phải tra cứu lại ở các cuốn sách đã đọc.

  • Đọc thật chậm những đoạn cảm thấy còn mơ hồ, rồi cố tìm ra một vài ví dụ hay một sự so sánh liên tưởng để vấn đề ấy được sáng tỏ hơn, thử tìm một phản ví dụ.

  • Cố gắng vẽ sơ đồ logic của các lập luận, sự tư duy logic này sẽ giúp HS dễ hiểu ra bản chất vấn đề.

  • Thử tìm một vài quyển sách có liên quan cũng đã đề cập đến vấn đề đó, có thể tác giả khác có cách tiếp cận dễ hiểu hơn.

  • Gặp những đoạn quá dài, nên tìm cách chia đoạn đó thành những đoạn nhỏ hơn, thành những dàn ý tóm tắt làm nổi bật lên những ý chủ đạo.

Nếu với các cách trên mà vẫn chưa sáng tỏ cũng đừng nản chí, hãy “ghi nợ” lại vào vở tự học, có thể một thời gian sau lại phát hiện ra, hoặc có dịp trao đổi với bạn bè hoặc hỏi thầy, cô giáo.

  • Cố gắng xác lập các mối quan hệ, tìm ra những điều gần gũi nhau.

  • Tìm ra ý nghĩa của các từ, các câu, các khái niệm, các công thức…

  • Tổng hợp lại để thấy rõ cơ cấu, mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức…

  • Đọc lại, làm lại cho bản thân theo cách hiểu của mình.

  • Đọc lần thứ ba: nhằm tổng hợp và ghi nhớ các thông tin và dữ liệu. Mục đích của lần đọc thứ ba này là những kỹ thuật, thủ pháp để giữ cho bền chắc những điều mà HS đã học được ở lần đọc thứ hai (các thủ pháp để giữ cho kiến thức được bền lâu được trình bày trong phần kỹ năng ghi nhớ.)

  • Kỹ thuật đọc sách nhanh và hiệu quả.

  • Thứ nhất: Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường.

Khi không có vật gì đi trước dẫn đường, mắt có khuynh hướng “nhảy nhót” khắp trang giấy làm chậm việc đọc, do đó bất cứ khi nào đọc sách, dùng một cây bút chì làm vật dẫn mắt qua từng câu văn. Việc này giúp người đọc tập trung hơn vào việc đọc. Một lý do khác của việc dùng bút chì là để điều khiển tốc độ đọc của mắt. Dịch chuyển bút chì nhanh hơn tốc độ đọc bình thường một chút giúp rèn luyện mắt đuổi theo bút và quen dần với tốc độ đọc nhanh hơn.

  • Thứ hai: Tìm kiếm những ý chính và đánh dấu các từ khóa.

Nhìn chung trong bất kỳ cuốn sách nào, chỉ có 20% trong tổng số từ chứa đựng toàn bộ kiến thức, những từ này gọi là “từ khóa”. Một sự thật là 80% số từ còn lại là những thông tin phụ, là từ nối hoặc những từ khác. Khi đọc sách, HS cần đánh dấu những từ khóa quan trọng và tìm kiếm những ý chính trong mỗi đoạn văn. Thông thường mỗi đoạn văn đều có môt ý chính duy nhất được hỗ trợ bởi nhiều ý phụ. Điều này giúp ích cho tiến trình nắm bắt thông tin của HS.

  • Thứ ba: Mở rộng tầm mắt để đọc được cụm 5-7 từ một lúc.

K
1 2 3 4 5 6

Khi em đọc từng chữ một


7 8 9 10 11 12

Nó sẽ làm em đọc chậm


1 2

Khi em đọc từng chữ một nó sẽ làm em đọc chậm




hi đọc, mắt buộc phải dừng lại thì mới thu nhận được thông tin. Thời gian mắt dừng lại mỗi lần khoảng từ ¼ giây đến 1 giây. Mắt dừng lại càng nhiều lần thì thời gian dừng càng lâu và làm việc đọc càng chậm. Muốn đọc sách nhanh và hiệu quả cần làm giảm số lần và thời gian dừng của mắt khi đọc.

Với những người đọc từng chữ một, mắt phải dừng ở lại mỗi chữ một lần. Gỉa sử mỗi lần mắt dừng khoảng ½ giây, điều này có nghĩa là trong vòng một phút, chỉ có thể đọc được 120 từ. Tốc độ 120 từ/phút là tốc độ dưới trung bình. Nếu đọc từ 2 đến 3 từ/ lần, tốc độ đọc sẽ là 240 - 360 từ, đọc 5 - 7 từ một lúc mang lại tốc độ đọc 600 – 840 từ/ phút. Muốn đọc nhanh HS phải loại bỏ những thói quen làm giảm tốc độ đọc (đọc bằng môi, giọng đọc thầm, đọc lùi, đọc từng chữ một, tầm mắt hẹp), cố gắng chủ động mở rộng tầm mắt để đọc cụm 5 – 7 từ một lúc, lúc này mắt như một “máy quét”.



  • Thứ tư: Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của mắt.

Khi tập trung đọc hiệu quả, di chuyển bút chì nhanh để thúc đẩy mắt phải đọc ở một tốc độ mà người đọc cảm thấy khó chịu. Ví dụ: nếu chỉ đọc được 100 từ/phút, các em phải ép mình đọc được 300 – 400 từ/phút. Nếu cảm thấy không nắm bắt được thông tin hoặc không thoải mái, cũng không nên lo. Vì mục đích của việc làm này là làm quá tải và làm căng hệ thống thần kinh. Sau nhiều lần thử thách như thế, năng lực bộ não của sẽ được nâng cao một cách rõ rệt. Nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì bản thân mỗi HS cần thực tập việc này thật nhiều lần.

  • Hướng dẫn HS cách ghi chép.

Ghi chép trong khi đọc sách là việc rất cần thiết. Trong khi đọc dù người học có suy nghĩ sâu sắc, nhưng nếu suy nghĩ đó không được ghi lại, thì trước mắt, kết quả đọc sẽ không cao, sau này kết quả đó cũng khó có thể được duy trì trong trí nhớ. Vì vậy, ghi chép có một ý nghĩa rất quan trọng.

Có nhiều cách để ghi chép tài liệu đọc. Căn cứ vào mục đích đọc mà lựa chọn cách ghi chép thích hợp nhất. Thông thường có các hình thức ghi chép như: đề cương, trích dẫn, tóm tắt, tự do…

+ Ghi chép kiểu đề cương: là ghi lại những vấn đề cơ bản của nội dung cuốn sách. Có thể ghi đề cương sơ lược hoặc đề cương chi tiết, tùy theo mục đích của việc đọc tài liệu

+ Ghi chép kiểu trích dẫn là chép lại nguyên văn câu nói, một luận điểm của tác giả. Yêu cầu trích dẫn phải thật chính xác, cần ghi rõ tên tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang.

+ Ghi tóm tắt là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung cuốn sách.

Vài cách ghi chép tóm tắt

Trình bày dưới dạng dàn bài Trình bày dưới dạng phân nhánh.


I/…….. 1)……..

2)……..


a)……..

b)……..


II/………. 1)……….

2)………



Ngoài ra có thể trình bày dưới dạng sơ đồ, Bản đồ tư duy …..

+ Ghi chép tự do: đây là một hình thức mà nhiều HS thường dùng. Ngoài sự thuận tiện, đây còn là hình thức thích hợp với đặc điểm của mỗi cá nhân và trình độ hiểu biết của HS.

Ngoài những hình thức ghi chép trên đây, còn có thể ghi trên những tờ giấy rời, còn gọi là phiếu hay phích.



  • Kỹ năng ghi nhớ kiến thức

  • Một số thủ pháp để ghi nhớ.

  • Sắp xếp các dữ liệu cho có thứ tự và tổ chức.

Sau lần đọc thứ nhất và thứ hai, HS cần phải sắp xếp các thông tin lại cho có thứ tự, có tổ chức để hình thành lại toàn cục chương đang học, thực chất là đang trình bày lại nội dung chương mục đó theo cách hiểu của mình.

  • Xác lập các điểm mấu chốt, các mối liên hệ chủ yếu giữa các dữ liệu.

Cần phải biết chọn lọc, loại bỏ bớt để giữ lại những thông tin mấu chốt. Điều này, cũng có nghĩa là đang tìm bản chất nội dung của các thông tin trong chương mục đó. Cần loại bỏ những mối liên hệ phụ có thể tự suy ra được; cốt nhất phải gạn lọc các mối liên hệ chủ yếu giữa các sự kiện, các khái niệm, công thức mà nếu thiếu các mối liên hệ ấy thì các dữ liệu sẽ trở thành một mớ hỗn độn.

  • Xác lập một hình ảnh toàn cục trong tâm trí về chương mục vừa học.

Viết và trình bày lại chương mục đó theo cách riêng của mình. Những điều ấy là một hình ảnh toàn cục trong tâm trí về chương mục vừa học và đó là những điều cần ghi nhớ. Tất nhiên đây chưa phải là toàn bộ việc học chương mục đó, HS còn phải làm thêm các bài tập, trả lời các câu hỏi, tra cứu thêm các tài liệu…

  • Lặp đi lặp lại nhiều lần, kiểm tra và tự kiểm tra.

Để những điều cần ghi nhớ thực sự tồn tại bền lâu trong tâm trí, sự lặp đi lặp lại và kiểm tra là điều rất cần thiết. Cách lặp đi, lặp lại tốt nhất là tự trình bày lại chương mục đó bằng cách viết hoặc trình bày nhẩm bằng lời. Nếu đang cùng ôn tập cùng bạn vè, tốt nhất là thử trình bày lại cho bạn bè nghe hoặc nghe bạn trình bày lại. Tóm lại trong bước đọc cuối cùng này là với mục đích kiến tạo và giữ cho bền chắc một hình ảnh trong tâm trí của mình về chương mục quan trọng đã học.

  • Một số thủ pháp để nhớ kiến thức lâu bền.

  • Ghi nhớ lâu dài phải có chủ định.

Kiến thức mênh mông, nếu cài gì cũng muốn ghi nhớ thì sẽ không nhớ nổi. Vì vậy, người đọc phải có chủ định ghi nhớ. Sau khi học xong một bài, một chương, một hình ảnh toàn cục của bài hoặc chương đã hình thành trong tâm trí. HS phải xác định xem (chủ định) là mình phải ghi nhớ lâu dài những gì?

  • Về mặt lý thuyết (các định nghĩa, khái niệm, chủ điểm...quan trọng).

  • Các công thức không thể thiếu được.

  • Các dạng bài hay ví dụ điển hình.

  • Các câu hỏi tổng hợp của bài, chương mục hay môn học đó.

  • Lặp đi lặp lại vừa là quy luật vừa là thủ pháp để ghi nhớ lâu dài.

Theo quy luật sinh học, trí nhớ tạm thời sẽ nhanh chóng bị quên, vì vậy những điều mà HS chủ định ghi nhớ lâu dài cần phải được lặp đi lặp lại để củng cố. Phương cách để củng cố có thể có nhiều và phụ thuộc vào từng người, song điều quan trọng là sự tập trung của người học khi có chủ định ghi nhớ một kiến thức nào đó.

  • Tự viết lại, trình bày lại, nhắc lại (cho chính mình hoặc cho bạn bè).

  • Viết lại ở một vị trí mà mắt hằng ngày nhìn tới (cánh cửa, bàn học…).

  • Tranh luận với bạn bè, trình bày lại cho bạn nghe hay được nghe bạn trình bày lại các quan điểm về một kiến thức.

  • Đọc một tài liệu tham khảo, một quyển sách khác …cũng về kiến thức đó.

  • Một kiến thức đã quên nhưng HS phải tìm lại, nhớ lại; tìm lại cho ra và cố nhớ lại cho được cũng có nghĩa là đang lặp lại kiến thức quan trọng đó.

  • Vận dụng kiến thức hoặc một công thức nào đó vào một thí dụ, vào thực tế cuộc sống là cách lặp lại tuyệt vời và chắc chắn sẽ giúp nhớ rất lâu kiến thức đó.

Còn nhiều cách lặp đi lặp lại một kiến thức quan trọng cần phải nhớ, sự lặp lại thường xuyên giúp tăng trí nhớ và nhớ lâu giống như tập thể thao đều đặn để tăng cường sứ khỏe. Tuy nhiên, khi cơ thể đã mệt mỏi, đầu óc đã bão hòa thì dù có cố nhồi nhét cũng không nhớ nổi, lúc ấy điều cần làm là nên nghỉ ngơi thư giãn.

  • Ghi nhớ máy móc: Không nên coi thường việc ghi nhớ máy móc, nhiều khi nó giúp nhớ rất lâu, có khi nhớ đến suốt cuộc đời một kiến thức nào đó rất khó, và rất phức tạp.

  • Cố gắng tạo ra một hình ảnh, một biểu tượng để dễ nhớ và nhớ lâu.

Nếu nhìn vào một quyển vở toàn chữ và số thì dẫn đến tâm lý chán và khó để lại cho người học một ấn tượng sâu đậm, như vậy khi làm các phiếu tổng hợp, HS đã tạo ra các dàn bài, các sơ đồ, biểu bảng, những mũi tên, gạch dưới, đóng khung, tô màu… đấy chính là những hình ảnh đậm nét, gây ấn tượng, giúp dễ nhớ và nhớ lâu.

  • Cố gắng liên tưởng tìm ra những tình huống, hình ảnh để dễ nhớ và nhớ lâu: Điều này xuất phát từ các luận điểm triết học “thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức” và nguyên tắc trong giáo dục “lý luận liên hệ với thực tiễn”.

  • Tìm ra các mối tương quan lôgic trong nội dung để dễ ghi nhớ và nhớ lâu bền

Nhiều lúc người học quyên một tiêu mục hay một chi tiết nào đó nhưng nhờ có mạch tư duy logic sẽ giúp nhớ lại cả hệ thống: Ví dụ, Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến (vị trí) nên có khí hậu nhiệt đới (tự nhiên), do đó phát triển được nền nông nghiệp nhiệt đới (kinh tế)…

  • Sử dụng sơ đồ tư duy trong học bài.

Thông qua việc nắm rõ tác dụng cũng như các bước tiến hành thiết lập sơ đồ tư duy. Trong quá trình học ở nhà, HS có thể sử dụng sơ đồ này như một công cụ ghi chú hiệu quả. HS có thể lập SĐTD về bài học đã học, SĐTD cho chương sách, SĐTD tổng quát cho cả cuốn sách hoặc cũng có thể dùng SĐTD để lập kế hoạch học tập cho mình. Một cách rất tốt cho việc học của các em là nên lập SDTD cho chương sách, bài mới mà mình học trên lớp. Làm như vậy giúp HS nhanh chóng thâu tóm được nội dung cần học và có thể bổ sung sau khi học, đồng thời các em nên giữ lại các SĐTD phục vụ cho quá trình ôn tập, xem lại kiến thức một cách nhanh chóng và hệ thống.

HS cũng nên sử dụng SĐTD để ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng.

Để rèn luyện kỹ năng này cho HS khi các em học ở nhà, GV nên giao các bài tập yêu cầu các em hoàn thành bằng cách thiết lập SĐTD.


  • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

Việc rèn luyện KN này cho HS không chỉ giúp các em tự học ở nhà mà còn giúp cho HS “học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời”. HS cần biết sử dụng máy tính, tìm tài liệu trên hệ thông tin Internet, một số phần mềm địa lí hay các đĩa CD về nội dung Địa lí có sẵn do GV cung cấp. HS cũng cần rèn luyện KN trình bày vấn đề nhờ hỗ trợ của CNTT.

Hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng Internet

Tìm kiếm thông tin trên một kho dữ liệu vô cùng rộng lớn không phải là công việc dễ dàng. HS phải biết cách tìm ra đúng tài liệu các em cần sử dụng trong khoảng thời gian tối ưu nhất. Muốn vậy, trước tiên GV phải cho HS biết một số lưu ý khi khai thác thông tin trên mạng Internet.

Không phải bất cứ thông tin nào trên mạng Interner đều đáng tin cậy. Những thông tin đó có thể chưa được kiểm duyệt khi đưa lên mạng, nên trước khi sử dụng bất cứ thông tin từ bất cứ trang web nào, cần phải biết thông tin đó có đáng tin cậy hay không. Muốn đánh giá mức độ chính xác của các thông tin trên một trang web, cần phải dựa vào các yếu tố sau:



  • Việc đặt tên của website: Độ chính xác của thông tin có thể được đánh dựa vào việc đặt tên website đăng tải thông tin đó. Tên website thường có các định dạng đuôi như sau:

+ Các trang web của các cơ quan thuộc chính phủ có đuôi “.gov” (ví dụ như: www.hochiminhcity.gov.vn; www.gov.vn; …). Những thông tin được cung cấp từ những trang web này là nguồn thông tin đáng tin cậy, đã được kiểm soát trước khi công bố lên mạng Internet.

+ Các trang web thuộc các tổ chức phi lợi nhuận có đôi “.org” (ví dụ như: www.unep.rrg.vn; www.undp.org.vn; …). Những thông tin được cung cấp từ những trang web này cũng là nguồn thông tin được quản lý đáng tin cậy.

+ Các trang web có đuôi “.net” (ví dụ: www.edu.net.vn ) thì tùy theo tổ chức hay cá nhân đang sở hữu trang web mà thông tin được cung cấp có đáng tin cậy hay không. Muốn có thêm những đánh giá về thông tin thuộc các trang web này, cần tìm xem thông tin trong phần giới thiệu về cá nhân hay tổ chức đang sở hữu trang web (thường nằm dưới cùng của trang web ở các trang tiếng Việt và nằm tại các mục “about us”, “Philosophy” hoặc “Backgound” ở trang tiếng anh) để biết website do ai duy trì.

+ Các trang web thuộc các cơ sở khoa học, giáo dục thường có đuôi “.ac” hoặc “.edu” (ví dụ: www.moet.edu.vn; http://hnue.edu.vn; http://dialy.hnue.vn; …). Thường cung cấp các thông tin mang tính chuyên ngành hay chuyên môn cao và đáng tin cậy.



  • Tác giả bài viết: Khi tìm kiếm được một bài viết phù hợp, HS có thể tìm đến phần ghi nguồn thông tin, tên tác giả hoặc có thể tìm hiểu lý lịch khoa học của tác giả. Nếu trong bài viết không ghi các thông tin về lý lịch khoa học, HS có thể sử dụng tên tác giả và bài viết để tìm ngược trên mạng để xác minh về những thông tin khoa học liên quan.

  • Dựa và nguồn tài liệu tham khảo: nếu bài viết có đưa thông tin về nguồn tham khảo là các tài liệu khoa học tạp chí chuyên ngành thì các tài liệu đó đã được hội đồng khoa học duyệt bài trước khi đăng lên web nên cũng là nguồn thông tin đáng tin cậy.

  • Tính cập nhật của thông tin: cũng là điều cần chú ý khi quyết định khai thác và sử dụng thông tin tìm được trên mạng. Các thông tin được tải lên mạng từ nhiều thời điểm khác nhau và có thể không được gỡ bỏ đi, cho nên có rất nhiều thông tin không mang tính cập nhật. Trong một số trường hợp nếu sử dụng các thông tin này có thể sẽ làm sai lệch mục đích khoa học. Có thể kiểm tra tính cập nhật này khi nhìn vào ngày tháng mà thông tin đó được đăng tải hay cập nhật (thường nằm ở đầu hoặc cuối bài viết).

Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.

HS phải chú ý đến những vấn đề sau:



  • Xác định những từ liên quan đến nội dung tìm kiếm, đó là những từ hoặc cụm từ đồng nghĩa, những từ bị loại ra và những từ có liên quan.

Ví dụ: khi xác định nội dung liên quan đến vấn đề “suy giảm tài nguyên sinh vật ở Việt Nam”, có thể xác định thêm cụm từ có liên quan là “suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam” hay “suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

  • Xác định phạm vi tìm kiếm về ngôn ngữ (tiếng Anh hay tiếng Việt), dạng dữ liệu các trang web, hình ảnh, âm thanh, video…), thời gian…

  • Kỹ năng ôn bài và dự thi.

Khi ngày thi càng đến gần, HS sẽ bước vào giai đoạn ôn tập tăng tốc. Trong lúc này điều quan trọng nhất là các em phải có PP, kỹ năng ôn tập và thi cử để việc học đạt hiệu quả và bớt căng thẳng, áp lực nhất. Dưới đây là KN ôn tập và dự thi mà GV có thể cung cấp để HS tham khảo.

  • Môi trường học tập tốt.

Để học hiệu quả, trước hết các em phải tạo ra một môi trường học tốt, nên chọn việc học tại một nơi nhất định để tâm trí có được thói quen làm việc bất cứ lúc nào các em ở đó. HS nên chọn những chỗ học có những đặc điểm sau đây:

  • Phải có đèn sáng: Môi trường có lợi cho việc học nhất là nơi có đèn sáng, tốt nhất là bóng đèn vàng. Lý do là vì bóng đèn huỳnh quang (ánh sáng trắng) rất chói và dễ làm nhức đầu.

  • Nhiệt độ thích hợp: nhiệt độ quá cao sẽ làm buồn ngủ, mệt mỏi. Nhiệt độ thấp hơn sẽ giúp tỉnh táo. Nhiệt độ tối ưu cho bộ não là 19oC.

  • Tránh những thứ làm mất tập trung: trừ khi HS có tính kỉ luật cao hoặc có khả năng tập trung thật tốt, các em cần bảo đảm địa điểm học tránh xa những thứ làm mất tập trung như tivi, điện thoại, trò chơi điện tử…

  • Không nên ăn nhiều trước giờ học: Việc này làm người học buồn ngủ vì năng lượng và máu đều tập trung cho hệ thống tiêu hóa thay vì não. Ăn nhiều các loại thịt đỏ (thịt bò,…), đường hoặc bánh ngọt trước khi học sẽ làm giảm khả năng lưu trữ thông tin của bộ não.

  • Học riêng hay học nhóm: học riêng tốt hơn hay học nhóm tốt hơn là do HS. Học nhóm giúp tổng hợp được năng lực và kiến thức của cả nhóm. Tuy nhiên nếu không có tính kỉ luật thì các em sẽ rất dễ mất tập trung dẫn đến hiệu quả kém và lãng phí thời gian. Các em nên tìm những người bạn có năng lực kỉ luật cao hơn mình. Việc học riêng mặt khác lại đảm bảo sự tập trung cao nhất, nhưng điều này cũng có nghĩa là HS không thể chia sẻ hoặc so sánh bài tập với những bạn khác.

Tốt nhất là nên học riêng và thỉnh thoảng sắp xếp việc học nhóm.

  • Lên kế hoạch học từ sớm.

Trước kỳ thi hãy lên một thời gian biểu chi tiết để sắp xếp những gì cần học mỗi ngày cho đến ngày bắt đầu thi môn đầu tiên. Việc này sẽ đảm bảo cho HS có đủ thời gian học hết tất cả các bài học, các môn học cần thiết trước khi thi.

+ HS nên sắp xếp thời gian biểu đi ngược bắt đầu từ ngày thi môn đầu tiên. Các em phải tính toán lượng thời gian cần để hoàn tất việc ôn lại tất cả các bài học, các môn học một cách hiệu quả. Cố gắng dành ra 3-5 ngày dự phòng trường hợp có việc khẩn cấp khác. Tuy nhiên, luôn phải nghĩ rằng 3-5 ngày đó không tồn tại, nếu không HS sẽ dễ trì hoãn công việc.

+ Thời gian cho mỗi môn học:

Mặc dù mỗi người có cách phân chia thời gian cho mỗi môn học khác nhau nhưng có thể làm theo cách sau:



1. Trải dài việc ôn bài cho mỗi môn học: Thay vì “nhồi nhét” một môn cụ thể như “Địa lí” trong vài ngày liên tiếp, tốt hơn là các em nên chỉ ôn vài bài hoặc 1 chương mỗi ngày trong một thời gian dài như 10 ngày. Trải dài việc ôn tập cho một môn học giúp tâm trí có thời gian ghi nhớ chắc chắn hơn, cũng như sắp xếp lại những thông tin đã ôn, trước khi tiếp tục ôn những thông tin khác của cùng môn học đó. HS nên tổng hợp nhiều môn học trong một ngày ôn. Sau một tuần, nên tổng ôn lại những gì đã ôn trong tuần trước.

2. Lên kế hoạch cho các lần học mỗi ngày: để đạt được nhiều đỉnh điểm gợi nhớ thông tin nhất, HS lên kế hoạch cho mỗi lần học dài tối đa hai giờ đồng hồ. Sau mỗi lần học, thư giãn ít nhất 15 – 20 phút trước khi bắt đầu lần học tiếp theo. Trong lúc nghỉ ngơi, tâm trí nên thư giãn càng nhiều càng tốt.

  • Cách học trong mỗi lần ôn.

  1. Ôn lại bài ngày hôm trước: Lý tưởng nhất là nên tự kiểm tra lại trong tâm trí toàn bộ SĐTD, dàn ý …của chương sách, đề cương đã ôn lần trước mà không cần nhìn lại, cũng cần ôn lại các câu hỏi ứng dụng và bài tập.

  2. Ghi nhớ thông tin: về chương hay dàn ý đề cương mà HS chuẩn bị ôn, các em nên xem lại toàn bộ SĐTD hay dàn ý mà HS đã lập một cách chi tiết. Lặp đi lặp lại cho đến khi có thể nhẩm được SĐTD, dàn ý trong tâm trí và thuộc, hiểu từng chi tiết.

  3. Thực hành các câu hỏi ứng dụng: Bên cạnh việc ghi nhớ tất cả các thông tin, HS phải thực tập các câu hỏi ứng dụng khác nhau liên quan đến chương, đề cương đó.

  4. Tổng ôn lại kiến thức trong ngày: Các em nên dành chút thời gian ôn lại xem mình đã học được gì trong ngày hôm nay. Việc làm này không làm mất nhiều thời gian nhưng rất tốt cho ôn tập và khắc sâu, nhớ lâu kiến thức.

  • Tâm lý tốt trước khi thi.

Trạng thái tinh thần sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của các em. Cảm xúc đó lại ảnh hưởng đến hành động và kết quả. Khi ở trong trạng thái tự tin tuyệt đối, phấn khởi và quyết tâm, các em sẽ làm bài với tất cả khả năng của mình. Sau đây là một số việc mà HS có thể làm để duy trì trạng thái đó.

1. Đến nơi thi sớm để thư giãn: Đến nơi thi sớm hơn giờ thi bao giờ cũng tốt. Trước hết, việc này bảo đảm HS sẽ không bị trễ giờ. Bên cạnh đó, việc đến sớm giúp tâm trí thư giãn rất nhiều trước khi thi. Bộ não chỉ làm việc có hiệu quả nhất khi ở trong trạng thái thư giãn.

2. Dứt bỏ kì thi ra khỏi tâm trí: có thể nói chuyện với bạn bè về bất cứ chuyện gì hay tài liệu học tập giúp tách rời tâm trí khỏi việc thi cử. Điều quan trọng là không nên học bài vào ngày thi (phải làm vào trước đó). Nó làm HS luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Hơn nữa, những thông tin mới có thể làm rối, lôn xộn những thông tin trước đó đã được sắp xếp ngăn nắp trong não.

3. Sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ: những từ ngữ hay tự nói với bản thân có thể động viên hoặc làm thui chột chúng ta. Hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Liên tục nói với bản thân “mình sẽ làm được”; “mình tin mình có thể hoàn thành tốt buổi thi”…


  • Đọc lướt qua đề thi.

Việc đầu tiên nên làm khi bắt đầu làm bài thi là đọc lướt qua tất cả các hướng dẫn và toàn bộ đề thi từ đầu đến cuối, trước khi bắt đầu trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Việc đọc lướt này giúp các em lên kế hoạch thứ tự trả lời câu hỏi cũng như lượng thời gian cần thiết cho từng câu hỏi.

  • Thời gian: để tránh thiếu thời gian làm bài - một yếu tố thất bại của nhiều HS, các em nên:

+ Phân chia thời gian hợp lý: luôn luôn lên kế hoạch cho lượng thời gian cần trong từng câu hỏi trước khi làm bài.

+ Thời gian dự phòng: nên dự phòng thời gian để kiểm tra lại bài từ 5 – 10 phút

+ Không nên mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi: HS thường cảm thấy phấn khởi khi trả lời một câu quen thuộc, liên tục viết đến khi nhận ra là đã lãng phí nhiều thời gian cho câu hỏi này. Tránh việc viết nhiều thông tin dư thừa không cần thiết.


  • Tiếp cận câu hỏi.

  • Dễ trước, khó sau: việc trả lời câu hỏi theo thứ tự cho sẵn không phải lúc nào cũng tốt. Lý do là vì đôi khi những câu hỏi khó được đưa lên đầu trong khi những câu hỏi dễ hơn lại nằm ở phía dưới. Khi đối mặt với tình huống như thế, HS có thể cứ tiếp tục cố gắng trả lời câu hỏi khó cho đến khi phát hiện ra là đã mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Kết quả là HS hối hả làm tiếp bài thi và nhận ra là không đủ thời gian làm bài, thậm chí không kịp thời gian cho những câu hỏi dễ: để tránh điều này các em nên làm theo một trong những cách sau đây:

1. Khi cảm thấy “mắc kẹt” vào một câu hỏi khó, hãy để lại câu hỏi đó và chuyển sang trả lời câu hỏi kế tiếp. Có thể quay lại câu hỏi khó đó sau khi đã trả lời hết các câu hỏi dễ.

2. Trả lời hết các câu hỏi dễ trước khi tiến hành làm lại các câu hỏi khó. Để dành những câu hỏi đòi suy nghĩ, phân tích và viết nhiều sau cùng khi đã hoàn tất hầu hết bài thi. Lý do là HS có thể trả lời câu hỏi khó đó tốt nhất khi tâm trí ở trạng thái thư giãn hơn (vì đã hoàn tất các câu hỏi dễ).



  • Không bỏ cuộc: những câu hỏi khó, đặc biệt là nếu nằm ở đầu đề thi, thường có tác động làm mất tinh thần, thậm chí làm HS không thể trả lời những câu hỏi dễ phía dưới. Nguyên nhân là vì HS đã hình thành một niềm tin đề thi này rất khó, vượt quá khả năng của mình.

Nếu việc này xảy ra, hãy hít thở sâu, thư giãn và không bỏ cuộc. Bỏ qua những câu hỏi phức tạp và trả lời các câu hỏi dễ để giúp các em tự tin hơn. Cuối cùng khi quay lại câu hỏi khó và thấy rằng các em vẫn không biết cách trả lời, cũng không nên để giấy trắng vì điều này sẽ chắc chắn các em sẽ bị điểm 0 cho câu hỏi đó. Thay vào đó, viết ra những gì mình biết chỉ cần hợp lý.

  • Trả lời câu hỏi: Các em nên làm theo nguyên tắc sau đây trong việc trả lời bất cứ dạng câu hỏi nào.

1. Luôn đọc kĩ câu hỏi: Chỉ cần một từ khác cũng có thể thay đổi toàn bộ ý nghĩa câu hỏi. Nếu không đọc kĩ, các em có thể bỏ lỡ từ quan trọng đó và hiểu sai toàn bộ câu hỏi. Do đó, luôn luôn để ý những từ khóa quan trọng xuất hiện trong câu hỏi.

2. Trả lời câu hỏi vừa đủ: không nên đi quá kỹ vào câu hỏi trước khi biết được thật sự câu hỏi cần thông tin gì. Nếu làm thế, HS có thể đưa ra quá ít, quá nhiều thông tin hoặc lạc đề. Bước đầu tiên cần phải biết được cần viết bao nhiêu thông tin. Có thể lấy điểm số phân chia trong từng câu hỏi làm tiêu chuẩn.



  • Cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

  • Thứ nhất: Đọc thật kỹ câu hỏi. Đừng tự nghĩ rằng câu hỏi này có vẻ giống với câu hỏi từng làm trước đây. Một từ thay đổi có thể làm thay đổi toàn bộ ý nghĩa câu hỏi

  • Thứ hai: đưa ra câu trả lời của mình trước. Trước khi đọc các đáp án mà câu trả lời cho trước, các em hãy nghĩ, hoặc viết ra đáp án câu của câu hỏi đó. Sau đó, so sánh câu trả lời của mình với từng lựa chọn.

  • Thứ ba: đọc hết tất cả các lựa chọn. Nhiều HS vội vàng đánh dấu vào câu trả lời nghĩ là đúng mà không đọc hết tất cả các lựa chọn trả lời khác. Các em tự nhủ rằng “các lựa chọn khác chắc chắn là sai”. Luôn luôn đọc kỹ từng câu trả lời trước khi lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Lý do là vì có thể có câu trả lời đúng hơn câu trả lời mình chọn. Tất nhiên chỉ có duy nhất câu trả lời đúng nhất mới được xem là đạt.

+ Câu hỏi tự luận.

Để thành thạo dạng câu hỏi viết luận, HS phải chứng tỏ được rằng có thể nhớ lại tất cả các thông tin liên quan, biết áp dụng chúng vào câu hỏi và có thể sắp xếp các thông tin theo một cách tốt nhất có thể.

Trước khi đặt bút vào viết câu trả lời, luôn luôn giành vài phút vạch dàn ý-ghi ra những ý chính cần trình bày trong bài, cách sắp xếp thông tin tốt nhất. Công việc này không làm mất nhiều thời gian nhưng nó sẽ giúp HS thấy được cấu trúc tổng quát của bài viết trước khi bắt tay vào viết. Một lý do quan trọng khác của việc phác thảo bài viết là nó giúp các em tránh viết thiếu ý, và là cơ sở để định hướng, phân phối thời gian cho từng ý sao cho phù hợp nhất, đồng thời nó sẽ giúp phần nào lỗi nhiều HS gặp phải là viết lạc đề.

Khi vạch dàn ý, HS có thể sử dụng SĐTD như một công cụ giúp các em nhớ lại và sắp xếp thông tin. HS cũng có thể sử dụng cách viết như sau…




1……………………………..

a……………………

b……………………

2……………………………...

a……………………

….vv


group 43
Những phút cuối, nên dành 10 phút hoặc hơn để đọc lại bài như dự tính. Đây là những phút rất quan trọng để phát hiện một số lỗi nhỏ và một vài thông tin bỏ lỡ.
Điểm mới của SKKN.

Sáng kiến kinh nghiệm đã làm nổi bật được những điểm mới sau:



  • Tác giả đưa ra khái niệm “tự học”, “kĩ năng tự học” trên cơ sở kế thừa các quan điểm trước đó. Theo quan điểm của tác giả bản chất của “tự học” là tính “tự giác, tích cực, độc lập, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm ở một lĩnh vực nào đó trong học tập, hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách người học”. Như vậy trong dạy học, tự học có thể diễn ra trong mọi hoàn cảnh: học trên lớp, ở nhà, ngoài lớp, học từ bạn, từ thầy, từ trải nghiệm của bản thân…khác với nhiều quan điểm cho rằng “tự học” chỉ diễn ra khi không có thầy.

  • SKKN đã đưa ra được cách thức để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh ở trên lớp, ngoài lớp và ở nhà thông qua dạy học Địa lí lớp 10 – THPT (dạy học bao gồm cả quá trình dạy và quá trình học). Tác giả đã cụ thể hóa các biện pháp để GV có thể áp dụng trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo từ đó khơi dậy “nội lực – tự học” của người học.

  • Tác giả đã đưa ra được quy trình rèn luyện kĩ năng tự học và cụ thể quy trình đó khi rèn luyện các kĩ năng Địa lí cho HS. Muốn có kĩ năng thì phải rèn luyện nhưng việc rèn luyện chỉ có thể thực hiện và phát triển thành kĩ xảo được khi việc rèn luyện được tiến hành theo một quy trình, theo các bước cụ thể.

  • SKKN đi sâu vào phương pháp dạy học nhưng không sa vào phân tích lý luận mà chủ yếu nhấn mạnh vào những điểm cốt yếu cần chú ý nhất khi sử dụng các phương pháp dạy học để phát huy khả năng tự học của HS.

  • SKKN đã chú trọng rèn luyện cho HS các kĩ năng quan trọng mà từ trước tới nay các em còn rất ít được biết đến trong quá trình dạy học đó là hệ thống các kĩ năng: kĩ năng đọc sách, kĩ năng ghi chép, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng ôn tập – kiểm tra kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…

Khả năng ứng dụng của SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 – THPT” có tính thực tiễn cao, khả năng ứng dụng rộng, không chỉ trong dạy học Địa lí lớp 10 – THPT mà các phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, cùng nhiều kĩ năng quan trọng khác như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy, kĩ năng ôn tập-dự thi, kĩ năng ghi chép, kĩ năng sử dụng CNTT…có thể ứng dụng trong các môn học, khối lớp khác nhau và cả trong cuộc sống. Điều quan trọng là kĩ năng tự học luôn cần thiết trong mọi thời gian và không gian. Trong bất kì hoàn cảnh nào, đều có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp được đưa ra trong sáng kiến để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học nói chung, dạy học Địa lí lớp 10 – THPT nói riêng.

Như vậy, tính ứng dụng của SKKN xét về tổng thể thì không giới hạn về địa điểm, phạm vi, thời gian áp dụng nhưng xét về thành phần (chi tiết) thì mỗi một phương pháp, một số kĩ năng lại có những yêu cầu riêng nên khả năng ứng dụng của từng phương pháp, một số kĩ năng sẽ không đồng nhất ở các không gian và thời gian khác nhau.



tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương