SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN


Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành



tải về 1.74 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu21.07.2016
Kích1.74 Mb.
#2116
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành


  1. Vị thế của Công ty

  • Công ty Cổ phần Hoàng Hà hiện đang giữ các vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vận tải hàng hóa, vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt và Taxi trên địa bàn các tỉnh phía bắc và trên cả nước. Công ty sẽ đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, đầu tư phát triển mạnh đội xe của mình để cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, hiện nay Hoàng Hà đang đứng trước một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức lớn.

  • Công ty đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc quản lý và phát triển kinh doanh vận tải. Công ty có nguồn nhân lực đủ khả năng và kinh nghiệm để tổ chức kinh doanh. Công tác quản lý tốt cùng với các biện pháp tổ chức kinh doanh tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao năng suất lao động đã giúp giảm chi phí kinh doanh của Công ty. Đây là một trong những thế mạnh đã và đang mang lại lợi nhuận cao cho Công ty.

  • So với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường, điểm mạnh của Hoàng Hà là năng lực đội xe vận tải, xe khách, xe buýt và xe Taxi lớn, chuyên nghiệp, chủ động thời gian, lịch trình chạy xe. Ngoài ra, sự đa dạng hóa về cơ cấu phương tiện vận chuyển có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển mọi lúc, mọi nơi với yêu cầu cao về khối lượng, chất lượng và tiến độ. Các cổ đông sáng lập, các nhà đầu tư vào Công ty đều là những người có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà Công ty kinh doanh.

  • Bên cạnh đó, Công ty còn có một hệ thống các Bến bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa, hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu do Công ty tự đầu tư, kinh doanh. Do đó, Công ty có điều kiện chủ động trong điều hành ra vào của các phương tiện vận chuyển của Công ty, chủ động nguồn cung cấp nhiên liệu và tận dụng hết công suất hoạt động của phương tiện vận chuyển, phát huy khả năng phát triển và duy trì ổn định mạng lưới khách hàng.

Khả năng cạnh tranh của Công ty

  • Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay Hoàng Hà gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải như: Công ty TNHH Hoàng Long (Hải Phòng); Công ty 27/7 Thanh Xuân Hà Nội, Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội, Tập đoàn Mai Linh...

  • Lợi thế cạnh tranh: Đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là quy mô và trình độ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, nhưng Công ty vẫn luôn phát triển với tốc độ rất cao và có vị thế rất quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa trên địa bàn các tỉnh phía bắc. Đạt được điều này là nhờ Công ty đã biết phát huy tối đa các lợi thế sẵn có của mình, vận dụng sáng tạo trong kinh doanh. Ở lĩnh kinh doanh vận tải, Công ty luôn phấn đấu đạt đến sự hài lòng của khách hàng, thường xuyên đảm bảo an toàn, tiện lợi, đúng giờ và luôn coi trọng chữ tín với khách hàng, giá cả cạnh tranh nên được các khách hàng tín nhiệm. Đặc biệt chất lượng phục vụ luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu, đồng thời công ty đã tổ chức được quy trình vận tải khép kín như các chuyến xe liên tỉnh đưa khách về cho xe buýt và xe Taxi và ngược lại xe buýt, xe Taxi đưa khách từ các huyện trong tỉnh về cho các xe đi tuyến liên tỉnh. Đây là những ưu thế nổi bật của công ty Hoàng Hà mà các doanh nghiệp khác không có được. Ngoài ra Công ty cũng có chính sách ưu tiên giảm giá cho những đơn vị có quan hệ thường xuyên, số lượng vận chuyển lớn do đó Công ty đã tạo được mối quan hệ khá bền vững với các bạn hàng, đối tác. Đặc biệt Chính phủ đã có quyết định miễn thuế đất cho các đơn vị có hoạt động kinh doanh phục vụ vận tải hành khách công cộng, dịch vụ sửa chữa, bãi đỗ xe. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh.



  1. Triển vọng phát triển của ngành:

  • Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao đã cải thiện nhu nhập của người dân khiến nhu cầu nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày một tăng tạo tiền đề cho sự phát triển cao của ngành vận tải.

  • Hệ thống các đường cao tốc, đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn đang được Nhà nước ưu tiên đầu tư tạo nên sự phát triển nhanh, mạnh mẽ hệ thống giao thông đường bộ là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải.

Chính sách của nhà nước

Ngày 3/3/2009 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Theo đó:




  • Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu phát triển là đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý. Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải và các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính có khối lượng lớn. Xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Chất lượng vận tải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế: êm thuận, nhanh chóng, an toàn và kết nối hợp lý giữa các phương thức vận tải, nhất là các điểm chuyển tải hành khách đường dài với vận tải hành khách tại các đô thị. Ở khu vực phía Bắc, Chính phủ có kế hoạch xây dựng các công trình giao thông cụ thể như sau:

    • Xây dựng mới Đường bộ cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Lạng Sơn - Hà Nội – Vinh;

    • Hoàn thành nâng cấp các tuyến quốc lộ trong vùng kinh tế trọng điểm: quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18, quốc lộ 12B, quốc lộ 21, quốc lộ 21B;

    • Nâng cấp các quốc lộ: QL1B, QL39, QL38; nâng cấp các trục đường bộ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, các cửa khẩu biên giới bao gồm QL2, QL3, QL6, QL32, QL70;

    • Nối thông và nâng cấp toàn bộ các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc: Vành đai I (QL4A, 4B, 4C, 4D, 4E, 4G, 34), vành đai II (QL279, 12) và vành đai III (QL37).  

  • Về Phát triển phương tiện vận tải đường bộ:  Phát triển phương tiện vận tải cơ giới phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách. Từng bước hạn chế tốc độ tăng lượng xe máy và kiểm soát sự gia tăng lượng ô tô con cá nhân ở các thành phố lớn. Đến năm 2020, toàn quốc có khoảng 2,8 ÷ 3 triệu xe ô tô các loại, trong đó xe ô tô con 1,5 triệu chiếc, xe ô tô khách 0,5 triệu chiếc, xe ô tô tải 0,8 triệu chiếc.        

  • Chiến lược phát triển giao thông vận tải cũng đưa ra hệ thống các giải pháp và chính sách để thực hiện mục tiêu đề ra:  Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;  Phát triển đa dạng các loại hình vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí xã hội;  Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước hàng năm đạt 3,5 ÷ 4,5% GDP;  Huy động tối đa mọi nguồn lực, chú trọng nguồn nội lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông;  Đổi mới phương tiện về chất lượng và chủng loại phù hợp với yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên các tuyến vận tải và điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông; H  iện đại hóa phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ; áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức;  Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác.

  1. Đánh giá về sự phù hợp giữa định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới

  • Căn cứ vào triển vọng phát triển chung của ngành, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xu thế hội nhập quốc tế của đất nước cũng như khả năng tăng trưởng của Công ty trong giai đoạn sắp tới, có thể thấy chiến lược phát triển được Công ty lựa chọn là hoàn toàn phù hợp.

  • Mục tiêu được Công ty hướng đến đó là tiếp tục củng cố và phát triển các lĩnh vực có thế mạnh hiện có, đó là hoạt động vận tải hành khách bằng xe búyt, bằng Taxi, vận tải hàng hóa. Trong tương lai Công ty sẽ mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh các ngành nghề như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, kinh doanh siêu thị, kinh doanh xăng dầu, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh bến bãi, kinh doanh dịch vụ chuyển phát, để từng bước hình thành mô hình vận tải khép kín vận tải bộ, bốc xếp, giao nhận hàng hóa.

    1. Каталог: FileStore -> File -> 2010
      2010 -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
      File -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt trần quang khải sáng kiến kinh nghiệM
      File -> BỘ TÀi chính số: 2329/QĐ- btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
      File -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm giao dịCH
      File -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre
      2010 -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần thưƠng mại bưu chính viễn thôNG
      2010 -> Nghị quyết củA ĐẠi hộI ĐỒng cổ ĐÔng thưỜng niên năM 2009 cho năm tài chính 2008 CÔng ty cổ phần sông đÀ 909
      2010 -> Company profile (Stock code: vfn) Brief introduction

      tải về 1.74 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương