SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN



tải về 0.76 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.76 Mb.
#29058
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

5.Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức đăng ký niêm yết, những công ty mà tổ chức đăng ký niêm yết đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức đăng ký niêm yết

5.1.Công ty mẹ của tổ chức đăng ký niêm yết


Không có.

5.2.Công ty con của tổ chức đăng ký niêm yết


  • Công ty cổ phần Vàng Châu Á – Thái Bình Dương

  • Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103036112 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 30/03/2009 và thay đổi lần 1 ngày 06/07/2009

  • Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng

  • Ngành nghề kinh doanh: Mua bán vàng bạc, đá quý, gia công trang sức mỹ nghệ; Tư vấn kinh doanh vàng (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính); Tư vấn quản lý kinh doanh, tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật tài chính); Dịch vụ môi giới thương mại, xúc tiến thương mại; Dịch vụ quản lý dự án đầu tư.

  • Tỷ lệ góp vốn của API tính đến 31/03/2010: 4.240.000.000 đồng, tương ứng 85% vốn điều lệ

  • Trên thực tế, Công ty cổ phần Vàng Châu Á – Thái Bình Dương chỉ hoạt động trong thời gian ngắn, chưa có phát sinh nhiều ngoài doanh thu từ lãi tiền gửi và chi phí hoạt động. Ngày 15/04/2010, CTCP Vàng Châu Á – Thái Bình Dương hoàn thành thủ tục chấm dứt hoạt động theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Tổng kết hoạt động đến thời điểm giải thể, CTCP Vàng Châu Á – Thái Bình Dương lỗ 161.446.061 đồng, CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương chịu khoản lỗ phân bổ là 137.180.621 đồng. Khoản vốn góp thu về 4.102.819.379 đồng và khoản lỗ trên được CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương hạch toán vào Quý 2/2010.

5.3.Công ty mà tổ chức đăng ký niêm yết đang liên doanh liên kết


  • Công ty cổ phần khoáng sản Châu Á – Thái Bình Dương

  • Giấy chứng nhận ĐKKD số 1003000099 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 17/10/2008

  • Vốn điều lệ: 7.979.600.000 đồng

  • Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, mua bán, khai thác, chế biến và vận tải các loại khoáng sản (trừ những loại khoáng sản nhà nước cấm); Bốc xúc đất đá và khai thác mỏ.

  • Tỷ lệ góp vốn của API tính đến 31/03/2010: 3.910.004.000 đồng, tương ứng 49% vốn điều lệ

  • Trường ĐH Tư thục Đông Nam Á

  • Giấy chứng nhận đầu tư số 25121000187 do UBND Tỉnh Hòa Bình cấp ngày 26/01/2009. Nhiệm vụ: Đào tạo đại học và sau đại học; Bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn; Liên kết đào tạo

  • Vốn điều lệ đăng ký: 50.000.000.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ thực góp: 2.500.000.000 tỷ đồng

  • Tỷ lệ góp vốn của API tính đến 31/03/2010: 575.000.000 đồng, chiếm 23% vốn điều lệ thực góp

6.Hoạt động kinh doanh

6.1.Cơ cấu doanh thu thuần qua các năm


Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Các dự án bất động sản của công ty đang trong giai đoạn triển khai đầu tư nên từ khi thành lập đến nay công ty chưa có doanh thu thuần. Đây cũng là đặc thù riêng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản.

Hiện tại, doanh thu của Công ty chủ yếu từ hoạt động đầu tư tài chính.



Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Quý I/2010

Doanh thu tài chính

20.789.398.573

23.335.797.479

3.349.749.465

Trong đó:










Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia

12.069.463.956

2.133.206.800

376.900.000

Lãi cho vay, lãi tiền gửi

6.650.459.100

4.009.792.679

975.987.737

Lãi do bán các loại chứng khoán

2.069.475.517

14.447.828.000

2.086.861.728

Lãi đầu tư góp vốn BĐS

0

2.744.970.000




Tổng cộng

20.789.398.573

23.335.797.479

3.349.749.465

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quý 1/2010 của API)

Trong cơ cấu doanh thu tài chính thì doanh thu liên quan đến đầu tư chứng khoán chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2009, lãi và cổ tức, lợi nhuận được chia giảm mạnh trong khi đó lãi do bán chứng khoán lại tăng mạnh so với năm 2008 là do trong năm này thị trường chứng khoán phục hồi, công ty đã thực hiện bán chứng khoán để thực hiện hóa lợi nhuận.


6.2.Nguyên vật liệu

















6.2.1Nguồn nguyên vật liệu


Nhân tố đầu vào quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của API là đất đã hoàn thiện hạ tầng. Do vậy, giá đền bù giải phóng mặt bằng là một nhân tố quan trọng trong cơ cấu chi phí của Công ty. Giá đền bù giải phóng mặt bằng được xác định dựa trên khung giá do UBND Thành phố, Tỉnh ban hành và là giá thỏa thuậ giữa Công ty với bên có quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch.

Ngoài ra, Công ty cũng sử dụng các loại nguyên vật liệu xây dựng để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình thuộc dự án. Hiện tại, các dự án của Công ty mới đang ở triển khai về mặt bằng chưa đến giai đoạn xây dựng. Công ty dự kiến sẽ sử dụng nguồn vật liệu của các nhà cung cấp lớn, có thương hiệu trong ngành vật liệu xây dựng.


6.2.2Sự ổn định của các nguồn cung cấp


Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng do biến động giá cả của nguyên vật liệu đến hoạt động xây lắp và lợi nhuận, Công ty duy trì quan hệ tốt với các nhà cung cấp nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào được cung cấp với giá cả hợp lý, chất lượng ổn định.

6.2.3Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận


Một trong những yếu tố đầu vào chính của Công ty là chi phí đền bù giải tỏa đất, chi phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho người dân để có thể tạo ra được các quỹ đất nằm trong dự án được quy hoạch. Giá đền bù giải tỏa đất là giá thỏa thuận giữa Công ty với bên có quyền sử dụng đất nằm trong khu quy hoạch mà Công ty cần phải giải tỏa để thực hiện dự án. Tùy theo địa điểm thực hiện dự án mà mỗi dự án sẽ có giá đền bù giải tỏa khác nhau.

Trong những năm gần đây, chi phí đền bù giải tỏa và giá cả của các loại nguyên vật liệu xây dựng có xu hướng tăng làm cho giá thành sản phẩm của Công ty cũng tăng liên tục. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.


6.3.Chi phí kinh doanh


Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Quý I/2010

Giá vốn hàng bán

-

-

-

Chi phí tài chính

116.846.097.653

11.850.675.656

-

Chi phí bán hàng

-

-

-

Chi phí quản lý doanh nghiệp

3.100.167.451

5.027.524.493

1.617.936.609

Tổng cộng

119.946.265.104

16.878.200.149

1.617.936.609

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quý 1/2010 của API)

Hiện tại Công ty đang hoạt động hai mảng chính là kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính. Các dự án của Công ty đang trong giai đoạn đầu tư nên chưa phát sinh doanh thu và hạch toán giá vốn. Các chi phí kinh doanh phát sinh chỉ bao gồm chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí tài chính phát sinh chủ yếu do hoạt động đầu tư tài chính của Công ty. Năm 2008, do sự sụt giảm lớn của thị trường chứng khoán, Công ty có khoản lỗ do đầu tư chứng khoán là 110,3 tỷ đồng và trả lãi cho các hợp đồng repo chứng khoán là 8,3 tỷ đồng. Tuy nhiên Công ty cũng có khoản hoàn nhập dự phòng 2,1 tỷ đồng.

Năm 2009, thị trường chứng khoán phục hồi nên khoản lỗ do đầu tư chứng khoản chỉ là 5,8 tỷ đồng và Công ty trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là 6,1 tỷ đồng.


6.4.Trình độ công nghệ


Theo đuổi triết lý “Nghiên cứu tạo ra Giá trị”, API coi con người là nhân tố cốt lõi của Công ty và đặt ra mục tiêu hàng đầu là xây dựng một đội ngũ nghiên cứu, phân tích chất lượng cao. Đây là bộ phận hết sức quan trọng đối với bất cứ một công ty đầu tư nào. Sản phẩm của bộ phận này là các báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành, doanh nghiệp giúp cho Công ty có thể phản ứng nhanh nhạy với các xu hướng phát triển của nền kinh tế, của thị trường, tìm ra được những lĩnh vực đầu tư tiềm năng cũng như ra các quyết định đầu tư chuẩn xác và hiệu quả hơn. Kết quả của bộ phận này cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động tư vấn của API. API sẽ phối hợp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên ngành nhằm giúp cho các nghiên cứu, phân tích được sâu sắc và có giá trị thực tiễn cao.

6.5.Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ


Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty được thực hiện qua nhiều giai đoạn:







  • Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Mọi dự án đầu tư đến từ nhiều nguồn đều phải được nhân viên phòng đầu tư đánh giá hiệu quả thông qua khảo sát thực địa và/hoặc mô hình tính toán trên cơ sở tham chiếu các định mức đơn giá của nhà nước, tình hình và xu thế thực sự của thị trường, kinh nghiệm đấu thầu và điều kiện thi công cụ thể để báo cáo lên hội đồng quản trị. Các dự án phù hợp với tiêu chí đầu tư của công ty lại được HĐQT và các lãnh đạo tái thẩm định một lần nữa để bảo đảm tính hợp lý và logic của các giả định và kết luận làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư.

  • Chất lượng của đồ án quy hoạch, thiết kế

Tính công năng, hợp lý và thẩm mỹ của các sản phẩm quy hoạch, thiết kế có vai trò quyết định tới giá trị của sản phẩm cuối cùng. Mọi đồ án thiết kế, quy hoạch do tư vấn thiết kế và quy hoạch lập đều phải trải qua nhiều vòng tham gia ý kiến đóng góp và phản biện của chủ đầu tư và phân tích chuyên môn của tư vấn tại các thời điểm then chốt như xây dựng chủ đề, phác thảo ý tưởng, lựa chọn giải pháp trước khi chi tiết hóa. Trong một số trường hợp đặc biệt đòi hỏi có góc nhìn và phân tích chuyên sâu của chuyên gia, công ty sẽ mời đơn vị tư vấn thiết kế độc lập khác cho ý kiến đánh giá khách quan về đồ án đã được lập để vươn tới chất lượng tối ưu của đồ án.

6.5.1Chất lượng của sản phẩm dự án


Tuy công tác xây dựng chưa được triển khai rầm rộ nhưng công ty luôn coi trọng và có nội quy chặt chẽ để đưa vào thực hiện mọi tinh thần của NĐ 209 của Bộ xây dựng cũng như các văn bản có hướng dẫn có liên quan về kiểm tra chất lượng công trình và sản phẩm xây dựng.

6.6.Hoạt động Marketing










Các hoạt động Marketing của Công ty được thực hiện theo các định hướng như sau:

  • Nâng cao vai trò của marketing trong việc đưa ra định hướng chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

  • Duy trì thường xuyên chính sách chăm sóc khách hàng truyền thống và không ngừng tìm kiếm phát triển thêm khách hàng mới nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.

  • Chú trọng hơn nữa việc thiết kế nhận dạng thương hiệu, công tác PR, công tác IR. Qua đó thay đổi và tạo dựng hình ảnh APEC Invesment với bộ mặt mới ngày càng có sức hút lớn hơn.

  • Lập kế hoạch quảng bá cho từng dự án cụ thể.

  • Với các dự án ở giai đoạn tiền xây lắp

Các hoạt động tiếp thị nhắm tới các công ty đầu tư phát triển hoạt động trong cùng lĩnh vực, các quỹ đầu tư, công ty đầu tư tài chính nhằm huy động thêm vốn cho phát triển. Các biện pháp tiếp thị quảng bá chủ yếu được sử dụng là dựa vào quan hệ cá nhân, tự giới thiệu trực tiếp với các đối tác tiềm năng, đăng tin bài lên các kênh truyền thông chuyên đề phù hợp.

  • Với các dự án đã có sản phẩm cuối cùng

Tiếp thị bằng tờ rơi, đăng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông địa phương và chuyên đề trước bán hàng từ 2-4 tháng nhắm chính xác tới các nhóm đối tượng tiềm năng. Một số dự án có mãi lực rất mạnh như khu công nghiệp Đa hội ở Bắc Ninh thì vai trò chủ yếu của công tác tiếp thị không còn nhắm tới mục đích bán được hàng vì người dân địa phương, những người đã biết rất rõ về dự án là khách hàng sẽ mua sản phẩm và quan trọng hơn là nhu cầu cao áp đảo so với nguồn cung. Vai trò chính yếu của công tác tiếp thị trong dự án này là dân vận nhằm thuyết phục tuyên truyền phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

6.7.Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền





  • Biểu tượng logo của Công ty:




Công ty đang triển khai thực hiện đăng ký bản quyền cho logo của Công ty.

6.8.Các dự án đang thực hiện





6.8.1Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Nhân Hòa - Phương Liễu:




Giới thiệu về dự án

  • Tên dự án: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN vừa và nhỏ Nhân Hòa – Phương Liễu

  • Địa điểm xây dựng: thuộc 2 xã Nhân Hòa và Phương Liễu, huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

  • Cấp công trình: Hạ tầng kỹ thuật cấp III

  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Châu Á – Thái Bình Dương

  • Cơ quan lập quy hoạch chi tiết: Công ty tư vấn Đại học Xây dựng

  • Cơ quan lập dự án đầu tư xây dựng: CTCP tư vấn Đầu tư xây dựng Giao thông Bắc Ninh

  • Quy mô của dự án:

KCN vừa và nhỏ Nhân Hòa – Phương Liễu có diện tích 76.68ha. Trong đó đã có 1 số doanh nghiệp đầu tư khoảng 34ha, diện tích còn lại là 45ha.

Dự án có quy mô giai đoạn 1 là 45ha, thuộc địa phận xã Nhân Hòa, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh do UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại quyết định số: 1514/UBND-XDCB ngày 19/11/2007. Vị trí dự án có rất nhiều điều kiện thuận lợi để cho việc xây dựng khu công nghiệp như:



  • Nằm sát tỉnh lộ 279, gần quốc lộ 18.

  • Cách Hà Nội 35Km.

  • Cách cảng biển nước sâu Cái Lân Quảng Ninh 110 Km.

  • Cách cảng Hải Phòng 80 Km.

  • Cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 110 Km.

Sự cần thiết phải đầu tư

  • Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 đã đề ra các định hướng chính cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch nói trên cần khuyến khích đầu tư các KCN tập trung, đảm bảo tăng trưởng hiệu quả và bền vững.

  • Khu công nghiệp vừa và nhỏ Nhân Hòa – Phương Liễu được xây dựng sẽ hòa chung với các KCN tập trung của huyện Quế Võ, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của huyện nói riêng và của toàn tỉnh Bắc Ninh nói chung.

  • KCN Nhân Hòa – Phương Liễu hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển và đã có nhiều doanh nghiệp xin thuê đất để xây dựng nhà máy nên việc quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp Nhân Hòa – Phương Liễu là hết sức cần thiết.

Tổng vốn đầu tư dự án

  • Tổng mức đầu tư: 147.800.000.000 đồng

    • Giá trị xây lắp: 73.410.000.000 đồng

    • Chi phí QLDA: 1.016.000.000 đồng

    • Chi phí tư vấn: 3.209.000.000 đồng

    • Chi phí khác: 39.179.000.000 đồng

    • Chi phí dự phòng 30.987.000.000 đồng

  • Chi phí lãi vay: 15.021.000.000 đồng

Cơ cấu vốn đầu tư

  • Vốn tự có của chủ đầu tư: 32,6 tỷ đồng

  • Vốn vay Ngân sách với lãi suất 0,85%/tháng: 114,0 tỷ đồng

  • Vốn do các đối tác trả tiền thuê đất ngay trong thời gian xây dựng: 16,2 tỷ đồng

Hiệu quả tài chính của dự án

  • Hệ số thu hồi vốn nội bộ IRR = 10,21%

  • Thời gian thu hồi vốn: 5 năm

Mặc dù nền kinh tế vẫn chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên trong năm 2009, công ty đã quyết tâm đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị và xúc tiến đầu tư. Kết quả là công ty đã ký được hợp đồng khai thác và lấp đầy toàn bộ cụm công nghiệp Nhân Hòa – Phương Liễu với các khách hàng. Việc hoàn tất thủ tục và nhận được thanh toán của khách hàng sẽ được thực hiện trong năm 2010.

6.8.2Dự án Khu công nghiệp Đa hội – Huyện Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh.


Giới thiệu dự án

  • Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN nhỏ và vừa Đa Hội

  • Địa điểm: Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh

  • Chủ đầu tư: CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương

  • Quy mô xây dựng: 50,03 ha

  • Thời gian thực hiện: 2010-2011

Sự cần thiết phải đầu tư

Việc lập dự án KCN vừa và nhỏ tại xã Châu Khê là cần thiết, đúng chủ trương của Tỉnh đề ra và đáp ứng nguyện vọng của địa phương, nhằm xây dựng một KCN làng nghề có hạ tầng kỹ thuật cao, thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như điều kiện sinh hoạt dân cư trong làng nghề được ổn định và tạo môi trường dân trí cao cho làng nghề, phù hợp với định hướng phát triển toàn vùng, quy hoạch chung toàn thị xã.



Dự án nằm ở khu vực có các làng nghề truyền thống lâu năm như sản xuất Thép, Đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ, Phù Khê, Thiết Úng, sản xuất bao bì, nông sản Đình Bảng, Ninh Hiệp…vv.. Về giao thông, dự án nằm gần quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Hà Nội Lạng Sơn và cách Hà Nội 14km.



Tổng mức đầu tư: 576.008.000.000 đồng, trong đó:

  • Chi phí xây lắp và thiết bị

330.546.000.000 đồng

  • Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

137.296.000.000 đồng

  • Chi phí quản lý dự án

4.714.000.000 đồng

  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

12.813.000.000 đồng

  • Chi phí khác

15.508.000.000 đồng

  • Chi phí dự phòng

75.131.000.000 đồng

Năm 2009 công ty đã liên tục bám sát, tiếp xúc với chính quyền phường Châu Khê, Thị xã Từ Sơn, người dân có đất trong khu vực dự án để thúc đẩy việc GPMB. Tuy nhiên công ty mới chỉ hoàn thiện được các thủ tục phê duyệt quy hoạch, đo đạc, quy chủ mà chưa thể đền bù GPMB vì nghị định 69 có hiệu lực từ 1/10/2009 của Chính phủ đã điều chỉnh giá đất đền bù. Công ty vẫn đang phải chờ khung giá đất bình quân khu vực được điều chỉnh theo nghị định 69 của tỉnh để áp vào phương án đền bù GPMB của dự án.

6.8.3Dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy – huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên.


Trong năm 2009, công ty đã nỗ lực cùng ban GPMB của Huyện Phú Bình hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết, cấp giấy chứng nhận đầu tư, chứng chỉ quy hoạch, triển khai công tác đo kiểm, quy chủ phục vụ giải phóng mặt bằng. Hiện nay dự án đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch chi tiết và cấp giấy chứng nhận đầu tư số 172031000013 ngày 4/6/2009. Dự án đã được Chính phủ và UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quyết định 43/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2009 là 70 tỷ đồng.


Dự án được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại quyết định số 1137/UBND-SXKD ngày 18/7/2008. Khu công nghiêp Điềm Thụy có diện tích 170ha, thuộc địa phận 2 huyện Phú Bình và Phổ Yên, sát với đường cao tốc quốc lộ 3 (Hà Nội – Thái Nguyên) đang được triển khai thực hiện, với tổng diện tích 350 ha. Đây là khu công nghiệp tập trung, nằm trong danh mục các khu công nghiệp Việt Nam được ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2015 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, các doanh nghiệp vào đầu tư tại khu công nghiệp Điềm Thụy sẽ được nhận những chế độ ưu đãi cao nhất của Chính phủ. Dự án có những ưu điểm sau:

  • Gần hệ thống đường bộ (quốc lộ 3A và cao tốc 3B chuẩn bị xây dựng), đường sông (sông Cầu, sông Công, cảng Đa phúc), đường sắt (Hà nội-Thái Nguyên) và đường hàng không (cách sân bay Nội Bài 20 Km).

  • Điều kiện địa chất chắc chắn, ổn định giúp giảm giá trị đầu tư móng cho các doanh nghiệp và các ngành cơ khí nặng.

  • Giảm được giá trị san lấp nhờ sử dụng đất san đồi (không phải chở cát để san lấp như các dự án ở tỉnh khác).

  • Nguồn nhân lực dồi dào, kinh nghiệm, tay nghề cao với hệ thống trường Đại học, dạy nghề lớn thứ 3 của Việt Nam.

  • Gần nguồn nguyên vật liệu và thủ đô Hà Nội (50 Km).

Tổng vốn đầu tư dự án

  • Tổng mức đầu tư: 432.873.840.000 đồng

    • Vốn cố định: 417.873.840.000 đồng

    • Vốn lưu động: 15.000.000.000 đồng

Cơ cấu vốn đầu tư

  • Vốn tự có của chủ đầu tư: 20% Tổng mức đầu tư

  • Vốn vay và huy động từ các nguồn khác 80% Tổng mức đầu tư

Hiệu quả tài chính của dự án

  • Giá trị hiện tại ròng NPV = 274,3 tỷ đồng

  • Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR = 17,5%

  • Thời gian thu hồi vốn = 32 năm

  • Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm

6.8.4Dự án Thành phố công nghệ và giao lưu Quốc Tế Thái Nguyên


Trên cơ sở mở rộng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy – Thái Nguyên, công ty đã đệ trình và được UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép được đầu tư dự án ’’Thành phố công nghệ và giao lưu Quốc tế với diện tích 2.200 ha và đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại quyết định số 2092/UBND-TH ngày 30/12/2008. Bao gồm các khu chức năng như sau :

 STT

Các hạng mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Khu công nghệ cao

1.100

50%

2

Khu đô thị

484

22%

3

Khu dịch vụ

176

8%

4

Núi Hanh + làng cổ

440

20%

 

Tổng diện tích

2.200

100%


Thành phố Công nghệ và Giao lưu quốc tế  sẽ mang diện mạo của một khu liên hợp Công nghiệp-Đô thị- Du lịch sinh thái tầm cỡ quốc tế hàng đầu tại Miền Bắc Việt Nam, hội tụ được nhiều ưu việt như gần Hà Nội, sân Bay Nội Bài, gần đường cao tốc, cảng sông…vv..Trung tâm của dự án là 1200 ha khu công nghiệp hiện đại được phân theo từng khu như: Khu công nghiệp sạch: chế tạo cơ khí, lắp ráp ôtô, xe máy; công nghiệp thực phẩm; Khu công nghệ cao: sản xuất điện tử, công viên phần mềm..vv….Khu công nghiệp nặng : nhà máy luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng được bố trí biệt lập, xa khu dân cư và đô thị. Ngoài ra, các tiện ích phục vụ khu công nghiệp và cư dân địa phương như Trung tâm giao dịch tài chính, chứng khoán, ngân hàng; Trung tâm Đào tạo nhân lực; Trung tâm Thể thao giải trí, Trung tâm Khám chữa bệnh, Trung tâm thương mại, cũng được APEC investment liên kết đầu tư với các đối tác chuyên nghiệp trên thế giới. 

Khu Thành phố Giao lưu Quốc tế (484 ha) được phân làm nhiều khu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý, Pháp, Mỹ...có kiến trúc đặc trưng của mỗi quốc gia tương ứng. Ngoài ra mỗi khu còn có các nhà hàng phục vụ các món ăn truyền thống của các nước trên nhằm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế và các làm cho các chuyên gia nước ngoài an cư, tập trung làm việc hơn. 

Khu vực sinh thái với diện tích 176 ha nằm dọc theo sông Cầu có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng có Khu bảo tồn động vật hoang dã, Khu vui chơi giải trí, Bệnh viện điều dưỡng, Công viên các kỳ quan thế giới, Resort 5 sao…vv...sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với các du khách đến từ thủ đô Hà nội và các tỉnh lân cận cũng như là điểm tham quan, nghỉ dưỡng lý tưởng cho các du khách quốc tế, với 15 phút sau khi xuống sân bay quốc tế Nội Bài.

Với quyết tâm đẩy mạnh khai thác những thế mạnh của tỉnh và lợi thế cạnh tranh của dự án, công ty đã tiến hành nghiên cứu, bàn bạc với các đối tác, ký kết hợp đồng quy hoạch và trình các cơ quan chức năng phê duyệt.

Vì dự án có quy mô lớn, với nhiều chuyên ngành khác nhau, chủ trương của công ty là sẽ mời gọi đầu tư thứ cấp từ các tập đoàn kinh tế, công nghiệp, đối tác trong và ngoài nước có tính chuyên nghiệp cao để cùng tiến hành dự án. Công ty cũng đã tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư, triển lãm trong nước và quốc tế để xúc tiến dự án.

6.8.5Dự án Trung tâm thương mại và siêu thị kết hợp văn phòng cho thuê, trung tâm chăm sóc sức khỏe Quốc tế tại thành phố Thái Nguyên.


Dự án “Trung tâm thương mại và siêu thị, kết hợp văn phòng cho thuê, trung tâm chăm sóc sức khỏe Quốc tế “ có vị trí tại ngã 3 Bắc Nam, thành phố Thái Nguyên với diện tích 3,5 ha được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại quyết định số 1849/UBND-TH ngày 18/11/2008 trên cơ sở di dời Trung tâm giống, trung tâm Thủy sản của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đi nơi khác. Dự án được quy hoạch bao gồm :



  • 42 căn biệt thự, diện tích từ 200-300m2

  • 28 căn nhà chia lô, diện tích 80-100m2.

  • Tòa nhà căn hộ cao cấp để bán : 10 tầng.

  • Tòa nhà “chăm sóc sức khỏe quốc tế” 9 tầng.

  • Tòa tháp đôi “Trung tâm thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê” : 12 tầng

Tổng vốn đầu tư dự án

  • Tổng mức đầu tư: 996.658.355.000 đồng

    • Chi phí xây dựng: 693.616.086.000đồng

    • Chi phí thiết bị: 37.000.000.000đồng

    • Chi phí BQLDA: 9.392.949.000 đồng

    • Chi phí đền bù, GPMB: 10.000.000.000 đồng

    • Chi phí tư vấn ĐTXD: 23.671.383.000 đồng

    • Chi phí khác: 5.405.059.000 đồng

    • Chi phí dự phòng: 217.626.879.000 đồng

Cơ cấu vốn đầu tư

  • Vốn tự có của chủ đầu tư: 20% Tổng mức đầu tư

  • Vốn vay và huy động từ các nguồn khác 80% Tổng mức đầu tư

Trong năm 2009 công ty đã thiết lập văn phòng đại diện tại Thái Nguyên, thành lập Công ty cổ phần APEC- Thái Nguyên để quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án. Công ty cũng đã được phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, xin chứng chỉ quy hoạch, tổ chức thi tuyển và lựa chọn phương án kiến trúc, hoàn tất các thủ tục kiểm đếm đất đai để sẵn sàng tiến hành GPMB. Dự kiến đến tháng 6/2010, công ty sẽ hoàn tất việc GPMB để khởi công xây dựng dự án. Ngoài ra, công ty cũng đã nghiên cứu và đang xin mở rộng dự án lên 4,5ha.

6.8.6Dự án Trung tâm thương mại&giao dịch chứng khoán tài chính APEC Bắc Ninh


Dự án “Trung tâm thương mại và giao dịch chứng khoán tài chính APEC’’ tại Bắc Ninh là dự án được xây dựng trên khu ’’đất vàng’’ của Thành phố Bắc Ninh. Dự án nằm sát bên cạnh trung tâm văn hóa Kinh Bắc và phía sau văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh, có diện tích 6400m2. Dự án bao gồm 3 tòa nhà có diện tích 600-700m2, chiều cao xây dựng theo chứng chỉ quy hoạch được duyệt là 5 tầng.



Trong năm 2009, công ty đã bố trí nhân sự để quyết liệt triển khai dự án. Công ty đã được cấp chứng chỉ quy hoạch, hoàn thiện công tác kiểm đếm, quy chủ và vận động người dân để tiến hành các thủ tục GPMB cho dự án. Tuy nhiên cũng do ảnh hưởng của nghị định 69 mà dự án bị chậm tiến độ GPMB vì khung giá đất đền bù bị thay đổi.

Tổng mức đầu tư: 91.737.604.431 đồng, trong đó:

  • Chi phí xây lắp và thiết bị

71.148.000.000 đồng

  • Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

1.239.679.000 đồng

  • Chi phí quản lý dự án

1.253.276.000 đồng

  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

3.930.032.000 đồng

  • Chi phí khác

3.006.619.000 đồng

  • Chi phí dự phòng

8.057.760.600 đồng

  • Chi phí lãi vay phát sinh

3.102.237.831 đồng

Cơ cấu vốn đầu tư

  • Vốn tự có của chủ đầu tư: 47,4 tỷ đồng

  • Vốn vay và huy động từ các nguồn khác 44, 3 tỷ đồng

Hiệu quả tài chính của dự án

  • Giá trị hiện tại ròng NPV = 1.387 tỷ đồng

  • Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR = 13,4%

  • Thời gian thu hồi vốn = 9,5 năm

  • Thời gian hoạt động: 50 năm

6.8.7Dự án khu đô thị An Vân Dương – Thành Phố Huế


Dự án “Khu đô thị mới APEC” thuộc khu B – khu đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 50h. Trong năm 2009 công ty đã hoàn thành công tác lập quy hoạch 1/500 của dự án và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian thực hiện từ năm 2010 đến năm 2018



Tổng mức đầu tư: 492.228.750.000 đồng, trong đó:

  • Chi phí xây lắp và thiết bị

263.327.067.000 đồng

  • Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

63.177.280.000 đồng

  • Chi phí quản lý dự án

3.186.258.000 đồng

  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

7.457.410.000 đồng

  • Chi phí khác

1.852.501.000 đồng

  • Chi phí dự phòng

33.900.052.000 đồng

  • Chi phí lãi vay phát sinh

119.328.182.000 đồng

Cơ cấu vốn đầu tư

  • Vốn tự có của chủ đầu tư: 40% Tổng mức đầu tư

  • Vốn huy động từ đối tác cùng hợp tác đầu tư: 20% Tổng mức đầu tư

  • Vốn vay ngân hàng: 40% Tổng mức đầu tư

Hiệu quả tài chính của dự án

  • Giá trị hiện tại ròng NPV = 374,8 tỷ đồng

6.8.8Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ QL32 đến đường 23 (Đê Sông Hồng), huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.


Đây là dự án mà công ty kết hợp với Công ty cổ phần đầu tư Bất động sản Hà Nội (C’Land) để thực hiện các thủ tục đầu tư, Ở dự án này chúng ta có 3,3 ha đất sạch để xây dựng khu nhà ở liền kề và nhà chung cư tại 1 trong 3 vị trí sau:

  • Khu đô thị tại xã Minh Khai – Huyện Từ Liêm – Hà Nội.

  • Khu nhà ở tại thôn Kiều Mai – Xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.

  • Khu đô thị tại xã Tây Tựu – Từ Liêm – Hà Nội.

Công ty sẽ cùng C’Land đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đền bù giải phóng mặt bằng của dự án.

6.8.9Dự án khai thác mỏ Mangan Khau Lôi, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang


Dự án đã được UBND tỉnh Hà Giang cho phép Công ty cổ phần Khoáng sản châu Á – Thái Bình Dương (trong đó Apec Investment là cổ đông lớn nhất, chiếm 49%) lập thủ tục xin cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản theo quyết định số 256/UBND-NVKT ngày 10 tháng 2 năm 2009. Trữ lượng khoảng 114.750 tấn quặng (loại 35%). Trong năm 2009, công ty đã nhận được giấy phép khai thác và đang tiến hành đền bù GPMB.

Năm 2009 công ty đã chuyển nhượng thành công 2 dự án thuỷ điện Nậm Lum và Tobuông cho phía đối tác để tập trung nguồn lực tài chính vào các dự án bất động sản có hiệu quả cao hơn.



Каталог: data -> HNX -> 2010 -> BAN%20CAO%20BACH
BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊNH
BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
2010 -> CÔng ty cp sara việt nam số : 01/2010/nq-hđqt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2010 -> BÁo cáo thưỜng niên năM 2010
2010 -> BÁo cáo thưỜng niêN
2010 -> B¸o c¸o th­êng niªn
2010 -> Ctcp sông đÀ 11 – thăng long
2010 -> B¸o c¸o th­êng niªn Tªn : c ng ty cæ phÇn S¸ch gi¸o dôc t¹i thµnh phè Hµ Néi
2010 -> Tªn tổ chức niêm yết: c ng ty Cæ phÇn bia Thanh Hãa Năm báo cáo 2010

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương