SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị chứng khoáN



tải về 1.29 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.29 Mb.
#23812
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức phát hành, những công ty mà tổ chức phát hành đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức niêm yết.


  • Công ty mẹ/nắm giữ quyền kiểm soát hoặc chi phối với Navibank: Không có

  • Công ty con do NAVIBANK nắm giữ cổ phần chi phối:

  • Tên Công ty: Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản Nam Việt Ngân hàng

  • Trụ sở chính: 396-398 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

  • Điện thoại: (84.8) 3821 6216

  • Giấy CNĐKKD: số 4104000321 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 28/12/2006 và theo Quyết định số 2406/QĐ – NHNN ngày 19/06/2006 của NHNN Việt Nam

  • Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng

  • Số cổ phần nắm giữ : NAVIBANK nắm giữ 5.000.000 cổ phần, tương đương 50 tỷ đồng, chiếm 100% Vốn điều lệ.

  • Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Mua bán và quản lý các khoản nợ; Quản lý và khai thác các loại tài sản; Định giá bất động sản, máy móc, thiết bị, hàng hóa phục vụ cho yêu cầu cấp tín dụng của Ngân hàng.
  1. Hoạt động kinh doanh


    1. Ngành nghề kinh doanh chính

Hoạt động với vai trò của ngân hàng bán lẻ, sản phẩm, dịch vụ của Navibank được thiết kế và cung ứng phù hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp. Nhìn tổng thể, Navibank hiện đang hoạt động với 03 mảng chính: Huy động vốn, Sử dụng vốn và Dịch vụ thanh toán.

  1. Huy động vốn

Tương tự như các NHTM Việt Nam khác, huy động vốn là hoạt động truyền thống của Navibank từ những ngày đầu thành lập. Hoạt động huy động vốn của Navibank được phân loại và quản lý theo nhóm khách hàng và theo thời hạn gửi.

Trong khoảng thời gian kể từ năm 2006 đến nay, nguồn vốn huy động của Navibank có sự tăng trưởng mạnh. Nguồn vốn huy động của toàn Ngân hàng trong năm 2009 đạt 17.246.217 triệu đồng, tăng 7.671.906 triệu đồng (tăng 80,13%) so với năm trước. Riêng nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân tăng 801.152 triệu đồng (16,44%) so với năm trước. Nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân gia tăng là một tín hiệu tốt, chứng tỏ uy tín thương hiệu của Ngân hàng ngày càng vững mạnh, tầm ảnh hưởng ngày càng lớn.



Bước sang năm 2010, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng vượt bậc so với năm 2009. Trong quý I/2010, tổng nguồn vốn huy động đã đạt 13.605.985 triệu đồng và bằng 78,89% cả năm 2009.

Hình 2. Huy động vốn của Navibank



(Nguồn: BCTC kiểm toán 2008, 2009 và BCTC quyết toán quý I/2010 của Navibank)

  1. Cơ cấu vốn huy động của Navibank theo đối tượng huy động

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu

31/12/2008

31/12/2009

31/03/2010

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Tiền vay NHNN

-




500.000.000.000

2,90

0

0,00

Tiền gửi, tiền vay từ các TCTD trong nước

3.402.210.419.094

35,53

5.325.892.497.174

30,88

2.636.052.472.287

19,37

Phát hành giấy tờ có giá khác4

150.239.425.750

1,57

1.790.597.355.866

10,38

2.580.838.032.901

18,97

Tiền gửi của khách hàng

6.021.861.477.895

62,90

9.629.727.488.024

55,84

8.389.094.063.394

61,66

Tổng cộng

9.574.311.322.739

100,00

17.246.217.341.064

100,00

13.605.984.568.582

100,00

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quyết toán quý I/2010 của Navibank)

Xét theo nhóm khách hàng, hoạt động huy động vốn của Navibank được triển khai qua 02 nhóm khách hàng chính: các tổ chức tín dụng và nhóm khách hàng cá nhân, tổ chức (phi tín dụng).

Đối với nhóm khách hàng là các tổ chức tín dụng, bên cạnh việc đáp ứng hoạt động thanh toán liên ngân hàng, Navibank cũng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường này tương đối hiệu quả.

Đối với nhóm khách hàng phi tín dụng, sản phẩm huy động vốn của Navibank được thiết kế đa dạng. Trong đó, tiêu biểu là các sản phẩm áp dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân như tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm theo các kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang,…

Bên cạnh đó, Navibank cũng rất chú trọng đến việc quảng cáo và xúc tiến trong hoạt động thu hút tiền gửi. Ví dụ điển hình là các chương trình khuyến mại như “Tỷ phú mùa hè” (từ 22/06/2009 – 18/09/2009), “Ai là tỷ phú” (từ 02/06/2008 – 29/08/2009), Navibank tặng lãi suất ưu đãi nhân dịp kỷ niệm 14 năm thành lập (từ 18/08/2009 – 18/10/2009) và gần đây nhất là chương trình “Thay lời tri ân” (từ 02/11/2009 – 29/01/2010) . Các chương trình khuyến mãi này đã được thể hiện vào kết quả rất khả quan trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đóng góp đáng kể vào kết quả huy động vốn trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 của Ngân hàng.


  1. Phân loại tiền gửi khách hàng theo đối tượng huy động

(Đơn vị:VND)

Chỉ tiêu

31/12/2008

31/12/2009

31/03/2010

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

-

3.841.819.164.756

-

Tiền gửi của các đối tượng khác

1.149.154.463.193

114.049.227.246

467.691.625.098

Tiền gửi của cá nhân

4.872.707.014.702

5.673.859.096.022

7.921.402.438.296

Tổng cộng

6.021.861.477.895

9.629.727.488.024

8.389.094.063.394

(Nguồn: Navibank)

Xét theo thời hạn huy động tiền gửi của khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng gia tăng mạnh (đạt trên 63% tổng tiền gửi trong giai đoạn 2006-2007, trên 80% cả năm 2009 và gia tăng trên 90% trong quý I/2010 ). Điều này tạo cho Navibank sự ổn định và chủ động trong việc điều hành và quản lý khả năng thanh toán.


Hình 3. Huy động vốn của Navibank theo kì hạn huy động



(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quyết toán Quý I/2010 của Navibank)


  1. Phân loại tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn huy động

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu

31/12/2008

31/12/2009

31/03/2010

Tiền gửi không kỳ hạn

275.799.248.919

1.845.707.827.910

573.713.388.592

Tiền gửi có kỳ hạn

5.700.010.115.502

7.756.068.154.932

7.782.995.397.109

Tiền ký quỹ

46.052.113.474

27.951.505.182

32.385.277.693

Tổng cộng

6.021.861.477.895

9.629.727.488.024

8.389.094.063.394

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quyết toán Quý I/2010 của Navibank)

  1. Sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng

Theo đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tín dụng là mảng hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của Navibank. Để thuận lợi trong công tác quản lý và hoạch định chiến lược phát triển, các sản phẩm tín dụng của Navibank được phân loại và quản lý theo thời hạn, đối tượng vay và mục đích của khoản vay theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước.



Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay

Tỷ trọng dư nợ tín dụng trong tổng nguồn vốn huy động của Navibank ngày càng tăng cao (từ 57,18% năm 2008, 57,75% năm 2009 và tăng lên 76,25% trong quý I/2010). Xu hướng dịch chuyển này thể hiện Navibank đang phát huy nhiều hơn cơ hội khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động.

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, các khoản cho vay trung hạn (từ 1 năm đến dưới 5 năm) chiếm tỷ trọng tương đối cao trong năm 2008 (đạt trên 45% trong tổng dư nợ tín dụng). Tuy nhiên, đến năm 2009 và quý I/2010, các khoản vay ngắn hạn lại gia tăng mạnh và đạt trên 4.906 tỷ đồng năm 2009 và trên 5.415 tỷ đồng quý I/2010 (chiếm trên 49% trong tổng dư nợ tín dụng). Bên cạnh đó, các khoản cho vay dài hạn năm 2009 cũng có xu hướng tăng (tăng 1.095 tỷ đồng, tương ứng tăng 111,73% so với năm 2008).

Mặc dù trong năm 2008 thị trường tài chính – tiền tệ gặp không ít khó khăn nhưng Navibank vẫn duy trì được sự tăng trưởng tín dụng trong năm và tăng mạnh khi thị trường bắt đầu hồi phục vào năm 2009 (tăng 81,93% so với cuối năm 2008) và đầu năm 2010. Ngoài việc triển khai các sản phẩm tín dụng theo nhu cầu của khách hàng, việc cân đối thời hạn giữa vốn huy động và dư nợ tín dụng luôn được Navibank chú trọng, nhằm đảm bảo sự an toàn và tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.



Ngoài ra, để thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, Ngân hàng đã tích cực triển khai hiệu quả, an toàn và đúng quy định chương trình hỗ trợ lãi suất. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của toàn Ngân hàng tính đến 31/12/2009 đạt 1.876.695 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm gần 80% và tập trung chủ yếu nhóm ngành công nghiệp chế biến, thủy sản, xây dựng và thương nghiệp5

  1. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu


31/12/ 2008

31/12/2009

31/03/2010




Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Dư nợ tín dụng

5.474.558.739.175

100,00

9.959.607.401.636

100,00

10.375.121.232.827

100,00

Ngắn hạn

1.961.765.975.707

35,83

4.906.178.395.313

49,26

5.414.908.849.499

52,19

Trung hạn

2.532.772.146.714

46,26

2.978.238.453.981

29,90

2.850.981.105.532

27,48

Dài hạn

980.020.616.754

17,91

2.075.190.552.342

20,84

2.109.231.277.796

20,33

Tỷ trọng trong
tổng nguồn vốn huy động


57,18%

57,75%

76,25%




(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quyết toán quý I/2010 của Navibank)

Hình 4. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay



(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quyết toán quý I/2010 của Navibank)

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế

Nhìn chung, dư nợ tín dụng của Ngân hàng khá đa dạng theo ngành nghề kinh tế và cơ cấu này không ổn định qua các năm. Trong năm 2008, tỷ trọng dư nợ tập trung khá lớn ở hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng (chiếm 41,88% tổng dư nợ) nhưng lại giảm mạnh trong năm 2009 (chỉ còn chiếm 1,60%) và quý I/2010 (chiếm 1,35% tổng dư nợ). Thay vào đó, nhờ vào chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của NHNN trong năm 2009, dư nợ ở một số hoạt động như xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ tại hộ gia đình đã tăng khá cao so với năm 2008.



Dư nợ từ các lĩnh vực đa dạng khác nhau của Ngân hàng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng có xu hướng tăng mạnh qua các năm (chiếm 36,72% năm 2008, 49,72% năm 2009 và 85,70% tổng dư nợ quý I/2010).

  1. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế

(Đơn vị:VND)

Chỉ tiêu

31/12/2008

31/12/2009

31/03/2010

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

2.292.856.909.489

41,88

159.387.761.631

1,60

139.858.843.656

1,35

Xây dựng

750.000.000

0,01

906.288.991.837

9,10

605.539.639.480

5,84

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ

43.081.077.200

0,79

80.555.645.675

0,81

63.520.239.487

0,61

Vận tải, kho bãi thông tin liên lạc

486.558.495.952

8,89

679.409.373.365

6,82

667.208.338.238

6,43

Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình

640.643.103.925

11,70

3.178.771.272.094

31,92

4.935.000.000

0,05

Sản xuất và phân phối điện khí đốt và nước

240.200.000

0,01

3.133.800.000

0,03

3.107.200.000

0,03

Khác

2.010.428.952.609

36,72

4.952.060.557.034

49,72

8.890.951.971.966

85,7

Tổng

5.474.558.739.175

100,00

9.959.607.401.636

100,00

10.375.121.232.827

100,00

(Nguồn: Navibank)

Hình 5. Cơ cấu Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế

Thời điểm 31/12/2008

Thời điểm 31/12/2009





Thời điểm 31/03/2010



(Nguồn: Navibank)

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng vay.

Là ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng vay của Navibank tương đối đa dạng, bao gồm cá nhân và pháp nhân thuộc mọi loại hình kinh tế.



Đối với nhóm khách hàng cá nhân: Được xác định là nhóm khách hàng mục tiêu của Navibank. Dư nợ tín dụng đối với hoạt động cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ của Ngân hàng (chiếm trên 41% năm 2008, trên 32% năm 2009). Mặc dù trong năm 2009, đối tượng khách hàng cá nhân có xu hướng giảm, tuy nhiên Ngân hàng đã nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động khuyến mãi, tập trung cải tiến sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, theo đó nâng tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân chiếm trên 41% tổng dư nợ vào quý I/2010. Ngoài ra, Navibank đang tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tín dụng cá nhân, bao gồm: cho vay mua nhà, đất dự án, cho vay đầu tư bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay mua xe ô tô, tín dụng du học, cho vay đầu tư nhà xưởng, cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, v.v...

Đối với khách hàng doanh nghiệp: Navibank đặc biệt chú trọng vào các công ty cổ phần - loại hình doanh nghiệp phát triển khá mạnh trong khoảng thời gian gần đây (tỷ trọng trên 30% tổng dư nợ của Ngân hàng). Kế tiếp là đối tượng cho vay thuộc nhóm khách hàng công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân cũng ngày càng có xu hướng tăng nhanh, nhất là trong năm 2009 tỷ trọng đối tượng này chiếm cao nhất (hơn 35% tổng dư nợ).

  1. Cơ cấu dư nợ phân theo đối tượng khách hàng vay

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu

31/12/2008

31/12/2009

31/03/2010

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Cá nhân

2.291.419.409.489

41,86

3.201.429.232.094

32,14

4.319.606.129.782

41,64

Công ty TNHH và DN tư nhân

944.040.794.994

17,24

3.050.222.712.638

30,63

2.687.894.795.039

25,91

Công ty cổ phần

2.051.017.005.456

37,46

3.542.396.793.411

35,57

3.205.938.417.236

30,9

Kinh tế tập thể

53.511.486.155

0,98

44.579.139.798

0,45

38.689.225.000

0,37

Doanh nghiệp Nhà nước

125.331.443.081

2,29

115.992.323.695

1,16

119.097.165.760

1,15

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

9.238.600.000

0,17

4.987.200.000

0,05

3.895.500.000

0,04

Tổng

5.474.558.739.175

100,00

9.959.607.401.636

100,00

10.375.121.232.827

100,00

(Nguồn: Navibank)
Hình 6. Cơ cấu Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng vay

Thời điểm 31/12/2008




Thời điểm 31/12/2009










(Nguồn: Navibank)

Thời điểm 31/03/2010



(Nguồn: Navibank)

Cơ cấu dư nợ theo chất lượng tín dụng

Song song với việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng dư nợ, Navibank thường xuyên chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng của các khoản vay để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Chất lượng tín dụng của Navibank được đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép. Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn đạt tỷ lệ cao và duy trì trong nhiều năm nay (trung bình đạt trên 92% tổng dư nợ của ngân hàng). Các khoản nợ từ nhóm 2 – 5 được hạn chế ở mức thấp (dưới 3% qua các năm).



  1. Cơ cấu dư nợ theo chất lượng tín dụng

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu

31/12/2008

31/12/2009

31/03/2010

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Nợ đủ tiêu chuẩn

5.062.383.446.868

92,47

9.610.646.458.500

96,50

9.943.307.431.746

95,84

Nợ cần chú ý

253.102.237.025

4,62

104.725.077.896

1,05

181.133.069.438

1,75

Nợ dưới tiêu chuẩn

49.097.857.397

0,90

49.590.317.441

0,50

45.234.411.855

0,44

Nợ nghi ngờ

92.878.113.347

1,70

102.819.015.418

1,03

79.671.510.277

0,77

Nợ có khả năng mất vốn

17.097.084.538

0,31

91.826.532.381

0,92

125.774.809.511

1,21

Tổng cộng

5.474.558.739.175

100,00

9.959.607.401.636

100,00

10.375.121.232.827

100,00

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quyết toán quý I/2010 của Navibank)

Hoạt động liên kết và Đầu tư tài chính

Nhằm sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả, Navibank đã đẩy mạnh hoạt động liên kết và đầu tư tài chính. Cùng với việc đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ, Navibank đã tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các tổ chức tài chính cũng như các tổ chức kinh tế khác. Tính đến cuối năm 2009, các khoản góp vốn, mua cổ phần và đầu tư dài hạn đạt 325,9 tỷ đồng (giảm 0,11% so với năm 2008). Thay vào đó, Ngân hàng tập trung mạnh vào các khoản đầu tư chứng khoán (từ tỷ trọng chiếm 11,24% năm 2008, mảng này đã tăng lên chiếm 86,83% trong các hoạt động liên kết và đầu tư tài chính của năm 2009).



  1. Hoạt động liên kết và đầu tư tài chính

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu

31/12/2008

31/12/2009

31/03/2010

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Tổng đầu tư
chứng khoán

41.311.068.316

11,24

2.148.859.928.797

86,83

2.148.995.293.450

86,83

Góp vốn, đầu tư dài hạn khác

326.282.000.000

88,76

325.915.000.000

13,17

325.915.000.000

13,17

Tổng cộng

367.593.068.316

100

2.474.774.928.797

100

2.474.910.293.450

100

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quyết toán quý I/2010 của Navibank)
Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Navibank chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối của khách hàng. Tổng doanh số giao dịch mua bán ngoại tệ trong năm 2008 đạt khoảng 298 triệu USD, tăng 218 triệu USD (tương ứng tăng 272%) so với năm trước. Trong đó giao dịch mua bán ngoại tệ USD chiếm tỷ trọng trên 92% tổng giá trị giao dịch6. Tuy nhiên, trong năm 2008, cũng như các ngân hàng khác, Navibank đã gặp những khó khăn nhất định trong hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại hối. Những biến động tăng cao và không ổn định của thị trường ngoại hối, vàng tuy đã giúp ngân hàng đẩy mạnh nguồn thu từ hoạt động này (so với năm 2007, thu nhập từ mảng hoạt động này của Ngân hàng đã tăng lên 15.350 triệu đồng), song chi phí quá lớn từ mảng kinh doanh ngoại tệ giao ngay dẫn đến lãi thuần ghi nhận con số âm 4.115 triệu đồng.

Bước sang năm 2009, mặc dù thị trường ngoại hối vẫn gặp phải nhiều khó khăn, bất ổn do tình trạng khan hiếm và đầu cơ đồng USD nhưng Ngân hàng đã cố gắng khắc phục và đạt được những kết quả rất khả quan. Doanh thu từ kinh doanh ngoại hối là 40.801 triệu đồng và lãi thuần đạt được 5.584 triệu đồng.


  1. Hoạt động kinh doanh ngoại hối

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Quý I/2010

Doanh thu kinh doanh ngoại hối

15.350.047.793

40.801.165.325

23.120.371.657

Lãi thuần kinh doanh ngoại hối

(4.115.032.930)

5.583.534.247

(4.256.258.264)

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC quyết toán quý I/2010 của Navibank)

Kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng

Hiện tại, Navibank tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Hoạt động kinh doanh vốn ngoài việc tạo ra lợi nhuận còn phải đảm bảo cân đối nguồn vốn và thanh khoản toàn hệ thống. Bên cạnh đó, kinh doanh vốn còn hỗ trợ tích cực trong việc đẩy mạnh các hoạt động khác như: đầu tư giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi/kỳ phiếu ngân hàng và đặc biệt là chiết khấu giấy tờ có giá/sổ tiết kiệm. Tính đến thời điểm 31/12/2009, tổng số dư tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác đạt 4.755.732 triệu đồng, chiếm 25,30% tổng tài sản7.



Hoạt động thanh toán trong, ngoài nước và ngân quỹ

Bên cạnh việc tham gia đầy đủ các kênh thanh toán như thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ do NHNN tổ chức, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, Ngân hàng còn tập trung nghiên cứu, phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý và các hình thức thanh toán ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm góp phần nâng cao tính chính xác, an toàn và quan trọng là giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý các lệnh thanh toán và tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

Năm 2009, Navibank tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước và ngân quỹ như chuyển tiền thanh toán, thu – chi hộ, chi lương qua tài khoản,… đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên trên toàn hệ thống.

Tổng doanh số thanh toán trong nước (bao gồm chuyển tiền đi và chuyển tiền đến) tính đến 31/12/2009 đạt 167.642.246 triệu đồng, đem lại doanh thu đạt gần 3.188 triệu đồng, tăng 1.658 triệu đồng (108,37%) so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 07/02/2009, Ngân hàng đã hoàn tất việc triển khai cài đặt hệ thống SWIFT – Hệ thống thanh toán điện tử toàn cầu. Ngân hàng cũng đã hoàn tất việc thiết lập mối quan hệ đại lý với các tổ chức tín dụng nước ngoài như Citibank, Wachovia Bank,…

Sau hơn 01 năm được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp cũng như được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ trên thị trường quốc tế (ngày 18/09/2008), hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng có được sự tăng trưởng đáng kể về doanh số lẫn phí dịch vụ. Tính đến 31/12/2009, Ngân hàng đã phát hành 260 L/C nhập khẩu với tổng giá trị đạt gần 107 triệu USD (tăng trưởng 47,22% so với năm 2008), thanh toán 289 L/C nhập khẩu với tổng giá trị đạt gần 103 triệu USD (tăng trưởng 72,02% so với năm 2008)8.



Hoạt động dịch vụ thẻ

Ngày 23/07/2008, Navibank chính thức giới thiệu sản phẩm thẻ Navicard (nối trực tiếp với hệ thống Banknet – Smartlink, liên thông hệ thống máy ATM với 42 ngân hàng thành viên) trên thị trường. Sự kiện này có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng, tạo thuận lợi cho công tác phát hành thẻ Navicard trên toàn quốc, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.

Đến hết năm 2009, tổng số lượng thẻ mà Ngân hàng đã phát hành (bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ) đạt 23.495 thẻ, tăng 208,50% so với năm 2008, trong đó thẻ ghi nợ chiếm 97,99%. Ngoài việc đẩy mạnh sản phẩm thẻ truyền thống, Ngân hàng đã liên kết với các đối tác khác để đưa ra những sản phẩm thẻ nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng như triển khai sản phẩm thẻ SG24, thẻ Payoo. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các dịch vụ thẻ khác trên thị trường, bổ sung các tiện ích gia tăng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm thẻ Navicard, Ngân hàng đang thử nghiệm và từng bước hoàn thiện các dịch vụ trên thẻ ATM như chuyển tiền ngoài hệ thống Navicard, thanh toán tiền điện, nước và các chi phí sinh hoạt khác,…

Về mạng lưới chấp nhận thẻ: năm 2009, Ngân hàng đã ký hợp đồng với 122 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ Navicard, nâng tổng số máy POS tại các điểm chấp nhận thanh toán đạt 457 máy và tổng điểm chấp nhận thẻ đạt 210 điểm (địa bàn TPHCM 188 điểm, Hà Nội 20 điểm và Đà Nẵng 02 điểm).



Số lượng thẻ Navicard đã phát hành và doanh thu từ dịch vụ thẻ của toàn Ngân hàng tính đến 31/12/2009, cụ thể:

  1. Thống kê hoạt động dịch vụ thẻ trong 2 năm 2008 – 2009 của Navibank

Đơn vị

Năm 2008

Năm 2009

Thu dịch vụ năm 2009

(Đồng)

Thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng

Thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng

Hội sở chính

3.565

142

6.749

302

221.610.170

CN Kiên Giang

493

-

1.755

10

5.456.483

CN Hà Nội

844

-

4.807

52

12.162.659

CN Hải Phòng

234

-

1.093

12

6.935886

CN Đà Nẵng

1.739

4

4.940

7

9.967.262

CN Cần Thơ

595

-

1.675

0

3.749.749

CN Bắc Ninh

-

-

587

0

18.180

CN Bình Dương

-

-

370

48

627.262

CN Tiền Giang

-

-

189

1

90.900

CN Vũng Tàu

-

-

133

41

759.040

CN Đồng Nai

-

-

79

0

222.705

CN Long An

-

-

591

0

640.883

CN Thừa Thiên Huế

-

-

54

0

109.080

Tổng cộng

7.470

146

23.022

473

262.350.259

(Nguồn: Navibank)

Bên cạnh đó, nhằm bổ sung các tiện ích gia tăng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm thẻ Navicard, Ngân hàng đang thử nghiệm và từng bước hoàn thiện các dịch vụ mới trên thẻ như dùng thẻ Navicard để chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, tra cứu các giao dịch gần nhất và đã triển khai dự án ngân hàng đại lý rút tiền mặt cho Ngân hàng Á Châu và phát hành thẻ Visa đồng thương hiệu với ACB, làm đại lý chấp nhận ứng tiền mặt cho thẻ quốc tế tại ATM với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…





    1. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền

  • Biểu tượng logo và nhãn hiệu của Ngân hàng:

  • Tên giao dịch: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank

  • Logo:



  • Thời gian bảo hộ: 10 năm (có thể gia hạn thêm)

  • Giấy phép số: 13305/QĐ-SHTT

  • Ngày cấp: 10/09/2007

  • Nơi cấp: Cục Sở hữu trí tuệ

  • Ý nghĩa của logo:

Logo NAVIBANK được tạo thành từ 4 tông màu: xanh lá cây đậm, xanh lá cây nhạt, trắng và đỏ. Trong đó , màu xanh lá cây đậm (màu xanh phía bên trái của biểu tượng) được chọn là màu chủ đạo với ý nghĩa tượng trưng cho sức sống, mùa xuân, thanh bình, thịnh vượng, đổi mới, thanh danh và uy tín, màu xanh lá cây được chọn làm màu xanh chủ đạo cho thương hiệu với mong muốn nhấn mạnh đến sự tin cậy, vững chắc cũng như thể hiện sức sống, tinh thần cầu tiến cho tính đảm bảo sự nhất quán. Tất cả các chương trình quảng cáo và các vật phẩm tiếp thị của Ngân hàng sẽ được thể hiện theo màu sắc chủ đạo này.

    1. Quản lý rủi ro và bảo toàn vốn

Với đặc thù hoạt động của ngành ngân hàng, hoạt động quản lý rủi ro và bảo toàn vốn được đặc biệt coi trọng tại Navibank. Cùng với việc nâng cao trình độ, ý thức của nhân viên, quy trình nghiệp vụ tại Ngân hàng được xây dựng, triển khai thực hiện và giám sát một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, Navibank còn thành lập Phòng Quản trị rủi ro nhằm giám sát toàn diện các hoạt động của Ngân hàng một cách hiệu quả.

Trong hoạt động của mình, Navibank phải đối mặt với các rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia và rủi ro khác. Hiện nay, Navibank định hướng tập trung quản lý các loại rủi ro chính: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thanh khoản.



Quản lý rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng như khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc không thanh toán đúng hạn gốc và lãi các khoản vay tại Navibank.

Dư nợ tín dụng của toàn ngân hàng cả năm 2009 đạt 9.960 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 244 tỷ đồng, chiếm 2,45% tổng dư nợ và đến quý I/2010 đạt 10.375 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 251 tỷ đồng, chiếm 2,42% (giảm 0,03% so với cuối năm 2009). Tỷ lệ này nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, rủi ro về hoạt động tín dụng của Navibank vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Để quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng Navibank đã thiết lập và thực hiện các chính sách tín dụng với nhiều công cụ nhằm tối thiểu hóa rủi ro, như:



  • Thực hiện chính sách đa dạng hóa danh mục đầu tư thông qua việc đa dạng hóa ngành nghề cho vay, không quá tập trung vào một lĩnh vực hay đối tượng vay nhằm phân tán và làm giảm thiểu rủi ro tín dụng;

  • Ban hành các quy định nhằm đảm bảo việc thẩm định trước khi cho vay được thực hiện chặt chẽ thông qua quy chế cho vay, quy trình cho vay, quy định về thẩm định tài sản đảm bảo,... Việc thực hiện đúng quy trình cho vay sẽ giúp sàng lọc được khách hàng, lựa chọn khách hàng có tiềm lực tài chính cũng như các khách hàng có uy tín. Bên cạnh đó, thực hiện quy định về thẩm định tài sản đảm bảo Ngân hàng sẽ nhận những tài sản đảm bảo có đủ tính pháp lý nhằm ngăn ngừa rủi ro liên quan đến xử lý tài sản khi khách hàng không trả được nợ;

  • Ban hành các quy định về mức cho vay theo sản phẩm, theo loại tài sản và khách hàng, loại tiền vay,...;

  • Ban hành các quy định về phân cấp thẩm định và quyết định tín dụng nhằm xác định rõ trách nhiệm trong việc thẩm định và ra quyết định đối với các khoản cho vay, đầu tư,... Hiện tại, việc quyết định cấp tín dụng được thực hiện thông qua các cấp: Hội đồng tín dụng, Ban tín dụng, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc chi nhánh và cấp trưởng phòng;

  • Tiến hành xây dựng hệ thống định hạng tín dụng làm cơ sở để đo lường rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro;

  • Thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động tín dụng tại các đơn vị trực thuộc nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra;

  • Đã ban hành quy định xử lý nợ tồn đọng trong đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận có liên quan nhằm xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu.

Với những quy chế, quy trình, quy định và các chính sách đang áp dụng, Navibank hoàn toàn có thể kiểm soát được và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Quản lý rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự thay đổi lãi suất thị trường làm tác động đến thu nhập và chi phí hoạt động của ngân hàng do sự chênh lệch giữa kỳ hạn của nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn huy động hoặc do sự khác biệt giữa các loại lãi suất (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi).

Rủi ro lãi suất được đo lường bằng các báo cáo chênh lệch thời gian đáo hạn và xác định lãi suất phân bổ theo nhiều dãy kỳ hạn. Việc quản lý rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua phân tích tỷ số giữa tài sản nhạy cảm lãi suất với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ở các trạng thái VND, USD, EUR, vàng,... Căn cứ vào các báo cáo và nhận định diễn biến, xu hướng biến động của lãi suất trên thị trường của Hội đồng quản lý Tài sản Nợ – Có (ALCO), Ban điều hành sẽ quyết định duy trì mức chênh lệch hợp lý để định hướng hoạt động của Ngân hàng.

Để kiểm soát rủi ro lãi suất, Navibank đã và đang hoàn thiện một số giải pháp sau:



  • Sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất: biểu đồ lệch kỳ hạn, giá trị của tài sản Nợ và tài sản Có nhạy cảm với lãi suất,...;

  • Ký kết các hợp đồng cung cấp tín dụng theo kỳ hạn với lãi suất thả nổi được điều chỉnh theo lãi suất của thị trường. Thông qua đó, khi lãi suất thị trường có sự biến đổi theo chiều hướng tăng thì lãi suất của hợp đồng cũng được điều chỉnh tăng, hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động tín dụng;

  • Quản lý kỳ hạn thông qua việc giả định những tình huống biến động lãi suất khác nhau để đảm bảo lợi nhuận thu từ chênh lệch lãi suất dịch chuyển trong giới hạn cho phép;

  • Xây dựng phương pháp tính toán và theo dõi giám sát các thay đổi về trạng thái lãi suất của toàn ngân hàng;

  • Hoàn thiện hệ thống điều hành lãi suất, sử dụng tốt các nguồn vốn huy động, xây dựng mô hình, chỉ số quản lý rủi ro,... nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những rủi ro lãi suất tiềm tàng;

  • Duy trì, cân đối các khoản mục nhạy cảm với lãi suất bên tài sản Nợ và tài sản Có, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, sử dụng các công cụ tài chính để hạn chế rủi ro về lãi suất.

Quản lý rủi ro ngoại hối:

Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, chênh lệch về tỷ giá giữa các loại tiền tệ do ngân hàng nắm giữ và thực hiện thanh toán, ngân hàng có thể thua lỗ khi biến động về tỷ giá. Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối và tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN. Việc quản lý và hạn chế rủi ro ngoại hối hiện đang được tiến hành như sau:



  • Xây dựng hệ thống hạn mức để quản lý rủi ro ngoại hối: Các loại hạn mức bao gồm hạn mức giao dịch với các khách hàng, đối tác, hạn mức trạng thái, hạn mức dừng lỗ. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các loại hạn mức, cũng như giám sát rủi ro của đối tác phát sinh từ giao dịch ngoại hối;

  • Đảm bảo và duy trì một tỷ lệ cân xứng giữa tài sản Nợ và tài sản Có ngoại tệ, duy trì mức ngoại hối ròng ở mức hợp lý;

  • Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn có khả năng nghiên cứu, phân tích những biến động về tình hình ngoại hối, tỷ giá,... nhằm đưa ra những quyết định mua bán các hợp đồng ngoại tệ đúng đắn và phù hợp.

Quản lý rủi ro tác nghiệp:

Rủi ro tác nghiệp bao gồm toàn bộ các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động. Navibank đang tiến hành rà soát lại toàn bộ các chính sách, quy trình và thủ tục nghiệp vụ, thực hiện kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các nghiệp vụ được kiểm tra kỹ. Việc quản lý rủi ro tác nghiệp đang được tiến hành, cụ thể như sau:

- Các cán bộ lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn nhân viên tuân thủ các quy trình quy chế đã được ban hành;

- Phòng kiểm soát nội bộ thực hiện các đợt kiểm tra định kỳ theo lịch trình do Tổng Giám đốc phê duyệt hàng năm và thực hiện các đợt kiểm tra đột xuất. Mục đích của các đợt kiểm tra này là đánh giá xem liệu các đơn vị có tuân thủ các chính sách và quy định của ngân hàng hay không. Kết quả kiểm tra sẽ được báo cáo lên Ban Tổng Giám đốc;



  • Phòng QLRR tổng hợp lại để ghi nhận dấu hiệu rủi ro tác nghiệp trên cơ sở các báo cáo của kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ/độc lập,... Thu thập bộ dữ liệu dấu hiệu rủi ro tác nghiệp trong các mặt nghiệp vụ trọng yếu trong toàn Ngân hàng làm căn cứ đo lường rủi ro. Phân loại rủi ro tác nghiệp và mức rủi ro theo từng mặt nghiệp vụ và đề xuất giải pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro.

Đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở Ngân hàng ngay lập tức. Trường hợp Ngân hàng không cân đối một cách hợp lý giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn cả về kỳ hạn và khối lượng vốn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả trong kinh doanh hoặc mất khả năng thanh toán.

Hiện tại, việc quản lý rủi ro thanh khoản do ALCO quản lý. Hội đồng ALCO chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách quản lý thanh khoản như phân tán nguồn vốn, giữ một số tiền mặt nhất định, đầu tư một phần vốn vào các công cụ có tính thanh khoản cao, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro, lập hạn mức dự phòng và kế hoạch đối phó với từng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Quản lý rủi ro thanh khoản tại Navibank đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc:


  • Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng;

  • Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do hội đồng ALCO quy định;

  • Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro khác.

Bên cạnh đó, để quản lý rủi ro thanh khoản, Navibank đang tiến hành các công việc cụ thể sau:

  • Thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản, căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm nhiều cấp độ từ thấp đến cao và định rõ các loại thanh khoản trong mỗi cấp độ;

  • Xem xét và tính toán nhu cầu thanh khoản ở từng thời điểm để thực hiện dự trữ hợp lý, hạn chế lãng phí vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng, xây dựng danh mục đầu tư hợp lý giữa các tài sản đầu tư có khả năng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt với chi phí thấp. Điểm cốt lõi chính là hiệu quả quản lý tài sản, cơ chế hoạt động, điều hành công khai minh bạch, ổn định, tránh tạo cú sốc rút tiền đồng loạt, dự báo nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ để có thể chủ động thu xếp nguồn vốn chi trả theo yêu cầu;

  • Cải thiện hệ thống thông tin, báo cáo quản trị thanh khoản nhằm cung cấp kịp thời các thông tin về chuyển dịch tài sản hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Theo dõi giám sát các chỉ số thanh khoản tuân thủ các quy định của NHNN và các quy định nội bộ của Navibank: thực hiện dự trữ bắt buộc, tuân thủ quy định về việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư trung, dài hạn, thực hiện tốt các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; kế hoạch và thực hiện tốt việc xây dựng quỹ, lượng tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng nhà nước,... hoạt động huy động từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng, các giấy tờ có giá có thể chuyển đổi thành tiền mặt,...

    1. Thị trường hoạt động

Mạng lưới chi nhánh

Sau hơn 03 năm chuyển đổi mô hình và chính thức đi vào hoạt động, hệ thống mạng lưới giao dịch của Ngân hàng được đánh giá là tương đối hoàn chỉnh nếu so sánh với các ngân hàng có cùng thời điểm xuất phát, thậm chí với một số ngân hàng khác có thời gian hoạt động lâu hơn. Với kênh phân phối rộng khắp như vậy, Ngân hàng sẽ có lợi thế về việc phân phối và giới thiệu các sản phẩm, dịch dụ ngân hàng đến khách hàng. Tuy nhiên, do hầu hết các điểm giao dịch đều mới thành lập nên cần phải có một khoảng thời gian nhất định để ổn định và phát triển khách hàng nên hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao.

Tính đến 31/12/2009, mạng lưới hoạt động của Navibank bao gồm 1 Trụ sở chính, 12 Chi nhánh, và 67 Phòng giao dịch trải dài trên 24 tỉnh/thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương, Bà Rịa–Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An,…, cụ thể như sau:

KHU VỰC MIỀN BẮC

Chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh Hải Phòng

Chi nhánh Bắc Ninh

Phòng Giao dịch Ngọc Khánh

Phòng Giao dịch Trung Hòa

Phòng Giao dịch Thái Nguyên

Phòng Giao dịch Hà Tây

Phòng Giao dịch Bắc Giang

Phòng Giao dịch Hưng Yên

Phòng Giao dịch Long Biên

Phòng Giao dịch Thanh Nhàn

Phòng Giao dịch Hoàng Mai

Phòng Giao dịch Tiền An

Phòng Giao dịch Hàng Bột

Phòng Giao dịch Thái Hà

Phòng Giao dịch Đồng Xuân

Phòng Giao dịch Tây Hồ

Phòng Giao dịch Ngã Tư Sở

Phòng Giao dịch Bát Đàn

Phòng Giao dịch Cầu Giấy

Phòng Giao dịch Bắc Ninh

Phòng Giao dịch Ngô Quyền

Phòng Giao dịch Quảng Ninh

Phòng Giao dịch Thủy Nguyên

Phòng Giao dịch Hoàng Văn Thụ

Phòng Giao dịch Thái Bình

Phòng Giao dịch Hải An

Phòng Giao dịch Lê Chân

Phòng Giao dịch Hồng Bàng

KHU VỰC MIỀN TRUNG

Chi nhánh Đà Nẵng

Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Phòng Giao dịch Sơn Trà

Phòng Giao dịch Hùng Vương

Phòng Giao dịch Núi Thành

Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Linh

Phòng Giao dịch Hòa Khánh

Phòng Giao dịch Đông Ba

KHU VỰC MIỀN NAM

Trụ sở chính

Chi nhánh Kiên Giang


Chi nhánh Cần Thơ

Chi nhánh Bình Dương

Chi nhánh Tiền Giang

Chi nhánh Vũng Tàu

Chi nhánh Đồng Nai

Chi nhánh Long An

Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Trỗi

Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự

Phòng Giao dịch Tân Tạo

Phòng Giao dịch Bình Tây

Phòng Giao dịch 3 tháng 2

Phòng Giao dịch Phan Đăng Lưu

Phòng Giao dịch Cộng Hòa

Phòng Giao dịch Khánh Hội

Phòng Giao dịch Lê Đại Hành

Phòng Giao dịch CMT8

Phòng Giao dịch Trần Hưng Đạo

Phòng Giao dịch Võ Văn Tần

Phòng Giao dịch Nguyễn Trãi

Phòng Giao dịch Trường Chinh

Phòng Giao dịch Bến Chương Dương

Phòng Giao dịch Quang Trung

Phòng Giao dịch Phan Đình Phùng

Phòng Giao dịch Huỳnh Tấn Phát

Phòng Giao dịch Phú Mỹ Hưng

Phòng Giao dịch Phú Lâm

Phòng Giao dịch Lạc Long Quân

Phòng Giao dịch Nhơn Trạch

Phòng Giao dịch Đức Hòa

Phòng Giao dịch Bạc Liêu

Phòng Giao dịch Cà Mau

Phòng Giao dịch Rạch Sỏi

Phòng Giao dịch Hòn Đất

Phòng Giao dịch Cổng Tam Quan

Phòng Giao dịch Hà Tiên

Phòng Giao dịch Tân Hiệp

Phòng Giao dịch An Giang

Phòng Giao dịch Ninh Kiều

Phòng Giao dịch Hậu Giang

Phòng Giao dịch Đồng Tháp

Phòng Giao dịch Vĩnh Long

Phòng Giao dịch Dĩ An


(Nguồn: Navibank)

Mạng lưới khách hàng và các loại dịch vụ cho khách hàng

Thị trường bán lẻ là thị trường mục tiêu mà Navibank hiện đang hướng tới để cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, cá nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 02 nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng.



Cá nhân: bao gồm những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,v.v.. ).

Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có lịch sử hoạt động hiệu quả, chủ yếu thuộc các nhóm ngành kinh tế phục vụ cộng đồng, cung cấp dịch vụ, thương mại, xây dựng, sản xuất kinh doanh,v.v…

    1. Sản phẩm/Dịch vụ cung ứng

Bên cạnh mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của Ngân hàng trên thị trường tài chính Việt Nam, với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, Ngân hàng đã tập trung nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cao cấp, hiện đại nhằm tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác, phù hợp nhu cầu của khách hàng. Tính đến 31/12/2009, Ngân hàng đã triển khai thêm được 19 sản phẩm, trong đó có 03 sản phẩm huy động, 08 sản phẩm cho vay và 08 sản phẩm dịch vụ.

Một số sản phẩm nổi bật đã triển khai trong năm 2009 như sau:



STT

Sản phẩm

I

Sản phẩm huy động

1

2

3



Tích lũy thời gian

Tích lũy lãi suất

Tích lũy giá trị


II

Sản phẩm cho vay

1

2


Sản phẩm cho vay hỗ trợ tài chính du học

Sản phẩm cho vay tiêu dùng



III

Dịch vụ ngân hàng

1

2

3



4

Internet Banking

Phone Banking

Đại lý ứng tiền mặt liên kết với ngân hàng Á Châu

Sản phẩm thẻ SG24, thẻ Payoo



Каталог: portal -> fscfiles -> News -> HSC
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
HSC -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
fscfiles -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
fscfiles -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
HSC -> GIỚi thiệu nghị ĐỊnh số 85/2010/NĐ-cp ngàY 02/8/2010 CỦa chính phủ VỀ XỬ phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trưỜng chứng khoán ngày 02/8/2010
HSC -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng hệ thống quản lý thông tin công ty dành cho công ty niêm yếT/ĐĂng ký giao dịCH

tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương