SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị chứng khoáN



tải về 1.29 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.29 Mb.
#23812
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19

(Nguồn: Navibank)


  1. Cơ cấu thu nhập thuần hợp nhất của Navibank qua các năm

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Quý I/2010

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Thu nhập lãi thuần

212.378.565.329

78,44

286.954.134.873

60,74

65.233.644.255

89,22

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

1.928.851.895

0,71

99.214.866.151

21,00

11.877.029.140

16,24

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

(4.115.032.930)

(1,52)

5.583.534.247

1,18

(4.256.258.264)

(5,82)

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư và vốn góp mua cổ phần

59.296.641.020

21,90

72.405.246.460

15,32

202.872.287

0,28

Thu nhập thuần từ hoạt động khác

1.259.278.710

0,47

8.307.838.988

1,76

59.225.311

0,08

Tổng thu nhập thuần12

270.748.304.024

100

472.465.620.719

100

73.116.512.729

100

(Nguồn: Navibank)

Trong cơ cấu thu nhập - chi phí của Navibank qua các năm, nguồn thu/chi từ lãi (tín dụng) và các khoản thu nhập tương tự chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm trên 84% tổng thu nhập và hơn 74% tổng chi phí) và đang có xu hướng tăng nhanh vào quý I/2010. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần lại đang giảm dần (chiếm 5,47% năm 2008, 4,95% năm 2009 và chỉ còn 0,05% tổng thu nhập vào quý I/2010). Nguyên nhân do trong năm 2009, Ngân hàng đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của Ngân hàng TMCP Miền Tây và Tập đoàn Bảo Việt do Ngân hàng nắm giữ nên hầu hết các doanh nghiệp mà Ngân hàng góp vốn, mua cổ phần hiện nay là các doanh nghiệp mới thành lập, đang trong giai đoạn đầu tư nên hiệu quả từ việc góp vốn, mua cổ phần cần thời gian mới đánh giá được13.

Trong năm 2009, tổng thu nhập thuần của Navibank đã có sự tăng trưởng đáng kể. Tính đến cuối năm 2009, tổng thu nhập thuần là 469,9 tỷ đồng, tăng 74,52% so với năm 2008 (Công ty mẹ) và 472,5 tỷ đồng, tăng 74,50% so với năm 2008 (Hợp nhất).


    1. Thị phần và năng lực cạnh tranh của Navibank

Trong hệ thống NHTM Việt Nam, Navibank thuộc nhóm ngân hàng có quy mô tài sản, vốn và mạng lưới hoạt động ở mức trung bình. Tính đến ngày 31/12/2009, mức vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 1.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản có đạt 18.800 tỷ đồng. Xét về mạng lưới giao dịch, tính đến hết năm 2009, Ngân hàng có 01 trụ sở chính, 12 chi nhánh và 68 phòng giao dịch trong cả nước. Trong đó, mạng lưới hoạt động chủ yếu tập trung ở hai khu vực miền Bắc và miền Nam, được đánh giá là khu vực nhiều tiềm năng và cũng là nơi tập trung nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Vì vậy Navibank gặp phải sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, nhất là các ngân hàng mới và các ngân hàng nước ngoài. Với định hướng tăng cường, mở rộng mạng lưới giao dịch và đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, Navibank đang từng bước cải thiện thị phần của mình so với các ngân hàng khác tại Việt Nam.

    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm báo cáo

Kết quả kinh doanh trong 02 năm tài chính 2008 và 2009 cũng như khả năng tăng trưởng về nguồn vốn huy động, dư nợ, lợi nhuận của Navibank chịu ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp từ các yếu tố sau:

  1. Các yếu tố khách quan

  • Tình hình kinh tế Việt Nam 2008 - 2009

Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam trong năm 2008 đối mặt với nhiều khó khăn và ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP là 6,23%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 22,97% so với 2007. Cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự đã tác động mạnh đến tất cả các chủ thể trong nền kinh tế.

Bước sang năm 2009, tuy nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng do ảnh hưởng chung từ suy thoái kinh tế thế giới cũng như những vấn đề còn tồn tại của kinh tế trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của đa phần các doanh nghiệp còn nhiều bất ổn và khó khăn. Trong bối cảnh đó, năm 2009, Ngân hàng nhìn nhận là khoảng thời gian mang tính bản lề với ý nghĩa chuyển tiếp giữa thời kỳ khủng hoảng và giai đoạn tăng tốc phát triển sau khủng hoảng. Ý thức rõ điều này, trong năm tài chính 2009, mục tiêu tăng trưởng nhanh đã tạm thời gác lại cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng cũng như đảm bảo tuân thủ chính sách tiền tệ của chính phủ để tập trung cho mục tiêu củng cố và ổn định hoạt động.



  • Những thay đổi trong chính sách quản lý và điều hành

Nhằm quản lý và điều hành thị trường tiền tệ, hoạt động tín dụng, quản lý ngoại hối, quản lý lượng tiền lưu thông,v.v... trong năm 2008 và năm 2009, NHNN đã ban hành một số quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động của các NHTM, cụ thể như sau:

    • Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB)

Năm 2008 vừa qua là một năm khó khăn cho hệ thống các NHTM. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến nền kinh tế trong nước. Kinh tế Việt Nam phải đối mặt với cùng lúc hai bức tranh đối ngược nhau đó là lạm phát tăng cao vào nửa đầu năm 2008 và lại đảo chiều suy thoái vào cuối năm. Chính sách tiền tệ của NHNN theo đó liên tục thay đổi làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng giảm với tần suất tương đối cao trong khoảng thời gian ngắn đã tác động mạnh đến hoạt động của các NHTM. Ngày 16/11/2008 NHNN quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND từ 10% lên 11%. Thời gian ngắn sau đó, NHNN lại liên tục điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB tiền gửi VND và đến đầu năm 2009 tỷ lệ DTBB chỉ còn 3%. Điều này có ảnh hưởng tới nguồn vốn khả dụng và chi phí hoạt động của các NHTM nói chung và Navibank nói riêng trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, đến nay 31/03/2010, NHNN đã duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 3% để hạn chế bớt những khó khăn cho hệ thống ngân hàng thương mại thời gian qua.



    • Tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối và nới rộng biên độ tỷ giá

Bài toán điều hành cơ chế tỷ giá và dự trữ ngoại hối thích hợp luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách tiền tệ quốc gia nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM nói riêng. Theo công bố của NHNN từ tháng 10/2008, dự trữ ngoại hối đạt được 21,9 tỷ USD và được đánh giá là khá an toàn và phù hợp do 82% số tiền dự trữ ngoại hối đang được gửi ở NHTW các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, IMF, 18% còn lại gửi đầu tư các NHTM nước ngoài có mức tín nhiệm 2A, 3A14.

Thời gian qua, các NHTM đã có những thời điểm rơi vào trạng thái “khan hiếm” ngoại tệ, đặc biệt vào cuối năm 2008, quý I/2009 và quý III/2009. Một trong những nguyên nhân gây nên là do việc “găm” giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu đầu cơ. Mặt khác, do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã hạn chế luồng vốn đầu tư nước ngoài và lượng kiều hối vào Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho các NHTM trong một thời gian. NHNN đã có những nỗ lực để điều hành và ổn định chính sách tỷ giá, đồng thời nhằm hướng tới thông lệ quản lý chung trên thế giới, biên độ tỷ giá VND/USD liên tục được nới rộng. Tính từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2009, NHNN đã có 5 lần điều chỉnh nới lỏng biên độ tỷ giá (từ mức +/-0,5% lên +/- 5%)15 tạo điều kiện để kinh tế Việt Nam thích nghi dần với mức độ mở cửa, đưa tỷ giá sát hơn với thị trường quốc tế. Điều này cũng tác động tích cực đến hoạt động liên ngân hàng, điều chỉnh tình trạng khan hiếm USD ở các ngân hàng trong nước nói chung và Navibank nói riêng.



  • Lãi suất cơ bản không ổn định

Cùng với sự bất ổn của nền kinh tế trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được áp dụng với diễn biến trái chiều tương đối mạnh. Chỉ trong năm 2008, NHNN đã có 08 lần thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu để điều hành nền kinh tế vĩ mô. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ đến việc huy động và cho vay của các NHTM. Với 03 lần thay đổi lãi suất cơ bản theo hướng thắt chặt tiền tệ, tính thanh khoản tại một số NHTM bị ảnh hưởng khá mạnh. Bên cạnh đó, tác động khủng hoảng tài chính khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn lại phải đối mặt với lãi suất vay tăng cao dẫn đến mất khả năng chi trả. Điều này đã đẩy tình trạng nợ xấu trong hệ thống NHTM tăng lên.

  1. Những dấu mốc thay đổi lãi suất năm 2008 - 2009

Ngày thực hiện

Lãi suất
cơ bản


Lãi suất
tái cấp vốn


Lãi suất
tái chiết khấu


Ngày 01/12/2005

8,25%

6,5%

4,5%

Ngày 01/02/2008

8,75%

7,5%

6%

Ngày 19/05/2008

12%

13%

11%

Ngày 11/06/2008

14%

15%

13%

Ngày 21/10/2008

13%

14%

12%

Ngày 05/11/2008

12%

13%

11%

Ngày 21/11/2008

11%

12%

10%

Ngày 05/12/2008

10%

11%

9%

Ngày 22/12/2008

8,5%

9,5%

7,5%

Ngày 23/01/2009

7%

8%

6%

Ngày 01/12/2009

8%

8%

6%

Ngày 01/05/2010

8%

8%

6%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Tuy nhiên, bước sang năm 2009, lãi suất cơ bản lại được duy trì khá ổn định ở mức 7% từ tháng 2 đến tháng 11/2009, lãi suất cho vay (trừ các khoản cho vay tiêu dùng) trong năm tương đối ổn định. Đến cuối năm 2009, để ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn lạm phát xuất hiện NHNN đã điều chỉnh tăng lên 8% trong tháng 12/2009 và được duy trì đến nay (tháng 05/2010).

Diễn biến lãi suất trên rõ ràng tác động đến kết quả hoạt động của các ngân hàng nói chung và Navibank nói riêng. Ngân hàng phải áp dụng cùng lúc nhiều chính sách giá khác nhau và luôn theo sát các chính sách của NHNN, phản ứng nhanh đối với những thay đổi lãi suất trên thị trường của các ngân hàng thương mại. Trong năm 2009, Ngân hàng đã có trên 30 lần điều chỉnh lãi suất huy động, 06 lần điều chỉnh lãi suất cho vay và nhiều chính sách giá áp dụng trong từng thời kỳ.16


  1. Các yếu tố chủ quan

  • Mạng lưới giao dịch được mở rộng

Phát triển mạng lưới hoạt động là chiến lược được Navibank thực hiện nhằm gia tăng thị phần của Ngân hàng trên các thị trường hiện có trong nước. Tính đến cuối năm 2009, mạng lưới giao dịch của Ngân hàng đạt 81 điểm giao dịch bao gồm: 1 Hội sở chính, 12 Chi nhánh và 68 Phòng giao dịch đặt tại các địa bàn trọng điểm của cả nước như Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,...

  • Cơ cấu tổ chức và hoạt động được hoàn thiện từng bước

Hướng tới mô hình tổ chức và quản trị của ngân hàng hiện đại, Navibank đang từng bước tái cơ cấu tổ chức, ban hành hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cấp Hội sở chính/Chi nhánh/Trung tâm, cấp Phòng và cấp cá nhân áp dụng trong phạm vi toàn hệ thống. Thông qua các hệ thống chỉ tiêu này, tiền lương mới được điều chỉnh theo hướng gắn liền thu nhập của người lao động với hiệu quả hoạt động kinh doanh để đảm bảo đánh giá công bằng và chính xác sự đóng góp của mỗi đơn vị, cá nhân vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của toàn hệ thống Ngân hàng.

  • Hoạt động PR & Marketing được đẩy mạnh

Navibank thường tập trung vào chuẩn hóa hình ảnh thương hiệu, bắt đầu bằng việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tạo tiền đề cho việc giới thiệu hình ảnh Navibank một cách nhất quán đến khách hàng, giúp tăng dần độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu Navibank.

Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi và đã thu hút được nhiều sự chú ý, tham gia của khách hàng thể hiện qua sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn huy động. Trong năm 2009, Navibank đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mại dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau nhưng đặc biệt chú trọng đến các chương trình khuyến mãi huy động vốn. Cụ thể năm 2009, Ngân hàng đã triển khai tổng cộng 06 chương trình khuyến mãi với tổng chi phí thực hiện (kể cả giá trị giải thưởng) gần 09 tỷ đồng17. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá Navibank Sài Gòn, đồng thời tiến hành mua lại Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 4 và đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Navibank Sài Gòn.



Ngoài ra, Ngân hàng cũng tổ chức thành công buổi họp mặt khách hàng Câu lạc bộ Navibank. Câu lạc bộ Navibank này được thành lập dành cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn tại Ngân hàng. Theo đó, thành viên Câu lạc bộ được hưởng các chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ và các tiện ích gia tăng khác khi giao dịch tại Ngân hàng. Hiện nay, Câu lạc bộ đã kết nạp hơn 800 thành viên.




Каталог: portal -> fscfiles -> News -> HSC
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
HSC -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
fscfiles -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
fscfiles -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
HSC -> GIỚi thiệu nghị ĐỊnh số 85/2010/NĐ-cp ngàY 02/8/2010 CỦa chính phủ VỀ XỬ phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trưỜng chứng khoán ngày 02/8/2010
HSC -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng hệ thống quản lý thông tin công ty dành cho công ty niêm yếT/ĐĂng ký giao dịCH

tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương