Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)


Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 20… của UBND Huyện (thị xã, TP) về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo



tải về 1.74 Mb.
trang7/18
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.74 Mb.
#16925
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 20… của UBND Huyện (thị xã, TP) về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo;


Căn cứ nhu cầu công tác năm học:……………..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay điều động Ông (Bà)………………………. sinh ngày …………….., trình độ chuyên môn………………….,chức vụ ……….…….,trường ……………………… đến nhận công tác tại ……………………………. chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Nhiệm vụ cụ thể do thủ trưởng đơn vị mới phân công.

Điều 2. Đương sự có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, tiền bạc (nếu có) lại cho đơn vị cũ trước khi nhận nhiệm vụ mới.

Điều 3. Lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) của đương sự do đơn vị mới trả theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Điều 4. Bộ phận Tổ chức cán bộ, kế toán của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng đơn vị có liên quan và Ông (Bà) có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
TRƯỞNG PHÒNG

Nơi nhận:

- Như điều 4;

- Lưu VT, HSVC.

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC,VIÊN CHỨC


Hiện nay giải quyết chế độ thôi việc cho Công chức thì áp dụng theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ; và giải quyết chế độ trợ cấp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với Viên chức thì áp dụng theo Nghị đinh 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.



I./ GIẢI QUYẾT THÔI VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC:

Khi viên chức xin thôi việc phải báo trước với Thủ trưởng đơn vị trước 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn (Theo khoản 4- Điều 29 của Luật viên chức).

Khi nhận được đơn xin thôi việc của viên chức, Thủ trưởng đơn vị tiến hành lập Hội đồng xét cho viên chức thôi việc, gồm thành phần sau:

- Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng đơn vị.

- Thành viên: Gồm cấp phó, đại diện cấp ủy, Chủ tịch công đoàn cơ sở, Tổ (Khối) trưởng chuyên môn ( của người xin thôi việc), Bí thư đoàn trường (Nếu còn ở tuổi đoàn).

Chủ tịch Hội đồng thông qua đơn xin thôi việc của viên chức. Sau khi lấy ý kiến của từng thành viên trong hội đồng, hội đồng bỏ phiếu kín (hoặc biểu quyết) để đi đến kết luận đồng ý hay không đồng ý cho viên chức thôi việc kể từ thời điểm nào.

* Nếu Hội đồng thống nhất cho viên chức thôi việc Thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định: (Mẫu quyết định kèm theo).

- Chế độ trợ cấp thôi việc của viên chức được áp dụng tại Điều 39 của Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 như sau:

1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:

- Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng ½ (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

- Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;

- Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.

- Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.

2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày thôi việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.

(Được quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 về việc Hướng dẫn một số điều Nghị định 27/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về Bảo hiểm thất nghiệp)

Ví dụ 1: Ông Lê Văn A, vào ngành từ 01/ 9/2000 được nghỉ việc từ 01/4/2012, chế độ trợ cấp thôi việc như sau:

- Tư 01/9/2000 đến 31/12/2008: 8 năm 4 tháng: Được hưởng trợ cấp thôi việc là 4.25 tháng lương.

- Từ 01/01/2009 đến 31/3/2012: Được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị C, vào ngành từ 01/9/2009, được nghỉ việc từ 01/4/2012, chế độ trợ cấp thôi việc được hưởng theo quy định của Bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Nếu Hội đồng không thống nhất cho thôi việc thì Thủ trưởng đơn vị ra thông báo bằng văn bản (nêu lý do cụ thể) cho đương sự biết và yêu cầu tiếp tục công tác.
___________________________________

Mẫu áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CẤP TRÊN

TRƯỜNG ….. …………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: /QĐ-………

………………, ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức




THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ………………………..
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Thông tư số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/04/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 21/02/2012 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt phương án triển khai thực hiện Thông tư 07/2009/TTLT-BGDDT-BNV;

Xét biên bản ngày / / của đơn vị về việc đề nghị cho Ông (Bà)……………………… thôi việc,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ông (Bà) Trần Văn A, sinh ngày ……….., giáo viên trường THPT ……………., vào ngành từ ngày ……….., ngạch ……….. - bậc ……. - hệ số ……….(VK….), phụ cấp chức vụ …., phụ cấp thâm niên nhà giáo …….% được chấm dứt hợp đồng làm việc kể từ ngày …………

Lý do: Theo nguyện vọng của cá nhân.



Điều 2. Lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) của đương sự được thanh toán đến hết ngày …………... Đương sự được hưởng trợ cấp chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

- ……………………………………………………………………………..

- ……………………………………………………………………….…….

Điều 3. Bộ phận kế toán của đơn vị và Ông(Bà) có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

- Như điều 3;

- Lưu: VT.


II./ THÔI VIỆC, ĐỀN BÙ CHI PHÍ ĐÀO TẠO: ( Áp dụng đối với trường hợp viên chức có trình độ Thạc sĩ hoặc có cam kết đối với ngành)

Về thời gian và thành phần hội đồng xét thôi việc, chế độ thôi việc cũng giống như viên chức thôi việc hưởng trợ cấp thôi việc (01 năm được ½ tháng lương). Tuy nhiên người có trình độ Thạc sĩ hoặc có cam kết đối với ngành khi thôi việc phải bồi thường chế độ đào tạo (Được quy định tại Điều 36 của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;



Lưu ý: Đơn xin thôi việc phải ghi rõ “Chịu trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo”.

Sau khi họp Hội đồng thống nhất cho viên chức thôi việc, Thủ trưởng đơn vị yêu cầu bộ phận kế toán tổng hợp tất cả các chứng từ thanh toán chế độ cho viên chức. Sau đó có công văn gửi Sở Nội vụ và Sở GDĐT về việc xác nhận số tiền mà viên chức đã nhận trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp.

- Sở GDĐT: Xác nhận Học phí và học phí học ngoại ngữ.

- Sở Nội vụ: Xác nhận chế độ Khuyến khích đào tạo Sau Đại học theo quy định của UBND tỉnh.

Sau khi tổng hợp tất cả các khoản do ngân sách nhà nước chi, Thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định cho viên chức thôi việc và bồi thường chi phí đào tạo (Mẫu quyết định kèm theo)

* Lưu ý: Số năm phục vụ sau khi tốt nghiệp gấp 02 lần số thời gian đào tạo (Dựa vào quyết định cử đi học của cấp có thẩm quyền)

VĂN BẢN THAM KHẢO:

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ - Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

- Thông tư số 89/2006/TT-BTC ngày 29/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, và kinh phí thu hồi bồi thường chi phí đào tạo (Tạm thời vẫn áp dụng theo Thông tư này)

__________________________




ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CẤP TRÊN

TRƯỜNG . …………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: /QĐ-...............

………………, ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chấm dứt hợp đồng làm việc và bồi thường chi phí đào tạo




THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ…………………….

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Thông tư số 89/2006/TT-BTC ngày 29/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, và kinh phí thu hồi bồi thường chi phí đào tạo;

Căn cứ Thông tư số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/04/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 21/02/2012 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt phương án triển khai thực hiện Thông tư 07/2009/TTLT-BGDDT-BNV;

Xét biên bản ngày / / của đơn vị về việc đề nghị cho Ông (Bà)……………………… thôi việc,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với Ông (Bà) …………….., sinh ngày ……………., giáo viên trường ………………., tốt nghiệp …………..; ngày vào ngành …………..; ngạch ……… - bậc ….. - hệ số ……. (VK…..), phụ cấp chức vụ ……….., phụ cấp thâm niên nhà giáo……..%; đăng ký hộ khẩu thường trú tại …………………….., kể từ ngày ……………

Lý do:………………………………...



Điều 2. Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của đương sự được cấp phát đến hết ngày ……………….. và được trợ cấp thôi việc như sau:

- ……………………………………………………………………………..

- ……………………………………………………………………….…….

Điều 3. Ông (Bà) ……………………….. có trách nhiệm phải bồi thường chi phí đào tạo và khuyến khích Sau Đại học với tổng số tiền là …………………… và nộp số tiền trên tại trường ………. chậm nhất ngày …………, trường có trách nhiệm mang nộp lại cho Kho bạc nhà nước theo đúng qui định hiện hành.

Điều 4. Bộ phận kế toán của đơn vị và Ông (Bà) có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

- Như điều 4;

- Lưu: VT.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT

(Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức)

 



A- NGUYÊN TẮC CHUNG.

1- Khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật.

2- Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức, viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

3- Trường hợp công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

a) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

b) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới.

Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.

4- Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.

5- Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức trong các trường hợp này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.

6- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.

7- Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức, viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật.

8- Xác định đối tượng khi xử lý kỷ luật:

- Đối tượng là công chức: Những người đang công tác tại cơ quan hành chính Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); cấp trưởng các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục mầm non, trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập). Các căn cứ để xử lý kỷ luật đối với công chức (không kể đối tượng hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP):

+ Luật Cán bộ, công chức (Luật số 22/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008);

+ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

- Đối tượng là viên chức: Từ cấp phó trở xuống đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Các căn cứ để xử lý kỷ luật đối với viên chức (không kể đối tượng hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP):

+ Luật Viên chức (Luật số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010);

+ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.



* Riêng đối tượng hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, khi xử lý kỷ luật thì căn cứ quy định của Bộ Luật Lao động hiện hành.

B- QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

I- Các hành vi bị xử lý kỷ luật

1- Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

2- Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

3- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.



II- Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật

1- Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép.

2- Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

3- Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

4- Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

III- Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật

1- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật.

2- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.

3- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.



IV- Thời hiệu xử lý kỷ luật

1- Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.

2- Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.

V- Thời hạn xử lý kỷ luật

1- Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

2- Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật nhưng không quá 04 tháng.

VI- Các hình thức kỷ luật

1- Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

1.1. Khiển trách;

1.2. Cảnh cáo;

1.3. Hạ bậc lương;

1.4. Buộc thôi việc.

2- Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

2.1. Khiển trách;

2.2. Cảnh cáo;

2.3. Hạ bậc lương;

2.4. Giáng chức;

2.5. Cách chức;

2.6. Buộc thôi việc.

3- Khiển trách: Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

3.1. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;

3.2. Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;

3.3. Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

3.4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;

3.5. Sử dụng tài sản công trái pháp luật;

3.6. Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

3.7. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công tác.

4- Cảnh cáo: Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

4.1. Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

4.2. Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi;

4.3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

4.4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức;

4.5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;

4.6. Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác;

4.7. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

4.8. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

5- Hạ bậc lương: Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

5.1. Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

5.2. Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi;

5.3. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

6- Giáng chức: Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

6.1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;

6.2. Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;

6.3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

7- Cách chức:

7.1. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

b) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;

c) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

d) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

7.2. Việc áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức giữ các chức danh tư pháp được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật chuyên ngành.

8- Buộc thôi việc: Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

8.1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

8.2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

8.3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

8.4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

8.5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

VII- Thẩm quyền xử lý kỷ luật

1- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

1.1. Đối với cấp trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập, thì Sở (phòng) GDĐT tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

1.2. Đối với lãnh đạo của Sở (phòng) GDĐT thì UBND tỉnh (huyện, thị xã, thành phố) tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

2- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

3- Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái.

4- Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.


Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
DinhKem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương