Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)


TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG



tải về 1.74 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.74 Mb.
#16925
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG




A/- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường:

Hội đồng trường là tổ chức trong nhà trường có nhiệm vụ, quyền hạn được xác định cụ thể như sau:

- Đối với trường Mầm non: Được xác định tại khoản 3 – Điều 18 – Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008;

- Đối với trường Tiểu học: Được xác định tại khoản 3 – Điều 20 – Thông tư Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

- Đối với trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được xác đinh tại khoản 3 – Điều 20- Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

B/- Tổ chức Hội đồng trường:

1) Cơ cấu Hội đồng trường:

- Hội đồng trường có từ 7-13 thành viên, gồm có Chủ tịch, thư ký và các thành viên khác của Hội đồng. Cụ thể như sau:

+ Mầm non: Hội đồng trường có từ 7-9 thành viên, gồm có Chủ tịch, thư ký và các thành viên khác của Hội đồng. Thành phần Hội đồng trường gồm có đại diện tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Giám hiệu (gồm Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng), Đại diện Công đoàn, Đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.

+ Tiểu học: Hội đồng trường có từ 9-11 thành viên, gồm có Chủ tịch, thư ký và các thành viên khác của Hội đồng. Thành phần Hội đồng trường gồm có đại diện tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Giám hiệu (gồm Hiệu Trưởng và phó Hiệu trưởng), đại diện Công đoàn, Đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.

+ Trung học cơ sở và Trung học phổ thông: Hội đồng trường có từ 9-13 thành viên, gồm có Chủ tịch, 01 thư ký và các thành viên khác của Hội đồng. Thành phần Hội đồng trường gồm có Đại diện tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Giám hiệu nhà trường, đại diện Công đoàn, Đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.

2) Tiêu chuẩn các thành viên:

Xuất phát từ nhiệm vụ hết sức nặng nề và có ý nghĩa quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường, nên cần phải lựa chọn cán bộ, viên chức thực sự có năng lực, am hiểu về giáo dục, giảng dạy, quản lý trường học; tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục; có uy tín đối với tập thể; còn thời gian cống hiến lâu dài, ít nhất 1 nhiệm kỳ (5 năm). Hội đồng trường phải là tập thể tiêu biểu về trí tuệ, năng lực và phẩm chất đối với đơn vị.

Chủ tịch Hội đồng trường phải là người có năng lực, trình độ, am hiểu sâu sắc về nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của nhà trường, đặc biệt về hoạt động quản lý trường học.

Thư ký hội đồng là người trực tiếp giúp cho Chủ tịch Hội đồng trong việc xây dựng các báo cáo, vạch ra được kế hoạch, chương trình công tác, các giải pháp thực hiện ... để thông qua Hội đồng trong các kỳ họp.



3) Thủ tục thành lập Hội đồng trường:

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu. Hiệu trưởng tổ chức cuộc họp để bầu Chủ tịch theo hình thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch chỉ định thư ký. Sau đó, Hiệu trưởng lập tờ trình gửi về Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng trường theo phân cấp quản lý.



Lưu ý:

+ Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 05 năm, hàng năm nếu có thay đổi về nhân sự thì Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường.

+ Để có bước chuẩn bị nhân sự và phù hợp với biên chế năm học, các trường đề nghị về Phòng, Sở trong tháng 7/2012.

C/- Hoạt động của Hội đồng trường:

1) Đối với ngành học Mầm non, Tiểu học: Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất hai lần trong một năm học. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên trong Hội đồng trường đề nghị Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp Hội đồng trường khi cần thiết.

2) Đối với Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông: Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất 03 lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên trong Hội đồng trường đề nghị Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện Ban đại diện Cha mẹ học sinh của trường, đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp Hội đồng trường khi cần thiết.

3) Phiên họp của Hội đồng trường được coi là họp lệ khi các Nghị quyết của Hội đồng được thông qua bằng cách biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín và chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt nhất trí và được công bố công khai trong toàn trường.

4) Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại:

- Đối với trường Tiểu học: Được xác định tại khoản 3 – Điều 20 – Thông tư Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

- Đối với trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được xác đinh tại khoản 3 – Điều 20- Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền (Phòng hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo). Trong thời gian chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ ban hành.



D/- Tổ chức thực hiện:

1) Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường trực thuộc triển khai và thực hiện tốt hướng dẫn này.

2) Hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện hướng dẫn này đạt kết quả tốt. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ để trình Sở (Phòng) Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập Hội đồng trường chậm nhất là trong tháng 7/2012.

Hồ sơ gửi về Sở hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo gồm:

- Tờ trình của Hiệu trưởng về đề nghị thành lập Hội đồng trường (kèm theo danh sách gồm các cột: Số TT, Họ và tên, ngày tháng năm sinh, phái, chức vụ, trình độ chuyên môn).

- Biên bản họp Hội đồng trường lần đầu tiên để bầu Chủ tịch.





UBND HUYỆN………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: /QĐ-PGDĐT

……………, ngày tháng … năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Hội đồng trường ……….


Nhiệm kỳ: ….-…..




TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG

Căn cứ Thông tư số ………./TT-BGDĐT ngày…… (Về việc ban hành điều lệ trường…….);

Căn cứ thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 20… của UBND Huyện (thị xã, TP) về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo;


Xét tờ trình số: ………/TTr….. ngày ………..của trường ………….. về việc đề nghị thành lập Hội đồng trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay thành lập Hội đồng trường ……………. nhiệm kỳ …..-……., với thành phần sau:

1./ ……………………………………………;

2./ ……………………………………….;

3./ ……………………………………….



Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường được thực hiện theo điều 3 của Điều lệ trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số ……/TT-BGDĐT ngày…….

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị liên quan và các Ông (Bà) có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

TRƯỞNG PHÒNG

- Trường …………;




- Như điều 3;




- Lưu: VT.






1 Công trình có công năng tổng hợp thì ghi theo công năng chính


Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
DinhKem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương