Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)



tải về 1.74 Mb.
trang11/18
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.74 Mb.
#16925
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18

QUYẾT ĐỊNH


Về việc nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………………………


Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;

Căn cứ thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;


Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 20… của UBND Huyện (thị xã, TP) về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo;


Căn cứ thông báo nghỉ hưu số ngày của ………. và đơn xin kéo dài thời gian nghỉ hưu (nếu có),

QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ông (bà) ................................................... Số sổ BHXH: .................

Sinh ngày: .... tháng ..... năm ......................................

Nơi sinh: ..................................................................

Chức vụ: ....................................Đơn vị công tác: ................................

Được nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày...tháng...năm....

Nơi cư trú sau khi nghỉ hưu:..................................................



Điều 2. Chế độ bảo hiểm xã hội đối với ông (bà) .............. do Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang giải quyết theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và ông (bà) ....... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- BHXH tỉnh An Giang;

- Lưu VT, HSVC.



TRƯỞNG PHÒNG

Mẫu áp dụng đối với các Phòng GDĐT

UBND………………………….

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ-PGDĐT

………………, ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH


Về việc nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………………………


Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;

Căn cứ thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;


Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 20… của UBND Huyện (thị xã, TP) về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo;


Căn cứ thông báo nghỉ hưu số ngày của ………. và đơn xin kéo dài thời gian nghỉ hưu (nếu có),

QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ông (bà) ................................................... Số sổ BHXH: .................

Sinh ngày: .... tháng ..... năm ......................................

Nơi sinh: ..................................................................

Chức vụ: ....................................Đơn vị công tác: ................................

Được thôi việc để hưởng chế độ trợ cấp 1 lần kể từ ngày……………

Nơi cư trú sau khi nghỉ hưu:..................................................



Điều 2. Chế độ trợ cấp 1 lần của ông (bà) .............. do Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang giải quyết theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và ông (bà) ....... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- BHXH tỉnh An Giang;

- Lưu VT, HSVC.



TRƯỞNG PHÒNG

CÁC VĂN BẢN THAM KHẢO:

- Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29/6/2006;

- Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 có hiệu lực từ 01/01/2012.

- Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội.

- Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển



cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Giáo dục và Đào tạo




I- Mục đích, Yêu cầu:

1- Quán triệt sâu sắc mục đích ,quan điểm, nguyên tắc, phương châm thực hiện công tác quy hoạch cán bộ được xác định trong Nghị quyết 42-NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2- Nắm vững nội dung, phương pháp quy hoạch cán bộ nhằm tạo sự chủ động trong công tác cán bộ; khắc phục được tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý; đảm bảo tính kế thừa, chuyển tiếp và phát triển, đáp ứng được yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

3- Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ trong ngành.



II- Nội dung công tác quy hoạch:

1- Nguyên tắc, phương châm quy hoạch cán bộ:

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo các nguyên tắc, phương châm cơ bản sau:

- Công tác quy hoạch cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp ủy đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán bộ, phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ;

- Quy hoạch cán bộ phải gắn kết với các khâu trong công tác cán bộ (đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ), trong đó khâu đánh giá cán bộ phải được coi trọng;

- Thực hiện quy hoạch cán bộ phải vừa đảm bảo theo hướng quy họach "mở" (một chức danh có thể quy hoạch ít nhất từ 2-3 người và ngược lại một người có thể quy hoạch 2-3 chức danh) với quy hoạch "động" (thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm, phù hợp với sự phát triển của cán bộ);

- Thực hiện công khai công tác quy hoạch cán bộ; cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch thì quyết định phạm vi, đối tượng, mức độ công khai quy hoạch;

- Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, đảm bảo xây dựng được đội ngũ cán bộ thực sự có phẩm chất, năng lực, đáp ứng được yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục.

2- Tiêu chuẩn chức danh cán bộ đưa vào quy hoạch:

Căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh để tiến hành quy hoạch cán bộ cho phù hợp;



Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo ngoài việc đảm bảo tiêu chuẩn chung, còn phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, tuổi đời (bổ nhiệm lần đầu) như sau:

Chức danh

Yêu cầu về trình độ

Tuổi đời

Giám đốc, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tốt nghiệp đại học Sư phạm trở lên.

Dưới 50 tuổi

- Tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.

- Nghiệp vụ quản lý giáo dục - đào tạo

Trưởng, Phó trưởng phòng Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tốt nghiệp đại học Sư phạm trở lên.

Dưới 45 tuổi

- Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị.

- Nghiệp vụ quản lý Phòng, Ban Sở

Trưởng, Phó trưởng Phòng Giáo dục

- Tốt nghiệp đại học Sư phạm trở lên.

Dưới 45 tuổi

- Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị.

- Nghiệp vụ quản lý Phòng Giáo dục

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường TCCN

- Tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên.

Dưới 45 tuổi

- Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị.

- Nghiệp vụ quản lý trường THCN

Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm GDTX

- Tốt nghiệp đại học Sư phạm trở lên.

Dưới 45 tuổi

- Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị.

- Nghiệp vụ quản lý trung tâm GDTX

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THPT

- Tốt nghiệp Đại học sư phạm trở lên (trường chuyên: Thạc sỹ trở lên).

Dưới 45 tuổi

- Tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị.

- Nghiệp vụ quản lý trường THPT

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS

- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm.

Dưới 40 tuổi

- Tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị.

- Nghiệp vụ quản lý trường THCS

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học

- Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm.

Dưới 40 tuổi

- Tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị.

- Nghiệp vụ quản lý trường Tiểu học

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Mầm non

- Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm.

Dưới 40 tuổi

- Tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị.

- Nghiệp vụ quản lý trường Mầm non

Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương của TCCN,TTGDTX

- Tốt nghiệp Đại học sư phạm trở lên.

Dưới 40 tuổi

- Tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị.

- NVQL Phòng, ban của trường THCN hoặc TT. GDTX

3- Thẩm quyền và đối tượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý:

3.1. Các trường, cơ sở giáo dục và đào tạo (GDĐT):

- Xây dựng và báo cáo quy hoạch cán bộ quản lý trường học, cơ sở GDĐT (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm nhà trẻ) về Phòng hoặc Sở GDĐT theo phân cấp quản lý;

- Xây dựng và quyết định quy hoạch các chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương, Tổ trưởng, Khối trưởng thuộc đơn vị.

3.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

- Xây dựng và đề xuất báo cáo với Ban thường vụ huyện (thị, thành) ủy về quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo văn phòng Phòng GDĐT (trưởng, Phó trưởng phòng);

- Xây dựng và quyết định quy hoạch các chức danh Tổ trưởng thuộc văn phòng Phòng GDĐT;

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng dự kiến quy hoạch các chức danh cán bộ quản lý trường học (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm).

Trên cơ sở dự kiến quy hoạch của các đơn vị trực thuộc, kết hợp tham khảo ý kiến của cấp ủy xã, phường, Phòng GDĐT xét duyệt danh sách quy hoạch cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Xây dựng và đề xuất báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy hoạch chức danh cán bộ lãnh đạo (Giám đốc, Phó Giám đốc) Sở GDĐT;

- Xây dựng và quyết định quy hoạch các chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc văn phòng Sở GDĐT;

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở (các trường trung học chuyên nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trường Trung học phổ thông, trường Trẻ Em khuyết tật) xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý trường học.

Trên cơ sở dự kiến quy hoạch của các đơn vị trực thuộc, kết hợp tham khảo ý kiến của cấp ủy địa phương (huyện thị, thành), Sở GDĐT xét duyệt danh sách quy hoạch cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc.

4- Quy trình xây dựng quy hoạch:

4.1. Tại đơn vị cơ sở:

Bước 1: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt tại đơn vị:

- Thành phần, gồm:

+ Ban chấp hành chi (đảng) bộ. Nếu là Đảng bộ thì mời thêm Bí thư, Phó bí thư các chi bộ trực thuộc không phải là ủy viên BCH Đảng bộ;

+ Cán bộ quản lý (Thủ trưởng, Phó thủ trưởng) đơn vị;

+ Đại diện BCH Công đoàn;

+ Đại diện Đoàn TNCS.HCM;

+ Tổ trưởng, Khối trưởng và tương đương.

- Nội dung: Tổ chức lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch vào các chức danh của đơn vị.

- Cách thức tiến hành:

+ Thủ trưởng đơn vị tổ chức lấy ý kiến đối với cán bộ đương chức (các chức danh Thủ trưởng, Thủ phó) của đơn vị bằng cách chuẩn bị sẵn danh sách theo mẫu quy định (Mẫu 1-PGTQH, danh sách được tổng hợp giới thiệu từ các tổ, khối chuyên môn). Đồng thời, yêu cầu đại biểu giới thiệu thêm các đối tượng có phẩm chất, đạo đức tốt và có năng lực (ngoài danh sách đã giới thiệu) vào danh sách quy hoạch;

+ Thủ trưởng phối hợp với tổ chức Đảng cơ sở cử tổ kiểm phiếu (các đối tượng không phải là cán bộ đương chức) lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu 2-BBKP).

Bước 2: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của lãnh đạo và cấp ủy đơn vị:

- Thành phần, gồm:

+ Ban chấp hành chi (đảng) bộ;

+ Cán bộ quản lý (Thủ trưởng, Phó thủ trưởng) đơn vị;

- Nội dung: Trên cơ sở danh sách được hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu và căn cứ vào thực tiễn quản lý, hội nghị tập trung thảo luận, phân tích về chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý tại đơn vị để tiến hành bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo.

- Cách thức tiến hành:

+ Thủ trưởng đơn vị lập danh sách dự kiến quy hoạch tổ chức lấy ý kiến đối với cán bộ đương chức (các chức danh Thủ trưởng, Thủ phó) của đơn vị bằng cách chuẩn bị sẵn danh sách theo mẫu quy định (Mẫu 1-PGTQH). Đồng thời, yêu cầu đại biểu giới thiệu thêm các đối tượng có phẩm chất, đạo đức tốt và có năng lực (ngoài danh sách đã giới thiệu) vào danh sách quy hoạch;

+ Thủ trưởng phối hợp với tổ chức Đảng cơ sở cử tổ kiểm phiếu tham khảo (các đối tượng không phải là cán bộ đương chức) lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu 2-BBKPQH);

+ Thủ trưởng đơn vị cùng với chi, đảng ủy xem xét kết quả bỏ phiếu tín nhiệm để thống nhất đối tượng và lập danh sách quy hoạch (theo Mẫu 3-DSQH) báo cáo về Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý;

4.2. Phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo:

Bước 1: Tổ chức lấy ý kiến cốt cán Phòng hoặc Sở GDĐT:

- Thành phần:

+ Lãnh đạo cơ quan;

+ Trưởng, phó các phòng (ban) hoặc bộ phận có liên quan;

+ Chủ tịch Công đoàn giáo dục;

- Nội dung:

Căn cứ vào danh sách quy hoạch từ các đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc, kết hợp với kết quả đánh giá cán bộ theo định kỳ, Phòng Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận phụ trách tổ chức Phòng GDĐT lập danh sách dự kiến quy hoạch cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc (Mẫu 1-PGTQH);

Lưu ý: Trước khi lập danh sách dự kiến, Phòng Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận phụ trách tổ chức Phòng GDĐT cần phải thẩm tra lại các đối tượng được đề nghị quy hoạch mà chưa nắm chắc. Đây là vấn đề quan trọng cần phải thực hiện tốt.

Tập thể cốt cán phân tích, đánh giá đối với từng cán bộ đương chức cũng như đối tượng giáo viên được đề nghị quy hoạch để giúp cho đại biểu có thêm cơ sở trong việc bỏ phiếu tín nhiệm;

Tổ kiểm phiếu tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu 2-BBKP), công khai kết quả trước hội nghị.

Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến lãnh đạo Phòng GDĐT hoặc Sở:

- Thành phần:

+ Lãnh đạo cơ quan;

+ Chủ tịch Công đoàn giáo dục;

+ Cán bộ phụ trách tổ chức cán bộ.

- Nội dung:

+ Căn cứ vào kết quả tín nhiệm ở bước 1, Phòng Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận phụ trách tổ chức Phòng Giáo dục lập danh sách dự kiến quy hoạch cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc lần 2 (Mẫu 1-PGTQH);

+ Hội nghị tập trung phân tích, đánh giá đối với từng cán bộ đương chức cũng như đối tượng giáo viên được đề nghị quy hoạch một lần nữa để tạo được sự thống nhất cao trong việc đánh giá. Nếu có vấn đề chưa được đồng tình cao thì tiếp tục phân tích, thảo luận;

+ Tổ kiểm phiếu tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu 2-BBKP), công khai kết quả trước hội nghị;

+ Căn cứ vào kết quả số phiếu tín nhiệm lần này, Phòng Tổ chức cán bộ, bộ phận phụ trách tổ chức phòng GDĐT lập danh sách quy hoạch cán bộ quản lý các đơn vị sự nghiệp chính thức (Mẫu 5-DSQH).



5- Quản lý và thực hiện quy hoạch:

Căn cứ vào danh sách quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các bước sau:

a) Thực hiện việc đào tạo - bồi dưỡng theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh quy hoạch. Cần tính toán về thời gian, nội dung bồi dưỡng hợp lý.

b) Luân chuyển cán bộ nhằm để đào tạo, rèn luyện nguồn cán bộ quy hoạch; tăng cường hiệu quả, chất lượng quản lý.

c) Sắp xếp, bố trí, điều chuyển cán bộ nguồn quy hoạch vào các vị trí phù hợp, nhằm rèn luyện, thử thách, tạo uy tín và vị thế cần thiết, chuẩn bị cho việc giới thiệu bổ nhiệm vào các chức danh quy hoạch.

d) Định kỳ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch:

- Hằng năm, các trường học, cơ sở giáo dục, Sở, Phòng GDĐT tổ chức lấy ý kiến của cán bộ viên chức đối với cán bộ quản lý đương chức và lấy phiếu tín nhiệm cán bộ bằng nhiều phương thức, kết hợp với kết quả đánh giá định kỳ để điều chỉnh quy hoạch cán bộ (bổ sung những nhân tố mới, đồng thời đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện);

- Việc quyết định điều chỉnh quy hoạch hằng năm được thông qua hội nghị cốt cán của các trường học, cơ sở giáo dục, Sở, Phòng GDĐT;

- Quy trình điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thực hiện như quy trình xây dựng quy hoạch;

Các trường học, cơ sở giáo dục phải hoàn tất việc quy hoạch hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chậm nhất là ngày 25 tháng 12 hằnng năm để báo cáo về Sở hoặc Phòng GDĐT theo phân cấp quản lý (Mẫu 4-DSQH). Sở (Phòng) GDĐT hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch trong tháng 4 hằng năm (Mẫu 6-DSQH).

III- Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý:

1- Nguyên tắc:

- Nếu quyết định không ghi rõ thời hạn, thì thời hạn giữ chức vụ là 05 năm;

- Đối tượng phải nằm trong quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại;

- Đúng quy trình, thủ tục bổ nhiệm. Hồ sơ bổ nhiệm lại gởi về Sở (Phòng) GDĐT trước 30 ngày so với ngày được bổ nhiệm, nếu không được bổ nhiệm lại thi coi như không còn giữ chức vụ.



2- Trình tự bổ nhiệm cán bộ:

2.1. Nguồn nhân sự tại chỗ:

- Tổ chức lấy ý kiến (theo mẫu) của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị. Nếu đơn vị trên 50 cán bộ, công chức, viên chức thì lấy phiếu ý kiến trong đội ngũ cốt cán, gồm:

+ Ban chấp hành chi (đảng) bộ. Nếu là Đảng bộ thì mời thêm Bí thư, Phó bí thư các chi bộ trực thuộc không phải là ủy viên BCH Đảng bộ;

+ Cán bộ quản lý (Thủ trưởng, Phó thủ trưởng) đơn vị;

+ Đại diện BCH Công đoàn;

+ Đại diện Đoàn TNCS.HCM;

+ Tổ trưởng, Khối trưởng và tương đương.

- Căn cứ vào kết quả phiếu tín nhiệm, nếu đảm bảo đủ điều kiện bổ nhiệm (số phiếu tín nhiệm trên 50%) thì cơ quan có thẩm quyền Sở (Phòng) GDĐT có văn bản tham khảo ý kiến hoặc trực tiếp trao đổi với địa phương về việc bổ nhiệm cán bộ; sau đó, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định bổ nhiệm.



2.2. Nguồn nhân sự từ nơi khác:

Khi xét thấy nhân sự tại chỗ gặp khó khăn, nhưng yêu cầu nhiệm vụ đang bức xúc cần phải tìm nguồn bổ nhiệm từ nơi khác. Để đảm bảo yêu cầu, Phòng Tổ chức cán bộ Sở (Cán bộ phụ trách tổ chức Phòng GDĐT) phải đề xuất giới thiệu. Tập thể lãnh đạo Phòng (Sở) thảo luận, phân tích để đi đến thống nhất, nếu kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trên 50% thì sẽ tiếp tục thực hiện tiếp các bước sau:

- Trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền (lãnh đạo cơ quan đang công tác và lãnh đạo cơ quan sẽ đảm nhận công tác);

- Gặp gỡ, trao đổi với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm;

- Làm tờ trình xin điều động, bổ nhiệm (nếu ngoài thẩm quyền được phân cấp).

3- Trình tự bổ nhiệm lại cán bộ:

- Thông báo cho cá nhân viết bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ (theo mẫu);

- Tổ chức cho cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị tham gia góp ý và lấy phiếu tín nhiệm (theo mẫu);

- Nếu đảm bảo đủ điều kiện bổ nhiệm lại (số phiếu tín nhiệm phải đạt quá bán) thì lập tờ trình gởi về Sở (Phòng) GDĐT;

- Phòng Tổ chức cán bộ, cán bộ phụ trách công tác tổ chức Phòng GDĐT thẩm tra hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm lại kết hợp với đánh giá cán bộ, viên chức để lập thủ tục bổ nhiệm lại.

IV- Công tác luân chuyển cán bộ:

1- Nguyên tắc:

- Cán bộ quản lý (chủ yếu là cấp trưởng) đã có thời gian giữ một chức vụ tại một đơn vị đủ 2 nhiệm kỳ và còn phát huy tác dụng thì điều động luân chuyển. Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì cho thôi chức vụ;

- Do yêu cầu tăng cường, điều hòa chất lượng giữa các đơn vị, các cấp quản lý có thể xem xét luân chuyển cán bộ chưa đủ thời hạn đảm nhiệm chức vụ;

- Luân chuyển cán bộ chủ yếu cùng cấp học, ngành học và trong phạm vi quản lý:

+ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở thực hiện trên địa bàn huyện, thị, thành phố. Riêng ở bậc Tiểu học có điều kiện thuận lợi nên có thể thực hiện luân chuyển trên địa bàn xã;

+ Trung học phổ thông, các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung học chuyên nghiệp được thực hiện trên địa bàn tỉnh;

+ Cán bộ quản lý ở Phòng, Sở GDĐT được luân chuyển về các trường, cơ sở giáo dục và ngược lại;

+ Một số trường hợp đặc biệt do đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ có thể thực hiện luân chuyển sang ngành, cấp học cao hơn.

- Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm thì cấp đó có thẩm quyền quyết định luân chuyển.


Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
DinhKem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương