Quản trị marketing quốc tế Philip Kotler



tải về 4.83 Mb.
trang25/45
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích4.83 Mb.
#37906
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   45

Liên doanh


Liên doanh là một sự lưa chọn nữa mà một doanh nghiệp có thể áp dụng để tiến ra thị trường nước ngoài. Công ty liên doanh đơn giản là một công ty ở cấp độ hợp tác, nó có thể là công ty nội địa hoặc là một công ty quốc tế. ở đây, một công ty liên doanh quốc tế là công ty mà các thành viên thuộc từ hai quốc gia trở lên. Hình minh hoạ 9_1 mô tả về loại hình công ty này.

Đây là lời khuyên ta có thể nghe được ở tất cả mọi nơi, bởi bất cứ một ngôn ngữ nào và có thể áp dụng ở bất cứ đâu: kinh doanh hiệu quả nhất. ở Indonesia, ban quản trị của công ty Timur Jouh được giao nhiệm vụ xây dựng một hệ thống bảo vệ sức khoẻ đầu tiên cho quốc gia có dân số đứng thứ 5 thế giới này, khẩu hiệu được đặt ra là: “bekerja dengan mutu yang tunggi dalam bidang bisnis”_ cố gắng làm tốt nhất việc kinh doanh này. Họ thành lập công ty Aetna. ở Hông Kông phía bên kia biển Nam Trung Quốc, ngân hàng Đông á muốn thành lập một công ty liên doanh dể kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Đối tác của họ là ai ? Đó là Aetna. Tại sao lại là Aetna ? Vẫn là lý do chủ yếu, cho dù Trung Quốc ( nước đông dân nhất thế giới ) có đặc trưng riêng của mình. Tại Tây Ban Nha, đối tác của Aetna là công ty Banco Hispano Americano, khẩu hiệu ở đây là “ trabaje siempu con lo major de la industria”. ở mọi ngôn ngữ, dòng cuối là dòng cuối.

Hình minh hoạ 9_1: Công ty liên doanh

Nguồn: in lại với sự chấp thuận của công ty bảo hiểm nhân thọ Aetna / Công ty Casalty và Surety Aetna.

Cũng giống như một công ty thành lập bởi hai hay nhiều doanh nghiệp, công ty liên doanh là một doanh nghiệp thành lập nên nhằm một mục đích kinh doanh cụ thể bởi hai hay nhiều nhà đầu tư chia sẻ quyền sở hữu và quản lý. Ví dụ, công ty Sony đã thành lập công ty liên doanh với công ty PepsiCo để bán dụng cụ thể thao Wilson, với công ty Prudential để bán hợp đồng bảo hiểm và với công ty CBS để bán đĩa hát ở Nhật Bản.

Liên doanh cũng giống hình thức cấp phép, cũng chứa đựng những rủi ro và cả những thuận lợi như mọi hình thức khác để vào thị trường nước ngoài. Trong đa số các trường hợp, tình hình các nguồn lực của công ty và những nguyên nhân dẫn đến ý muốn kinh doanh ở nước ngoài sẽ quyết định xem công ty kinh doanh có phải là sự lựa chọn hợp lý nhất để bước vào thị trường nước ngoài hay không.

Các nhà kinh doanh trên thị trường coi các công ty liên doanh như một động lực bởi khả năng tạo ra do sự thay đổi về mục tiêu và tiềm lực(23). Hơn nữa, đặc điểm của các công ty liên doanh ở các quốc gia phát triển khác với các công ty liên doanh ở các nước đang phát triển(24). Root có một danh mục các mục cần kiểm tra, yêu cầu những đối tác trong tương lai cần xem xét những điểm sau : mục đích của công ty liên doanh, sự đóng góp của các bên, chủ trương của chính phủ nước sở tại, cổ phần, cơ cấu vốn, quản lý, sản xuất, tài chính, marketing và hợp đồng(25).

Do một số nguyên nhân, liên doanh có ưu điểm và nên được áp dụng. Đầu tiên, liên doanh làm giảm căn bản các nguồn lực ( tiền và nhân lực) mà mỗi bên phải huy động. Chiến lược này là cách duy nhất ngoài việc xin cấp phép để một doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Điều này đặc biệt đúng khi mọi hoạt động tự phát đều bị ngăn cấm ở quốc gia đó. Đặc biệt, các nền kinh tế luôn luôn hạn chế các công ty nước ngoài tham gia vào một vài loại hợp đồng hợp tác nào đó(26). Cả IBM và Coca-cola đều từ chối thay đổi chính sách tổng thể về quyền sở hữu của mình và đã không vào thị trường ấn Độ sau khi luật pháp nước này tịch thu toàn bộ các chi nhánh của họ. ậ Nhật Bản cho đến trước 1975, các công ty dược phẩm nước ngoài không được quyền sở hữu các cơ sở sản xuất, không cáp giấy phép và liên doanh là sự lựa chọn duy nhất.

Trong một vài trường hợp, những hoàn cảnh xã hội hơn là môi trường pháp luật đã buộc dẫn đến chọn lựa hình thức liên doanh. Khi công ty Pilisbury dự định bán sản phẩm của mình ở Nhật Bản, công ty này đã xem xét tới một số lựa chọn, từ việc xuất khẩu và xin giấy phép liên doanh cho đến việc mua lại hẳn một công ty Nhật. Mặc dù luật sở hữu nước ngoài đã được nới lỏng, Pilisbury vẫn quyết định đi theo lối thương mại truyền thống ở Nhật Bản là tìm một đối tác tốt. Theo cách này, họ đã hợp tác với công ty Snow Brand thành lập công ty Snow Brand/ Pilisbury.

Liên doanh có mối quan hệ mật thiết xã hội. Mối quan hệ thâtn thiện và chặt chẽ giữa nhà cung cấp và người môi giới phổ biến ở nhiều nước. ở Nhật Bản, mối quan hệ này được gọi là “keiretsu” có nghĩa là những nhóm thương mại như trong một gia đình được liên kết với nhau bởi quyền sở hữu công bằng. Những thông lệ và mối quan hệ thương mại này gây khó khăn cho một nhà cung cấp mới muốn vào Nhật Bản. Thậm chí ngay cả khi nhà cung cấp mới có khả năng đáp ứng vài đơn đặt hàng nào đó, những đơn đặt hàng này sẽ bị huỷ bỏ ngay khi một thành viên của gia đình thương mại trên có khả năng cung cấp sản phẩm theo đúng yêu cầu. Do vậy, liên doanh sẽ tạo cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài có được những đơn đặt hàng thương mại bằng đường cửa sau. Đây chính là cách thức mà công ty Paradyne đã sử dụng để thâm nhập vào thị trường máy tính Nhật Bản. Nhà sản xuất truyền thông dữ liệu Paradyne đã thành lập công ty liên doanh với tập đoàn dịch vụ máy tính, một công ty dịch vụ phần mềm Nhật Bản, để bán sản phẩm PIX II, thiết bị kết nối giữa máy tính trung tâm với đầu cuối bên kia. Chiến lược này trở thành một bắt buộc thực tế bởi vì người tiêu dùng nhật Bản không quan tâm sản phẩm tốt nhất hay đắt nhất mà chỉ mua sản phẩm từ những công ty trong “keiretsu” của họ. Tuy không phải là thành viên của một “keiretsu” nào nhưng tập đoàn Dịch vụ máy tính lại phát triển sản phẩm phần mềm và bảo dưỡng máy tính cho 510 tập đoàn chủ chốt của hầu hết các “keiretsu” quan trọng. Mối quan hệ thương mại này là nguyên nhân mang lại chỗ đứng ban đầu của cơ hội kinh doanh lớn và có lợi cho Paradyne. Điều kiện xã hội và kinh tế luôn ảnh hưởng lẫn nhau. Cả hai đều có thể mở rộng cơ hội kinh doanh bởi vì những mối quan hệ nội địa có thể làm tăng cơ hội này. Công ty Piper Aircraft liên doanh với một công ty Brazil sở hữu một phần bởi chính phủ để xây dựng “mặt phẳng nhẹ” và công ty liên doanh này phải loại trừ công ty Cessna, một đối thủ khó lường, được xem như một sự đe doạ ở Brazil.

Công ty liên doanh cũng đồng thời phải đáp ứng được những yêu cầu kinh tế, chính trị, xã hội nếu chúng có liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong mọi loại hình thương mại quốc tế, những rủi ro chính trị luôn hiện diện và những công ty liên doanh có thể làm giảm những rủi ro này khi đẩy mạnh cơ hội buôn bán. Theo chiều hướng này, công ty liên doanh có thể tạo nên sự khác nhau giữa thâm nhập và không thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Ví dụ, ở Mêxicô có luật Mêxicô hoá chặt chẽ yêu cầu vốn nội địa chiếm đa số. Mặc dù Mêxicô cho phép quyền kiểm soát nước ngoài một cách có hệ thống và có chọn lọc đối với các công ty mới trong 9 ngành công nghiệp và thậm chí cấp giấy phép cho công ty Apple sở hữu 100% vốn nước ngoài, Apple vẫn thận trọng thành lập một công ty liên doanh để giảm tối thiểu rủi ro. Chẵng những những rủi ro chính trị giảm xuống mà ảnh hưởng chính trị của đối tác bản địa cũng khiến cho việc buôn bán cho chính phủ dễ dàng hơn. Trong trường hợp của Apple, mối liên hệ mật thiết với các đối tác Mêxico đã khiến việc làm ăn với chính phủ Mêxicô và các doanh nghiệp nhà nước dễ dàng hơn.

Liên doanh không phải là không có khuyết điểm và hạn chế. Trước hết, nếu các đối tác trong công ty liên doanh không có cách đưa ra quyết định một cách rõ ràng và cứ phải tham khảo với nhau trong mọi quyết định thì quá trình đưa ra quyết định sẽ trì hoãn những hoạt động cần thiết khi cần chớp thời cơ. Fujitsu, nhà sản xuất máy tính lớn nhất Nhật Bản đã thành lập công ty liên doanh vào năm 1980 với TRW, công ty Dịch vụ máy tính độc lập lớn nhất nước Mỹ để bán máy tính cỡ nhỏ và các thiết bị đầu cuôí. Sau đó, thương mại thiết bị đầu cuối và tổ chức kinh doanh đã không sẵn sàng đưa ra được sự thích ứng sản phẩm trong một nỗ lực chung để phát triển hiệu quả hơn. Cuối cùng, Fujitsu đã phải mua lại 49% vốn của công ty TRW để dành được quyền duy nhất đưa ra quyết định trong một thị trường phát triển với tốc độ vũ bão này.

Khi hai cá thể hay tổ chức làm việc với nhau, mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra bởi vấn đề văn hoá, những bất đồng trong chính sách sản xuất và marketing, bởi sự đóng góp ít ỏi của bên này hay bên kia. Mặc dù, ban đầu cùng có chung một mục tiêu, nhưng cùng với thời gian mục tiêu các bên đã không còn đồng nhất nữa, dù công ty liên doanh vẫn hoạt động thành công. Công ty Dow-Badische được thành lập ở Mỹ cùng với công ty BASF cung cấp tư vấn chuyên môn thị trường. Rạn nứt cuối cùng cũng xảy ra dù lợi nhuận vẫn cao khi BASF muốn mở rộng kinh doanh sợi, công ty Dow cảm thấy rằng hoạt động kinh doanh đang rời xa con đường kinh doanh hoá chất của mình. Sau cùng, BASF mua lại phần của Dow và biến việc kinh doanh này thành một chi nhánh thuộc toàn quyền sở hữu của nó.

Một vấn đề tiềm tàng nữa là sự quản lý. Như định nghĩa, công ty liên doanh có hệ thống quản lý kép. Nừu đối tác nào chiếm dưới 50% vốn, đối tác đó phải để cho đối tác chiếm đa số vốn quyền đưa ra quyết định. Nừu hai bên chiếm 50 – 50 trong hội đồng quản trị, sẽ rất khó khăn để đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, thậm chí chỉ là đưa ra được quyết định. Trường hợp của công ty Dow với công ty liên doanh hoá chất thái Bình Dương – Hàn Quốc.

Khi giá giảm thì 560 triệu là cái giá phải trả cho việc liên doanh. Để hạn chế tổn thất, Dow đã muốn cải thiện hiệu quả nhưng đã bị phía đối tác Hàn Quốc phản đối. Ban lãnh đạo- đã bổ nhiệm hàng loạt giám đốc, tẩy chay những cuộc họp và cái quyết định mà không thể nào đạt tới. Kết cục, hai bên đem nhau kiện ra toà án.

Reich và Mankin thừa nhận rằng đây là một sự thiếu thận trọng khi liên doanh với công ty Mỹ của công ty Nhật Bản bởi đối tác cũ có thể đưa ra một thị phần về thị trường cho thuê nhãn hiệu của họ. Bằng cách dựa vào công ty Nhật Bản về việc sản xuất ra sản phảm, doanh nghiệp của Mỹ đã sử dụng “ con ngựa thành Troa”, khuyến khích một sự cạnh tranh mới. Điều này do sự đóng góp của công ty Mỹ về doanh thu trong khu vực và sự phân phối, mà đã có chút ít hiệu quả cụ thể và có khả năng thay thế công ty Nhật trong tương lai. Tuy nhiên cái quan điểm này dường như hơi phóng đại. Nếu như một hãng sản xuất Nhật Bản có thể dễ dàng thay thế một công ty của Mỹ, thì công ty của Mỹ cũng có thể thay thế công ty của Nhật một cách dễ dàng, bởi đối với nhiều sản phẩm thì những chi phí bán hàng vượt quá chi phí sản xuất. Cũng như vậy, công ty Mỹ có thể có một nhãn hiệu có giá trị, và có thể dễ dàng thay đổi nhà cung cấp trong khi tránh những mất mát do việc áp dụng giá cố định với sản phẩm.

Connolly chú ý tới giá trị có được do việc liên doanh tạo ra và được mang lại bởi một công ty ở một quốc gia thuận lợi và một công ty từ LDC. Những thuận lợi như các công ty ở các nước thế giới thứ ba đua ra chi phí quản lí và chi phí lao động thấp hơn, chi phí nhập khẩu thấp hơn, sự thoả hiệp về môi trường của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc các nước thế giới thứ ba lại thiếu vốn, không cập nhật và cải thiện công nghệ trong sản xuất, trong quản lí và trong kĩ năng tiếp thị, trong khi phụ thuộc vào những hoạt động trao đổi điều hành, những thành phần nguyên liệu có thể được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong các quốc gia có điều kiện thuận lợi.

Cả hai bên cùng nhau kết hợp định giá và có thể đưa ra một trách nhiệm có hiệu quả đối với thị trường.

Theo một cuộc điều tra đối với 1.100 việc liên doanh của hơn 170 công ty đa quốc gia của Mỹ, khoảng một phần ba trong số họ kết thúc trong sự tan rã hay trong việc gia tăng quyền lực của các công ty Mỹ. Nghiên cứu của Reynold đã được chứng minh rằng với chỉ 52 công ty liên doanh ấn- Mỹ, nhưng những việc tìm kiếm dường như hỗ trợ việc kết thúc sự mở rộng theo các hướng khác nhau trong việc thu được các kết quả và thay đổi quyền lực của phía đối tác. Thậm chí những mục tiêu ban đầu của đối tác đã trở nên phù hợp, nhưng qua một thời gian trở nên kém phù hợp, được chứng minh bởi sự thay đổi quyền hành của các bên. Thông thường khi những mục tiêu của phía đối tác của Mỹ bị hạn chế dần, và cuộc liên doanh trở nên kém thoải mái hơn như khi bắt đầu. Điều nay chứng tỏ rằng những cuộc liên doanh rất năng động và cả hai bên nên định kỳ xem xét những thành quả của mình và thành quả của cuộc liên doanh tạo ra.

Sản xuất

Quá trình sản xuất có thể được sử dụng như là một chiến lược liên quan đến một vài hay tất cả vấn đề sản xuất ở các công ty nước ngoài. Ví dụ như công ty IBM có 16 nhà máy ở Mỹ và hơn 18 nhà máy ở các nước khác. Một phương thức sản xuất được biết đến như “sourcing” có liên quan đến tập trung điều hành sản xuất ở một nước, nhưng không sản xuất quá nhiều để bán mà với mục đích giành cho xuất khẩu từ nước đó tới nước của công ty mẹ hay tới các nước thứ ba khác. Chương này đề cập nhiều hơn tới những mục tiêu sản xuất khác: kết quả của chiến lược sản xuất có thể sẽ thành lập một cơ sở sản xuất mới ở nước có thị trường mục tiêu, nhằm thâu tóm thị trường này. Chiến lược này rất đa dạng từ sản xuất hoàn toàn tới sản xuất hợp tác( với nhà sản xuất địa phương) và sản xuất từng phần. Ví dụ như công ty Sears đã hạn chế được chi phí cố định ban đầu bằng việc sử dụng chiến lược sản xuất hợp tác, nhờ tranh thủ được những nhà sản xuất địa phương để sản xuất được sản phẩm có nhãn hiệu riêng biệt hay được đặc định hoá.

Có nhiều lý do khiến cho một công ty lựa chọn phương án đầu tư ra nước ngoài. Một lý do có thể liên quan đến việc giành được quyền sử dụng nguyên liệu thô hay có được những lợi thế từ những nguồn lực khác nhau để điều hành sản xuất. Phương án này được biết đến cái tên như “đằng sau sự hội nhập” .Một lý do khác là họ có thể có được thuận lợi từ việc tận dụng được giá chi phí lao động thấp hơn hay một loạt các nhân tố khác về sản xuất ( ví dụ như lao động, nhiên liệu hay những đầu vào khác). Công ty Hoover đã có thể giảm chi phí sản xuất rất cao ở Anh bằng việc chuyển một số công đoạn sản xuất sang Pháp. Chiến lược này cũng làm giảm được rất nhiều các loại chi phí khác liên quan đến vấn đề vận chuyển hàng hoá. Các công ty xuất bản của Anh đã bắt đầu áp dụng các công đoạn in ấn của mình ở nước ngoài bởi họ có thể tiết kiệm từ 20- 40% chi phí sản xuất và vận chuyển.

Sản xuất ở nước sở tại có thể đem lại khả năng cạch tranh về giá cho sản phẩm của công ty ví công ty có thể tránh được việc đánh thuế nhập khẩu cao hay tránh được các hàng rào thương mại khác. Hãng Honda với 68% doanh thu bán ô tô từ hoạt động xuất khẩu ô tô ra nước ngoài và 43% thu được từ thị trường Mỹ la bằng chứng cho thấy công ty khá nhạy cảm với vấn đề hàng rào thương mại. Để tránh những rắc rối trong tương lai về vấn đề này công ty Honda đã xây dựng các nhà máy ở bang Ohio của Mỹ.

Do những đạo luật của nước sở tại, chỉ còn cách đảm bảo sản phẩm có thể được bán ở một vài nước là công ty phải có cơ sở sản xuất sản phẩm đó tại nước sở tại. Các luật kiểm soát vũ khí của Mỹ cấm nhập súng nhưng không cấm kinh doanh các loại súng ngắn có giá trị thấp. Các loại súng của công ty Beretta không rẻ nhưng kích cỡ súng lại không phù hợp với luật của Mỹ. Để tránh những quy định về kích thước súng, Beretta đã xây dựng cơ sở sản xuất súng ngắn ở Marvland.

Đối với các hãng có thể bán ô tô ở Mexico, họ phải sản xuất ô tô tại đó và mỗi công ty bị giới hạn chỉ được lắp ráp một dây chuyền sản xuất. Từ những năm 1960 Mexico đã cấm nhập khẩu ô tô. Do đó, GM đã chuyển giao một dây chuyền lắp ráp xe tải nhỏ của mình từ Texas đến Mexico. Năm 1981, chính phủ Mexico đưa ra dự thảo đạo luật chặt chẽ hơn nhằm điều khiển một phần những linh kiện rời nhập khẩu để sản xuất ô tô và các công ty sản xuất hoặc mang lại những đồng ngoại tệ mạnh cho đất nước hoặc phải ra đi. Mặt khác, công ty Ford đã dự định xây dựng những kế hoạch cho phép họ có thể xuất khẩu những xe tải đầu tiên sang Mỹ. Và Chrysier đã có điều kiện mở rộng những tuyến chuyên chở tới các nước Trung Đông và các nước Mỹ La Tinh.

Một công ty khi có ý định sản xuất ở nước ngoài thì phải xem xét hàng loạt các vấn đề có liên quan. Hình ảnh của sản phẩm là một trong những nhân tố đó. Mặc dù thuốc lá Winston đã được sản xuất ở Venezuela với cùng một loại nguyên liệu thuốc lá như loại thuốc Winston được sản xuất ở Mỹ, nhưng người dân Venezuela vẫn thích sử dụng thuốc lá Winston đắt tiền của Mỹ.

Cạnh tranh cũng là một nhân tố quan trọng khi mà nó quyết định đến lợi nhuận tiềm năng của công ty. Một nhân tố khác là các nguồn lực sản xuất ở các nuớc khác nhau, mà được coi là nhân tố quyết định tới lợi thế tương đối của mỗi nước. Lợi thế này bao gồm nhận thức của khách hàng về sản phẩm, bao gồm cơ sở sản xuất, nguyên liệu thô, trang thiết bị, đất đai, nước, điện và giao thông. Nguồn nhân lực, một bộ phận trong các yếu tố của sản xuất, phải có giá trị với mức chi phí hợp lý.

Các doanh nghiệp phải chú ý tới sự thay đổi có liên quan đến chi phí nhân công. Một nước nào đó được coi là hấp dẫn để xây dựng nhà máy nếu tiền lương ở đó tăng chậm hơn so với các nước khác. Việc chi phí nhân công tăng ở Tây Đức khiến công ty GM’s Opel quyết định xây dựng cơ sở sản xuất ở Nhật và công ty Roller chuyển cơ sở sản xuất sang Singapore. Rất nhiều công ty Nhật Bản đã bị hấp dẫn bởi mức tiền lương của Mexico chỉ là 1$ /h, còn thấp hơn mức tiền lương họ sẽ phải trả nếu xây dựng công ty ở Hàn Quốc hay Singapore. Một công ty cũng phải quan tâm tới chi phí nhân công không chỉ bị quyết định bởi mức tiêu dùng của người lao động mà còn ở cả năng suất lao động và tỉ giá hối đoái nhưng cái thuận lợi ở đây là………

vì công nhân Mexico tương đối thiếu kỹ năng và do đó sản phẩm sản xuất ra kém chất lượng hơn.

Loại sản phẩm là một nhân tố khác quyết định việc sản xuất ở nước ngoàI có kinh tế và hiệu quả hay không. Một nhà sản xuất phảI cân nhắc tính kinh tế giữa việc xuất khẩu các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá với tính linh hoạt của việc có một nhà máy sản xuất tại địa phương có khả năng đáp ứng sản phẩm theo nhu cầu ở đó. Đối với các sản phẩm nặng về vốn đầu tư, dựa vào khối lượng sản xuất để giảm chi phí thì thuận lợi hơn cả là nên sản xuất tập trung ở một địa điểm (Ví dụ ở trong nước hoặc ở một nước tiên tiến) và đưa ra các thị trường. Các sản phẩm nặng về chi phí vận tải như đồ ăn nhẹ và nước ngọt, chiếm nhiều không gian và có chi phí vận tải cao so với giá trị sản phẩ. Đối với những sản phảm này, tốt hơn là nên sản xuất ở một số địa điểm ở gần hoặc ngay tại thị trường tiêu thụ. Công ty 3M sản xuất nhiều sản phẩm dưới dạng bán thành phẩm hoặc với số lượng lớn nhằm tận dụng ưu thế của việc sản xuất nhiều để giảm chi phí trước khi đưa sản phẩm sang thị trường nước ngoài để chuyển đổi và đóng gói.

Thuế là một lý do quan trọng khác. Các nươcs thường đưa ra những ưu đãi về thuế, bên cạnh các biện pháp khuyến khích khác, để thu hút đầu tư nước ngoài. Về điểm này, Puerto Rico thực hiện rất tốt. Đã có lúc các công ty dược phẩm bớt được xung đột tiềm tàng với IRS và do đó không làm giảm đáng kể lợi thế của việc đầu tư tạI Puerto Rico. Hơn nữa, Tax Incentive Act năm 1987 của Puerto Rico và điều 936 của US Internal Revenue Code.

Miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty mẹ trong lục địa đối với các khoản thu nhập hợp pháp tạI Puerto Rico.

Miễn 90% thuế thu nhập và tài sản đối với doanh nghiệp thuộc Liên hiệp Anh.

Miễn 60% thuế ở các thành phố:

Thời gian miễn thuế từ 10 đến 25 năm tuỳ thuộc vào từng nơi mà công ty đặt trụ sở ở Puerto Rico .

Miễn thuế 100% thuế đối với 100.000$ đầu tiên trong tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất dưới 500.000$ với trên 15 lao động.

Các khuyến khích đặc biệt đối với các sản phẩm / nguyên vật liệu mua tại địa phương cho hoạt động nghiên cứu và phát triển và đối với các ngành dệt may, da giày.

Thêm vào đó, không có các vấn đề trao đổi vì đồng tiền sử dụng là USD.

Một nhân tố không kém phần quan trọng khác là xu hướng đầu tư đối với vốn nước ngoài. Xu hướng đầu tư được quyết định bởi các điều kiện địa lý và khí hật, quy mô thị trường và tiềm năng phát triển cũng như môi trường chính trị. Như đã đề cập ở trên, các động có chính trị, kinh tế và xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau, và không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia các bang và các thành phố cạnh tranh dữ dội để thu hút đầu tư nước ngoài.

ở Mỹ, các bang khác nhau sử dụng nhiều chiến thuật hung hăng để dành phần trong 300.000 việc làm mới và 10 tỷ đô la vốn đầu tư mà các doanh nghiệp nước ngoài đưa vào nước Mỹ hàng năm. ở Maryland thuộc bang New Jersey có khoảng 440 công ty sử hữu nước ngoài, tạo ra 45.000 việc làm. Một biện pháp khuyến khích thông thường là bang có ý định phát hành các trái phiếu doanh thu công nghiệp với lãi suất thấp. Ngoài các mối quan tâm cơ bản về tài chính và miễn giảm thuế, các công ty còn mong muốn nhiều hơn, và các nhà chính trị đưa ra các biện pháp khuyến khích như tiếp xúc cá nhân, cung cấp lao động có kỹ năng, mức lương thấp, đào tạo nghề do chính phủ tài trợ, địa điểm, giúp đỡ trong việc lấy thị thực xuất nhập cảnh và nhập học cho trẻ em. BOC group PLC của Anh được tài trợ cho việc đào tạo các nhân viêc có triển vọng tại South Canlina. Ưu đãi mà bang Michigan dành cho nhà máy trị giá 700 triệu $ với 3.500 chỗ làm của Mazda bao gồm cả việc gửi một số công nhân tới Nhật Bản để nghiên cứu hệ thống sản xuất của Mazda. Thậm chí, chất lượng cuộc sống cũng là một nhân tố quan trọng. Hãng Fujifilm đã chuyển hoạt động ở California sang Cregon vì khí hậu ở Nagano. Thêm vào đó, golf là môn thể thao phổ biến đối với người Nhật và Cregon hấp dẫn bởi người lao động Nhật Bản. Có thể chơi golf quanh năm. Các lý do về lịch sử và văn hoá cũng có vai trò trong việc lựa chọn địa điểm. Phần lớn các công ty của Nhật Bản nằm ở cùng bờ biển phía Tây, các công ty của Anh ở vùng bờ biển phía Đông, các công ty Đức và Scandinavi ở Đông Nam và miền Tây.

Hoạt động lắp ráp

Hoạt động lắp ráp là một biến thể của chiến lược sản xuất. Theo US Customs Service " lắp ráp là sự gắn kết các linh kiện đã được chế tạo với nhau". Các phương pháp được sử dụng để nối kết các linh kiện ở thể rắn có thể là hàn ghép bằng đinh tán, dán bằng kéo và máy…

Trong chiến lược này, các bộ phận hay các linh kiện được sản xuất ở nhiều nước khác nhau để tận dụng lợi thế so sánh của mỗi nước. Những bộ phận giá trị lớn có thể được sản xuất ở các nước tiên tiến trong khi các bộ phận đòi hỏi nhiều lao động được sản xuất tại một nước kém phát triển hơn, nơi nhiều lao động nhiều và chi phí lao động thấp. Chiến lược này thường được sử dụng trong việc sản xuất hàng điện tử dân dụng. Khi một sản phẩm đã bão hoà và bị cạnh tranh mạnh về giá cả, có thể cần phải chuyển toàn bộ các hoạt động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động sang các nước kém phát triển hơn. Ví dụ công ty Atari đã chuyển việc lắp ráp trò chơi điện tử và máy tình gia đình sang Hồng Kông và Đài Loan. Nhiều nhà sản xuất đồng hồ điện tử, máy tình và đồ bán dẫn đã thực hiện điều này từ vài năm trước đó.

Hoạt động lắp ráp cũng cho phép một công ty có khả năng cạnh tranh về giá cả với hàng nhập khẩu giá rẻ, và đây là một chiến lược phòng thủ được các nhà sản xuất hàng may mặc của Mỹ sử dụng để chống lại hàng nhập khẩu.

Trong việc thiết kế mẫu mã và cắt, một công ty của Mỹ có thể cạnh tranh bằng cách sử dụng máy móc tự động, nhưng may lại là một vấn đề khác vì may là một công đoạn đòi hỏi nhiều lao động và ít tự động nhất trong quá trình tạo ra sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này, có thể đưa vải đã cắt sẵn sang một nước có mức lương thấp để may trước khi mang trở lại để hoàn thiện và đóng gói. Warnaco và Interco tiết kiệm chi phí lao động bằng cách cắt vải ở Mỹ và đưa đến các nhà máy ở Costa Rica và Honduras để may. Theo điều 807 US Tariff Classification Act, thuế đánh vào sản phẩm hoàn thiện đưa trở lại rất thấp. Một quan niệm sai là thuế đánh vào mặt hàng 80700 dựa vào giá trị gia tăng đối với các linh kiện của Mỹ khi chúng ở nước ngoài.

Hãng Sears không bao giờ dùng các khu vực tự do mậu dịch cho hàng hoá nhập khẩu nhưng họ sử dụng New Orleans FTZ để kiểm tra các máy ảnh nhập ngoạI mà sau đó sẽ xuất sang châu Mỹ la tinh. Seiko Time Corporation của Mỹ mở một cơ sở rộng 200.000 foot vuông ở New Jersey FTZ làm kho chứa và xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Canada và châu Mỹ latinh. Một công ty cung cấp thiết bị y tế của châu Âu sản xuất máy chạy thận nhân tạo sử dụng nguyên vật liệu thô của tây Đức và lao động của Mỹ để lắp ráp tại một FTZ ở Mỹ, sau đó xuất khẩu 30% sản phẩm hoàn chỉnh sang Scandinavia.

Do vậy, việc thực hiện một số công đoạn sản xuất tạI một FTZ có thể hạ thấp chi phí sản xuất. Việc sử dụng FTZ cho phép một công ty sử dụng được lợi thế so sánh ở một nước khác mà không phảI thông qua các giấy tờ và thủ tục xuất nhập khẩu cần thiết. Form. O. Nth, một công ty của texas, có một nhà máy trong một FTZ ở Elsalvador. VảI may quần áo cắt sẵn ở Mỹ được đưa đến Elsalvador để may vì lương công nhân ở đó chỉ có 65 cent một giờ. Sau khi may song, quần áo được đưa trở lạI Mỹ để bán.

Các FTZ làm giảm đáng kể cả thuế và chi phí vận tải. Có một số cách để đạt được đIũu này. Thứ nhất, việc nộp thuế có thể được chậm lại. Thứ hai, các công ty có thể nhập khẩu với số lượng lớn để tận dụng phương tiện vận tảI và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Sau đó, hàng hoá nhập khẩu có thể được chế biến tạI FTZ theo nhu cầu thị trường. Thứ ba, một số FTZ có miễn thuế đặc biệt. Ví dụ, Panama miễn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoàI và cho phép họ nhập khẩu công nghệ và nguyên vật liệu thô mà không phảI nộp thuế nhập khẩu. Không phảI trùng hợp ngẫu nhiên khi FTZ của Parama tình cờ cũng là FTZ lớn nhất bán cầu Tây.

Thứ tư, nguyên vật liệu có thể được chế biến thành sản phẩm có mức thuế suất thấp nhất. Do đó, việc lắp ráp trong nước tiết kiệm được tiền thuế vì các sản phẩm hoàn chỉnh được đánh thuế thấp hơn các linh kiện và bộ phận rời. Công ty Olivety của ý đã giành được quyền thành lập một khu vực đặc biệt ở Harrisburg, Pennsilvania để lắp ráp máy chủ từ các linh kiện nhập khẩu. Bằng cách này, Oliverty đã tiết kiệm được 88% mức thuế thông thường đối với linh kiện nhập khẩu và chỉ phảI nộp phần thuế còn lạI khi các sản phẩm hoàn chỉnh được đưa ra khỏi khu. Một ví dụ khác là công ty AMC Renaul, nhà máy của công ty ở Kenosha, Wissconsin, FTZ lắp ráp ô tô từ linh kiện trong nước và nước ngoàI, thuế đánh vào ô tô lắp ráp trong FTZ thấp hơn thuế đánh vào các bộ phận rời nhập khẩu.

Thứ năm, có thể thực hiện việc lắp ráp ở nước ngoàI nếu chi phí lắp ráp tạI một FTZ ở nước ngoàI là thấp hơn. toàn bộ vùng đất MEXICO dọc theo biên giới nước Mỹ có chức năng như một FTZ. Khoảng 650 công ty Mỹ có các nhà máy ở Mexico, sử dụng lao động rẻ của Mexico để lắp ráp sản phẩm trước khi đưa trở lạI nước Mỹ .Thuế nhập khẩu chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm tạI các nhà máy ở Mexico. Từ những năm 1970 đến giữa 1980, số lao động Mexico trong khu vực này đã tăng gấp 7 lần lên khoảng 150 nghìn người.

Cuối cùng, các FTZ có thể ngăn việc nộp thuế quá mức. Trong quá trình vận chuyển, các nguyên liệu và bộ phận của sản phẩm thường bị hao hụt do bay hơI, dò gỉ vỡ và nhiều nguyên nhân khác. Sử dụng FTZ có thể tránh được việc phảI nộp thuế cho những thứ đã hỏng không thể phục hồi. Lượng nguyên vật liệu và linh kiện được kiểm tra lạI ở FTZ để tránh đánh thuế vào phần đã bị mất mát. Nguyên tắc này được áp dụng tương tự với hàng hoá bị hư hỏng. Những hàng hoá này bị loạI bỏ để tránh đánh thuế vào phần bị hỏng.

Kết luận.

Khi một công ty quan tâm đến việc kinh doanh ở các thị trường nước ngoàI, công ty đó cần phảI phân tích các đặc trưng của nền kinh tế như GDP, thu nhập và dân số để so sánh các cơ hội thị trưòng. Khi một thị trường được lựa chọn, nhà quản lý cần xác định chiến lược thâm nhập thị trường. Thêm vào đó, công ty nên cân nhắc đến tính khả thi của việc thực hiện toàn bộ hay một số hoạt động kinh doanh quốc tế của mình tai một khu vực mậu dịch tự do, khu vực có thể giúp thực hiện mục tiêu thâm nhập thị trường.

Nêu công ty muốn tránh việc đầu tư trực tiếp nước ngoàI, nó có thể xuất khẩu sản phẩm ngay từ trong nước, có thể cho phép công ty khác sản xuất và bán sản phẩm ở nước ngoàI hoặc có thể ký hợp đồng bán quyền quản lý kinh doanh cho một chủ sở hữu ở nước ngoài. Nếu công ty muốn đầu tư trực tiêp snước ngoàI, nó có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh từ xuất phát đIểm ban đầu hoặc tiếp nhận từ công ty khác. tuy nhiên công ty có thể nhận đươc sự đáp ứng thiếu thiện ý từ chính phủ nước ngoài. Nếu công ty quyết định khởi sự một công việc kinh doanh mới ở nước ngoàI, công ty phảI cân nhắc xem hình thức độc quyền hay liên doanh phù hợp hơn với mục đính của họ.

Việc độc quyền giúp công ty kiểm soát tốt hơn và có lợi nhuận nhiều hơn và có lợi nhuận nhiều hơn trong khi việc liên doanh làm giảm rủi ro và tận dụng được tiềm lực của các đối tác ở nước sở tại. Không quan tâm đến việc độc quyền hay liên doanh, công ty vẫn phảI quyết định sẽ thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần quá trình sản xuất ở nước ngoài. Cuối cùng, việc kinh doanh với các chính phủ nước ngoàI thường gắn với các dự án lớn đòi hỏi công ty phảI cung cấp chọn gói bao gồm tàI chính xây dựng và đào tạo.

Mỗi chiến lược gia nhập thị trường đều có đIểm mạnh và đIểm yếu riêng. Trong phần lớn các trường hợp các chiến lược không loạI trừ nhau. Một nhà sản xuất có thể sử dụng các chiến lược tổng hợp ở các thị trường khác nhau cũng như trong cùng một thị trưòng. Không có một phương pháp thâm nhập thị trường một cách đơn lẻ nào là lý tưởng cho mọi thị trưòng hay mọi trường hợp. Sự phù hợp của một chiến lược phụ thuộc vào các mục tiêu của doanh nghiệp, các đIũu kiện thị trường và chính trị.

Thảo luận.



  1. Các tiêu chí đánh giá và so sánh các quốc gia về cơ hội thị trường? Theo các tiêu chí này Canada có phảI là thị trưòng hấp dẫn hay không?

  2. Theo tạp chí FORTUNE, năm 1986, các chi nhánh nước ngoàI của công ty IBM đã nhập khẩu các linh kiện từ Mỹ dẫn tới việc xuất khẩu giảm 12%. Nhưng IBM vẫn hàI lòng với sự phát triển tạI sao?

  3. Xuất khẩu là một chiến lược thâm nhập thị trường tương đối mạo hiểm, một công ty có cần phảI quan tâm đến các chiến lược thâm nhập thị trưòng hay không.

  4. Một dịch vụ có thể được cấp phép cho mục đích thâm nhập thị trường hay không?

  5. Mặc dù có những ưu thế của các khu vực tự do mậu dịch, các công ty mỹ đã không tận dụng được chúng một cách có hiệu quả. Nguyên nhân, có thể làm gì đẻ kích thích sự quan tâm của các công ty Mỹ?

  6. Một trong những liên doanh nổi tiếng nhất là Nummi (liên doanh giữa General moto và Toyota) thật đáng ngạc nhiên khi hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất lạI nghĩ tới việc hợp tác với nhau. GM là nhà sản xuất đứng đầu thế giới và ở Mỹ, còn Toyota cũng giữ vị trí số 1 ở Nhật và thứ hai thế giới. Nummi là một liên doanh 50/50 với ban giám đốc chia đều giữa hai công ty. Liên doanh sản xuất một loạI ôtô do Toyota thiết kế. ích lợi mà mỗi bên có thể mong đợi sẽ đạt được từ liên doanh? Vấn đề có thể nảy sinh?

Trường hợp 9-1 : Làm thế nào để có thể xuất nhà.

Những căn nhà lắp ghép không còn là đIũu mới mẻ. Một số nhà bán lẻ qua đơn đặt hàng nổi tiếng đã bắt đầu bán những căn nhà lắp ghép ở Mỹ từ hàng thập kỷ trước. Mặt lợi thế của mặt hàng này là việc lắp ráp rất nhanh chóng, chỉ mất một vàI ngày. Một động cơ khác để mua là giá cả thấp do được sản xuất hàng loạt, Một lợi thế khác nữa là kiểm soát chất lượng tốt hơn. Đương nhiên đIều bất lợi lớn là quan niệm về sản phẩm. Việc sống trong một căn nhà lắp ghép thì không có tiếng tăm giì và các căn nhà giống nhau của người tiêu dùng. Mặc dù việc sản xuất hàng loạt thường mang nghĩa tiêu cực nhưng không đáng kể lắm đối với hàng tiêu dùng lâu bền như tủ lạnh, ôtô, các thiết bị âm thanh, tuy nhiên đối với nhà ở thì chi tiết này lạI rất được chú ý.

ở Nhật, nơI mà chi phí cho nhà ở và đất đai là rất lớn thì nhà lắp ghép là cần thiết với nhiều người. Một công ty Nhật đã có được bí quyết kỹ thuật sản xuất nhà lắp ghép là Misawa Homes. Một trong những mẫu nhà phổ biến là mẫu House 55. LoạI nhà này có 10 phòng, cần có 5 container lớn để vận chuyển. ưu thế của loạI nhà này là chỉ cần hai giờ để lắp ráp phần thô. Một thế mạnh khác là giá cả, thấp hơn 20% so với nhà lắp ghép thông thường và 30% so với nhà gỗ. LoạI nhà này đã được trưng bày tạI hội chợ thương mạI châu Âu và nhận được nhiều sự quan tâm. Được khuyến khích, Misawa Homes xuất khẩu house 55 sang Mỹ và châu ÂU.

Câu hỏi.


1. Bạn có nghĩ rằng những căn nhà lắp ghép như house 55 có thể được người tiêu dùng Mỹ và châu Âu chấp nhận hay không. (page 394 – 397).

Page 398- 405



2. Thậm chí giả định không có sự phản ứng tiêu cực nào từ phía người tiêu dùngMĩ thì có thể có những nhân tố nào không gây khó khăn tại Nhật Bản mà lại có thể gây khó khăn tại Mĩ?

3. Misawa nên có chiến lược như thế nào để đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài ?

Trường hợp 9-2 : Tập đoàn GTECH

Francine Newth

Providence College



Khái quát chung

Tập đoàn GTECH được miêu tả rõ nhất là một công ty về công nghệ giải trí nhẹ trong ngành công nghiệp giải trí chung. GTECH thiết kế, sản xuất, lắp đặt và cung cấp nhiều mạng giải trí cho các trò may rủi được sự bảo trợ của chính phủ hoặc trong phạm vi cấp phép và cho các tổ chức cá cược. Công ty được thành lập tại Delaware năm 1980 và đến ngày 1 tháng 3 năm 1981 đã có được phòng Các hệ thống giải trí của Datatrol gồm nhiều tài sản có liên quan và các hợp đồng xổ số trực tuyến với Michigan, đảo Rhode và Connecticut. Thành tích này đã khởi đầu cho một thành công quan trọng với những mạng xổ số trực tuyến. Đến năm 1987, GTECH được công nhận là công ty đi đầu trong việc thực hiện và điều hành những mạng trực tuyến như vậy được thiết lập trên 5 châu lục: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Australia, Châu á và Châu Âu. (xem dẫn chứng 1)

Công nghiệp

Công nghiệp giải trí được chia làm 2 khu vực: (1) khu vực giải trí nhẹ như sòng bạc, các đường đua và (2) là khu vực giải trí mạnh bao gồm cả việc bán vé số trực tuyến và ngoại tuyến với việc lựa chọn ngẫu nhiên các con số.

Khu vực giải trí nhẹ trực tuyến trong ngành công nghiệp giải trí có sức cạnh tranh rất cao, chỉ có khoảng 500 khách hàng trên toàn thế giới, các nhà cầm quyền có uy tín và các tổ chức được chính phủ cho phép. Việc chơi xổ số chịu sự điều chỉnh lớn và sự quản lý của các cơ quan xổ số trực thuộc chính phủ như uỷ ban xổ số. Các cơ quan lập pháp thường đưa ra một số đặc trưng nào đó của xổ số ví dụ như phần trăm trong tổng số doanh lợi mà phải được trả lại cho người chơi trong phần tiền thưởng. Tuy nhiên uỷ ban xổ số nhìn chung có thẩm quyền lớn trong việc quyết định các loại hình chơi, giá cả và việc lựa chọn nhà cung cấp vé, thiết bị và dịch vụ.

Dẫn chứng 1: Bản đồ



Dẫn chứng 2: Các nhà cung cấp mạng xổ số trực tuyến

Thiết bị đầu cuối cài đặt và trực tuyến( tháng 12/1987)

----------------------------------------------------

nhà cung cấp số tỷ phần

----------------------------------------------------

GTECH 40,170 57,3

CDC 12,015 17,3

AmTote 6,130 8,7

Syntech 4,300 6,1

SciGames 3,540 5,1

CSEE 2,500 3,6

ITS 1,500 2,1

--------- --------- --------

thiết bị đầu cuối 70,155 100.0

-----------------------------------------------------

Các hợp đồng xổ số được trao tặng trong quá trình mua đầy cạnh tranh dưới hình thức một đề nghị (request for proposal: RFP ). Những nhân tố quan trọng nhất đang ảnh hưởng tới việc trao giải cho các hợp đồng xổ số là: khả năng đánh giá một cách lạc quan doanh lợi của xổ số thông qua năng lực công nghệ tiềm tàng và kiến thức ứng dụng; chất lượng, tính tin cậy và khả năng nâng cấp mạng; kinh nghiệm, điều kiện tài chính và uy tín của người đấu thầu; khả năng thoả mãn bất kỳ yêu cầu nào khác và năng lực đóng góp bởi cơ quan xổ số và giá của mạng luới này.

Những đối thủ cạnh tranh chính trong kinh doanh mạng xổ số trực tuyến gồm có GTECH: Công ty kiểm soát dữ liệu (CDC); Công ty Syntech quốc tế; CSEE, một công ty của Pháp; Công ty các hệ thống đặt cược đua ngựa quốc tế (ITS); Công ty giải trí khoa học (SciGames), một công ty con của Tập đoàn sản xuất Bally; và AmTote (xem dẫn chứng 2 và 3).
Dẫn chứng 3: Các nhà cung cấp xổ số trực tuyến

Các phạm vi xổ số được ký hợp đồng

--------------------------------------------------------------

nhà cung cấp số tỷ phần

--------------------------------------------------------------

GTECH 26 60,5

CDC 6 14,0

SciGames 5 11,6

Amtote 3 7,0

Syntech 1 2,3

CSEE 1 2,3

ITS 1 2,3

----- ----- --------

phạm vi trực tuyến 43 100,0

--------------------------------------------------------------

Các hợp đồng xổ số trong nước liên quan đến việc lắp đặt và điều hành một mạng xổ số thuộc quản lý của công ty trong một kỳ hạn danh nghĩa, thường từ 2 đến 5 năm, tuỳ thuộc vào sự mở rộngsự lựa chọn của công ty xổ số. Những hợp đồng xổ số nội địa này điển hình có liên quan tới những hợp đồng hiện hành. Các khoản tiền trả cho các hợp đồng xổ số dựa trên một tỷ lệ phần trăm doanh số bán xổ số do mạng cung cấp. Tỷ lệ phần trăm này thường dựa trên lượng bán danh nghĩa và (hoặc) số lượng các thiết bị đầu cuối trong quá trình hoạt động.

Các hợp đồng xổ số nước ngoài thường yêu cầu các công ty phải bán, phân phối và cài đặt một mạng chìa khoá trao tay với giá cố định mặc dù một số hợp đồng nước ngoài hiện nay đang được đàm phán như những hợp đồng hiện hành. Các công ty cũng có thể bị yêu cầu phải cung cấp liên tục dịch vụ bảo dưỡng phần mềm và (hoặc) phần cứng, các dịch vụ sửa chữa và nâng cấp, trao đổi ý kiến về quản lý hoặc các dịch vụ khác liên quan tới việc điều hành mạng. Các khoản tiền trả cho các hợp đồng xổ số nước ngoài thường dùng đồng ngoại tệ và khó tránh khỏi những rủi ro có liên quan tới những biến động về tỷ giá hối đoái. Những loại xổ số ngoài nước Mĩ thông thường được quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền thuộc chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân được chính phủ cấp phép. Nhiều trong số các nước lớn có vài kiểu hoạt động xổ số, phần nhiều trong số đó là theo kiểu ngoại tuyến. Nhiều mạng xổ số trực tuyến đã và đang được ra đời tại Australia, Canada, Pháp, Singapo, Hồng Kông, Israel, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Venezuela, Mexico và New Zealand.

Tổng doanh thu của các hệ thống trực tuyến trong ngành công nghiệp toàn thế giới đạt khoảng 16 tỷ đôla. Điển hình, thẩm quyền của xổ số sẽ phân phối tổng thu nhập này như sau: 50% cho phần thưởng, 35% cho chính phủ hoặc cơ quan xổ số, 10% cho quản lý và 5% tiền hoa hồng cho môi giới
GTECH

GTECH và các công ty con của nó chủ yếu phải tiến hành thiết kế, sản xuất, thực hiện, điều hành, bán hàng và cung cấp dịch vụ mạng máy tính cùng với các linh kiện mạng. Mục đích của các mạng này là để thu thập, xử lý và phổ biến thông tin một cách nhanh chóng. Những hệ thống này được thiết kế đặc biệt cho những môi truờng có tốc độ giao dịch cao. ứng dụng chính của những mạng GTECH là trong lĩnh vực xổ số trực tuyến hoạt động cả trong nước và quốc tế.

Bí quyết công nghệ của GTECH, những mạng trực tuyến thống nhất của nó cùng với tốc độ thực thi và kĩ năng sáng tạo của các thành viên công ty là những nhân tố đóng góp lớn và thành công của công ty. Công ty này duy trì được những nỗ lực lớn trong nghiên cứu và phát triển để cạnh tranh thành công trong kinh doanh mạng công nghệ cao đầy năng động. Trong năm tài chính 1987, công ty đã sử dụng 8.025.000 đôla cho nghiên cứu và phát triển so với 6.350.000 đôla trong năm tài chính 1986 và 3.685.000 đôla trong năm tài chính 1985. Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 1987, GTECH đã có 106 nhân viên cam kết làm việc đủ giờ trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Hiện nay công ty có 994 nhân viên làm việc đủ giờ.

Những nỗ lực Marketing của GTECH chủ yếu bao gồm các buổi giới thiệu về các sản phẩm và dịch vụ của nó với các công ty xổ số trong giới hạn cho phép mà trong đó các hợp đồng được đưa ra để mua về hoặc mở rộng mạng. Tất cả doanh thu của công ty này chủ yếu thu được từ việc cung cấp các dịch vụ và bán hàng hoặc cung cấp các mạng trực tuyến trên máy vi tính và các thành phần khác cho các loại xổ số do chính phủ quản lý. (xem dẫn chứng 4).

Không giống như nhiều đối thủ cạnh tranh của mình, GTECH sẽ đưa ra quyền lựa chọn hợp đồng cho thuê thiết bị đầu cuối trong một khoảng thời gian đã thoả thuận. Lựa chọn này đặc biệt hấp dẫn trong việc công ty giảm những chi phí khởi điểm một cách đáng kể. Việc lắp đặt một hệ thống của GTECH cũng nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh của nó, do vậy doanh thu xổ số cũng thu về nhanh hơn.
Dẫn chứng 4: Tập đoàn GTECH và các công ty con- các thông tin tài chính

Năm tài chính kết thúc

Nghìn đôla 28/2 22/2 23/2 25/2 26/2

(trừ số liệu cổ phần) 1987 1986 1985 1984 1983

Kết quả hoạt động

Doanh thu từ:

Bán sản phẩm

$70,334

$45,640

$26,550

$25,687

$17,490

Các dịch vụ

57,734

34,727

19,120

7,814

13,418

Tổng doanh thu:
















Bán sản phẩm

30,878

16,956

12,787

13,347

8,461

Các dịch vụ

13,895

11,074

8,160

1,112

6,073

Thu nhập ròng

7,687

1,973

4,310

2,579

5,410

Thu nhập trên cổ phần

$.81

$.21

$.47

$.30

$.73

Lượng cổ phần trung bình tồn đọng

9,460,686

9,230,280

9,110,814

8,510,754

7,415,400

Số liệu cuối năm
















Vốn lưu chuyển

$13,502

$28,772

$13,866

$12,561

$2,631

Tổng tài sản

171,719

126,500

86,461

54,733

19,724

Nợ dài hạn *

72,062

63,183

32,255

10,110

4,624

Giá trị tài sản cầm cố của cổ đông +

46,007

35,141

30,977

26,139

6,733

* bao gồm nghĩa vụ cho vay vốn ít hơn phần nợ chưa trả hiện tại

+ không có cổ tức nào được công bố hoặc trả bởi công ty này trong bất kì một thời kì tài chính nào đã trình bày

Islensk Getspa

Năm 1985, thủ tướng chính phủ Iceland đề nghị Liên đoàn thể thao, Hội những người tàn tật và Liên đoàn thanh niên cùng làm việc để lập ra một hệ thống chơi xổ số ở Iceland. Ba tổ chức này đã đưa ra quyết định cùng nhau làm việc vì mục đích như trên. Ngày 2 tháng 5 năm 1896, Quốc hội Iceland ban hành văn bản luật 26/196 cho phép Bộ trưởng tư pháp giao cho ba liên đoàn này quyền tổ chức một số trò giải trí. Ngày 8 tháng 7 năm 1986 ba liên đoàn đã thành lập một tổ chức mới là Công ty xổ số Iceland Islensk Getspa, một kiểu tổ chức miễn thuế phi lợi nhuận.

Những đại diện của Islensk Getspa bắt đầu tiến hành điều tra các tổ chức xổ số trên rất nhiều nước. Họ sớm xác định được những công ty sản xuất thiết bị trực tuyến đã từng giành được vị trí thống trị trên toàn thế giới.

Ngày 15 tháng 6 năm 1987, ban quản lý của GTECH cùng với vài đối thủ cạnh tranh khác của họ nhận được một tin telex từ những đại diện của Islensk Getspa thông báo là họ muốn đến thăm để thảo luận về những mạng xổ số trực tuyến. Chủ tịch Islensk Getspa, ông Thordur Thorkelsson và giám đốc điều hành, ông Vilhialmur B. Vilhialmsson mang theo bản copy luật xổ số gần đây của họ (xem dẫn chứng 5) trong đó chỉ ra một cách rõ ràng rằng Islenska Getspa đã sẵn sàng để tổ chức trò chơi xổ số của mình.
Dẫn chứng 5
02/05/1986

điều lệ chung

về các loại xổ số quay số
những người nắm giữ quyền tổng thống Iceland

theo phần 8 hiến pháp
Thủ tướng chính phủ, Người phát ngôn của Althing

Và chánh án Toàn án tối cao.

Biết: Athing đã thông qua điều luật này và chúng tôi



đã phê chuẩn với sự nhất trí chung.
Phần 1

Bộ trưởng tư pháp được phép cấp cho Liên đoàn thể thao Iceland (ISI), Hội Thanh niên Iceland (UMFI) và Liên hiệp những người tàn tật Iceland (OBI) giấy phép cùng nhau hoạt động trong một công ty gồm nhiều tổ chức hợp thành để quản lý chơi xổ số theo cách hàng loạt con số và (hoặc) chữ cái được liệt kê và lựa chọn dưới hình thức đặc biệt là tấm vé.

Giấy phép này sẽ có hiệu lực đến cuối năm 2005.
Phần 2

Công ty tổ chức chơi xổ số theo phần 1 sẽ chịu sự quản lý của Ban quản trị gồm 5 người mà sẽ được bổ nhiệm hàng năm. Liên đoàn thể thao Iceland sẽ bổ nhiệm 2 người trong số đó, Liên hiệp những người tan tật Iceland 2 người và Hội thanh niên Iceland 1 người. Những thành viên dự bị cũng sẽ được bổ nhiệm theo thể thức này. Các Đảng sẽ lần lượt bổ nhiệm Chủ tịch 2 năm một lần theo thoả thuận của họ nhưng về mặt khác thì bản thân Ban quản trị sẽ quyết định chọn nhân viên của mình.

Nếu không thì các Đảng sẽ đưa ra một thoả thuận được Bộ trưởng Tư pháp thông qua về các hoạt động của công ty này trong số nhiều thoả thuận khác về khả năng trả nợ của công ty và việc phân chia lợi nhuận.
Phần 3

Bộ trưởng Tư pháp khi nhận được những đề nghị của Ban quản trị công ty sẽ quyết định số tiền tham gia chơi xổ số (giá vé).
Phần 4

Bộ trưởng Tư pháp khi nhận được những đề nghị của Ban quản trị sẽ quyết định tổng số phần thưởng, mỗi phần trong tổng doanh số bán xổ số tại mỗi thời điểm sẽ được trả trong phần thưởng, hoặc một số phần thưởng riêng.

Phần thưởng xổ số sẽ được miễn tất cả các chi phí chính thức ngoài khoản thuế trong năm mà phần thưởng được trao cho người thắng cuộc.
Phần 5

Những lợi nhuận từ việc tổ chức chơi xổ số sẽ được dùng để hỗ trợ những hoạt động giải trí không chuyên trong các câu lạc bộ thành viên của Liên đoàn thể thao và Liên hiệp thanh niên Iceland và để trả những chi phí ban đầu cho các căn hộ dành cho người tàn tật hoặc để tài trợ cho các hoạt động khác của Liên đoàn vì lợi ích của những người tàn tật.
Phần 6

Bộ trưởng tư pháp khi nhận được đề nghị của Ban quản trị công ty sẽ ban hành Điều lệ với nhiều chi tiết nghiêm ngặt hơn về những hoạt động chơi xổ số và hoặc là Bộ trưởng sẽ giám sát những hoạt động này.
Phần 7

Ngoài công ty kể trên thuộc Liên đoàn thể thao Iceland, Liên hiệp thanh niên Iceland và Liên hiệp người tàn tật Iceland không được phép tổ chức chơi xổ số thuộc hình thức được miêu tả ở phần 1.

Giấy phép của Hội cá cược bóng đá Iceland-Islenskar getraunir- cho phép tổ chức chơi xổ số quay số theo đoạn 2 phần 1, tức là phần 10 trong luật về cá cược bóng đá số 50 ngày 29 tháng 5 năm 1972 sẽ bị xóa bỏ trong khi giấy phép theo luật này vẫn còn hiệu lực.
Phần 8

Những vi phạm luật này sẽ bị phạt tiền
Phần 9

Luật này có hiệu lực ngay lập tức.

Thực hiện tại Reykjavik, 2/5/1986

Steingrimur Porvaldul Gardar Kristjansson

Magnus P. Torfason

(L.S)

Đây là bản dịch trung thực và chính xác

theo tài liệu gốc được trình vào ngày:

18 tháng 12 năm 1986 tại Seltjarnarnesi
rersteinn palsson

Người phiên dịch


Phần IV

Các quyết định marketing quốc tế



tải về 4.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương