Qcvn: qtđ-7: 2008/bct



tải về 0.59 Mb.
trang11/18
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.59 Mb.
#2965
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18

Mục 3

Dây dẫn đặt treo


Điều 259. Các loại dây dẫn chuyên dùng loại cáp điện và các loại dây dẫn khác được lắp đặt treo vào cáp thép chịu lực bằng loại kẹp riêng hoặc bằng phương pháp quấn buộc thích hợp.

Điều 260. Các cáp gia cường bằng thép để treo dây cần được móc vào lõi thép mạ kẽm có đường kính theo yêu cầu của thiết kế. Lựa chọn cáp gia cường để treo dây phải tuân theo yêu cầu của tài liệu thiết kế.

Điều 261. Khi treo dây cáp thép phải căng tới độ võng nhỏ nhất, ứng lực không được vượt quá 0,7 ứng lực cho phép đối với loại cáp thép đó.

Chỉ ở chỗ đặt hộp nối phân nhánh, hộp nối kiểu ổ cắm và đèn chiếu sáng thì mới treo dây thẳng đứng. Dây treo đứng nên dùng loại dây thép có đường kính từ 2-3mm đối với dây điện động lực và từ 1,5 - 2mm đói với dây điện chiếu sáng. Tất cả các bộ phận kim loại của dây điện đặt treo, kể cả cáp chịu lực đều phải nối đất.

Trong các gian sản xuất thông thường cho phép dùng dây cáp làm dây trung tính làm việc trong lưới điện phân nhóm của hệ thống điện trung tính nối đất.

Cấm dùng cáp chịu lực để làm dây nối đất - nên dùng một dây dẫn riêng hoặc một ruột riêng của dây dẫn (hoặc cáp) để làm dây nối đất. Tất cả các loại bộ phận kim loại của dây điện đặt treo như:

- Bộ phận hở trần của cáp thép;

- Các bộ phận khóa néo cáp, kết cấu néo cuối, kẹp treo dây v.v… đều phải bôi dầu Silicôn.



Mục 4

Đặt dây dẫn loại được bảo vệ và cáp cách điện bằng cao su


Điều 262. Ở các phần khoảng cách giữa các điểm cố định của dây bảo vệ và cáp phải tuân theo yêu cầu của tài liệu thiết kế.

Điều 263. Phải dùng móc kẹp để cố định dây dẫn và cáp ở những chỗ luồn dây vào hộp khí cụ điện hoặc phễu cáp và phải đặt cách mép của chúng từ 50 - 70mm.

Khoảng cách từ chỗ dày bắt đầu uốn cong đến móc gần nhất phải từ 10 - 15mm.

Điều 264. Khi dây dẫn hoặc cáp đơn được đặt theo đường nằm ngang thì những điểm cố định trung gian có thể dùng loại kẹp một tai và tai kẹp phải đặt thấp hơn dây dẫn hoặc cáp.

Khi dây dẫn hoặc cáp đặt thẳng đứng theo tường trần nhà, góc nhà phải dùng kẹp 2 tai hoặc đai có vòng huy để cố định dây.

Điều 265. Đối với dây bọc chì phải lót kẹp bằng loại vật liệu mềm, miếng lót phải nhô ra hai mép kẹp từ 1,5 – 2 mm. Các loại dây cáp khác thì không cần lót.

Điều 266. Bán kính uốn của dây phải lớn hơn quy định của nhà chế tạo.

Điều 267. Khi cáp và dây cách điện loại được bảo vệ đi qua tường gạch, tường bê tông phải đặt trong ống kim loại hay ống cách điện lỗ chừa sẵn có trát vữa.

Cho phép đặt nhiều dây dẫn của cùng 1 mạch hay nhiều cáp trong cùng một ống.

Đối với dây cách điện và cáp có cách điện bằng cao su chui qua tường gạch hoặc bê tông thì 2 đầu ống luồn dây phải có ống lót.

Điều 268. Khi dây xuyên qua sàn gác cũng phải luồn trong ống thì đầu ống phải cách mặt sau 1,5m. Khi chui qua trần nhà thì đầu dưới của ống luồn cũng phải cách trần 1,50m những đoạn nào có thể làm hỏng dây cũng phải dùng biện pháp bảo vệ.

Điều 269. Khi 2 tuyến cáp hoặc dây dẫn giao chéo nhau thì một trong hai tuyến phải được bảo vệ bằng cách:

- Luồn trong ống cách điện;

- Xây rãnh;

- Đặt trong ống kim loại.

Điều 270. Mỗi ghép của ống luồn bằng kim loại phải quay về phía mặt dỡ ống. Khi ống đặt ngang theo tường thì mối thép phải hưởng xuống dưới tránh hơi ẩm lọt vào.

Điều 271. Tại chỗ cắt ở các đầu có vỏ kim loại phải là ranh giới với bên ngoài để ngăn ngừa cách điện khỏi bị hư hại. Các dây dẫn có vỏ kim loại trơn phải có đai hoặc các đầu mút để tránh bị trượt.

Điều 272. Để tránh bị lão hóa cách điện của các sợi ăn mòn mạnh thì phải dùng loại sơn thích hợp. Yêu cầu này không áp dụng cho các ruột dây dẫn và cáp đi vào trong hộp có ống luồn dây của máy điện hoặc khí cụ điện kiểu kín, kiểu chống bụi hoặc kiểu chống nước.

Điều 273. Cấm đặt cáp CPr lên các chỗ mới quét sơn hoặc quét vôi còn ướt. Nếu cần đặt ngay thì vỏ cáp phải được quét bằng một loại sơn chóng khô trước khi đặt.

Điều 274. Việc nối dây hoặc rẽ nhánh cáp và dây dẫn loại được bảo vệ phải thực hiện trong hộp. Khi cho dây vào hộp, khí cụ, đồng hồ phải luồn cả vỏ bảo vệ.

Điều 275. Nếu vỏ kim loại của cáp và của dây dẫn cũng như các hộp kim loại cần phải nối đất thì nối chung với dây trung tính nối đất và phải bảo đảm tính chất liên tục về điện trên toàn bộ tuyến dây.

Tất cả cần nối liền mạch phải được quét sơn trên vỏ kim loại không được có các vết hư hỏng.


Mục 5

Đặt hở và đặt ngầm dây dẫn điện


Điều 276. Có thể đặt các dây điện dẹt trong nhà, ngoại trừ những trường hợp sau đây:

1. Bố trí hở :

a) Trong các phòng dễ bị cháy

b) Trên trần nhà

2. Bố trí hở và ngầm

a) Trong các phòng dễ nổ

b) Trong các phòng đặc biệt ẩm

c) Trong các phòng có môi trường ăn mòn cao

d) Trên các sàn gỗ của nhà trẻ, bệnh viện, câu lạc bộ, trường học và nhà tập thể

đ) Để cấp điện cho các thiết bị chiếu sáng kiểu treo

e) Trên sân khấu và ghế ngồi của khán giả.

Điều 277. Có thể đặt hở các dây dẫn dẹt:

a) Trực tiếp lên tường, vách ngăn, sàn có trát thạch cao thô hoặc vữa ướt.

b) Lên tường bằng vật liệu không cháy, vách ngăn có dán lớp bồi (ngay trên mặt lớp bồi).

Điều 278. Việc đặt dây dẹt ngầm trong tường hoặc vách ngăn bằng granitô hoặc trát vữa thường phải theo các điều kiện sau đây:

a) Nếu tường hoặc vách ngăn bằng vật liệu không cháy thì đặt dây trong rãnh đã lót vữa hoặc dưới lớp vữa ướt.

b) Trong các rãnh và các kết cấu xây dựng rỗng.

c) Đặt sẵn trong các kết cấu xây dựng đúc sẵn từ xưởng chế tạo (theo chỉ dẫn riêng).

Điều 279. Đặt ngầm dây dẫn dẹt ở trần nhà phải theo một trong các phương pháp sau:

a) Đặt dưới lớp vữa ướt của trần làm bằng các tấm không cháy;

b) Đặt trong khe hở giữa các tấm bê tông đúc sẵn, bên ngoài trát vữa thạch cao mịn;

c) Đặt trong các rãnh chừa sẵn trong các tấm bê tông cốt thép cỡ lớn, ngoài cùng trát vữa thạch cao mịn;

d) Trong các tường và các hốc trống của các tấm bê tông cốt sắt của panen và trong rãnh các tấm đặc biệt của nhà kiểu tấm lớn;

đ) Đặt sẵn trong các cấu kiện sẵn từ xưởng chế tạo (theo chỉ dẫn riêng);

e) Đặt trên nền sàn thô của mỗi tầng, trần nhà không cháy của tầng cuối cùng (kể cả tầng hầm), dưới lớp vữa xi măng cát hoặc thạch cao dầy 10mm. Trường hợp này, nếu không áp dụng được theo các điểm a, c, d thì dùng theo các điểm b, đ. Đối với dây dẹt đặt ngầm ở trần nhà yêu cầu chung là phải đặt ở chỗ nào đó đảm bảo không bị hư hỏng về mặt cơ học.

Điều 280. Các dây dẹt có cách điện bằng chất dẻo không chịu được ánh sáng (trong suốt - màu vàng nâu) chỉ cho phép đặt ngầm.

Điều 281. Khi đặt ngầm dây dẫn dẹt phải lựa chọn tuyến như sau:

a) Thông thường, khi đặt ngang theo tường thì phải đặt song song với các đường giao nhau qua tường và trần và cách trần 100 - 200mm hoặc cách gờ, mái đua hoặc xà ngang từ 50 - 100mm. Các ổ cắm điện nên đặt thành hàng ngang.

b) Khi kéo đến các đèn chiếu sáng, các công tắc và ổ cắm phải đặt dây theo chiều thẳng đứng. Trong các nhà lắp ghép tấm lớn, cho phép kéo theo rãnh có sẵn.

c) Khi đặt dây treo trần (trong lớp vữa, trong các khe, trong lớp rỗng của tấm sàn) nên kéo theo khoảng cách ngắn nhất giữa hộp phân nhánh và đèn chiếu sáng.

Điều 282. Khi bố trí các dây dẫn vượt các ống nhiên liệu khí hoặc lỏng, phải lắp đặt dây dẫn ở khoảng cách theo quy định của tài liệu thiết kế.

Điều 283. Cần tránh đặt dây dẫn dẹt giao chéo với nhau. Nếu thật cần thiết phải giao chéo thì tại đó phải cuốn tăng cường 3 đến 4 lớp băng nhựa dính hoặc băng cao su.

Điều 284. Khi dùng dây dẫn dẹt 3 ruột trong lưới điện chiếu sáng thì dùng các ruột ngoài cùng làm dây pha còn ruột giữa làm dây trung tính.

Điều 285. Khi cần phải uốn cong các dây dẫn dẹt tới góc lượn 900 trên mặt tường và trần nhà phải theo một trong 3 phương pháp sau:

a) Nếu uốn dây theo bề dẹt một góc 900 thì không cần phải rạch giải băng cách ly, không được để ruột này giáp với ruột kia.

b) Nếu uốn theo cạnh thì phải rạch giải băng cách ly dọc theo dây và một ruột được uốn vòng vào phía trong.

c) Nếu dây dẫn không có giải băng cách ly được uốn theo cạnh với bán kính uốn đảm bảo không làm gẫy cách điện chỗ uốn.

Điều 286. Dây dẫn dẹt hở đi qua các vách chắn và sàn phải luôn trong ống cách điện, ở 2 đầu ống phải lồng ống lót bằng cao su hoặc sứ hay nhựa.

Điều 287. Chỉ dây dẫn đặt ngầm chui ra khỏi mặt tường hoặc sàn (thí dụ để nối vào đèn, công tắc…) phải luồn dây trong ống cách điện hoặc dùng phễu.

Điều 288. Tất cả các chỗ nối hoặc nhánh dây dẫn dẹt đều phải hàn hoặc dùng các kẹp dây trong hộp phân nhánh.

Hộp phân nhánh phải bằng chất cách điện hoặc bằng kim loại trong đệm lót cách điện.

Khi dây đặt ngầm thì cho phép phân nhánh dây ở các hộp đấu dây và ở công tắc, ổ cắm hoặc đèn, ở trong các gian khô ráo hoặc ẩm, các hộp phân nhánh, có thể làm bằng các hốc trong tường hoặc sàn, có thành phẳng chừa sẵn khi xây dựng nhưng phải có nắp đậy.

Khi nối và phân nhánh các dây dẫn dẹt đặt ngầm phải đẻ chừa một đoạn dây dự trữ dài ít nhất 50mm.

Điều 289. Không cho phép treo trực tiếp các đèn lên dây dẫn dẹt.

Điều 290. Các hộp kim loại ở những nơi luồn dây dẫn dẹt vào đều phải có ống lót cách điện hoặc quấn tăng cường cách điện bằng 3 đến 4 lớp băng nhựa dính hoặc cao su.

Điều 291. Khi nối đầu dây vào ổ cắm, công tắc v.v… thì chỉ được rạch một đoạn tối thiểu cần thiết của giải băng cách ly giữa các ruột.

Điều 292. Việc cố định các dây dẫn dẹt đặt hở được tiến hành như sau:

a) Với dây có giải băng cách ly thì dùng biện pháp dán, đóng đinh dùng kẹp nhựa, kẹp cao su.

b) Với dây không có giải băng cách ly thì dán hay dùng kẹp.

c) Dùng các kim loại để kẹp dây và gắn vào mặt đỡ.

d) Đinh dùng để đóng trực tiếp giải băng cách ly của dây dẫn dẹt nên dùng loại có đường kính 1,4 - 1,8mm dài từ 20 - 25mm, với đường kính mũ đinh 3mm, đinh phải đóng cách nhau 200 - 300mm và đóng đúng giữa băng cách ly.

Búa dùng để đóng đinh phải là loại nhỏ và dùng miếng đỡ để tránh búa đập vào dây.

Trong các gian nhà ẩm thì dưới mũ đinh nên có vòng đệm bằng cao su hay nhựa. Khi dùng kẹp thì khoảng cách giữa hai kẹp không được quá 400mm.

Điều 293. Khi dùng dây dẹt đặt ngầm thì trước khi trát vữa nên dùng vữa thạch cao mịn để gắn tạm dây vào. Ngoài ra có thể dùng kẹp hoặc đai bằng chất cách điện (cao su, nhựa…) để cố định dây dẹt.

Điều 294. Cấm dùng đinh để cố định dây dẹt đặt ngầm.

Điều 295. Khi vận chuyển và bảo quản dây dẫn dẹt phải tránh hư hỏng về cơ học và tránh ánh nắng chiếu vào.




tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương