Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang22/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   58

3 Lực Ni sinh ra trên dây đỡ ngang cột buồm do tải trọng Pi phải được xác định cho ba loại diện tích buồm (chính, rút gọn, chống bão). Phương pháp vẽ đồ họa hoặc phương pháp Cremona được phép sử dụng để tính toán lực trên dây đỡ ngang cột buồm (với dây phía bên khuất gió không được tính đến và các nút cột được xem như gối bản lề).

4 Kích thước của mỗi dây đỡ ngang cột buồm phải được xác định bởi các loại diện tích buồm, từ đó xác định được lực lớn nhất Ni.

Tải trọng phá hủy Ri, tính bằng kN, được xác định theo công thức sau:

Ri = knNi

Trong đó:

kn hệ số an toàn, được lấy như sau:

kn = 3 đối với các dây đỡ ngang phía dưới cột buồm;

kn = 2,5 đối với các dây đỡ ngang cột buồm khác.

Ni tải trọng tác dụng lên dây đỡ ngang cột buồm dưới tác dụng của tải trọng cho phép đã được xác định theo 5.3.2-3.



5 Tải trọng phá hủy cho các dây đỡ trước cột buồm Rst, tính bằng kN, sẽ được xác định theo áp lực gió sinh ra trên dây đỡ cột buồm phía trước bởi công thức sau:

Rst = 8,125(S . p)max

Trong đó:

S diện tích của cánh buồm phía trước mà được đỡ bởi dây đỡ trước, m2;

p áp lực gió trung bình tính theo 5.2.1.

Cần thiết phải tính toán giá trị lớn nhất của S . p đối với các diện tích buồm khác nhau.

Tuy nhiên, tải trọng Rst không được nhỏ hơn giá trị phụ thuộc vào tải trọng phá hủy của dây đỡ ngang lớn nhất R theo công thức sau:

Rst  kwR

Trong đó:

kw hệ số bền của dây đỡ;

kw= 1,00 đối với dây đỡ trước cột thấp nhất và dây đỡ buồm bên trong phía trước;

kw= 0,75 đối với dây đỡ phía trước đỉnh cột và dây đỡ chéo phía trước.



6 Tải trọng phá hủy Ra, tính bằng kN, đối với dây đỡ trong phía sau, dây kiểm tra, dây chéo góc và dây đỡ ngang đỉnh cột phải được xác định theo công thức sau:

Ra = kakrRst (sin st/sin a)

Trong đó:

ka hệ số dây dỡ trong phía sau, được lấy như dưới đây:

ka = 1,0 đối với dây kiểm tra, dây chéo góc phía sau và dây đỡ ngang đỉnh cột;

ka = 1,15 đối với dây đỡ trong phía sau;

ka = 1,20 đối với dây đỡ trong phía sau, nếu sử dụng thang ngang phía dưới buồm chính;

ka = 1,25 đối với dây đỡ trong phía sau, nếu sử dụng buồm lái tàu với chiều dài chân buồm lớn hơn 1,3J (xem Hình 3/5.1.2-3(1)).

kr hệ số phân bố tải trọng, được lấy như dưới đây:

kr = 1,00 đối với một dây đỡ trong phía sau cũng như dây kiểm tra;

kr = 0,58 đối với dây đỡ trong phía sau kép;

kr = 0,38 đối với dây ché góc và dây ngang đỉnh cột.

Rst tải trọng phá hủy đối với dây tương ứng xác định theo 5.3.2-5;

st Góc giữa dây đỡ phía trước và cột buồm;

a Góc giữa cột buồm và dây đỡ phía trong phía sau hoặc dây kiểm tra hoặc dây chéo góc hoặc dây ngang đỉnh cột.

7 Nếu sử dụng thiết bị làm căng dây sinh ra lực Nn trên dây, thì tải trọng phá hủy của dây Rst phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:

Rst= 2,6Nn



8 Đối với buồm sử dụng thanh dương buồm thì cần thiết phải kiểm tra tải trọng sinh ra trên dây đỡ trong phía sau cột buồm, dây kiểm tra, dây chéo góc phía sau và dây ngang đỡ đỉnh cột khi chịu áp lực gió khi chạy tiến:

p = 0,250 kN/m2 đối với diện tích buồm chính;

p = 0,572 kN/m2 đối với diện tích buồm rút gọn;

mà không vượt quá 0,5 lần tải trọng phá hủy của dây sử dụng.



5.3.3 Dây chằng của cột buồm đơn điển hình

1 Dây chằng của cột buồm đơn điển hình và tuân theo Bảng 3/5.3.3-1(1) và Bảng 3/5.3.3-1(2) và thỏa mãn điều kiện:

≤ 1,6


Tải trọng phá hủy R trên dây đỡ ngang cột buồm, dây đỡ trước và dây đỡ trong phí sau có thể được xác định theo công thức sau:

R = k . Pst

Trong đó:

k hệ số lấy theo Bảng 3/5.3.3-1(2);

Pst tải trọng nén cột dưới tác dụng của dây đỡ ngang cột buồm theo 5.2.4.

2 Nếu dây đỡ ngang phía dưới cột buồm nằm trong mặt phẳng cột buồm (dây đỡ ngang cột buồm; kiểu dây chằng “a3” và “b3”), dây đỡ trong phía sau cột buồm phải được lắp đặt để đảm bảo đủ sức căng của dây đỡ bên trong phía trước cột buồm (pst- poststay, inner forestay).

3 Nếu góc  giữa dây đỡ ngang cột buồm và cột buồm chiếu lên mặt phẳng giữa tàu vượt quá 10 độ, thì cho phép lấy hệ số k’ xác định bởi công thức dưới đây thay cho hệ số k chỉ ra trong Bảng 3/5.3.3-1(2) để xác định tải trọng phá hủy của đây đỡ ngang cột buồm:

k’ = k(sin10o/sin)

Nếu góc  giữa dây đỡ buồm bên trong phía trước và cột buồm vượt quá 5 độ đối với chằng đỉnh cột (loại dây chằng “a” và “b”) và 7,5 độ đối với loại dây chằng “c” (Hình 3/5.3.3-1(1)), thì cho phép lấy hệ số k” được xác định theo công thức sau thay cho hệ số k đã chỉ ra trong Bảng 3/5.3.3-1(2).

k” = k(sin 5o/sin) đối với loại dây chằng “a” và “b”;

k” = k(sin 7,5o/sin) đối với loại dây chằng “c”.

4 Nếu sức căng của dây đỡ trong phía sau cột buồm lớn hơn sức căng của dây đỡ buồm phía trước, thì phải lấy giá trị lớn nhất trong hai giá trị đã được xác định theo 5.3.3-1 và bởi công thức sau:

Rfst = 2,25(sinast/sinfst)Nn

Trong đó:

ast góc giữa dây đỡ trong phía sau và cột buồm;

fst góc giữa dây đỡ buồm phía trước và cột buồm;

Nn sức căng của dây đỡ trong phía sau cột buồm, kN.



5.3.4 Dây chằng của cột buồm kép điển hình

1 Tính toán hệ dây của cột buồm chính loại buồm Bermuda có hai cột buồm có thể tính toán theo cách tương tự như tàu có một cột buồm đã chỉ ra ở 5.3.3.

2 Nếu dây chằng buồm của cột phụ phía sau (mizzenmast) là tiêu chuẩn và như đã chỉ ra trong Hình 3/5.3.4-2, thì tải trọng phá hủy R có thể được xác định theo công thức ở 5.3.3-1 có sử dụng hệ số trong Bảng 3/5.3.4-2 và giá trị tải cho phép Pst có thể được xác định theo 5.2.5.

5.3.5 Dây chằng cột biểu tượng mũi tàu

1 Nếu cột biểu tượng mũi tàu chịu tác dụng của tải trọng bằng 0,625 lần tải trọng phá hủy của dây đỡ phía mũi trong mặt phẳng dọc tâm tàu, thì tải trọng trên dây hoặc xích của dây chằng phía trước không được vượt quá 0,9 lần tải trọng phá hủy của chúng.

2 Tải trọng theo phương ngang của cột biểu tượng mũi tàu phải không vượt quá 0,125 lần tải trọng phá hủy của dây đỡ phía trước tương ứng. Tải trọng sinh ra trên dây dưới tác dụng của tải trọng này không được vượt quá 0,9 lần tải trọng phá hủy của dây hoặc xích và nếu sử dụng cần đỡ thì không vượt quá giới hạn đàn hồi của chúng.

5.3.6 Các chi tiết và tăng đơ chằng buộc dây buồm

Tải trọng phá hủy của các chi tiết và tăng đơ chằng buộc dây buồm, tính bằng kN, phải được xác định phụ thuộc vào tải trọng phá hủy của các dây tương ứng theo công thức sau:

R0 = k0R

Trong đó:

k0 hệ số các chi tiết và tăng đơ chằng buộc dây buồm, được lấy như sau:

k0 = 1,2 đối với tăng đơ của dây đỡ ngang cột buồm;

k0 = 1,35 đối với tăng đơ của dây đỡ trước cột buồm;

k0 = 1,35 đối với các điểm buộc phía dưới của dây đỡ ngang cột buồm;

k0 = 1,50 đối với các chi tiết của dây đỡ trước cột buồm;

k0 = 1,10 đối với các chi tiết trên đỉnh cột buồm.

R tải trọng phá hủy thiết kế của các dây đỡ tương ứng.

Bảng 3/5.3.3-1(1) Các loại dây chằng

Trong đó ast: dây đỡ sau, bst: dây đỡ sau phía trong, st: dây đỡ trước, pst: dây đỡ trong phía trước.



Bảng 3/5.3.3-1(2) Giá trị k đối với cột buồm chính

Loại chằng

Dây ngang 1 đơn

Dây pst

Dây ngang 1 kép

Dây ngang 2

Dây ngang 3

Dây ngang 4

Dây st

Loại a

1,4

1,3

1,3

1,15

-

-

1,2

Loại b

1,3

1,25

1,25

1,5

0,8

1,15

1,2

Loại c

1,4

0,8

1,3

1,2

-

-

1,1


Bảng 3/5.3.4-2 Hệ số cho dây chằng cột buồm phụ phía sau

Dây ngang 1 đơn

Dây ngang 1 kép

Dây ngang 2

Dây ngang 3

Dây st

1,26

0,66

0,60

0,95

1,20



Hình 3/5.3.4-2 Dây chằng loại buồm Bermuda với cột buồm kép

5.4 Tính toán hệ cột buồm

5.4.1 Cột buồm

1 Đối với hệ dây chuẩn như đã được chỉ ra trong 5.3.1-1, thì mô men quán tính mặt cắt của cột buồm với cột nếu uốn ngang Ix, tính bằng cm4 cũng như khi uốn dọc theo mặt phẳng dọc tâm Iy, tính bằng cm4, phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:

Ix = k1 . m . Pst . l2

Iy = k2 . m . Pst . h2

Trong đó:

k1 hệ số cột được lấy theo Bảng 3/5.4.1-1;

k2 hệ số dây đỡ cột được xác định theo Hình 3/5.4.1-1(1) hoặc 3/5.4.4-1(2);

k3 hệ số chân cột buồm;

k3 = 1,0 đối với cột xuyên qua boong;

k3 = 1,22 đối với cột lắp đặt trên boong;

m hệ số đặc trưng vật liệu cột, được lấy như sau:

m = 0,034 đối với vật liệu cột bằng thép;

m = 0,100 đối với vật liệu cột bằng hợp kim nhôm;

m = 0,725 đối với liệu cột bằng gỗ;

m = 7060/E, đối với vật liệu khác, trong đó E là mô đun đàn hồi, MPa.

l chiều dài nhịp cột, m;

h khoảng cách thẳng đứng từ boong hoặc chân cột đến điểm buộc dây đỡ thấp nhất, m;

Pst lực nén cột dưới tác dụng của dây đỡ ngang cột buồm, xác định theo 5.2.3, 5.2.4 hoặc 5.2.5. Khi xác định mô men quán tính của của cột phía trên thì Pst được giảm đến giá trị sau:

0,14 lần giá trị tải trọng phá hủy của dây đỡ ngang kép phía dưới;

0,23 lần giá trị tải trọng phá hủy của dây đỡ ngang đơn phía dưới;

0,20 lần giá trị tải trọng của các dây đỡ ngang khác, mà nó ở phía dưới đoạn cột đang xét và không chịu tải bởi dây đỡ đó.



Bảng 3/5.4.1-1 Giá trị hệ số cột

Loại hệ dây chằng

Trụ cột buồm

Các cột khác

Không có thanh ngáng làm phẳng buồm

2,5k3

-

Một thanh ngáng chữ thập

2,5(2,4)k3

3,5(3,6)

Hai hoặc nhiều hơn thanh ngáng chữ thập

2,7k3

3,8

Giá trị trong ngoặc áp dụng đối với hệ dây chằng loại “c”

Khi sử dụng dây đỡ phía trước và dây đỡ trong phía sau có sức bền cao hơn, mà chúng chịu tải bởi thiết bị căng dây thì tải trọng Pst phải tăng lên một lượng Pst so với Pst bởi công thức sau:

Pst = 0,208P1 [sin(1 + 2)/sin 1]

Trong đó:

P1 giá trị tăng tải trọng phá hủy của dây do thiết bị căng dây, kN;

1 góc giữa dây đỡ ngang 1 và cột buồm;

2 góc giữa dây đỡ ngang 2 và cột buồm.

Khi sử dụng dây đỡ ngang phía dưới cột buồm và dây đỡ buồm bên trong phía trước thì giá trị k2 có giá trị lớn hơn được đưa vào tính toán.



Hình 3/5.4.1-1(1) Hệ số dây đỡ cột đối với hệ dây chằng a1, a2, c1 và c2



Hình 3/5.4.1-1(2) Hệ số dây đỡ cột với hệ dây chằng b1 và b2

Chú thích: Ở Hình 3/5.4.1-1(1) và 3/5.4.1-1(2) thì 1: dây đỡ ngang đơn phía dưới cột buồm, 2: dây đỡ ngang kép dưới cột buồm, 3: dây đỡ trong phía trước cột buồm.



2 Trong trường hợp dây đỡ ngang phía dưới cột buồm nằm tại vị trí mặt phẳng cột ( = 0o), nếu có dây đỡ buồm bên trong phía trước và dây kiểm tra thì hệ số dây đỡ k2 = 1,65 đối với loại dây chằng a3 hoặc k2 = 1,85 đối với loại dây chằng b3 sẽ được sử dụng để tính Iy.

Nếu dây đỡ ngang phía dưới cột buồm được sử dụng mà không có dây đỡ trong phía trước và phía sau (loại “a4”, “b4” hoặc “c4”), hệ số dây đỡ cột buồm k2 = 2,25 sẽ được sử dụng để tính Iy. Hệ số dây đỡ k2 = 1,25 sẽ được áp dụng cho loại dây chằng buồm “a3”.

Đối với hệ dây chằng có nhiều thanh ngang làm phẳng buồm (chữ thập) thì hệ số dây đỡ k2 được lấy tương tự như loại dây buồm “b”.

3 Đối với tàu mà không có hệ dây chằng không tiêu chuẩn, thì mô hình sau được sử dụng để tính toán cột buồm.

Đối với dầm có ngàm đàn hồi ở một đầu và tựa đơn ở các vị trí còn lại khi chịu uốn ngang, xem Hình 3/5.4.1-3(1).





Hình 3/5.4.1-3(1) Dầm có gối tựa đơn

Đối với dầm có ngàm đàn hồi ở một đầu và gối tựa đơn ở đầu kia và có gối đàn hồi ở tại vị trí dây đỡ ngang phía dưới cột buồm khi uốn theo mặt phẳng dọc tâm, xem Hình 3/5.4.1-3(2).





Hình 3/5.4.1-3(2) Dầm có gối đàn hồi

Hệ số đàn hồi của ngàm phải được tính đến độ cứng của liên kết cột với thân tàu (Hình 3/5.4.1-3(1)(a) và Hình 3/5.4.1-3(2)(a)). Đối với cột buồm được lắp đặt trên boong thì gối đỡ đơn được thay thế cho ngàm đàn hồi tại vị trí liên kết cột với thân tàu (Hình 3/5.4.1-3(1)(b) và Hình 3/5.4.1-3(2)(b)).

Đối với tính toán, giá trị tải trọng tới hạn Pcr, tính bằng kN, được xác định bởi công thức sau:

Pcr = 1,6(Pst+0,385Pc)

Tuy nhiên, không được nhỏ hơn:

2,96Pst đối với cột buồm có dây đỡ trước đỡ buồm;

2,32Pst đối với các cột còn lại.

Trong đó:

Pst tải trọng nén cột dưới tác dụng của dây đỡ ngang cột buồm, xác định theo 5.2.3, 5.2.4 hoặc 5.2.5;

Pc tổng tải trọng phá hủy của dây đỡ trước dây đỡ trong phía sau, tính bằng kN, dọc theo trục cột buồm.



4 Đối với cột buồm mà tiết diện là hằng số trong phạm vi tối thiểu 0,7 chiều cao cột buồm, mà mô men quán tính mặt cắt ở đỉnh cột không nhỏ hơn 0,6 lần mô men quán tính mặt cắt tại vị trí có tiết diện là hằng số thì không cần tính toán mô men quán tính Ix của phần cột phía trên nó nếu chiều dài không vượt quá chiều dài của cột buồm phía dưới.

5 Đối với cột buồm mà có nhiều tiết diện khác nhau ngoài 5.1.4-4 thì mỗi đoạn cột đó phải được chia làm hai hoặc ba đoạn bằng nhau và giá trị Ix và Iy được tính toán bởi giá trị trung bình tính theo công thức sau:

I = 1/6(I1+4I2+I3) nếu cột được chia làm hai;

I = 1/8(I1+3I2+3I3+I4) nếu cột được chia làm ba phần.

Trong đó:

I1, I2, I3, I4 giá trị mô men quán tính của Ix hoặc Iy tại các vị trí cột được chia mà không xét đến ứng suất và tải cục bộ.

Mô men quán tính tại vị trí yếu nhất không được nhỏ hơn 0,3 lần mô men quán tính tại vị trí khỏe nhất.



6 Khi sử dụng hệ dây buồm “c” phải kiểm tra hệ số bền uốn của cột Wx và Wy tại điểm giao của dây đỡ phía trước cột buồm hoặc điểm buộc của dây đỡ ngang cột buồm không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:

Wx = (1000/) . M30 . (zx/P)

Wy = (1000/) . R . zy . sinst

Trong đó:

 ứng suất cho phép của vật liệu cột buồm khi chịu uốn, MPa;

M30 mô men hồi phục tính theo 5.2.4;

zx khoảng cách từ đỉnh cột đến điểm buộc của dây đỡ ngang cột buồm, m, xem Hình 3/5.4.1-6;

P Chiều cao dương buồm chính, theo 5.3.3-1, m;

R Tải trọng phá hủy của dây đỡ trước cột buồm, theo 5.3.3-1, kN;

zy khoảng cách từ đỉnh cột đến điểm buộc của dây đỡ trước cột buồm, m;

st góc giữa dây đỡ trước cột buồm và cột buồm.

Hệ số bền uốn trên đỉnh cột không được nhỏ hơn 0,2 lần hệ số tương ứng tại điểm buộc dây đỡ trước hoặc dây đỡ ngang cột buồm. Nếu dây đỡ trước cột buồm có sức bền bằng với sức bền của cột thì không cần tính theo công thức 5.4.1-6.



7 Giới hạn cho việc lựa chọn diện tích mặt cắt của cột cẩu là:

- Giá trị khối lượng phải tối thiểu như sử dụng các tiết diện dạng rỗng bằng gỗ hoặc hợp kim nhẹ;

- Độ cứng theo hướng dây đỡ phía trước phải lớn nhất có thể thông qua giá trị mô men quán tính mặt cắt trên mặt phẳng dọc tâm tàu;

- Chiều dày của tiết diện phải không được nhỏ hơn 18% kích thước tiết diện. Nên lựa chọn chiều dày bằng 20% kích thước của tiết diện.



5.4.2 Thanh ngáng làm phẳng buồm

1 Mô men quán tính tiết diện của thanh ngáng làm phẳng buồm Icr theo trục x và y phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:

Icr = mm . Rcr . l2cr

Trong đó:

mm hệ số vật liệu, lấy như sau:

mm = 0,06 đối với thép;

mm = 0,18 đối với hợp kim nhôm;

mm = 1,00 đối với gỗ;

mm = 12700/E đối với vật liệu khác, trong đó E là mô đun đàn hồi, MPa.

Rcr lực nén của thanh ngáng, kN;

lcr chiều dài của thanh ngáng, m.

2 Sức bền của các chi tiết của thanh ngáng phải được thử với tải trọng bằng 1,25Rcr.

3 Các chi tiết kết cấu phải đảm bảo cố định dây đỡ ngang và thanh ngáng không được di chuyển dọc theo dây đỡ ngang.

5.4.3 Thanh ngang đáy buồm chính

1 Mô đun chống uốn mặt cắt theo phương ngang Wy và phương thẳng đứng Wz phải không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:

Wy = mg . Pst . lg

Wz = 0, 66 Wy

Trong đó:

mg hệ số vật liệu, được lấy như sau:

mg = 0,125 đối với thép các bon;

mg = 0,250 đối với hợp kim nhôm có sức bền kéo tới hạn Rm= 200 MPa;

mg = 0,610 đối với gỗ;

mg = 50/Rm đối với vật liệu khác Rm, tính bằng MPa.

Pst lực nén cột do tác dụng của dây đỡ ngang xác định theo 5.2.3, 5.2.4 và 5.2.5, N;

lg chiều dài thanh ngang đáy buồm chính, m.

2 Khi thiết kế thanh ngang đáy buồm chính, thì cách buộc chặt buồm phải được xem xét.

Khi thiết kế các chi tiết của thanh ngang đáy buồm chính thì việc buộc chặt buồm vào cột buồm và đỉnh cột cũng phải được xem xét. Các chi tiết của đầu thanh ngang đáy buồm chính phải thỏa mãn điều kiện đây là bản lề, có thể xoay được theo ba trục của hệ tọa độ.



5.4.4 Thanh dương buồm

Việc lựa chọn thanh dương buồm phải được xem xét bởi Đăng kiểm.



5.4.5 Cột biểu tượng mũi tàu

1 Nếu góc giữa dây phía dưới cột biểu tượng mũi tàu và cột biểu tượng mũi tàu từ 14 độ trở lên, thì ứng suất nén của biểu tượng cột mũi tàu dưới tác dụng của tải trọng bằng 0,625 lần tải trọng phá hủy của dây đỡ phía trước cột buồm không được vượt quá:

- 0,68 lần sức bền nén tới hạn của cột biểu tượng mũi tàu bằng gỗ;

- 0,9 lần sức bền chảy của cột biểu tượng mũi tàu bằng kim loại.

2 Nếu góc giữa dây phía dưới cột biểu tượng mũi tàu và cột biểu tượng mũi tàu từ 14 độ trở xuống, thì ứng suất nén và uốn tổng hợp của biểu tượng cột mũi tàu dưới tác dụng của tải trọng bằng 0,625 lần tải trọng phá hủy của dây đỡ phía trước cột buồm không được vượt quá:

- 0,85 lần sức bền nén tới hạn của cột biểu tượng mũi tàu bằng gỗ;

- 1,00 lần sức bền chảy của cột biểu tượng mũi tàu bằng kim loại.

5.5 Vật liệu của hệ cột và hệ dây chằng

5.5.1 Vật liệu của hệ cột buồm, hệ dây chằng và các chi tiết phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 11. Các sản phẩm thuộc về hệ cột buồm và hệ dây chằng phải được sản xuất thỏa mãn các tài liệu đã được Đăng kiểm thẩm định.

5.5.2 Các dây chằng cố định phải là cáp thép không rỉ, không chứa hàm lượng sợi boong.

Các dây chằng cố định phải được tráng kẽm theo tiêu chuẩn được Đăng kiểm thẩm định.

Nếu cần thiết, thanh thép hoặc cáp có thể được sử dụng.

5.5.3 Đối với các dây chằng di động phải được chế tạo từ sợi tổng hợp hoặc sợi tự nhiên.

Đối với tàu không có tời kéo dây thì phải sử dụng loại dây có lõi nhiều tao.

Cáp thép được phép sử dụng trong trường hợp nó chế tạo để sử dụng cho một loại tời cụ thể.

5.6 Cố định và thao tác dây chằng

5.6.1 Đối với cột buồm xuyên qua boong phải được cố định một cách thích hợp tại lỗ cột buồm. Phải cố định theo các yêu cầu sau:

- Sử dụng nêm - đối với cột buồm bằng gỗ;

- Sử dụng gioăng cao su xung quanh cột buồm đối với cột buồm bằng kim loại thành cột mỏng;

- Đối với loại dây chằng “a3” hoặc “b3” thì cho phép sự dịch chuyển theo phương dọc mũi và lái còn hạn chế sự dịch chuyển theo phương ngang;

- Chân của cột buồm xuyên qua boong phải được cố định với bệ chân cột hoặc kết cấu lân cận.



tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương