Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang23/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   58

5.6.2 Dây chằng buồm phải được căng sao cho:

- Ngăn cản độ võng của cột theo hướng vuông góc với mặt phẳng dọc tâm, đồng thời cho phép độ võng so với đường thẳng trên mặt phẳng dọc tâm;

- Đảm bảo rằng dây đỡ ngang phía khuất gió không bị trùng ở góc nghiêng 35 độ tương ứng với độ căng ban đầu bằng từ 0,16 đến 0,18 tải trọng phá hủy của dây đỡ (loại dây chằng “a3” hoặc “b3” có thể có độ căng thấp hơn);

- Đảm bảo rằng độ trùng của dây đỡ ngang không vượt quá 0,04 chiều dài dây với điều kiện khi tàu chạy bằng buồm, tải của buồm tác động lên dây đỡ phía trước.



5.6.3 Nên sử dụng mối nối kiểu bản lề ở tất cả các tầng dây cũng như hai đầu của dây đỡ buồm phía trước cột.

5.6.4 Các chi tiết liên kết dây chằng phải đảm bảo tránh được sự tháo lỏng một cách bất thường.

5.6.5 Cột buồm bằng gỗ mà có dây điện bên trong phải đảm cột không bị nước xâm nhập và đọng nước bên trong cột.

5.6.6 Cột buồm của tàu buồm hoặc tàu buồm có động cơ phải được trang bị tối thiểu hai dây nâng buồm có khả năng giữ buồm khi hành trình.

5.7 Buồm

5.7.1 Lựa chọn buồm

1 Mỗi tàu phải có một bộ buồm đảm bảo khả năng khai thác trong điều kiện thời tiết đã được ấn định.

2 Mỗi tàu phải được trang bị bộ buồm chống bão như đã chỉ ra trong Bảng 3/5.7.1-2.

Bảng 3/5.7.1-2 Bộ buồm chống bão bắt buộc trang bị

Loại buồm

Nhóm thiết kế

A,A1,A2

B

C

C1

C2

C3

D

Buồm lái

+

+

-

-

-




-

Buồm phía trước chống bão

+

+

-

-

-

-

-

Buồm phía trước rút gọn

+

+

+

+




-

-

Dây thu buồm chính

+

+

+

+

+

-

-

3 Đối với tàu có chiều dài thân tàu tới 12 m thuộc nhóm thiết kế C, C1 hoặc C2 thì buồm phía trước với thiết bị cuốn vào dây đỡ có thể thay thế cho buồm phía trước rút gọn và dây thu buồm chính.

4 Thay cho 5.7.1-3, đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C, C1 hoặc C2, buồm lái có thể được trang bị thay thế cho dây thu buồm chính.

5 Đối với tàu được trang bị cánh cột buồm hiệu quả thì buồm lái không cần phải trang bị.

5.7.2 Kích thước và kết cấu buồm

1 Buồm lái

Diện tích buồm lái không được lớn hơn 0,175 . P . E

Buồm lái phải được bố trí sao cho việc căng buồm độc lập với thanh ngang đáy buồm chính. Buồm lái chống bão không được bố trí tấm đầu buồm và không được bố trí tấm làm phẳng buồm.

2 Buồm phía trước chống bão

Diện tích buồm phía trước chống bão phải không được lớn hơn 0,05I2, với chiều dài phía trước cạnh buồm 0,65I; trong đó I là chiều cao của tấm buồm tam giác phía trước. Buồm phía trước chống bão phải có khả năng nâng độc lập với rãnh cạnh trước buồm.



3 Buồm phía trước rút gọn

Diện tích buồm phía trước rút gọn phải không được lớn hơn 0,135I2, trong đó I là chiều cao của tấm buồm tam giác phía trước.



4 Khả năng của dây thu buồm chính

Phải có khả năng giảm diện tích buồm chính bởi dây thu. Ngoài ra, chiều dài cạnh trước của dây thu buồm chính không được lớn hơn 0,6P.



5.7.3 Vật liệu buồm

1 Yêu cầu này áp dụng cho vải sử dụng để chế tạo buồm của tàu có trọng tải không lớn hơn 150 tấn.

Vải tổng hợp đặc biệt có thể được sử dụng thay cho vải buồm tuy nhiên phải có chứng nhận của nhà sản xuất xác nhận về mục đích sử dụng.

Buồm phía trước chống bão không được chứa sợi a-ra-mít, sợi các-bon và các sợi tương tự.

Mọi buồm chống bão phải có màu tương phản cao như màu đỏ, cam, vàng.



2 Trong sản xuất các loại buồm các loại vải phải được sản xuất theo tiêu chuẩn được Đăng kiểm chấp nhận.

Chương 6

CỘT TÍN HIỆU

6.1 Quy định chung

6.1.1 Các yêu cầu ở Chương này áp dụng cho cột tín hiệu, ví dụ cột dự định sử dụng cho các thiết bị tín hiệu như đèn hàng hải, vật hiệu, ăng ten v.v... Nếu cột hoặc bộ phận của chúng sử dụng cho cần cẩu dây giằng hoặc các thiết bị làm hàng khác thêm vào với thiết bị tín hiệu thì cột và các bộ phận của chúng phải thỏa mãn yêu cầu ở QCVN 23:2010/BGTVT.

Các yêu cầu ở 6.2 đến 6.4 không áp dụng cho tàu bến nổi. Cột tín hiệu của tàu bến nổi phải được thiết kế để chỉ sử dụng cho thiết bị tín hiệu.



6.1.2 Bố trí, trang bị thiết bị tín hiệu trên cột tín hiệu phải thỏa mãn yêu cầu của Quy chuẩn tương ứng đối với việc bố trí thiết bị tín hiệu.

6.1.3 Nếu cột tín hiệu có thể gập được, phải có thiết bị truyền động để thực hiện thao tác này. Bộ lai của thiết bị truyền động này có thể thao tác bằng tay với điều kiện thiết bị truyền động có thể tự phanh và tải trọng trên cần lai không quá 160 N tại bất kỳ mô men gập và nâng nào.

6.2 Cột có dây đỡ

6.2.1 Đường kính ngoài d và chiều dày t, tính bằng mm, tại chân cột phải được làm bằng thép có ứng suất chảy từ 215 đến 255 MPa và được đỡ bởi hai dây đỡ ngang và không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:

d = 22l

t = 0, 2l + 3

Trong đó:



l chiều dài cột tính từ chân cột đến tấm nối dây đỡ ngang, m.

Đường kính của cột có thể giảm dần theo chiều cao đến 0,75d tại vị tấm nối dây đỡ ngang, trong khi đó chiều dày không đổi trên suốt chiều dài cột.

Chiều dài đoạn cột từ tấm nối dây đỡ ngang đến đỉnh cột không quá 1/3 chiều dài cột. Dây đỡ ngang cột phải thỏa mãn yêu cầu sau đây:

1 Khoảng cách theo phương ngang a, tính bằng m, từ tấm nối trên boong (hoặc be chắn sóng) đến mặt phẳng theo phương ngang đi qua tấm nối trên cột phải không được nhỏ hơn:

a = 1,15h

Trong đó:

h khoảng cách theo phương thẳng đứng, tính bằng m, từ tấm nối trên cột đến tấm nối trên boong hoặc mạn chắn sóng.



2 Khoảng cách theo phương ngang b, tính bằng m, từ tấm nối trên boong (hoặc be chắn sóng) đến mặt phẳng dọc tâm đi qua tấm nối trên cột phải không dược nhỏ hơn:

b = 0,3h


3 Giá trị a không được lớn hơn giá trị b.

6.2.2 Sức bền phá hủy thực tế F của dây, tính bằng kN, sử dụng cho dây đỡ ngang cột buồm quy định ở 6.2.1 không được nhỏ hơn:

F = 0, 49 (l2 + 10l + 25)

Mặt khác, dây đỡ phải thỏa mãn yêu cầu ở Phần 7A, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

Các chi tiết tháo được của dây đỡ ngang (ma ní, tăng đơ v.v...) phải đảm bảo rằng tải trọng làm việc an toàn không được nhỏ hơn 0,25 lần tải trọng phá hủy thực tế của dây ở trên.

6.2.3 Nếu cột thỏa mãn các điều kiện sau thì phải được tính toán theo 6.4:

- Được làm bằng thép độ bền cao, hợp kim nhẹ, FRP hoặc gỗ (nhóm I);

- Được đỡ theo cách khác với cách đã chỉ ra ở 6.2.1;

- Ngoài tín hiệu và vật hiệu thì cột được lắp đặt các thiết bị khác như phản chiếu ra đa và giá của chúng v.v...



6.3 Cột không có dây đỡ

6.3.1 Đường kính ngoài d và chiều dày t, tính bằng mm, tại chân cột phải được làm bằng thép có ứng suất chảy từ 215 đến 255 MPa không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:

d = 3l (0,674l + a +13)(1+).102

t =

Trong đó:



l chiều dài cột tính từ chân cột đến đỉnh cột, m;

a khoảng cách từ chân cột đến trọng tâm tàu, m.

Đường kính của cột có thể giảm dần theo chiều cao đến 0,5d tại 0,75l tính từ chân cột, trong khi đó chiều dày không đổi trên suốt chiều dài cột.

Trong mọi trường hợp, chiều dày của cột không được nhỏ hơn 4 mm.

Chân cột phải được cố định theo tất cả các hướng.

6.3.2 Nếu cột thỏa mãn các điều kiện sau thì phải được tính toán theo 6.4:

- Được làm bằng thép độ bền cao, hợp kim nhẹ, FRP hoặc gỗ (nhóm I);

- Ngoài tín hiệu và vật hiệu thì cột được lắp đặt các thiết bị khác như phản chiếu ra đa và giá của chúng v.v...

6.4 Cột có kết cấu đặc biệt

6.4.1 Trong trường hợp đã chỉ ra ở 6.2.3 và 6.3.2, cũng như các loại cột hai chân, ba chân thì tính toán chi tiết sức bền phải được thực hiện. Các tính toán đó phải được trình cho Đăng kiểm xem xét.

6.4.2 Việc tính toán phải được thực hiện dựa trên giả thuyết rằng mỗi phần của cột phải chịu tác dụng bởi lực Fi, kN:

Trong đó:

mi khối lượng của từng phần tử, kg;

zi khoảng cách từ trọng tâm của phần tử đến trọng tâm tàu, m;

Ai diện tích từng buồm, m2;

T chu kỳ lắc ngang hoặc lắc dọc, s;

 biên độ lắc dọc hoặc ngang, rad;

r nửa chiều cao sóng, m;

g gia tốc trọng trường, 9,81 m/s2;

p áp lực gió, Pa, tùy vào nhóm thiết kế của tàu.

Tính toán phải được thực hiện cho cả hai chuyển động lắc ngang và lắc dọc,  được lấy bằng 40 độ đối với lắc ngang và 5 độ đối với lắc dọc.

6.4.3 Dưới tác dụng của tải đã chỉ ra ở 6.4.2 thì các bộ phận của cột phải thỏa mãn yêu cầu của 5.4.1.

Chương 7

LAN CAN BẢO VỆ TRÊN BOONG HỞ

7.1 Quy định chung

7.1.1 Khu vực boong hở nơi mà có người đứng phải được bảo vệ bởi mạn chắn sóng hoặc lan can bảo vệ hoặc dây có đủ sức bền với chiều cao tối thiểu phải bằng 900 mm tính từ boong tàu và khoảng cách giữa các dây lan can ngang không quá 300 mm, trừ khi có các yêu cầu khác ở 7.1.3 và 7.1.4. Khoảng cách giữa thanh ngang dưới cùng của lan can cố định phía mũi không được vượt quá 360 mm. Đối với tàu có các dây lan can ngang trung gian, thì chiều cao của dây lan can ngang thấp nhất phải tối thiểu bằng 230 mm tính từ boong tàu.

Các bề mặt liền kề với lan can phải an toàn cho người di chuyển trên đó trong mọi điều kiện thời tiết.

Khoảng cách giữa các cột chống lan can không được vượt quá 2,2 m.

Khi lan can bị gián đoạn tại các lối lên xuống tại mạn hoặc đuôi tàu thì lối đi đó phải có thiết bị đóng an toàn.



7.1.2 Trên tàu nếu có thiết kế để chở trẻ em thì lan can của tàu phải được trang bị lưới bảo vệ với kích thước lỗ không quá 100 mm.

7.1.3 Tàu bến nổi phải có lan can với chiều cao tối thiểu bằng 1100 mm, khoảng cách giữa các dây lan can ngang trung gian không được vượt quá 250 mm, khoảng cách từ dây lan can ngang dưới cùng đến boong không được vượt quá 230 mm.

7.1.4 Trên tàu buồm, cho phép lắp đặt lan can với chiều cao không nhỏ hơn giá trị thể hiện trong Bảng 3/7.1.4 khi mà chiều cao 900 mm gây cản trở hoạt động hệ dây buồm.

Bảng 3/7.1.4 Chiều cao lan can tàu buồm

Nhóm thiết kế

Chiều cao lan can bảo vệ, mm

Lưu ý

A

600

Đối với tàu có LH  8,0 m [1], [2], [3], [4]

A1, A2, B

600

Đối với tàu có LH  8,0 m [1], [2], [3], [4]

450

Đối với tàu có LH < 8,0 m [1], [3]

C

450

[3]

C1, C2, C3, D

450

Đối với tàu có boong (Xem loại A, B và C trong 1.2 Phần 4) [3]

C2, C3, D

[5]

Đối với tàu có boong với LH < 6,0 m

[1] Mỗi lối đi hai bên mạn phải có đủ chiều rộng và bề mặt phải là dạng chống trượt và phần kéo dài của boong phải thỏa mãn yêu cầu 7.1.8.

[2] Dây lan can ngang ở mỗi mạn của khu điều khiển phải thỏa mãn yêu cầu ở 7.3 và 7.4.

[3] Phải trang bị lan can cố định mũi tàu.

[4] Phải có lan can cố định đuôi tàu. Khi lan can cố định đuôi tàu được trang bị thì phải có lan can bảo vệ phải được bố trí từ lan can cố định mũi tàu đến mép sau của khu điều khiển và xung quanh phía sau khu điều khiển.

[5] Không cần phải có lan can khi có các bảo vệ thích hợp như tay bám bố trí xung quanh lầu boong.


7.1.5 Đối với tàu mà khu điều khiển hở phía đuôi thì phải có lan can bảo vệ thích hợp sao cho không có lỗ hở đứng với chiều rộng vượt quá 500 mm.

7.1.6 Trên tàu buồm có dây đỡ phía trước, thì lan can liên tục hoặc dạng lưới phải được lắp đặt phía trước và xung quanh dây đỡ với chiều cao tối thiểu bằng chiều cao lan can bảo vệ bên cạnh.

Không được lắp đặt lan can dạng lưới mà có đường kính lỗ lớn hơn 250 mm.

Để tiếp cận cột biểu tượng mũi tàu để thực hiện thao tác buộc dây thì cho phép lỗ hở phía trước lan can. Trong trường hợp này, lan can an toàn có khả năng đóng lỗ hở này và lắp đặt theo 7.1.5 phải được trang bị.

7.1.7 Thang đi vào các không gian bên trong, chòi boong, cầu dẫn phải được trang bị tay bám.

7.1.8 Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B tại vị trí kéo dài của boong tại lan can phải được bố trí gờ chống trượt chân khỏi tàu với chiều cao tối thiểu 25 mm.

7.1.9 Dây lan can ngang và cột lan can của tất cả các tàu phải được cố định chắc chắn.

7.1.10 Dây lan can ngang phải được làm bằng cáp thép không rỉ đa lõi có đường kính không nhỏ hơn giá trị chỉ ra trong Bảng 3/7.1.10

Bảng 3/7.1.10 Bảng đường kính cáp

Chiều dài tàu, m

Đường kính tối thiểu, mm

LH ≤ 8,0

3,0

8 < LH ≤ 13,0

4,0

LH > 13,0

5,0

7.2 Lan can bảo vệ (guard rails)

7.2.1 Dây lan can ngang và cột lan can phải được cố định chắc chắn với boong. Cuối dây lan can ngang phải có khuyên nối, mắt chết.

7.2.2 Việc căng dây phải được thực hiện bằng tăng đơ làm bằng thép không rỉ.

Dây tăng đơ làm bằng sợi tổng hợp được phép sử dụng trên tất cả các tàu để căng dây, với điều kiện khu vực nối chồng không vượt quá 1000 mm. Các dây và các chi tiết cũng như dây nối căng phải đảm bảo sự liên tục của hệ lan can.



7.2.3 Tất cả thiết bị cố định là một phần của dây lan can tối thiểu phải bằng 1,2 lần sức bền của dây lan can ngang.

7.2.4 Dây lan can ngang phải được đỡ bởi cột lan can.

7.2.5 Tai các vị trí cố định của cột lan can và lan can ngang phải được lắp đặt thiết bị hoặc lỗ khoét để đảm bảo buộc chặt lan can ngang.

7.2.6 Chiều cao toàn bộ của lan can bảo vệ hoặc lan can cố định phía mũi và phía lái của tàu buồm không được nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 3/7.2.6.

Bảng 3/7.2.6 Chiều cao lan can bảo vệ ở mút mũi và lái

Chiều dài tàu, m

Nhóm thiết kế

Chiều cao tối thiểu lan can, mm

Một hàng lan can

Hai hàng lan can (1)

LH < 8,0

A, A1, A2

Không áp dụng

610/305

B

560/280

C, C1

460

560/280

LH  8,0

A

Không áp dụng

610/305

A1, A2

B

C, C1

(1) Chiều cao của lan can trung gian được thể hiện sau dấu gạch chéo.

7.2.7 Tâm của bệ đỡ cột lan can phải không được bố trí vào phía trong boong làm việc 5% của chiều rộng tàu hoặc 150 mm lấy giá trị nào lớn hơn. Bệ đỡ cho cột lan can cũng không được nằm phía ngoài của boong làm việc.

Cột lan can phải được thử bền trong quá trình sản xuất bởi một lực bằng 560 N vuông góc với đường tâm của cột lan can mà không bị phá hủy.

Cột lan can phải được thử ở trên tàu với lực bằng 280 N tác dụng theo phương ngang vuông góc với cột lan can mà không làm bất kỳ điểm nào phía trên 50 mm tính từ boong vượt quá 10 độ theo phương thẳng đứng.

7.2.8 Bệ của cột lan can phải bao gồm áo bọc (bush) và hốc, không bao gồm tấm đỡ mà chúng được liên kết với thân tàu.

7.2.9 Bệ đỡ của cột lan can và lan can cố định phía mũi phải có mô đun chống uốn tại bệ không nhỏ hơn giá trị sau:

W = (300a - 250)h/0,2

Trong đó:

a khoảng cách giữa các cột lan can, m;

h chiều cao cột lan can, m;

0,2 ứng suất chảy của vật liệu, MPa.

Bệ của cột lan can và lan can cố định phía mũi phải được cố định bằng bu lông hoặc hàn.

Cột lan can phải được cố định với bệ đỡ.



7.2.10 Khi tàu được lắp đặt cột biểu tượng mũi tàu thì lan can cố định phía mũi có thể chỉ lắp đặt thanh lan can trung gian. Tuy nhiên trong trường hợp này phải có thiết bị lắp đặt lan can phía trên để đảm bảo lan can cố định phía mũi kín khi tàu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

7.2.11 Tại vị trí cuối dây lan can phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Cách ly các rảnh và tao của dây khỏi các vị trí tiếp xúc. Điều này đảm bảo bằng việc bố trí các mắt chết tại đầu dây;

- Phải đảm bảo bán kính uốn dây tối thiểu đối với mỗi đường kính dây và vật liệu dây.

7.3 Dây chống bão (Storm safety rails)

7.3.1 Trong phụ tùng của tàu buồm thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B phải có không gian và các vị trí để lắp đặt dây chống bão.

Dây chống bão được dự định sử dụng để móc các dây đai an toàn của hành khách và thuyền viên.



7.3.2 Dây chống bão được lắp đặt trên boong tàu tại mỗi bên mạn gần be chắn sóng và ở phía trong của cột lan can.

1 Mỗi dây chống bão phải được lắp đặt thiết bị buộc chặt ở phía mũi và phía lái.

2 Tại mỗi lối thoát từ các không gian bên trong ra boong thì phải bố trí dây chống bão sao cho người thoát ra có thể bám vào trước khi lên được boong tàu. Người thao tác dây buồm trên boong phải được móc vào dây chống bão trong quá trình di chuyển theo phương ngang trên boong tại hai mút mũi lái cũng như ở giữa tàu.

3 Dây chống bão phải được làm bằng cáp thép không rỉ với đường kính 8 mm và ứng suất chảy tối thiểu phải bằng 220 MPa hoặc bằng cáp sợi tổng hợp với độ bền tương đương.

4 Chiều dài của dây chống bão phải được lựa chọn phù hợp với kích thước của tàu và các thiết bị đã được lắp đặt nhưng không được nhỏ hơn khoảng cách di chuyển bình thường của người thao tác, có kể đến việc buộc chặt bởi dây nối căng an toàn vào dây chống bão trên boong tàu.

5 Khi tàu có lan can bảo vệ phía mũi mà có lỗ hở, thì phải đặt dây chống bão phía trước để bảo vệ người làm việc bên ngoài lan can cố định mũi tàu tại cột biểu tượng mũi tàu.

7.4 Buộc đai an toàn

7.4.1 Phải trang bị thiết bị trên boong để buộc một cách hiệu quả đai an toàn, bao gồm dây chống bão bên cạnh và hai mút của lầu boong.

7.4.2 Điểm buộc dây phải được bố trí ở các vị trí có xét đến các công việc cần thiết có thể có ở trên boong. Thông thường điểm buộc dây phải được bố trí ở các vị trí sau:

- Tại các lối thoát;

- Ở bên cạnh khu điều khiển.

7.4.3 Khi không được quy định ở phần khác thì dây (cố định hay di động) phải được bố trí hai bên mạn tàu để đảm bảo việc di chuyển của thuyền viên trên boong chính dọc theo tàu ở điều kiện thời tiết không thuận lợi.

7.5 Be chắn sóng

7.5.1 Trên các tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B phải được bố trí be chắn sóng xung quanh boong hở với chiều cao tối thiểu 900 mm. Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C, C1 và C2 thì be chắn sóng có thể chỉ cần bố trí ở phía mũi tàu. Trên các tàu buồm thuộc nhóm thiết kế B, C, C1 và C2 thì không cần trang bị be chắn sóng.

7.5.2 Khi vì một lý do nào đó thì chiều cao be chắn sóng có thể thấp hơn với điều kiện phía trên be chắn sóng phải được lắp đặt lan can bảo vệ để đảm bảo chiều cao yêu cầu. Lan can phía trên liên tục trừ các vị trí được lắp đặt hệ thống thiết bị kéo và buộc.

7.5.3 Khi nước đọng trên boong tại vị trí be chắn sóng thì phải có biện pháp thoát nước hữu hiệu (như lỗ thoát nước, lỗ xả mạn). Tổng diện tích của lỗ thoát nước và lỗ xả mạn ở một bên phải đảm bảo thoát hiệu quả trong vòng 15 giây khi tàu cân bằng đối với một lượng nước trên boong tính đến be chắn sóng.

7.5.4 Be chắn sóng không được đặt ở vị trí lùi vào phía trong thân tàu một khoảng bằng 5% chiều rộng lớn nhất hoặc 150 mm lấy giá trị nào lớn hơn.

7.5.5 Sức bền của be chắn sóng phải thỏa mãn yêu cầu ở Phần 2, Mục II của Quy chuẩn này.

7.6 Lan can trên tàu buồm



tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương