Qcvn 41: 2012/bgtvt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia


Hình G.13 - Vạch số 13: Vạch xác định khoảng cách xe, đơn vị m



tải về 0.89 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.89 Mb.
#20023
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Hình G.13 - Vạch số 13: Vạch xác định khoảng cách xe, đơn vị m



Hình G.14 - Vạch số 14: Kích thước vạch xác định khoảng cách xe, đơn vị cm

i) Vạch nhập làn và tách làn trên đường cao tốc:

- Vạch nhập làn và tách làn trên đường cao tốc nhằm hướng dẫn cho lái xe khi đi vào hoặc đi ra khỏi đường cao tốc để giảm bớt hiện tượng va chạm với bó vỉa, dải phân cách hoặc đi quá nơi cần tách nhập để ra vào đường cao tốc an toàn.

- Vạch nhập làn và tách làn khi vào, ra khỏi đường cao tốc có màu trắng.

- Vạch nhập làn và tách làn trên đường cao tốc được dùng chủ yếu trong trường hợp đường bộ khác cắt qua đường cao tốc theo nút giao liên thông hoặc ở các đường do yêu cầu tổ chức giao thông phải bố trí vạch này để đảm bảo an toàn.

- Vạch nhập làn và tách làn được thiết kế theo hai dạng là trực tiếp và song song. Cách vẽ vạch tách làn trực tiếp như Vạch số 15. Cách vẽ vạch tách làn có đoạn chuyển tiếp như Vạch số 16. Cách vẽ vạch nhập làn trực tiếp như Vạch số 17, cách vẽ vạch nhập làn có đoạn chuyển tiếp như Vạch số 18.







Hình G.15 - Bố trí tổng thể vạch tách làn, đơn vị cm



Hình G.16 - Bố trí tổng thể vạch nhập làn, đơn vị cm



Hình G.17 - Vạch số 15: Vạch tách làn kiểu trực tiếp, đơn vị cm



Hình G.18 - Vạch số 16: Vạch tách làn có đoạn chuyển tiếp kiểu song song, đơn vị cm



Hình G.19 - Vạch số 17: Vạch nhập làn kiểu trực tiếp, đơn vị cm



Hình G.20 - Vạch số 18: Vạch nhập làn có đoạn chuyển tiếp kiểu song song

k) Vạch bãi đỗ xe:

- Vạch chỉ vị trí dừng đỗ xe biểu thị nơi xe được dừng đỗ theo quy định.

- Vạch chỉ vị trí dừng đỗ xe phải bố trí ở bên ngoài phần đường xe chạy hoặc trên làn đường mở rộng thành bãi đỗ xe, vạch vị trí dừng đỗ xe phải sử dụng kết hợp với biển số 408 "Nơi đỗ xe".

- Vạch chỉ vị trí dừng đỗ xe có màu trắng.

- Vạch chỉ vị trí dừng đỗ xe gồm: kiểu song song - cho phép xe dừng đỗ dọc theo hướng đường xe đi, xem Vạch số 19; kiểu chéo - cho phép xe dừng đỗ chéo với tuyến đường một góc 30° - 60°, xem Vạch số 20; kiểu vuông góc - cho phép xe dừng đỗ theo hướng vuông góc với tuyến đường, xem Vạch số 21. Chọn kiểu nào là tùy theo chiều rộng của bãi đỗ xe, loại xe được dừng đỗ, lưu lượng giao thông v.v...

- Kích thước của vạch chỉ vị trí dừng đỗ xe phải căn cứ vào kiểu xe để quy định:

• Số trong ngoặc là kích thước thích hợp cho xe cỡ lớn và cỡ vừa;

• Số ngoài ngoặc là kích thước thích hợp cho loại xe cỡ nhỏ.



Hình G.21 - Vạch số 19: Vạch vị trí dừng xe kiểu song song, đơn vị cm



Hình G.22 - Vạch số 20: Vạch vị trí dừng xe kiểu chéo, đơn vị chứng minh



Hình G.23 - Vạch số 21: Vạch vị trí dừng xe kiểu vuông góc, đơn vị cm

l) Vạch ở điểm dừng xe trên tuyến kiểu bến cảng:

Dùng cho xe khách công cộng ở điểm dừng xe trên tuyến. Tùy bề rộng bố trí điểm dừng mà vạch sơn có thể là vạch ngang hoặc vạch ngựa vằn. Màu sắc của vạch ở trạm dừng xe kiểu bến cảng là mầu trắng, xem Vạch số 22 và Vạch số 23 (kiểu vạch ngựa vằn).



Hình G.24 - Vạch số 22: Bố trí vạch ở điểm dừng xe kiểu bến cảng, đơn vị cm



Hình G.25 - Vạch số 23: Bố trí vạch ở điểm dừng xe kiểu bến cảng, đơn vị cm

m) Vạch chỉ dẫn trạm thu phí:

- Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí - biểu thị vị trí dải phân cách làn xe ở cổng trạm thu phí nhằm hướng dẫn cho lái xe đi đúng làn đường. Vạch có mầu vàng và màu đen đan xen nhau, chiều rộng của mỗi vạch là 15cm bắt đầu vẽ từ đầu dải phân cách tạo thành một góc là 45° so mặt phẳng ngang và nghiêng đều về hai phía. Cách vẽ như ở hình dưới đây



Hình G.26 - Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí



Hình G.27 - Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí



Hình G.28 - Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí, đơn vị cm



Hình G.29 - Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí

- Vạch trên mặt đường dẫn hướng xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí, vạch phải rõ ràng để dẫn hướng xe vào đúng nơi thu phí, vạch trên mặt đường đón hướng xe ở khu vực trạm thu phí có màu trắng. Vạch rộng 45cm, tạo thành góc chéo 45° đường vạch ở mép ngoài rộng 20cm, xem Vạch số 24.





Hình G.30 - Vạch số 24: Vạch trên mặt đường dẫn hướng xe ở trạm thu phí

n) Mũi tên chỉ hướng trên mặt đường:

- Mũi tên chỉ hướng biểu thị hướng xe phải đi.

- Mũi tên chỉ hướng chủ yếu dùng chỉ dẫn ở các nút giao có tách nhập làn và trên đường có nhiều làn xe.

- Màu sắc của mũi tên chỉ đường là màu trắng.

- Đối với loại đường có tốc độ xe theo tính toán≤ 40km/h thì kích thước của mũi tên chỉ đường quy định ở Vạch số 25, nếu đường có tốc độ xe theo tính toán từ 60km/h - 80 km/h thì kích thước của mũi tên chỉ đường như quy định ở Vạch số 26. Nếu đường có tốc độ xe theo tính toán≤ 100km/h, thì kích thước của mũi tên chỉ đường như số liệu trong ngoặc của Vạch số 26.





Hình G.31 - Vạch số 25 - Kích thước mũi tên chỉ đường áp dụng cho loại đường có tốc độ xe≤ 40km/h, đơn vị cm



Hình G.32 - Vạch số 26 - Kích thước của mũi tên chỉ đường áp dụng cho loại đường có tốc độ xe từ 60 - 100 km/h, đơn vị cm

o) Ký hiệu bằng chữ viết trên mặt đường:

- Ký hiệu bằng chữ viết trên mặt đường là sử dụng tín hiệu chữ để chỉ dẫn việc đi lại của xe trên đường. Chiều cao của các chữ vẽ trên mặt đường được lấy theo tốc độ xe tính toán. Với đường có tốc độ chạy xe theo tính toán từ 60 - 100km/h thì chữ cao 2m với loại đường đạt tốc độ chạy xe theo tính toán > 100km/h thì chữ cao 3m.

- Ký hiệu hạn chế tốc độ xe chạy tối đa.

Biểu thị hạn chế tốc độ chạy xe cao nhất. Được vẽ ở điểm đầu của làn đường, của đoạn đường quy định hạn chế tốc độ tối đa. Trị số hạn chế tốc độ tối đa vẽ bằng màu vàng.

- Ký hiệu làn đường dành cho xe nặng, quá khổ, quá tải (gọi chung là xe cỡ lớn). Việc làn đường dành cho xe cỡ lớn, được vẽ ở cửa vào đường tại nơi đường giao nhau lớn. Chữ "Xe cỡ lớn" màu trắng xếp dọc theo làn đường được nhắc lại nhiều lần.

- Ký hiệu làn xe cỡ nhỏ sử dụng cho xe cỡ nhỏ. Chữ "Xe cỡ nhỏ" được vẽ ở cửa vào đường tại ngã ba ngã tư lớn, chữ màu trắng ký hiệu chữ xếp theo hướng dọc, được nhắc lại nhiều lần.

- Ký hiệu "Làn xe vượt" được dùng ở trên làn vượt xe, ký hiệu vẽ ở ngoài ngã ba ngã tư đường giao nhau tương đối lớn, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Màu của ký hiệu là màu trắng. Ký hiệu chữ viết được xếp theo hướng dọc.



G.3. Vạch cấm

a) Phân loại vạch cấm

- Vạch cấm hướng dọc:

• Vạch cấm vượt xe

• Vạch cấm chuyển đổi làn xe

• Vạch cấm dừng cạnh đường

• Vạch cấm dừng, đỗ xe cạnh đường

- Vạch cấm chiều ngang

• Vạch dừng xe

• Vạch dừng xe nhường cho người khác đi

• Giảm tốc độ nhường cho người khác đi

- Các loại vạch cấm khác

• Vạch chỉ làn cấm xe không có động cơ đi

• Vạch dẫn đường

• Vạch hình lưới

• Vạch làn xe dành riêng

• Vạch cấm xe quay đầu

b) Vạch cấm vượt xe:

- Vạch màu vàng gồm hai đường kẻ liền ở tim đường biểu thị nghiêm cấm xe vượt xe hoặc chạy đè lên vạch. Dùng để phân chia hai luồng xe đi ngược chiều của đường có hai làn hay nhiều làn xe nhưng đường không đặt giải phân cách ở giữa. Vạch này màu vàng gồm hai đường kẻ liền, mỗi đường kẻ có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai đường kẻ là 15 - 30cm.



Hình G.33 - Vạch số 27 - Hai đường kẻ liền màu vàng ở trung tâm, đơn vị cm



Hình G.34 - Ví dụ về hai đường kẻ liền màu vàng ở tim đường

- Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc màu chạy song song với nhau ở tim đường:

• Để biểu thị bên có đường liền là cấm các xe vượt qua vạch để vượt xe hoặc rẽ về bên trái

• Để biểu thị bên có đường đứt khúc thì cho phép các xe chạy đè lên vạch để vượt xe và được rẽ về bên trái.

• Vạch dùng để tổ chức giao thông trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe. Vạch này gồm một đường liền một đường đứt khúc đều màu vàng, chiều rộng của vạch 15cm, khoảng cách giữa hai vạch là 15 - 30cm, như Vạch số 28.



Hình G.35 - Vạch số 28 - Hai đường vạch song song ở giữa (một đường liền, một đường đứt khúc), đơn vị cm

• Với đường hai chiều có ba làn xe, thì việc thiết kế vạch ở giữa đường gồm một đường liền một đường đứt khúc thì phải căn cứ vào yêu cầu về tình hình lưu lượng giao thông, chủng loại xe và tình hình an toàn để tiến hành thiết kế. Nếu có một đoạn đường mà một chiều phải thay đổi từ hai làn xe xuống còn một làn xe (hoặc ngược lại, từ một làn xe đổi thành hai làn xe) thì phải áp dụng vạch quá độ, như Vạch số 29. Đối với đường cong có bán kính nhỏ ảnh hưởng đến tầm nhìn thì bố trí vạch tim đường như Vạch số 30.





Hình G.36 - Vạch số 29: Bố trí vạch từ hai làn xe về một làn xe và ngược lại

CHÚ DẪN:


1 Khi tốc độ xe tính toán V >60km/h, độ nghiêng i ≥ 2%; M: tầm nhìn tối thiểu

2 Khi tốc độ xe tính toán V  60km/h, độ nghiêng i ≥ 5%





Hình G.37 - Vạch số 30: Khi tầm nhìn bị hạn chế

- Vạch liền màu vàng ở trung tâm mặt đường biểu thị không cho phép xe vượt sang bên kia vạch để vượt xe hoặc chạy đè lên vạch:

• Với đường chỉ có hai làn xe chạy ngược chiều hoặc mỗi bên có một làn dành cho xe có động cơ và một làn dành cho xe không có động cơ, hoặc đường hai chiều có ba làn xe nhưng tầm nhìn bị hạn chế, thì tại các đoạn đường cong, các đoạn đường nguy hiểm không cho phép vượt xe, đều phải kẻ đường trung tâm nối liền không đứt khúc, vạch trung tâm màu vàng, chiều rộng vạch 15cm.

• Với những đoạn đường cong nằm, mà tầm nhìn bị hạn chế, thì tùy theo tình trạng cụ thể mà sử dụng Vạch số 31, Vạch số 32.

• Nếu trị số tầm nhìn nhỏ hơn M mà đoạn đường đó lại cong và không trên cùng một mặt bằng, thì cách vẽ đường vạch liền ở trung tâm như Vạch số 33, Vạch số 34.

CHÚ DẪN:


Tốc độ xe tính toán V > 60km/h, L  100m;

Tốc độ xe tính toán V  60km/h, L  50m.



Hình G.38 - Vạch số 31: Vạch ở giữa đường trên đoạn cong bằng có hai làn xe ngược chiều khi tầm nhìn nhỏ hơn M

CHÚ DẪN:


Tốc độ xe tính toán V >60km/h, L ≥ 100m;

Tốc độ xe tính toán V ≤ 60km/h, L ≥ 50m



Hình G.39 - Vạch số 32: Vạch ở giữa đường trên những đoạn đường hai làn xe ngược chiều và đường cong bằng có tầm nhìn nhỏ hơn M

CHÚ DẪN:


Tốc độ xe tính toán V > 60km/h, L ≥100m, D = 40m, độ nghiêng i ≥ 2% ;

Tốc độ xe tính toán V  60km/h, L ≥ 50m, D = 20m, độ nghiêng i ≥ 5%



Hình G.40 - Vạch số 33: Vạch liền ở giữa đường trên đoạn đường cong trên đường cong bằng không trùng đường cong đứng có tầm nhìn nhỏ hơn M



Hình G.41 - Vạch số 34: Vạch ở giữa đường trên những đoạn đường cong không trùng đỉnh đường cong trên bình đồ và trắc dọc (nghiêng) có trị số tầm nhìn nhỏ

c) Vạch cấm thay đổi làn xe:

Tác dụng của vạch này là cấm thay đổi làn xe hoặc chiếm làn xe khác để vượt xe. Vạch này kẻ ở những đoạn đường có nhiều làn xe cùng chiều, hay khi đi qua cầu, mật độ giao thông cao, khi đường đi qua hầm, qua dốc, qua đoạn cong hoặc ở những đoạn mà chiều rộng của làn xe bị thu hẹp ở đoạn sắp vào đường giao nhau, hay gần sát làn đường dành cho người đi bộ hoặc ở những đoạn đường cần thiết phải cấm xe thay đổi làn xe. Vạch này là đường kẻ liền màu trắng có chiều rộng 15cm. Xem Vạch số 35.



Hình G.42 - Vạch số 35: Vạch cấm thay đổi làn xe

d) Vạch cấm dừng xe trên đường:

- Vạch cấm dừng xe trên đường dùng để biểu thị đoạn đường đó cấm dừng xe bên đường, nó là đường vạch đứt khúc màu vàng.

- Nếu đoạn đường đó không có bó vỉa thì kẻ vạch trên mặt đường cách mép mặt đường 30cm. Chiều rộng của vạch vàng đứt khúc là 15cm hoặc vừa bằng chiều dài viên đá vỉa (nơi có bó vỉa - chiều dài của mỗi đốt là 100cm, giãn cách giữa các đốt 100cm). Loại vạch này phối hợp sử dụng với ký hiệu chữ "cấm dừng xe" trên mặt đường và biển báo báo "cấm dừng xe" ngoài ra căn cứ theo nhu cầu đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm dừng xe và phạm vi cấm dừng xe. Xem Vạch số 36.





Hình G.43 - Vạch số 36: Vạch cấm dừng xe trên đường

- Vạch cấm dừng xe hoặc đỗ xe dùng để biểu thị đoạn đường đó cấm dừng xe hoặc đỗ xe, là đường vạch màu vàng liền nét vẽ trên bó vỉa và bên cạnh bó vỉa, nếu đoạn đường đó không có bó vỉa thì vẽ trên mặt đường cách mép đường khoảng 30cm, chiều rộng của đường kẻ liền màu vàng là 15cm hoặc vừa đúng bằng chiều rộng của viên bó vỉa, chiều dài của vạch vừa đúng bằng phạm vi cấm đỗ xe. Loại vạch này nên cùng phối hợp sử dụng với ký hiệu chữ "cấm dừng đỗ xe" trên mặt đường và biển báo "cấm dừng đỗ xe" ngoài ra tùy theo nhu cầu còn có thể đặt thêm biển báo phụ nêu rõ thời gian và phạm vi khu vực cấm dừng đỗ xe. Xem Vạch số 37.





Hình G.44 - Vạch số 37: Vạch cấm đỗ xe hay dừng xe trên đường

e) Vạch dừng xe:

Báo vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho đi tiếp. Vạch được vẽ ở các nơi đường giao nhau có sử dụng tín hiệu điều khiển giao thông, nơi sắp giao nhau với đường sắt đồng mức hoặc sắp sửa vào làn chờ rẽ trái. Vạch dừng xe là vạch liền màu trắng. Ở các nút giao thông xe chạy hai chiều thì vạch dừng xe được nối liền với vạch giữa của đường. Ở các nút giao thông xe chạy một chiều thì chiều dài của vạch phải dài hết chiều rộng mặt đường. Chiều rộng của vạch dừng xe căn cứ vào cấp đường, lưu lượng xe, tốc độ chạy xe, nên chọn dùng trong khoảng 20, 30, 40cm. Vạch dừng nên đặt ở vị trí mà lái xe dễ nhìn thấy nhất và nên đặt trùng với đường kéo dài của bó vỉa trục đường chính. Nếu tại nút có bố trí vạch đi bộ cắt qua đường thì vạch dừng xe nên cách vạch cho người đi bộ qua đường 1,5 - 3,0m, xem Vạch số 38, Vạch số 39.



Hình G.45 - Vạch số 38: Vạch dừng xe ở nút giao thông có đèn tín hiệu



Hình G.46 - Vạch số 39: Kích thước của vạch dừng xe, đơn vị cm



Hình G.47 - Vạch số 40: Vạch nhường đường

f) Vạch nhường đường:

- Vạch dừng xe nhường đường cho xe, người khác đi trước:

• Vạch báo cho xe khi đến nút giao thông nhất thiết phải dừng lại để nhường đường cho xe ở các hướng đường khác đi trước. Khi ở chỗ đường có đặt biển số 122 - "Dừng xe" thì kèm theo vạch nhường đường.

• Vạch nhường đường là vạch liền song song màu trắng và thêm một chữ "Dừng" màu trắng. Ở những nút giao thông mà xe chạy hai chiều thì chiều dài của vạch nối liền với vạch giữa của đường. Ở các nút giao thông mà đường dành cho xe chạy một chiều thì chiều dài của vạch hết mặt đường. Chiều rộng của vạch là 20cm, khoảng cách giữa hai đường là 20cm, chiều cao chữ "Dừng" là 2m, Vạch nhường đường nên đặt ở vị trí mà lái xe có thể nhìn thấy rõ nhất, nên đặt trùng với đường kéo dài của bó vỉa trục đường chính. Nếu tại nút có bố trí vạch đi bộ cắt qua đường thì vạch nhường đường nên cách vạch cho người đi bộ qua đường 1,5 - 3,0m. Xem Vạch số 40.

- Vạch giảm tốc độ nhường đường:

• Báo cho xe khi đến các nút giao thông phải chạy chậm lại để nhường đường cho xe đi trên trục đường chính đi trước. Ở các nút giao thông có đặt biển số 208 "Giao với đường ưu tiên" thì nên kèm theo vạch "Giảm tốc độ nhường đường".

• Vạch giảm tốc độ nhường đường là vạch gồm hai đường đứt khúc chạy song song và một hình tam giác ngược, tất cả đều màu trắng. Ở các nút giao thông xe chạy hai chiều thì vạch giảm tốc độ nhường đường phải nối liền với đường giữa của làn xe.

• Vạch giảm tốc nhường đường nên đặt ở vị trí người lái phương tiện dễ nhìn thấy nhất. Tốt nhất là đặt trên đường kéo dài của hàng bó vỉa hè. Nếu khi có đường cho người đi bộ, thì vạch giảm tốc nhường đường phải cách đường dành cho người đi bộ 1,5-3,0m. Xem Vạch số 41.



Hình G.48 - Vạch số 41: Vạch giảm tốc nhường đường, đơn vị cm

g) Vạch khu vực cấm xe thô sơ:

Dùng để báo cho người điều khiển xe thô sơ biết đó là phạm vi cấm khi đi vào ngã tư. Xem Vạch số 42 - Vạch này đặt ở trong ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông - Vạch này dùng nét đứt khúc màu vàng như Vạch số 43. Phạm vi làn cấm xe thô sơ lấy ranh giới là vạch giới hạn làn xe cơ giới.



Hình G.49 - Vạch số 42



Hình G.50 - Vạch số 43, đơn vị cm

h) Vạch chỉ dẫn làn xe:

Dùng để báo cho các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hay vượt qua vạch, chủ yếu dùng ở các ngã ba quá rộng và điều kiện giao thông phức tạp - Vạch chỉ dẫn làn xe phải căn cứ vào địa hình và lưu lượng giao thông của nơi giao nhau cũng như dòng xe để thiết kế. Vạch màu trắng, cách vẽ vạch xem ở Vạch số 44, Vạch số 45, Vạch số 46, Vạch số 47, Vạch số 48, Vạch số 49 - Hình thức vạch có thể chia thành làm 3 loại là nét đơn thẳng, nét chữ V và nét gạch chéo - nét vành ngoài rộng 20cm, chiều rộng vạch là 45cm, khoảng cách các nét 100cm, góc nghiêng là 45°.



Hình G.51 - Vạch số 44: Vạch phân làn xe ở ngã ba đi lại phức tạp



Hình G.52 - Vạch số 45: Vạch phân làn xe ở ngã tư phức tạp



Hình G.53 - Vạch số 46: Vạch phân làn xe ở ngã ba phức tạp



Hình G.54 - Vạch số 47: Vạch phân làn xe ở ngã ba phức tạp



Hình G.55 - Vạch số 48: Vạch phân làn xe ở ngã ba chữ Y



Hình G.56 - Vạch số 49: Vạch phân làn xe ở chỗ giao nhau giữa đường nhánh
và đường chính

i) Vạch vành khuyên:

Đặt ở trung tâm ngã tư giao nhau cùng mức để chỉ thị cho phương tiện rẽ phải, rẽ trái, các xe không được chạy đè lên vạch. Đường kính và hình dạng của vành khuyên được xác định bởi kích thước của ngã tư đường. Vành khuyên kẻ bằng màu trắng, hình dáng và kích thước xem Vạch số 50, Vạch số 51.



Hình G.57 - Vạch số 50: Vạch vành khuyên, đơn vị cm



Hình G.58 - Vạch số 51: Vạch vành khuyên, đơn vị cm

k) Vạch kể kiểu mắt võng:

- Để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện ở ngã tư hoặc chỗ cửa ra, cửa vào có vạch này để tránh ùn tắc giao thông. Tùy sự cần thiết mà vẽ ở ngã tư hoặc ở cửa ra, cửa vào đường chính nơi dễ xảy ra việc ùn tắc phương tiện - Nét vẽ màu vàng, vạch vành ngoài rộng 20cm, vạch mắt võng bên trong nghiêng 45° so với vành ngoài, vạch rộng 10cm khoảng cách đường chéo 1 - 5m xem Vạch số 52

- Ở những nơi ngã tư có lưu lượng giao thông ít hoặc những chỗ cửa ra cửa vào khác, vạch kiểu mắt võng có thể đơn giản hóa đi như Vạch số 53, tức là chỉ vẽ đường vạch chéo trong làn vuông mắt võng dùng nét màu vàng, nét rộng 40cm.





Hình G.59 - Vạch số 52: Vạch kể kiểu mắt võng



Hình G.60 - Vạch số 53: Vạch kể kiểu mắt võng đơn giản, đơn vị cm

l) Vạch chỉ đường chuyên dùng:

- Dùng để chỉ dẫn làn đường dành riêng cho một loại xe chạy. Các loại xe khác và người đi bộ không được đi vào. Vạch phân giới hạn làn cấu tạo bằng nét đứt màu vàng dài 4m, rộng 15cm cách nhau 4m và chữ viết chỉ loại xe.

- Vạch chỉ đường chuyên dùng kể từ chỗ bắt đầu bố trí làn đường riêng, cứ qua một ngã tư lại phải viết lại chữ một lần. Nếu khoảng cách giữa các ngã tư khá dài, thì có thể viết chữ nhắc lại ở quãng giữa nét vạch, xem Vạch số 54.






tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương