Qcvn 41: 2012/bgtvt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia



tải về 0.89 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.89 Mb.
#20023
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Hình E.54 - Biển số 445

E.49. Biển số 446 "Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật"

Để báo hiệu nơi đỗ xe dành cho người tàn tật phải đặt biển số 446 "Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật". Biển đặt tại vị trí thích hợp có thể sử dụng kết hợp với biển 131a “Cấm đỗ xe” và biển số 408 “Nơi đỗ xe”.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Biển hình vuông cao 70cm

- Chiều cao hình vẽ 55cm

- Chiều rộng hình vẽ 55cm





Hình E.55 - Biển số 446

E.50. Biển số 447 “Biển báo cầu vượt liên thông”

a) Biển đặt tại vị trí trước khi vào cầu vượt có tổ chức giao thông liên thông giữa các tuyến. Tùy theo nút giao mà bố trí biển số 447a, 447b, 445c, 447d cho phù hợp

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều rộng biển 160cm

- Chiều cao biển 100cm

- Chiều cao cỡ chữ to đường chính 12cm

- Chiều cao con số 12cm

- Chiều cao cỡ chữ đường nhánh (nếu có) 10cm

- Chiều cao con số 10cm

- Khung tên đường hình vuông cạnh 10cm

- Bề rộng nét vẽ đường chủ yếu 10cm

- Bề rộng nét vẽ đường nhánh (nếu có) 5cm





Hình E.56 - Biển số 447



Hình E.57 - Biển số 447

PHỤ LỤC F

Ý NGHĨA - SỬ DỤNG CÁC BIỂN PHỤ



F.1. Biển số 501. "Phạm vi tác dụng của biển"

a) Phải đặt biển số 501 "Phạm vi tác dụng của biển" để thông báo chiều dài đoạn đường nguy hiểm hoặc cấm hoặc hạn chế bên dưới một số biển báo nguy hiểm, biển báo cấm hoặc hạn chế sau đây:

- Biển số 202 (a,b,c) "Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp"

- Biển số 219 "Dốc xuống nguy hiểm"

- Biển số 220 "Dốc lên nguy hiểm"

- Biển số 221a "Đường có ổ gà, sống trâu"

- Biển số 225 "Trẻ em"

- Biển số 228(a,b) "Đá lở"

- Biển số 231 "Thú rừng vượt qua đường"

- Biển số 128 "Cấm sử dụng còi"

- Biển số 121 "Cự ly tối thiểu giữa hai xe".

b) Chiều dài đoạn nguy hiểm hoặc cấm hoặc hạn chế ghi theo đơn vị mét (m) và lấy chẵn đến hàng chục mét.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao biển 30cm

- Chiều rộng biển 70cm

- Chiều cao con số 12cm

- Chiều rộng thân mũi tên 2cm

- Chiều rộng đầu mũi tên 6cm

- Mũi tên là tam giác đều cạnh 6cm

- Chiều cao mũi tên 25cm

- Nền biển màu trắng, viền đen rộng 1cm, chữ viết và mũi tên màu đen.



Hình F.1 - Biển số 501

F.2. Biển số 502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu"

a) Bên dưới các loại biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và chỉ dẫn, trong trường hợp vị trí đặt các biển báo đó khác với quy định chung, phải đặt biển số 502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu" để thông báo khoảng cách thực tế từ vị trí đặt biển đến đối tượng báo hiệu ở phía trước.

b) Con số trên biển ghi theo đơn vị mét (m) và lấy chẵn đến hàng chục mét.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao biển 30cm

- Chiều rộng biển 50cm

- Chiều cao con số 14cm

- Nền biển màu trắng, viền đen rộng 1cm, chữ số màu đen.





Hình F.2 - Biển số 502

F.3. Biển số 503(a,b,c,d,e,f) "Hướng tác dụng của biển"

a) Các biển số 503(a,b,c) đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.

b) Biển số 503b để chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (trái và phải).

c) Các biển số 503(d,e,f) đặt bên dưới biển số 224 "Cấm quay xe", biển số 130 "Cấm dừng xe và đỗ xe", biển số 131(a,b,c) "Cấm đỗ xe" để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.

d) Biển số 503e để chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (trước và sau) nơi đặt biển báo nhắc lại lệnh cấm dừng và cấm đỗ xe.

e) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Biển số 503(a,b,c)

• Chiều rộng biển 50cm

• Chiều cao biển 20cm

• Chiều cao mũi tên 35cm

• Chiều rộng thân mũi tên 3cm

• Đầu mũi tên là tam giác đều cạnh 9cm

• Nền biển màu trắng, viền đen rộng 1cm, mũi tên màu đen.

- Biển số 503(d,e,f):

• Chiều rộng biển 20cm

• Chiều cao biển 50cm

• Chiều rộng mũi tên 35cm

• Chiều cao mũi tên 3cm

• Đầu mũi tên là tam giác đều cạnh 9cm

• Nền biển màu trắng, viền đen rộng 1cm, mũi tên màu đen.





Hình F.3 - Biển số 503



Hình F.4 - Biển số 503

F.4. Biển số 504 "Làn đường"

a) Biển số 504 được đặt bên trên làn đường và dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay bên dưới đèn tín hiệu để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển báo hay đèn tín hiệu.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao biển 30cm

- Chiều rộng biển 50cm

- Chiều rộng thân mũi tên 8cm

- Nền biển màu trắng, viền đen rộng 1cm, mũi tên màu đen.



Hình F.5 - Biển số 504

F.5. Biển số 505a "Loại xe"

a) Biển số 505a được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn để chỉ loại xe chịu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn. Tùy theo loại xe chịu hiệu lực mà bố trí hình vẽ cho phù hợp.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao biển 30cm

- Chiều rộng biển 50cm

- Chiều cao xe 15cm

- Nền biển màu trắng, viền đen rộng 1cm, hình vẽ màu đen.



Hình F.6 - Biển số 505a

F.6. Biển số 505b "Loại xe hạn chế qua cầu"

a) Biển số 505b được đặt bên dưới biển báo số 106a “Cấm ôtô tải” để chỉ các loại xe tải chịu hiệu lực của biển báo và trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) tương ứng với mỗi loại xe không phụ thuộc vào số lượng trục.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao biển 60cm

- Chiều rộng biển 60cm

- Chiều cao ôtô tải 7cm

- Chiều rộng ôtô tải 17cm

- Chiều cao ôtô sơmi rơ moóc 7cm

- Chiều rộng ôtô sơmi rơ moóc 30cm

- Chiều cao ôtô kéo rơ moóc 7cm

- Chiều rộng ôtô kéo rơ moóc 32cm

- Chiều cao con số, chữ T 9cm

- Nền biển màu trắng, viền đen rộng 1cm, hình vẽ màu đen.



Hình F.7 - Biển số 505(b)

F.7. Biển số 505(c) "Tải trọng trục hạn chế qua cầu"

a) Biển số 505c được đặt bên dưới biển báo số 106a “Cấm ôtô tải” để chỉ các loại xe tải có tải trọng trục lớn nhất cho phép tương ứng với mỗi loại trục (trục đơn, trục kép, trục ba).

b) Biển 505c được đặt cùng với Biển số 505b bên dưới Biển số 106 và các xe qua cầu phải thỏa mãn điều kiện của cả hai biển (Biển số 505b và 505c);

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao biển 60cm

- Chiều rộng biển 60cm

- Chiều cao con số, chữ T(00T) 9cm

- Chiều cao chữ tiếng Việt 4.6cm

- Chiều cao chữ tiếng Anh 2.3cm

- Nền biển màu trắng, viền đen rộng 1cm, chữ viết và con số màu đen.





Hình F.8 - Biển số 505(c)

F.8. Biển số 506(a,b) "Hướng đường ưu tiên"

a) Biển số 506a được đặt bên dưới biển chỉ dẫn số 401 trên đường ưu tiên để chỉ dẫn cho người lái xe trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

b) Biển số 506b được đặt bên dưới biển số 208 và biển số 122 trên đường không ưu tiên để chỉ dẫn cho người lái xe trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Bề rộng biển hình vuông 50cm

- Bề rộng nét vẽ to 4cm

- Bề rộng nét vẽ nhỏ 2cm

- Nền biển màu trắng, viền đen rộng 1cm, nét vẽ màu đen.





Hình F.9 - Biển số 506

F.9. Biển số 507 "Hướng rẽ"

a) Biển số 507 được sử dụng độc lập để báo trước cho người tham gia giao thông biết chuẩn bị đến chỗ rẽ nguy hiểm và để chỉ hướng rẽ.

b) Biển được đặt ở phía lưng đường cong trong trường hợp người lái xe không nhận ra hướng rẽ của đường hoặc đặt ở giữa đảo an toàn của vị trí giao nhau. Có thể đặt hai biển đồng thời để chỉ hướng rẽ trái và rẽ phải, độ cao đặt biển 1,50m.

c) Biển không thay thế cho việc đặt các biển báo nguy hiểm số 201(a,b) và 202(a,b,c).

d) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao biển 25cm

- Chiều rộng biển 120cm

- Nền biển màu đỏ, vạch trắng chéo 45°, nét vạch rộng 6cm.





Hình F.10 - Biển số 507

F.10. Biển số 508. "Biểu thị thời gian"

a) Biển số 508(a, b) được đặt dưới biển báo cấm hoặc biển hiệu lệnh nhằm quy định phạm vi thời gian hiệu lực của các biển báo cấm, biển hiệu lệnh cho phù hợp yêu cầu.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Biển số 508a:

• Chiều cao biển 25cm

• Chiều rộng biển 70cm

• Nền biển màu trắng, chữ số màu đen, cao 12cm

• Viền trắng bên ngoài rộng 1cm

• Viền đen bên trong rộng 1cm

- Biển số 508b:

• Chiều cao biển 45cm

• Chiều rộng biển 70cm

• Nền biển màu trắng, chữ số màu đen, cao 12cm

• Viền trắng bên ngoài rộng 1cm

• Viền đen bên trong rộng 1cm



Hình F.11 - Biển số 508

F.11. Biển số 509 "Thuyết minh biển chính"

a) Để bổ sung cho biển số 239 "Đường cáp điện ở phía trên", phải đặt biển số 509a "Chiều cao an toàn" bên dưới biển số 239, biển này chỉ rõ chiều cao cho các phương tiện đi qua an toàn.

b) Để bổ sung cho biển số 130 "Cấm dừng, đỗ xe", biển số 131(a,b,c) "Cấm đỗ xe", phải đặt thêm biển số 509b "Cấm đỗ xe" bên dưới biển số 130, 131(a,b,c)

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều rộng biển 60cm

- Chiều cao biển 72cm

- Nếu nội dung nhiều thì tùy trường hợp cụ thể mà điều chỉnh chiều cao.

- Chiều cao chữ viết và con số 12cm

- Khoảng trống phía trên biển 15cm

- Khoảng trống phía dưới biển 13cm

- Nền biển xanh thẫm, chữ viết màu trắng.



Hình F.12 - Biển số 509

PHỤ LỤC G

VẠCH TÍN HIỆU GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ > 60KM/H



G.1. Quy định chung

a) Vạch tín hiệu giao thông trên đường gồm các loại vạch kẻ ngang hoặc dọc trên mặt đường, mũi tên, chữ viết hoặc hình vẽ trên mặt đường và những ký hiệu theo chiều đứng thể hiện ở cọc tiêu hoặc hàng rào hộ lan, lan can, hàng vỉa, nhằm hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông. Tác dụng của vạch tín hiệu là cung cấp thông tin hướng dẫn giao thông. Vạch tín hiệu được phối hợp sử dụng với biển báo hiệu hoặc sử dụng độc lập.

b) Đối với đường khai thác với tốc độ cao, đường cấp 1, cấp 2 và các đường có tốc độ thiết kế > 60km/h, vạch tín hiệu trên đường phải bằng vật liệu phản quang. Còn đối với các loại đường khác, căn cứ theo khả năng tài chính, yêu cầu khác mà có thể sử dụng vật liệu phản quang hoặc không phản quang.

c) Dựa vào phương pháp kẻ, vạch tín hiệu giao thông trên đường được phân làm ba loại như sau:

- Vạch tín hiệu dọc tuyến đường (là vạch tín hiệu theo hướng xe chạy trên đường);

- Vạch tín hiệu có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;

- Các loại vạch tín hiệu khác, các loại ký hiệu chữ và hình thức khác.

d) Dựa vào chức năng của vạch tín hiệu giao thông chia làm ba loại:

- Vạch chỉ dẫn: Chỉ dẫn làn đường xe chạy, hướng xe chạy, chỉ giới mép mặt đường, phân cách làn đường dành cho xe thô sơ, người đi bộ ...;

- Vạch cấm: cảnh báo cho người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định cấm hoặc hạn chế giao thông, người tham gia giao thông đều phải thực hiện theo nội dung quy định của vạch;

- Vạch cảnh báo: chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết được tình hình giao thông trên đường nhằm nâng cao cảnh giác, đề phòng và ứng phó với các trường hợp bất trắc có thể gây ra tai nạn giao thông;

e) Dựa vào hình dáng, kiểu, vạch tín hiệu giao thông có thể chia ra thành bốn loại sau:

- Vạch kẻ trên mặt đường, trên bó vỉa hoặc ở ranh giới phân cách làn xe gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc;

- Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm: chữ cái, chữ số và hình vẽ trên mặt đường;

- Các báo hiệu nổi như dải phân cách, hộ lan, đinh (bump), cọc tiêu ở trên đường để phân cách các chiều xe, hướng dẫn nhập tách làn xe hoặc phân làn xe, đường cong gấp, đường nguy hiểm, đường thay đổi từ rộng sang hẹp hay từ hẹp sang rộng, có chướng ngại vật;

- Cọc tiêu, hộ lan chỉ ranh giới lề đường đặt ở hai bên mép đường để người trên đường nhận biết hướng đi của đường.

f) Các loại vạch tín hiệu giao thông và mầu vạch được phân loại như sau:

- Vạch đứt khúc trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân chia các làn xe cùng chiều để lái xe nhận biết điều khiển xe chạy an toàn. Nếu vạch ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường;

- Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng;

- Vạch đứt khúc vàng: Khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách hai làn xe chạy ngược chiều, nếu vạch ở trên vỉa hè hoặc ở lề đường, có tác dụng ngăn cấm đỗ xe;

- Vạch liền vàng: Khi theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch). Nếu vạch trên vỉa hè hoặc ở lề đường có tác dụng ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ;

- Hai vạch trắng thẳng song song đứt khúc: Khi vạch theo chiều ngang trước ngã ba ngã tư có tác dụng yêu cầu lái xe giảm tốc độ nhường cho xe đi từ hướng khác đi trước, khi vạch vẽ dọc đoạn đường giữa hai nút giao, biểu thị làn đường đó có thể thay đổi hướng xe chạy;

- Hai vạch liền vàng song song: Khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu. Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng, bên có đường vạch vàng kẻ liền là cấm vượt xe hoặc quay trở lại; bên có đường vàng đứt khúc khi điều kiện bảo đảm an toàn thì cho phép vượt xe và quay đầu;

- Hai vạch trắng liền song song: Khi vạch ngang trước ngã ba ngã tư biểu thị phải dừng lại nhường cho xe khác đi;



G.2. Vạch chỉ dẫn

a) Phân loại vạch chỉ dẫn:

- Vạch hướng dọc tuyến đường:

• Là đường tim của đường phân chia hai làn xe chạy ngược chiều;

• Là đường phân chia các làn xe;

• Là đường giới hạn mép của mặt đường xe chạy hoặc giới hạn mặt đường với lề đường;

- Vạch ngang đường:

• Vạch dừng xe

• Vạch báo đường người đi bộ cắt ngang đường;

• Báo cự ly đến các điểm cần chú ý;

- Các loại vạch khác.

• Vạch chỉ cửa vào và cửa ra đường cao tốc;

• Vạch chỉ vị trí dừng đỗ xe. Vạch báo hiệu xe phải giảm tốc độ;

• Vạch chỉ dẫn làn rẽ vào bến đỗ xe, hoặc tách nhập làn;

• Vạch xác định khu vực thu phí, trạm kiểm soát;

• Mũi tên chỉ hướng;

• Tín hiệu chữ trên mặt đường;

b) Vạch đường tim trên mặt đường để phân cách hai luồng xe ngược chiều:

- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường, tuy nhiên tùy tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;

- Với những đoạn đường mà chiều rộng mặt đường đủ chia thành hai làn xe chạy ngược chiều thì vẽ đường tim đứt khúc màu vàng, ý nghĩa của vạch là yêu cầu lái xe điều khiển xe đi về làn bên phải của chiều đi. Cách vẽ tim trên đường hai luồng xe ngược chiều xem hình vẽ Vạch số 1.





Hình G.1 - Vạch số 1: Đường tim trên mặt đường hai luồng xe ngược chiều, đơn vị cm

c) Vạch phân chia các làn xe:

- Vạch phân chia các làn xe bằng đường đứt khúc màu trắng. Dùng để phân cách các làn xe cùng chiều, nhằm mục đích bảo đảm an toàn chạy xe, trong điều kiện cho phép thì được đè lên vạch để vượt xe;

- Khi trên một đường có từ hai làn xe trở lên cùng chiều thì nên vạch đường phân chia làn xe. Trên đường cao tốc, đường cấp 1, cấp 2, đường đô thị có tốc độ cao, kích thước đường vạch chia làn xe như trình bày ở Vạch số 2 hoặc Vạch số 3.





Hình G.2 - Vạch số 2: Vạch phân chia các làn xe, đơn vị cm



Hình G.3 - Vạch số 3: Vạch phân chia các làn xe, đơn vị cm

d) Đường vạch giới hạn ngoài các làn xe.

- Vạch giới hạn ngoài các làn xe là đường liền màu trắng, dùng để chia ranh giới phần xe chạy với lề đường hoặc đường thô sơ, đường người đi bộ hoặc dải phân cách giữa;

- Trên đường cao tốc, đường bộ cấp 1, cấp 2 và đường đô thị có tốc độ cao, thì cần kẻ vạch giới hạn ngoài của làn xe hoặc ở dọc bó vỉa của đường, dải phân cách giữa; đường vạch liền này, xem Vạch số 4. Còn vạch phân chia giữa làn xe có động cơ với làn xe không có động cơ được coi như là vạch giới hạn ngoài của làn xe (ngoài vạch ra còn nên đặt dải phân cách) vạch này là vạch liền màu trắng. Nếu chỗ nào cho phép xe có động cơ vượt qua vạch giới hạn thì vạch bằng đường đứt khúc màu trắng. Nơi đã có giải dừng xe khẩn cấp thì không cần kẻ vạch đó nữa, xem Vạch số 5. Đường giới hạn làn xe nếu là vạch đứt khúc thì có kích thước như Vạch số 6.





Hình G.4 - Vạch số 4: Vạch mép ngoài làn xe, đơn vị cm



Hình G.5 - Vạch số 5: Vạch mép ngoài làn xe, đơn vị cm



Hình G.6 - Vạch số 6: Kích thước vạch mép mặt đường, đơn vị cm

e) Vạch vào làn chờ rẽ trái:

- Ở nơi đường giao nhau có tổ chức cho xe rẽ trái thì thực hiện vạch làn chờ rẽ trái.

- Vạch làn chờ rẽ trái là đường đứt khúc màu trắng. Vạch có ý nghĩa là khi xe chuẩn bị rẽ trái nhưng tại thời điểm đó các xe khác đang được đi thẳng thì xe được phép đi vào làn chờ rẽ trái. Khi hết thời gian cho phép rẽ trái thì xe phải dừng trong làn chờ rẽ trái.

- Vạch này sử dụng trong trường hợp nơi đường giao nhau đã đặt đèn tín hiệu cho phép rẽ trái không cùng thời gian với xe đi thẳng và có đủ điều kiện mở làn xe chờ rẽ trái, không ảnh hưởng đến việc đi lại bình thường của các xe chạy thẳng.

- Vạch này gồm hai đường chấm trắng chạy song song hơi cong về bên trái, chiều rộng của vạch 15cm, chiều dài của từng đoạn vạch và khoảng cách giữa hai đoạn vạch đều bằng 50cm, ở đầu của vạch này phải kẻ vạch dừng xe.

- Trong làn chờ rẽ trái cần viết thêm chữ "Làn chờ rẽ trái" bằng chữ màu trắng. Xem Vạch số 7.



Hình G.7 - Vạch số 7: Vạch làn chờ rẽ trái, đơn vị cm

f) Vạch dẫn hướng rẽ trái.

- Vạch dẫn hướng rẽ trái nhằm phân ranh giới khi rẽ trái giữa xe có động cơ và xe không có động cơ, áp dụng ở nơi đường giao nhau địa hình, tầm nhìn không cho phép các xe đi hỗn hợp.

- Màu sắc của vạch dẫn hướng rẽ trái là màu trắng.

- Vạch dẫn hướng rẽ trái là đường đứt khúc hình vòng cung, từng đoạn vạch dài 2m, khoảng cách giữa các đoạn vạch 2m, vạch rộng 15cm. Xem Vạch số 8.



Hình G.8 - Vạch số 8: Vạch dẫn hướng rẽ trái

g) Vạch đi bộ qua đường:

- Vạch đi bộ qua đường là các đường vạch đậm liền song song màu trắng (còn gọi là vạch ngựa vằn) có ý nghĩa nơi dành cho người đi bộ đi cắt qua đường.

- Bố trí vạch đi bộ qua đường ở những nơi có người đi bộ qua đường, khoảng cách bố trí hai vạch đi bộ qua đường trên cùng một đoạn đường nên cách nhau lớn hơn 150m. Chiều rộng nhỏ nhất dành cho bố trí vạch đi bộ qua đường không được nhỏ hơn 3 mét, tùy theo lượng người đi qua để nâng thêm chiều rộng, mỗi cấp nâng lên là 1 mét, xem Vạch số 9 và Vạch số 10.





Hình G. 9 -Vạch số 9: Vạch đi bộ qua đường vuông góc, đơn vị cm



Hình G.10 - Vạch số 10: Vạch đi bộ qua đường cắt chéo, đơn vị cm

- Vạch đi bộ qua đường ở nút giao cùng mức có điều khiển bằng hệ thống đèn tín hiệu thì dùng hai đường vạch đậm liên tục song song vuông góc với tim đường để giới hạn phạm vi dành cho người đi bộ qua đường thay cho vạch ngựa vằn, xem Vạch số 11.





Hình G.11 - Vạch số 11: Vạch giới hạn đường cắt ngang qua đường dành cho người đi bộ, đơn vị cm. (sử dụng nơi có đèn tín hiệu)

- Trên những đoạn đường không bình thường (ví dụ như tầm nhìn bị hạn chế dốc dọc lớn và cua ngoặt hoặc có các nguy hiểm khó lường hoặc ở đoạn đường có chiều rộng làn xe bị thu hẹp dần) thì không đặt đường đi bộ cắt ngang. Trên đường nếu bắt buộc phải đặt đường đi bộ cắt ngang ở giữa đoạn đường nối hai nút, thì trước khi đến chỗ có vạch đi bộ qua đường phải kẻ vạch chỉ dẫn để các xe trên đường biết sắp đến chỗ có đường dành cho người đi bộ qua đường. Vạch này là hình thoi màu trắng, xem Vạch số 12.





Hình G.12 - Vạch số 12: Chỉ dẫn sắp đến chỗ có đường dành cho người đi bộ qua đường, đơn vị cm

- Nếu người đi qua đường trên đường dành cho người đi bộ đông, mà chiều rộng mặt đường lớn hơn 30 mét, thì nên đặt một bùng binh (đảo) an toàn ở tim đường để người đi bộ có thể dừng lại chờ, nhường đường cho phương tiện cơ giới.

h) Vạch xác định khoảng cách xe trên đường cao tốc.

- Vạch xác định khoảng cách xe là đường liền đậm màu trắng chạy song song với tim đường. Giúp cho lái xe biết cần phải giãn cách cự ly để bảo đảm an toàn với xe chạy phía trước, vạch được đặt ở nơi hay xảy ra tai nạn do vượt xe, hoặc ở nơi yêu cầu đặc biệt.

- Vạch xác định khoảng cách xe nên phối hợp sử dụng với biển báo, cách 50 mét thì bố trí một nhóm vạch (3 nhóm), cách 200 mét thì lặp lại 3 nhóm vạch. Đối với đường có bề rộng làn xe từ 3,5m đến 3,7m thì bố trí 3 vạch có chiều dài 500cm, rộng 40cm giãn cách 60cm, xem Vạch số 13 và Vạch số 14.




tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương