Qcvn 41: 2012/bgtvt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia



tải về 0.89 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.89 Mb.
#20023
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Hình H.20 - Vạch số 1.20

u) Vạch số 1.21 - Vạch chữ "STOP" (Dừng lại) màu trắng cao 1,60m bề rộng nét chữ rộng 12cm, xác định khoảng cách còn 2m ÷ 25m đến vạch 1.12.





Hình H.21 - Vạch số 1.21

v) Vạch số 1.22 - Vạch có hình chữ số màu trắng cao 1,60m bề rộng nét chữ rộng 12cm; là số hiệu của đường, được kẻ trên đường Quốc lộ, kẻ tực tiếp trên đường xe chạy.





Hình H.22 - Vạch số 1.22

x) Vạch số 1.23 - Vạch màu trắng hình chữ A, chiều cao chữ 3m, chiều rộng chữ 1,40m, bề rộng nét chữ 25cm, dấu gạch ngang chữ A cách chân chữ 40cm và có bề rộng 60cm. Dùng để quy định làn xe dành cho ôtô khách chạy theo tuyến qui định, kẻ trực tiếp lên làn xe dành riêng.





Hình H.23 - Vạch số 1.23

H.4. Ý nghĩa - Sử dụng của vạch đứng

a) Vạch số 2.1. Để lái xe xác định được các bộ phận thẳng đứng của các công trình giao thông như trụ cầu, cửa hầm v.v... ở phía trước. Vạch kẻ trên bề mặt của công trình giao thông ở sát phần xe chạy, dễ gây nguy hiểm đối với phương tiện giao thông đi qua.

b) Vạch số 2.2. Để xác định mép dưới thấp nhất của cầu vượt đường hoặc công trình khác đi phía trên đường.

c) Vạch số 2.3. Kẻ xung quanh các cột tròn đặt trên các đảo an toàn hoặc trên giải phân cách và các nơi khác.

d) Vạch số 2.4. Kẻ trên các cột tín hiệu, cột rào chắn, cọc tiêu.

e) Vạch số 2.5. Kẻ ở thanh ngang trên cùng của hàng rào chắn chỗ đường cong có bán kính nhỏ, đường cao hơn so với khu vực xung quanh, đường dốc xuống và những nơi nguy hiểm khác.

f) Vạch số 2.6. Kẻ ở thanh trên cùng của rào chắn ở những nơi đặc biệt nguy hiểm.

g) Vạch số 2.7. Kẻ ở hàng vỉa các vỉa hè nơi nguy hiểm hoặc hàng vỉa của đảo an toàn.

Chú ý: Các vạch từ 2.1 đến 2.6 kẻ trên các khu vực đường không có hệ thống chiếu sáng nhân tạo.

H.5. Những chỉ tiêu kỹ thuật của vạch đứng

a) Vạch số 2.1 - vạch xen kẽ đen - trắng xiên góc với mặt phẳng ngang 45°, bề rộng của vạch đen và trắng bằng nhau phụ thuộc vào bề cao của công trình và bề rộng của công trình. Vạch kẻ trên bề mặt của công trình giao thông ở những chỗ nguy hiểm đối với phương tiện giao thông như: Trụ của cầu vượt đường hoặc công trình tương tự.



CHÚ DẪN:


- H < 2m; b≤ 30cm thì a = 10cm.

- H < 2m; b > 30cm thì a = 15cm.

- H≥ 2m; b > 30cm thì a = 20cm.

Hình H.24 - Vạch số 2.1

b) Vạch số 2.2 - Vạch trắng - đen xen kẽ thẳng đứng có chiều rộng là 20cm, cao 50cm, bề rộng của phần vạch toàn bộ là 1m, xác định mép dưới cùng của cầu vượt đường hoặc công trình tương tự.





Hình H.25 - Vạch số 2.2, đơn vị m

c) Vạch số 2.3 - Vạch đen trắng song song với mặt phẳng nằm ngang có chiều rộng của phần màu trắng và phần màu đen bằng nhau và bằng chiều rộng B của công trình, vạch kẻ ở các cột tròn đặt trên đảo an toàn hoặc trên dải phân cách:

- Nếu B≤ 30cm thì a = 10cm.

- Nếu B > 30cm thì a = 15cm.





Hình H.26 - Vạch số 2.3

d) Vạch số 2.4 - Vạch xiên góc màu đen tạo với mặt phẳng ngang góc 30° rộng 15cm, điểm giữa mép trên của vạch cách mặt phẳng đáy trên cột là 15cm. Độ xiên của vạch hướng về phía mặt đường, vạch kẻ trên cột tín hiệu, cột rào chắn, cột tiêu.





Hình H.27 - Vạch số 2.4, đơn vị m

e) Vạch số 2.5 - Vạch đen - trắng xen kẽ có kích thước hết bề rộng công trình, vạch đen dài 1m và vạch trắng dài 2m.





Hình H.28 - Vạch số 2.5, đơn vị m

f) Vạch số 2.6 - Vạch đen liên tục chạy giữa bề mặt rào chắn rộng 10cm.





Hình H.29 - Vạch số 2.6, đơn vị m

g) Vạch số 2.7 - Vạch đen - trắng xen kẽ kẻ trên bề mặt đứng và ngang, chiều dài vạch đen là L1, vạch trắng là L2.

L1 chọn 1m 2m

L2 = 2m 4m.

Tỷ lệ L1 : L2 = 1:2.



Hình H.30 - Vạch số 2.7

PHỤ LỤC I

CỘT KILÔMÉT - CỌC H - MỐC LỘ GIỚI



I.1. Quy định về hình dạng, kích thước và màu sắc cột kilômét

a) Cột Kilômét đặt ở mép đường:

- Hình dạng là hình chữ nhật đầu trên cùng lượn tròn theo hình bán nguyệt đường kính 40cm.

- Kích thước thân cột (không kể phần đế và phần đầu) có chiều cao 53cm, chiều rộng là 40cm, chiều dầy là 20cm.

- Phần đầu hình bán nguyệt có màu đỏ với hệ thống đường quốc lộ, màu xanh với hệ thống đường tỉnh, màu nâu với hệ thống đường huyện và màu vàng với hệ thống đường chuyên dùng, phần thân cột là màu trắng.

b) Cột Kilômét đặt ở giải phân cách giữa.

- Hình dạng là hình chữ nhật đầu trên cùng lượn tròn theo hình bán nguyệt đường kính 26cm.

- Kích thước: xem Hình i.2

- Phần đầu hình bán nguyệt có màu đỏ với hệ thống đường quốc lộ, màu xanh với hệ thống đường tỉnh, màu nâu với hệ thống đường huyện và màu vàng với hệ thống đường chuyên dùng, phần thân cột là màu trắng.

I.2. Chữ đề trên hai mặt thẳng góc với chiều đi

Chữ đề trên hai mặt thẳng góc với chiều đi là màu đen và có nội dung và kích thước chữ như sau:

- Trong phần đầu hình bán nguyệt ghi số hiệu hoặc tên đường và lý trình của cột kilômét. Chiều cao số hiệu hoặc tên đường là 4cm. Chiều cao chữ "K" là 8cm, chữ "m" là 4cm, con số lý trình cao 8cm, chữ và số màu trắng.

- Trong phần mặt trắng ghi tên địa phương theo quy định ở phần I.3 dưới đây.

Chiều cao chữ là 12cm, Chiều cao con số và chữ "K" là 10cm, chữ "m" là 5cm.

- Trên mặt song song với tim đường ghi số hiệu hoặc tên đường bằng màu đen, chiều cao chữ và con số là 10cm.



I.3. Quy định về tên địa phương chỉ dẫn trên cột kilômét

a) Tên địa phương phải là địa danh mà tuyến đi qua không được chỉ dẫn tên địa phương trên đường khác đấu nối vào.

b) Những tên địa phương cần chỉ dẫn là những tên địa phương theo quy định ở "Điều 41" Khoản 41.4 của Quy chuẩn này.

c) Nếu tuyến đường đi qua nhiều tỉnh thì đoạn qua từng tỉnh sẽ chỉ dẫn tên địa phương thuộc địa phận tỉnh mình và chỉ chỉ dẫn thêm tên tỉnh lỵ của tỉnh kế cận hoặc điểm đầu hay điểm cuối con đường trên đoạn đường tiếp giáp với tỉnh kế cận.

d) Một số trường hợp đặc biệt:

- Quốc lộ 1 là tuyến đường đặc biệt quan trọng chạy dọc chiều dài đất nước do đó để thể hiện tính thống nhất quốc gia nên ở tất cả các tỉnh có quốc lộ 1 đi qua đều có thể báo xen kẽ tên 3 thành phố lớn trên tuyến đường này là: Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.

- Trường hợp một số tỉnh lỵ nằm ở trên đường cũ do yêu cầu cải tuyến đi tránh tỉnh lỵ, thì vẫn được báo địa danh trên cột kilômét ở tuyến đường mới đi qua ngang tỉnh lỵ đó.

e) Phải đảm bảo mối liên quan chính xác giữa trị số khoảng cách, lý trình cột kilômét và tên địa phương được chỉ dẫn ở cả hai mặt cột kilômét hướng đi và hướng về:

- Ví dụ: Trên QL1, ở mặt bảng hướng về gốc đường ghi lý trình Km131, tên địa phương báo là Bắc ninh, trị số khoảng cách là 10km. Ở mặt bảng ngược lại (hướng về cuối đường) ghi lý trình Km131, tên địa phương báo là Bắc Giang, trị số khoảng cách là 10km.

- Ngay tại cột kilômét này suy ra được Bắc Ninh ở lý trình Km141 vì theo chiều đi lý trình tăng dần (131 + 10 = 141), Bắc Giang ở lý trình Km121 vì theo chiều ngược lại lý trình giảm dần (131 - 10 = 121). Khoảng cách từ Bắc Ninh đến Bắc Giang là 20km (lấy theo tổng số hai khoảng cách 10 + 10 = 20 hoặc lấy theo hiệu số của hai lý trình 141 - 121 = 20 đều có giá trị như nhau). Tiếp đó, bất kỳ ở cột kilômét nào trên QL1 nếu có báo địa danh Bắc Ninh, Bắc Giang cũng phải suy ra được lý trình của Bắc Ninh là Km141 và của Bắc Giang là Km121.

f) Tên những địa phương quá dài thì chữ đứng đầu có thể viết tắt bằng một chữ cái đầu tiên.

- Ví dụ: "Phan Rang" có thể viết tắt là "P.Rang"

"Buôn ma Thuột" có thể viết tắt "B.M.Thuột"



Hình I.1- Cột Ki-lô-mét đặt ở lề đường, đơn vị cm



Hình I.2 - Cột Ki-lô-mét đặt ở giải phân cách giữa, đơn vị mm



Hình I.3 - Cọc mốc lộ giới, đơn vị cm



Hình I.4 - Mặt bằng bố trí mốc lộ giới



Hình I.5 - Chi tiết cọc H, đơn vị cm

PHỤ LỤC K

KÍCH THƯỚC CHỮ VIẾT VÀ CON SỐ TRÊN BIỂN BÁO



K.1. Kiểu nét chữ thông thường



Hình K.1 - Chi tiết chữ viết và con số nét thông thường, đơn vị mm



Hình K.2 - Chi tiết chữ viết và con số nét thông thường, đơn vị mm

K.2. Kiểu nét chữ gầy



Hình K.3 - Chi tiết chữ viết và con số nét gầy, đơn vị mm



Hình K.4 - Chi tiết chữ viết và con số nét gầy, đơn vị mm

- Tất cả các hàng chữ đều phải có dấu

- Tùy theo kiểu chữ mà lấy kích thước cho phù hợp, nét thông thường, nét gầy của hàng chữ (dấu, ô, ă, â, ê, ơ, ư, ngã, sắc, hỏi, huyền, nặng).

PHỤ LỤC L

BIỂN BÁO HIỆU TRÊN CÁC TUYẾN ĐỐI NGOẠI



L.1. Biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực

a) Để báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực cho tất cả các tuyến đường trong một khu (hiệu lực cho cả khu vực) phải cắm biển “Bắt đầu vào khu vực” (Biển số E,9a ; E,9b; E,9c; E,9d). Từ ZONE được biểu thị ở phía trên và chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn được biểu thị ở bên dưới. Vị dụ: Cấm đỗ xe; Cấm đỗ xe theo giờ; Khu vực đỗ xe và Hạn chế tốc độ tối đa.

c) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển 70cm

- Chiều cao biển 100cm

- Hình vẽ biển báo cấm có đường kính 52.5cm

- Chiều cao chữ “ZONE” 12cm

- Hình vuông cạnh 52.5cm

- Chiều cao chữ P 40cm

- Tâm biển báo cấm cách đáy biển 40cm





Hình L.1 - Biển bắt đầu vào khu vực

L.2. Biển hết hiệu lực khu vực

a) Để chỉ dẫn ra khỏi khu vực có báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực trong một khu vực phải cắm biển “Ra khỏi khu vực”(Biển số E,10a; E,10b; E,10c; E,10d )

c) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển 70cm

- Chiều cao biển 100cm

- Hình vẽ biển báo cấm có đường kính 52.5cm

- Chiều cao chữ “ZONE” 12cm

- Hình vuông cạnh 52.5cm

- Chiều cao chữ P40cm

- Tâm biển báo cấm cách đáy biển 40cm

- Bề rộng vạch màu đen rộng 2cm

- Năm vạch màu đen cách nhau 4cm





Hình L.2 - Biển Khu vực cấm đỗ xe theo giờ

L.3. Báo hiệu có hầm chui và hết hầm chui (biển E,11a; E,11b theo GMS)

a) Để chỉ dẫn đoạn đường qua hầm có áp dụng quy định giao thông riêng phải cắm biển E,11ª “Đường hầm”;

b) Để chỉ dẫn hết đoạn đường qua hầm, các quy định giao thông riêng không còn áp dụng, phải cắm biển E,11b “Hết đường hầm”;

c) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Biển số E,11ª:

• Chiều rộng biển 60cm

• Chiều cao biển 80cm

• Hình vuông mầu trắng, cạnh 50cm

• Chiều rộng hình vẽ 35cm

• Chiều cao hình vẽ 30cm

• Nền biển màu xanh lam

- Biển số E,11b:

• Giống như biển E,11ª và có thêm một gạch chéo đỏ từ góc phía dưới bên trái lên góc phía trên bên phải, bề rộng vạch đỏ là 6cm



Hình L.3 - Biển báo hiệu hầm chui

L.4. Điểm bắt đầu đường đi bộ (biển F,9 theo GMS)

a) Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang, phải đặt biển số F,9 "Điểm bắt đầu đường đi bộ".

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển 60cm

- Chiều cao biển 80cm

- Hình vuông màu trắng, cạnh 50cm

- Nền biển màu xanh lam

- Chiều rộng hình vẽ 42cm

- Chiều cao hình vẽ 40cm



Hình L.4 - Biển số F,9

L.5. Báo hiệu có cắm trại, nhà nghỉ lưu động (biển F,10; F,11 theo GMS)

a) Để chỉ dẫn sắp đến nơi có vị trí cắm trại, nơi tập kết nhà lưu động phải đặt biển số F,10 "Nơi cắm trại", biển số F,11 “Nơi dành cho nhà lưu động” hoặc biển số F,12 “Nơi cắm trại và nhà lưu động”.

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển 60cm

- Chiều cao biển 80cm

- Hình vuông mầu trắng, cạnh 50cm

- Nền biển màu xanh lam

- Chiều rộng hình vẽ lều trại (biển F,10) 40cm

- Chiều cao hình vẽ lều trại (biển F,10) 28cm

- Chiều rộng hình vẽ nhà lưu động (biển F,11) 43cm

- Chiều cao hình vẽ nhà lưu động (biển F,11) 25cm

- Chiều rộng hình vẽ lều trại (biển F,12) 26cm

- Chiều cao hình vẽ lều trại (biển F,12) 18cm

- Chiều rộng hình vẽ nhà lưu động (biển F,12) 31cm

- Chiều cao hình vẽ nhà lưu động (biển F,12) 18cm



Hình L.5 - Biển báo có cắm trại, nhà nghỉ lưu động

L.6. Báo hiệu nhà trọ (Youth Hostel) (biển F,13 theo GMS)

a) Để chỉ dẫn sắp đến nơi có nhà trọ, phải đặt biển số F,13 "Nhà trọ".

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển 60cm

- Chiều cao biển 80cm

- Hình vuông mầu trắng, cạnh 50cm

- Nền biển màu xanh lam

- Chiều rộng hình vẽ 40cm

- Chiều cao hình vẽ 30cm



Hình L.6 - Biển số F,13

L.7. Biển chỉ dẫn tới địa điểm cắm trại, tới nhà trọ (biển G,7; G,8 theo GMS)

a) Để chỉ dẫn tới địa điểm cắm trại hoặc nhà trọ, phải đặt biển số G,7 "Địa điểm cắm trại" hoặc G,8 “Địa điểm nhà trọ”.

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển: 150cm

- Chiều cao biển: 50cm

- Góc mũi tên: 1200

- Biển nền trắng, viền đen rộng 1cm

- Chiều rộng hình vẽ lều trại (biển G,7) 26cm

- Chiều cao hình vẽ lều trại (biển G,7) 18cm

- Chiều rộng hình vẽ Nhà trọ (biển G,8) 24cm

- Chiều cao hình vẽ Nhà trọ (biển G,8) 18cm

- Chiều cao số, chữ ghi khoảng cách 20cm





Hình L.7 - Biển chỉ dẫn tới địa điểm cắm trại, tới nhà trọ

L.8. Chỉ dẫn tới điểm đỗ xe dành cho lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng (biển G,9b theo GMS)

a) Để chỉ dẫn tới địa điểm đỗ xe dành cho xe có lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng, phải đặt biển số G,9b

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển: 150cm

- Chiều cao biển: 50cm

- Góc mũi tên: 1200

- Biển nền xanh, viền trắng rộng: 1cm

- Chiều cao chữ P: 30cm

- Chiều cao dấu “+”: 14cm

- Chiều cao chữ chỉ phương tiện 20cm giao thông công cộng (có thể thay thế bằng hình vẽ)





Hình L.8 - Biển số G,9b

L.9. Biển xác định địa danh (biển G,10 theo GMS)

a) Để báo khoảng cách đến những địa danh phía trước, phải cắm biển G,10 “Biển xác định địa danh”

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển (Tùy thuộc vào số lượng chữ cái của tên địa danh)

- Chiều cao biển: 60cm

- Chiều cao chữ (không dấu) và con số 12cm

- Biển nền trắng, viền đen rộng 1cm



Hình L.9 - Biển số G,10

L.10. Biển chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn (biển G,11a; G,11c theo GMS)

a) Để thông báo cho lái xe số làn và hướng đi của từng làn xe, phải cắm biển số G,11a; G,11c; Các biển này phải có số mũi tên bằng số lượng làn xe đi cùng hướng và phải chỉ dẫn số lượng làn xe của hướng đi sắp tới.

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển: 100cm

- Chiều cao biển: 100cm

- Bề rộng thân mũi tên 7cm

- Đầu mũi tên là tam giác đều cạnh 18cm

- Nền biển màu trắng, hình vẽ mũi tên màu đen





Hình L.10 - Biển chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn

L.11. Biển chỉ dẫn làn đường không lưu thông (biển G,12a; G,12b theo GMS)

a) Để chỉ dẫn cho lái xe biết làn đường không lưu thông phải cắm biển G,12a; G,12b.

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Biển G,12a:

• Chiều rộng biển: 100cm

• Chiều cao biển: 100cm

• Bề rộng thân mũi tên 7cm

• Đầu mũi tên là tam giác đều cạnh 18cm

• Nền biển màu xanh, hình vẽ mũi tên màu trắng

- Biển G,12b:

• Chiều dài biển: 100cm

• Chiều cao biển: 100cm

• Bề rộng thân mũi tên 7cm

• Đầu mũi tên là tam giác đều cạnh 18cm

• Hình chữ nhật biểu hiện làn không lưu thông có kích thước 11 x 22cm

• Nền biển màu trắng, hình vẽ mũi tên màu đen





Hình L.11 - Biển chỉ dẫn làn đường không lưu thông

L.12. Biển thông báo đường lánh nạn (biển G,19 theo GMS)

a) Để chỉ dẫn đường lánh nạn tại các đoạn đường dốc xuống có độ dốc lớn, phải cắm biển G,19. Biển này cùng với biển số 502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu” được cắm cùng với biển số 219 “Dốc xuống nguy hiểm tại đỉnh dốc, chỗ bắt đầu khu vực nguy hiểm và tại lối vào của đường lánh nạn. Tùy thuộc vào chiều dài đoạn dốc, biển có thể được cắm lặp lại cùng với biển chỉ khoảng cách.

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển: 60cm

- Chiều cao biển: 80cm

- Bề rộng nét đường 8cm

- Hình chữ nhật biểu thị khu vực lánh nạn có kích thước 18 x 32cm



Hình L.12 - Biển báo đường lánh nạn

L.13. Biển phụ 503a,b,c điều chỉnh (biển H,3a; H,3b; H,3c theo GMS)



Hình L.13 - Biển số H,3

L.14. Biển báo phụ “Ngoại lệ” (biển H,6 theo GMS)

a) Để chỉ các trường hợp mà biển cấm hoặc hạn chế được coi là không áp dụng đặc biệt cho một nhóm đối tượng tham gia giao thông nào đó phải cắm biển H,6 và thể hiện nhóm đối tượng đó cùng với cụm từ “except - Ngoại lệ”

b) Kích thước, màu sắc của biển báo và hình vẽ:

- Chiều rộng biển: 50cm

- Chiều cao biển: 30cm

- Chiều rộng hình vẽ: 32cm

- Chiều cao hình vẽ: 16cm

- Chiều cao chữ “except” 5cm





Hình L.14 - Biển số H,6

L.15. Biển 419 điều chỉnh



Hình L.15 - Biển số 419

L.16. Biển 422 điều chỉnh



Hình L.16 - Biển số 422

L.17. Biển 434 điều chỉnh



Hình L.17 - Biển số 434

L.18. Biển 435 điều chỉnh



Hình L.18 - Biển số 435

L.19. Biển 436 điều chỉnh



Hình L.19 - Biển số 436

L.20. Biển 440 điều chỉnh



Hình L.20 - Biển số 440

L.21. Vạch kẻ đường số 44 điều chỉnh chữ viết trên đường



Hình L.21 - Vạch kẻ đường số 40

L.22. Biển tên đường



Hình L.22 - Biển chỉ dẫn tên đường

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương