Qcvn 4: 2010/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lưỢng kênh thuê riêng sdh


- Tần số danh định và Rung pha đầu vào cực đại



tải về 392 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích392 Kb.
#9035
1   2   3   4   5   6   7   8

- Tần số danh định và Rung pha đầu vào cực đại ,

- Tần số danh định +4,6ppm và Rung pha đầu vào cực đại,

- tần số danh định - 4,6ppm và rung pha đầu vào cực đại

( Tần số danh định được tham chiếu chuẩn tới tần số UTC)

Giám sát: Luồng VC tại đầu ra của kênh thuê riêng .

Kết quả: Trong thời gian liên tục ít nhất 1 giây, không được có sự thay đổi về nội dung nhị phân của VC ngoại trừ các byte N1/N2 và BIP-8/BIP-2. Không được có lỗi khối nào được cảnh báo bởi cơ chế tính chẵn lẽ luân phiên theo bit (BIP).

A.2.2 Trễ

Mục đích: Để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu về trễ truyền dẫn một chiều như đã quy định trong phần 2.1.2.

Cấu hình đo: Thiết bị đo kết nối với kênh thuê riêng như trong hình A.2. Kênh thuê riêng nên được được đấu vòng đầu xa bằng một thiết bị đo.

Hình A.2 Cấu hình đo trễ

Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng.

Kích thích: Thiết bị đo phát tín hiệu VC với mẫu bit đặc biệt, có chu kỳ lặp lại lớn hơn trễ vòng đưa vào một khe thời gian xác định. Các lớp chủ ( Server) phải tuân thủ các yêu cầu trong chuẩn TCN 68-173:1998 [10] và mục 3.5 TCN 68-175:1998 [11].

Giám sát: Trễ vòng giữa phát và thu của mẫu bít đặc biệt.

Kết quả: Trễ vòng sau khi đã trừ trễ tại thiết bị đo đấu vòng phải nhỏ hơn hoặc bằng hai lần độ trễ quy định trong mục 2.1.2.

Chú ý: Phép đo này giả định là cả hai hướng phát và thu cùng định tuyến trên một đường truyền. Trên thực tế không thực hiện phép đo trễ truyền dẫn theo từng hướng riêng biệt.

A.2.3 Phát tín hiệu chỉ thị cảnh báo (AIS)

Mục đích: Để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu về phát tín hiệu AIS như đã quy định trong phần 2.2.1, 2.3.1, 2.4.1 và 2.5.1.

Cấu hình đo: Thiết bị đo kết nối với cả 2 đầu của kênh thuê riêng ( xem hình A.3). Mỗi hướng nên được đo kiểm độc lập.



Chú ý: Có thể sử dụng cấu hình đo như hình A.1.

Hình A.3 Cấu hình đo kiểm phát AIS và lỗi .

Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng.

Kích thích: Thiết bị đo phát tín hiệu VC với tải TSSx như chuẩn EN 300 417-4-1 [3] đưa vào một khe thời gian xác định. Các lớp chủ ( Server) phải tuân thủ các yêu cầu trong chuẩn EN 301 165 [4]. Thiết bị đo tạo ra các chuỗi sự kiện sai hỏng sau: Mất tín hiệu (LOS), Mất khung( LOF), AU4-AIS và Mất con trỏ AU4 (LOP). Ngoài ra, đối với luồng VC bậc thấp hơn các chuỗi sự kiện sai hỏng sau cũng được phát: Không tương hợp về bộ nhận dạng vết của VC-4 (TIM), Không tương hợp tải VC-4 (PLM) và Mất đa khung(LOM) ( chỉ đối với VC-2 và VC-12).

Giám sát: Đơn vị giám sát (The Administrative Unit (AU)/ đơn vị nhánh Tributary Unit (TU) của VC.

Kết quả: Đối với kết nối VC-4, tín hiệu AU4-AIS phải có khi phát hiện có một sai hỏng. Khi không còn sai hỏng, thì tín hiệu AU4-AIS phải được thay bằng tín hiệu bình thường. Đối với các kết nối VC bậc thấp, tín hiệu TU-AIS phải có khi phát hiện có một sai hỏng. Khi không còn sai hỏng, tin hiệu TU-AIS phải được thay bằng tín hiệu bình thường.

A.2.4 Đặc tính Lỗi

Mục đích: Để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu về lỗi như đã quy định trong mục 2.2.2, 2.3.2, 2.4.2 và 2.5.2.

Cấu hình đo: Thiết bị đo kết nối với cả 2 đầu của kênh thuê riêng ( xem hình A.4). Mỗi hướng nên được đo kiểm độc lập.

Hình A.4: Cấu hình đo đặc tính lỗi

Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng.

Kích thích: Thiết bị đo phát tín hiệu VC với tải TSSx như trong chuẩn EN 300 417-4-1 [3] vào khe thời gian xác định. Các lớp chủ ( Server) phải tuân thủ các yêu cầu trong chuẩn TCN 68-173:1998 [10] và mục 3.5 TCN 68-175:1998 [11]. Tín hiệu thử ( lớp đoạn và lớp luồng) phải có định thời trong dải tần số danh định đặt ± 4,6 ppm. ( Tần số danh định được tham chiếu chuẩn tới tần số UTC).

Giám sát: a) Số giây lỗi ;

b) Số giây lỗi nghiêm trọng;

c) Số lỗi khối nền.

Kết quả: Khi giám sát kênh thuê riêng đang hoạt động hoặc giám sát kênh đã được ngắt ra để thực hiện đo kiểm, thì số giây lỗi, số giây lỗi nghiêm trọng và số lỗi khối nền phải nhỏ hơn mức chỉ tiêu qui định trong mục 2.2.2, 2.3.2, 2.4.2 và 2.5.2.

Chú ý: Nếu các yêu cầu phù hợp ngay trong lần đo liên tục 24 giờ thứ nhất , thì không cần thiết đo tiếp cho lần đo thứ hai 24 giờ sau

Phụ lục AB


(Tham khảo)

Các giới hạn của lỗi

B.A.1. Giới thiệu


Các lỗi sinh ra bởi một số nguyên nhân sau:

  • Do can thiệp của con người;

  • Nhiễu nhiệt;

  • Các điện áp cảm ứng trong thiết bị và cáp do sét, chớp, sóng vô tuyến và các hiệu ứng điện từ trường khác;

  • Mất đồng bộ sau khi bị trượt không điều khiển được;

  • Các điểm tiếp xúc và kết nối.

Nguyên nhân chính gây ra lỗi là các điện áp cảm ứng và các lỗi này thường xảy ra với mật độ lớn do các hiện tượng đặc biệt nào đó xuất hiện. Sự phát triển của công nghệ không những giúp con người có sự hiểu biết sâu sắc hơn về các hiệu ứng điện từ trường mà còn có phương hướng lâu dài trong việc giảm các tỷ lệ về lỗi.

Các nghiên cứu của ITU-T đã chứng minh rằng tỷ lệ lỗi đối với đường truyền ít phụ thuộc vào khoảng cách.


B.A.2. Các kết nối chuẩn


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bit của các đường truyền dẫn sốTiêu chuẩn TCN 68-164:1997 [9] đưa ra các giới hạn lỗi đối với kết nối chuẩn giả định dài 27 500 km. Để có thể áp dụng các số liệu này cho kênh thuê riêng thì cần phải định nghĩa các kết nối chuẩn để đại diện cho các kênh thuê riêng được đề cập tới trong Quy chuẩn này. Kết nối chuẩn trên mặt đất và kết nối chuẩn qua vệ tinh được định nghĩa trong B.A.2.1 và B.A.2.2 dựa trên cơ sở tiêu chuẩn TCN 68-164:1997 [9]Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bit của các đường truyền dẫn số [9].
B.A.2.1. Kết nối chuẩn trên mặt đất

Hình B.A.1 mô tả kết nối chuẩn trên mặt đất để tính toán các giới hạn lỗi như đã chỉ ra trong Quy chuẩn này.




Hình B.A.1 - Đường truyền chuẩn cho kênh thuê riêng VC trên mặt đất
Đường truyền chuẩn trong Hình B.A.1 gồm có 2 nước tại 2 đầu cuối và một nước trung gian. Tại nước có điểm đầu cuối thì khoảng cách tính từ điểm NTP đến cổng đi quốc tế được định tuyến tối đa là 1 000 km. Đối với nước trung gian thì khoảng cách tối đa là 3 500 km nếu chỉ có một cổng quốc tế. Khoảng cách trên được tính bằng 1,5 lần khoảng cách theo đường thẳng trừ trường hợp nếu là cáp ngầm dưới biển thì khoảng cách sẽ là khoảng cách thực tế.

CHÚ THÍCH: mô hình này cho phép khoảng cách tổng cộng lên đến 5 500 km. Mặc dù đường truyền chuẩn này biểu diễn các phần của các quốc gia riêng biệt, nhưng trong Quy chuẩn này không tách lỗi riêng tại từng quốc gia và các lỗi có thể được phân tách theo cách khác.


B.A.2.2. Đường truyền qua vệ tinh

Hình B.A.2 - Đường truyền chuẩn cho kênh thuê riêng VC qua vệ tinh
Đường truyền chuẩn trong Hình B.A.2 gồm có đường truyền vệ tinh kết nối hai quốc gia có điểm đầu cuối. Đối với mỗi nước có điểm đầu cuối thì khoảng cách là khoảng 1 000 km.

Каталог: files -> vppweb -> dvbcvt -> vbtw
vbtw -> Qcvn 7: 2010/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao diện quang cho thiết bị KẾt nối mạng sdh national technical regulation
vbtw -> BỘ BƯu chíNH, viễn thông số: 01/2005/QĐ-bbcvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbtw -> BỘ BƯu chíNH, viễn thông số: 36/2006/QĐ-bbcvt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbtw -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 07/2009/tt-btttt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbtw -> BỘ BƯu chíNH, viễn thông số: 07/2006/QĐ-bbcvt
vbtw -> BỘ BƯu chíNH, viễn thông số: 34/2006/QĐ-bbcvt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbtw -> Qcvn 21: 2010/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về YÊu cầu chung đỐi với thiết bị ĐẦu cuối kết nối vào mạng viễn thông công cộng sử DỤng kênh thuê riêng tốC ĐỘ 2048 kbit/S
vbtw -> BỘ BƯu chinh viễn thôNG
vbtw -> BỘ BƯu chíNH, viễn thông số: 27/2006/QĐ-bbcvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbtw -> BỘ thông tin và truyềN thông quy hoạch kênh tần số VÔ tuyếN ĐIỆn của việt nam cho các nghiệp vụ CỐ ĐỊnh và LƯU ĐỘng mặT ĐẤT

tải về 392 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương