Qcvn 32 : 2011/bgtvt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KÍnh an toàn của xe ô TÔ


Phụ lục 5 Kính nhiều lớp không phải kính chắn gió



tải về 0.96 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.96 Mb.
#32692
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

Phụ lục 5

Kính nhiều lớp không phải kính chắn gió


1. Xác định về kiểu

Kính nhiều lớp không phải kính chắn gió phải được xem như thuộc về các kiểu khác nhau nếu chúng khác nhau ít nhất một trong các đặc tính chủ yếu hoặc phụ sau đây.



1.1. Đặc tính chủ yếu

1.1.1. Tên thương mại hoặc nhãn hiệu.

1.1.2. Phân loại độ dày theo độ dày danh nghĩa "e" (dung sai sản xuất cho phép là  0,2n mm, trong đó n là số lớp của tấm kính) như sau:

Loại 1 e  5,5 mm

Loại 2 5,5 mm < e  6,5 mm

Loại 3 e  6,5 mm



1.1.3. Chiều dày danh nghĩa của một hoặc các lớp trung gian.

1.1.4. Bản chất và loại của một hoặc các lớp trung gian, ví dụ như PVB hoặc vật liệu dẻo khác là vật liệu của một hoặc các lớp trung gian.

1.1.5. Xử lý đặc biệt cho một trong các lớp của kính.

1.2. Đặc tính phụ

1.2.1. Bản chất của vật liệu (kính phẳng, kính nổi, kính tấm mỏng).

1.2.2. Mầu sắc (tất cả hoặc từng phần) của một hoặc các lớp trung gian (không màu hoặc nhạt mầu).

1.2.3. Mầu sắc của kính (không mầu hoặc nhạt màu).

1.2.4. Sát nhập của dải chắn sáng hoặc cách khác

2. Quy định chung

2.1. Đối với kính nhiều lớp không phải kính chắn gió, phải thực hiện phép thử trên mẫu thử phẳng được cắt ra từ kính thật hoặc được chế tạo một cách đặc biệt cho mục đích thử. Trong trường hợp như vậy, mẫu thử phải đại diện cho các tấm kính đã sản xuất có yêu cầu được chứng nhận.

Mẫu thử phải được đặt trong phòng có nhiệt độ 23 0C  20C ít nhất 4 giờ. Phép thử phải được tiến hành ngay sau khi mẫu thử được lấy ra khỏi phòng.



2.3. Các qui định của phụ lục này được coi như thỏa mãn nếu kính thử có cùng thành phần như kính đã được chứng nhận theo các qui định của Phụ lục 4 hoặc của Phụ lục 6, hoặc của Phụ lục 7.

3. Thử bằng chuỳ thử

3.1. Các chỉ số cản trở của đặc tính phụ

Không có đặc tính phụ nào được yêu cầu.



3.2. Số lượng mẫu thử

Phải thử 6 mẫu thử phẳng có kích thước(1100 mm x 500 mm)+5-2mm.



3.3. Phương pháp thử

3.3.1. Áp dụng phương pháp thử quy định trong mục 3.1, phụ lục 1.

3.3.2. Độ cao rơi là 1,50 m+0-5mm.

3.4. Đánh giá kết quả

3.4.1. Phép thử này cho kết quả đạt yêu cầu nếu các điều kiện sau được đáp ứng:

3.4.1.1. Mẫu thử cong oằn và vỡ, xuất hiện nhiều mảnh nứt rạn tròn ở gần sát điểm va đập.

3.4.1.2. Cho phép có vết rách ở lớp trung gian nhưng đầu chuỳ không được xuyên qua.

3.4.1.3. Không có mảnh kính vỡ lớn nào tách ra khỏi lớp trung gian.

3.4.2. Bộ mẫu thử được coi là đạt yêu cầu thử bằng chuỳ thử nếu một trong hai điều kiện sau được đáp ứng.

3.4.2.1. Tất cả các phép thử cho kết quả đạt yêu cầu, hoặc

3.4.2.2. Một lần thử cho kết quả không đạt yêu cầu nhưng một loạt các lần thử tiếp theo trên nhóm mẫu mới cho kết quả đạt yêu cầu.

4. Thử độ bền cơ học bằng bi 227 g

4.1. Các chỉ số cản trở của đặc tính phụ

Không có đặc tính phụ nào được yêu cầu.



4.2. Số lượng mẫu thử

Phải thử 4 mẫu thử hình vuông có cạnh( 300 mm x 300 mm )+10-0 mm.



4.3. Phương pháp thử

4.3.1. Áp dụng phương pháp quy định của mục 2.1, phụ lục 1.

4.3.2. Độ cao rơi (từ mặt dưới của bi đến mặt trên của mẫu thử), tương ứng với độ dày danh nghĩa, được cho trong bảng 11 sau.

Bảng 11. Độ cao rơi

Độ dày

(mm)


Độ cao rơi(1)

(m)


e  5,5

5

5,5 < e  6,5

6

e > 6,5

7

Chú thích: (1) Dung sai cho phép là + 25 mm

4.4. Đánh giá kết quả

4.4.1. Phép thử được coi như cho kết quả đạt yêu cầu nếu các điều kiện sau được đáp ứng:

Bi không được xuyên qua mẫu thử.

Mẫu thử không được vỡ thành nhiều mảnh.

Tổng khối lượng các mảnh vỡ rơi ra từ mặt kính bị va đập không vượt quá 15 g.



4.4.2. Bộ mẫu thử được coi như đạt yêu cầu thử độ bền cơ học nếu một trong các điều kiện sau được đáp ứng.

4.4.2.1. Tất cả các lần thử cho kết quả đạt yêu cầu.

4.4.2.2. Một lần thử cho kết quả không đạt yêu cầu nhưng một loạt các lần thử tiếp theo trên nhóm mẫu mớí cho kết quả đạt yêu cầu.

5. Thử tác động của môi trường

5.1. Thử độ bền mài mòn

5.1.1. Các chỉ số cản trở và phương pháp thử

Áp dụng các yêu cầu quy định trong mục 4, phụ lục 1, phép thử được thực hiện tiếp tục với 1000 vòng.



5.1.2. Đánh giá kết quả

Kính an toàn được coi như đạt yêu cầu phép thử độ bền mài mòn nếu như sự khuếch tán ánh sáng sau khi mẫu thử được mài mòn không vượt quá 2%.



5.2. Thử độ chịu nhiệt độ cao

Áp dụng các yêu cầu quy định trong mục 5, phụ lục 1.



5.3. Thử tính chống bức xạ

5.3.1. Yêu cầu chung

Phép thử này chỉ được thực hiện nếu phòng thử nghiệm nhận thấy, trên cơ sở kinh nghiệm đã có của mình, phép thử này là hữu ích đối với lớp trung gian.



5.3.2. Áp dụng các quy định của mục 6.3, phụ lục 1.

5.4. Thử tính chống ẩm

Áp dụng các quy định của mục 7, phụ lục 1.



6. Chất lượng quang học.

Phải áp dụng các quy định liên quan đến hệ số truyền sáng ổn định theo quy định của mục 9.1, phụ lục 1 cho kính không phải kính chắn gió hoặc các của phần kính không phải kính chắn gió đặt ở tầm nhìn của người lái xe.




Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=vbpq -> 2012
2012 -> BIỂu phí, LỆ phí trong công tác thú Y
2012 -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
2012 -> Ủy ban nhân dân tỉnh khánh hòA
2012 -> Số: 1001/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1002/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1003/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1006/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1007/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1008/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1013/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương