Qcvn 32 : 2011/bgtvt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KÍnh an toàn của xe ô TÔ


Thay đổi hoặc mở rộng chứng nhận một kiểu kính an toàn



tải về 0.96 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.96 Mb.
#32692
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3.4. Thay đổi hoặc mở rộng chứng nhận một kiểu kính an toàn


3.4.1. Mỗi một thay đổi kiểu kính an toàn hoặc mỗi bổ sung một kiểu kính chắn gió vào một nhóm phải không gây ra ảnh hưởng xấu đáng kể. Đối với kính chắn gió thì một kiểu mới phải phù hợp với nhóm kính chắn gió đã được chứng nhận, và đối với kính an tòan thì phải đáp ứng các yêu cầu đã nêu.

3.4.2. Khi cần thiết phải xem xét báo cáo kết quả thử chi tiết hơn từ phòng thử nghiệm.

3.5. Kiểm tra giám sát trong sản suất lắp ráp hàng loạt.


3.5.1. Kính an toàn được chứng nhận theo quy chuẩn này phải được sản xuất giống như loại đã được chứng nhận bằng cách đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định trong mục 2.1, mục 2.2 và mục 3.1.

3.5.2. Để xác nhận các quy định trong mục 3.5.1 trên đã được đáp ứng, cơ quan cấp giấy chứng nhận thực hiện kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra trong đánh giá hàng năm.

3.5.3. Việc kiểm tra phải dựa trên cơ sở các nội dung trong hồ sơ chứng nhận và phải thực hiện các phép thử tương ứng nêu trong phụ lục 17 đối với mỗi loại kính

3.6 Các kiểu loại sản phẩm đã được kiểm tra, thử nghiệm thỏa mãn các quy định và có hồ sơ đăng ký phù hợp với quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 19.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Thời điểm áp dụng


Kể từ ngày có hiệu lực của Quy chuẩn này, lộ trình áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với các phép thử như sau :

a) Sau 2 năm, áp dụng các yêu cầu kỹ thuật (theo ý kiến của anh Giao- 010808) đối với các phép thử sau đây

1. Thử độ phân mảnh;

2. Thử độ bền cơ học;

3. Thử độ bền mài mòn;

4. Kiểm tra hệ số truyền sáng;

5. Thử độ méo quang học;

6. Thử sự tách rời hình ảnh thứ cấp.

b) Sau 4 năm, áp dụng các yêu cầu kỹ thuật đối với các phép thử sau đây:

1. Thử độ chịu nhiệt độ cao;

2. Thử độ bền phát xạ;

3. Thử độ chịu ẩm;

4. Thử độ bền đối với sự thay đổi nhiệt độ;

5. Thử nhận biết màu;

6. Thử tính chịu lửa;

7. Thử độ bền hoá học.

c) Sau 6 năm, áp dụng các yêu cầu kỹ thuật (theo ý kiến của anh Giao- 010808) đối với các phép thử còn lại.

4.2. Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chuẩn này trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với kính an toàn được sản xuất để lắp đặt trên xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc làm kính chắn gió và các loại kính cửa.


Phụ lục 1

Các quy định thử chung


1. Thử độ phân mảnh

1.1. Không được kẹp chặt tấm kính cần thử, tuy nhiên, có thể đặt nó trên một tấm kính giống hệt và được giữ bằng một băng dính xung quanh mép.

1.2. Để tạo sự phân mảnh, dùng một cái búa nhọn đầu, nặng khoảng 75 g hoặc một dụng cụ khác cho kết quả tương tự. Bán kính đường cong của đầu nhọn tác động là 0,2 mm  0,05 mm.

1.3. Phép thử được tiến hành tại các điểm va đập quy định

1.4. Sử dụng phương pháp nào đó có thể đếm được mảnh vỡ với sai số cho phép và có thể xác định được vùng có số lượng mảnh vỡ lớn nhất và vùng có số lượng mảnh vỡ nhỏ nhất để thực hiện kiểm tra các mảnh vỡ

Ghi lại hình ảnh phân mảnh trong vòng 10 giây đầu sau va đập và kết thúc không quá 3 phút sau. Phòng thử nghiệm phải giữ lại bản ghi này của các mảnh vỡ sau va đập.



2. Thử va đập bằng bi thép

2.1. Thử va đập bằng bi thép 227 g.

2.1.1. Thiết bị

2.1.1.1. Sử dụng bi bằng thép cứng khối lượng 227 g  2 g, đường kính xấp xỉ 38 mm.

2.1.1.2. Thao tác: cho viên bi rơi tự do từ độ cao quy định hoặc tạo cho viên bi có vận tốc bằng với vận tốc khi rơi tự do từ độ cao đó. Khi sử dụng thiết bị tạo vận tốc, sai số vận tốc do thiết bị tạo ra là ±1% so với vận tốc rơi tự do.

2.1.1.3. Giá đỡ cố định (hình 1) bao gồm khung thép với bề mặt của các thanh thép làm khung rộng 15 mm; trên đặt một gioăng cao su dày 3 mm, độ cứng 50 IRHD, khung này đặt lên trên một khung dưới khác. Khung dưới đặt trên một giá đỡ hình hộp bằng tôn cao 150 mm. Mẫu thử được giữ bằng khung phía trên nặng khoảng 3 kg. Giá đỡ hình hộp được hàn vào một tấm thép làm đế dày 12 mm, giữa sàn nhà và giá đỡ cố định đặt một tấm cao su dày 3 mm và độ cứng 50 IRHD.

2.1.2. Điều kiện thử

+ Nhiệt độ : 200C  50C;

+ Áp suất từ 860 đến 1060 mbar;

+ Độ ẩm tương đối 60%  20%.



2.1.3. Mẫu thử

Sử dụng mẫu thử phẳng, hình vuông, cạnh 300 +10-0 mm hoặc được cắt ra từ phần phẳng nhất của kính chắn gió hoặc tấm kính an toàn cong khác.

Khi sử dụng tấm kính an toàn cong để thử, phải đảm bảo mẫu thử tiếp xúc hoàn toàn với giá đỡ.

2.1.4. Tiến hành thử

Đặt mẫu thử trong điều kiện nhiệt độ quy định ít nhất là 4 giờ ngay trước khi tiến hành phép thử.

Mẫu thử đặt trên giá cố định xem mục 2.1.1, phụ lục 1).

Mặt của mẫu thử đặt vuông góc với chiều rơi của viên bi (dung sai nằm trong khoảng 3O).

Đối vớí mẫu thử bằng vật liệu dẻo có thể uốn được, phải kẹp chặt mẫu vào giá đỡ

Điểm va đập phải nằm trong vòng tròn có tâm là tâm hình học của mẫu thử, với bán kính 25 mm ứng với độ cao rơi không quá 6 m và bán kính 50 mm ứng với độ cao rơi lớn hơn 6 m.

Cho viên bi rơi vào bề mặt phía ngoài của mẫu thử.

Chỉ được phép thực hiện một lần va đập.



2.2. Thử va đập bằng bi thép 2260 g

2.2.1. Thiết bị

2.2.1.1. Bi bằng thép cứng có khối lượng 2260 g  20 g, đường kính xấp xỉ 82 mm.

2.2.1.2. Thao tác: cho bi rơi tự do từ độ cao quy định hoặc tạo cho viên bi vận tốc bằng với vận tốc khi rơi tự do từ độ cao đó. Khi sử dụng thiết bị tạo vận tốc, sai số vận tốc do thiết bị tạo ra là ±1% so với vận tốc khi rơi tự do.

2.2.1.3. Giá đỡ cố định được giới thiệu ở Hình 1, mô tả trong mục 2.1.1 Phụ lục 1

2.2.2. Điều kiện thử

+ Nhiệt độ 20 oC  5 oC;

+ Áp suất từ 860 đến 1060 mbar;

+ Độ ẩm tương đối 60 %  20 %.



2.2.3. Mẫu thử

Mẫu thử hình vuông phẳng, có cạnh bằng 300+10-0mm hoặc được cắt ra từ phần phẳng nhất của kính chắn gió hoặc tấm kính an toàn cong khác.

Có thể sử dụng cả tấm kính chắn gió hoặc kính an toàn cong để thử. Trong trường hợp này cần chú ý đảm bảo có sự tiếp xúc hoàn toàn giữa mẫu thử và giá đỡ.

2.2.4. Tiến hành thử

Mẫu thử được đặt trong điều kiện nhiệt độ quy định ít nhất là 4 giờ ngay trước khi thử.

Đặt mẫu thử trên giá cố định (mục 2.1.1 phụ lục 1). Mặt của mẫu thử đặt vuông góc với phương rơi của viên bi (sai số nằm trong khoảng 3o).

Trong trường hợp mẫu thử là kính thuỷ tinh - vật liệu dẻo thì mẫu phải được kẹp chặt vào giá đỡ. Điểm va đập phải nằm trong vòng tròn có tâm là tâm hình học của mẫu thử, bán kính 25 mm. Bi phải đập vào bề mặt phía trong của mẫu thử.



3. Thử bằng chuỳ thử

3.1. Thử bằng chùy thử không đo sự giảm tốc

3.1.1. Thiết bị

3.1.1.1. Chuỳ thử có đầu hình cầu hoặc bán cầu, làm bằng gỗ cứng, đầu chùy bọc một lớp nỉ có thể thay thế được và có thể có hoặc không có một thanh ngang làm bằng gỗ. Có một miếng trung gian hình cổ chai giữa phần hình cầu và thanh ngang và một cán đỡ trên đầu kia của thanh ngang.

Các kích thước và cấu tạo của chuỳ thử cho trong hình 2.

Tổng khối lượng của chùy thử là 10 kg  0,2 kg.

3.1.1.2. Thao tác: cho chuỳ thử rơi tự do từ độ cao quy định hoặc tạo cho nó vận tốc tương đương với vận tốc đạt được khi rơi tự do từ độ cao đó.

Khi sử dụng thiết bị để phóng chuỳ thử, sai số vận tốc là 1 % so với vận tốc khi rơi tự do.



3.1.1.3. Giá đỡ cố định dùng cho việc thử mẫu thử phẳng được giới thiệu ở hình 3. Giá cố định gồm 2 khung thép đặt chồng lên nhau, các thanh làm khung có bề mặt rộng 50 mm, gioăng cao su đặt ở giữa dày 3 mm, rộng 15 mm  1 mm, độ cứng 70 IRHD. Khung trên bắt chặt vào khung dưới bằng ít nhất 8 bu lông.

3.1.2. Điều kiện thử

+ Nhiệt độ: 20 0C  50C;

+ Áp suất: từ 860 đến 1060 mbar;

+ Độ ẩm tương đối: 60%  20%.



3.1.3. Tiến hành thử

3.1.3.1. Thử mẫu thử phẳng

Mẫu thử phẳng có chiều dài bằng 1100+5-2mm, rộng bằng 500+5-2mm được giữ ở nhiệt độ 20OC  5OC, ít nhất là 4 giờ ngay trước khi tiến hành thử .

Kẹp chặt mẫu thử trên khung đỡ (xem mục 3.1.3, phụ lục 1), xiết chặt các bu lông để đảm bảo mẫu thử không bị xê dịch quá 2 mm trong quá trình thử. Bề mặt của mẫu thử đặt vuông góc với phương rơi của chuỳ thử.

Chuỳ thử phải đập vào mẫu thử tại điểm nằm trong đường tròn có tâm là tâm hình học của mẫu thử, bán kính 40 mm, điểm va đập này nằm trên bề mặt phía trong của kính. Chỉ cho phép thực hiện va đập một lần. Bề mặt va đập của lớp nỉ bao phủ đầu chuỳ phải được thay thế sau 12 lần thử.



3.1.3.2. Phép thử trên kính chắn gió còn nguyên hình dạng (chỉ áp dụng cho độ cao rơi  1,5 m)

Đặt kính chắn gió lên giá đỡ, dưới lót một lớp cao su có độ cứng 70 IRHD, dày 3 mm, chiều rộng tiếp xúc trên toàn bộ chu vi khoảng 15 mm.

Giá đỡ phải bao gồm một khung cứng vững, có hình dạng tương ứng với hình dạng kính chắn gió, chuỳ thử phải đập vào bề mặt phía trong của kính.

Nếu cần thiết, kính chắn gió phải được kẹp chặt với giá đỡ. Mômen xoắn nhỏ nhất nên dùng để xiết bu lông M 20 là 30 Nm.

Giá đỡ phải được đặt trên bệ cứng vững, có tấm cao su lót giữa dày 3 mm, độ cứng 70 IRHD. Bề mặt kính chắn gió đặt vuông góc với phương rơi của chuỳ thử.


Chuỳ thử phải đập vào kính chắn gió tại điểm nằm trong vòng tròn có tâm là tâm hình học của mẫu thử, bán kính 40 mm, trên bề mặt phía trong của kính và chỉ được phép thực hiện một lần va đập.

Bề mặt va đập của tấm nỉ được thay thế sau 12 lần thử.
3.2. Thử bằng chùy có đo sự giảm tốc

3.2.1. Thiết bị thử

Phép thử bằng chùy dùng để xác định giá trị chấn thương sọ não “HIC” theo mô phỏng, vật rơi là chùy thử (xem hình 2.1). khối lượng toàn bộ của chùy thử là 10,0 + 0,2 kg.

Ở giữa đĩa cơ sở (24) là một đế ba trục (26) lắp đặt sao cho nó nằm tại trọng tâm để nhận tín hiệu của cảm biến gia tốc (27). Cảm biến gia tốc được bố trí theo phương thẳng đứng với các chi tiết khác.

Chỏm cầu (18) và lớp bọc (19) nằm ở dưới đĩa cơ sở, chiếm phần lớn bề mặt, và đặt dưới phần đàn hồi của chùy. Tính chất đàn hồi của chùy thử được xác định bởi độ cứng và độ dày của vòng đệm trung gian và chỏm cầu.





Hình 4 - Chùy thử 10kg


Bảng 3. Danh mục các chi tiết của chùy thử 10 kg (xem hình 4)




Vị trí

Số lượng

Ký hiệu

Vật liệu

Ghi chú

1

1

Nam châm giữ

Thép DIN 17100

-

2


1


Giảm chấn

Cao su / thép


Đường kính: 50mm

Độ dày: 30mm

Ren: M10


3

4

BNC đầu nối HF







4

1

Ê cu lục giác DIN 985







5

6

Đĩa DIN125







6

3

Chi tiết chuyển tiếp







7

6

Bu lông DIN912







8

3

Ê cu lục giác







9

3

Đĩa

Thép DIN17100

Đường kính lỗ: 8mm

Đường kính ngoài: 35mm

Độ dày: 1,5mm


10

3

Đệm cao su

Cao su, độ cứng 60 IRHD

Đường kính lỗ: 8mm

Đường kính ngoài: 30mm

Độ dày: 10mm


11

1

Đệm chống va đập

Đệm giấy nhiều lớp

Đường kính lỗ: 120mm

Đường kính ngoài: 199mm

Độ dày: 0,5mm


12













13

1

Đệm trung gian

Cao su Butadien, độ cứng khoảng 80 IRHD

Đường kính lỗ: 129mm

Đường kính ngoài: 192mm

Độ dày: 4mm


14

3

Ống dẫn

Polytetra-fluorethen (PTFE)

Đường trong: 8mm

Đường kính ngoài: 10mm

Dài: 40mm


15

3

Ê cu lục giác







16

3

Bu lông ren DIN 976







17

3

Vít chìm

Hợp kim đúc DIN1709 – GD – CuZn37Pb




18

1

Chỏm cầu

Polyamid12




19

1

Vỏ bọc

Cao su butadien

Độ dày: 6 mm

Một mặt có gân



20

1

Ống lót dẫn hướng

Thép DIN 17100




21

4

Vít chỉnh khe hở







22

1

Đĩa chống va đập

Đệm giấy nhiều lớp

Đường kính ngoài: 65mm

Độ dày: 0,5mm



23













24

1

Đĩa Cơ sở

Thép DIN 17100




25

1

Vít chỉnh lục giác

Loại độ bền 45H




26

1

Đế 3 trục







27

3

Thiết bị đo gia tốc







28

1

Khối gỗ

Gỗ cây trăn, keo giữa các lớp




29

1

Đĩa phủ

Hợp kim (AlMg5)




30

1

Nắp bảo vệ

Polyamid 12




3.2.2. Điều chỉnh và hiệu chuẩn:

Để tiến hành thử nghiệm, chùy thử phải được cố định với thanh ngang của hệ thống dẫn hướng (xem hình 5) và được nâng lên độ cao cần thiết bằng thiết bị nâng. Khi thực hiện phép thử, thanh ngang với chùy thử được tách rời ra và rơi xuống. Sau khi đi qua cơ cấu chặn có độ cao rơi theo yêu cầu, thanh ngang được giữ lại, chùy thử tách khỏi thanh ngang và rơi tự do xuống tác động vào mẫu thử.

Không có bất kỳ tác động nào lên chùy thử do thiết bị rơi hoặc do dây dẫn tín hiệu trong khi rơi, do đó nó chỉ được gia tốc bởi trọng lực theo phương thẳng đứng.

3.2.2.1. Thiết bị đo cho phép xác định được giá trị HIC với chùy thử mô tả tại mục 3.2.1.

3.2.2.2. Thiết bị hiệu chuẩn chùy thử:

Độ cao rơi tự do phải nằm trong khoảng từ 50 mm đến 254 mm với sai số đến 1mm. Không cần sử dụng hệ thống dẫn hướng đối với độ cao rơi nhỏ;

Đế phẳng chịu va đập được làm bằng thép có kích thước 600 mm x 600 mm và có độ dày tối thiểu là 50mm. Bề mặt va đập được đánh bóng:

Độ nhám bề mặt Rmax= 1 μm, dung sai độ phẳng t = 0,05 mm.



3.2.2.3. Hiệu chuẩn và điều chỉnh chùy thử:

Trước khi thực hiện một loạt các thử nghiệm nhưng không nhiều hơn 50 lần thử trong một loạt thử, chùy thử phải được hiệu chuẩn và điều chỉnh nếu cần thiết.

Đế phẳng chịu va đập được làm sạch và khô, nó được đặt trực tiếp xuống đế bê tông trong khi thử .Chùy thử phải rơi và đập vào đế chịu va đập theo phương thẳng đứng.

Độ cao rơi (được tính từ điểm thấp nhất của chùy thử đến bề mặt của đế chịu va đập) lần lượt là 50, 100, 150 và 254 mm. Đường cong giảm tốc sẽ được ghi lại.



Giảm chấn


Hình 5. Thiết bị thử bằng chùy thử có đo giảm tốc

Giá trị giảm tốc lớn nhất az ở các độ cao khác nhau theo trục Z phải nằm trong giới hạn cho trong bảng 4 dưới đây:



Bảng 4. Giới hạn giá trị giảm tốc

Độ cao rơi mm

Giá trị giảm tốc lớn nhất az (là bội số của g)

50

64 ± 5 g

100

107 ± 5 g

150

150 ± 7 g

254

222 ± 12 g

( g là gia tốc trọng trường)



Đường cong giảm tốc sẽ được xây dựng dựa vào cùng một mô hình dao động. Đường cong giảm tốc của độ cao rơi 254 mm phải được thực hiện ngắn nhất là 1.2 ms lâu nhất là 1,5 ms và lớn hơn 100g.

Nếu không đạt được các yêu cầu tại mục 3.2.2.3. thì phần đàn hồi của chùy thử phải điều chỉnh bằng cách thay đổi độ dày của vòng đệm trung gian (13) trong đĩa cơ sở. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách điều chỉnh ba ê cu lục giác tự hãm (8) trên bu lông ren (16), nó được dùng để cố định chỏm cầu với đĩa cơ sở (24). Đệm cao su (10) dưới ê cu lục giác (8) không được đứt gãy.

Vỏ bọc (19) của bề mặt va đập và đệm trung gian cần phải được thay ngay nếu bị hỏng, đặc biệt khi chùy thử không còn khả năng điều chỉnh nữa.

3.2.3. Giá đỡ dùng cho thử nghiệm tấm phẳng được mô tả tại mục 3.1.3.

3.2.4. Điều kiện thử được xác định như trong mục 3.1.4.

3.2.5. Thử nghiệm trên tấm kính mẫu ( sử dụng cho độ cao rơi từ 1,5 m đến 3m). đặt tấm kính tự do trên gá đỡ và gioăng cao su bao quanh có độ cứng là 70 IRHD và độ dày khoảng 3 mm.

Tấm kính được kẹp chặt với cấu trúc gá đỡ bằng các thiết bị thích hợp. Bề mặt của tấm kính về cơ bản phải vuông góc với hướng rơi của chùy thử. Chùy thử phải rơi vào trong hình tròn bán kính 40 mm với tâm là tâm hình học của tấm kính. Bề mặt va đập là bề mặt phía trong khi kính lắp trên xe và chỉ thực hiện một lần va đập.

Bắt đầu bằng việc chọn một độ cao thử ban đầu, sau đó độ cao thử tăng dần 0,5m lần lượt cho các lần thử tiếp theo. Đường cong giảm tốc do va đập trên mẫu thử là ax, ay và az phải được ghi nhận theo thời gian t.

Kết thúc phép thử bằng chùy, phải kiểm tra thêm các yếu tố như mép kính có dịch chuyển tổng lớn hơn 2 mm và điểm va đập thỏa mãn yêu cầu. Các thành phần gia tốc ax và ay phải nhỏ hơn 0,1 giá trị az theo phương thẳng đứng.



Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=vbpq -> 2012
2012 -> BIỂu phí, LỆ phí trong công tác thú Y
2012 -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
2012 -> Ủy ban nhân dân tỉnh khánh hòA
2012 -> Số: 1001/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1002/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1003/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1006/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1007/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1008/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2012 -> Số: 1013/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương