PHẦn mở ĐẦU


QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC



tải về 0.69 Mb.
trang28/30
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích0.69 Mb.
#1685
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC


VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Các vấn đề xã hội nói ở đây bao gồm những lĩnh vực như: việc làm, thu nhập, bình đẳng xã hội, khuyến khích làm giàu, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, cung ứng dịch vụ công, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình ...
  1. Thời kỳ trước đổi mới




    1. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội. Giai đoạn 1945 – 1954:


Trong giai đoạn này Đảng chủ trương: chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân ta cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị

của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Do đó, chính sách xã hội cấp bách lúc này là làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Tiếp sau đó làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm.

Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình Dân chủ nhân dân: Chính phủ hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân chủ động và tự tổ chức giải quết các vấn đề xã hội của chính mình: tăng gia sản xuất, tiết kiệm, đồng cam cộng khổ... Khuyến khích mọi thành phần xã hội phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Thực hiện chính sách điều hòa lợi ích giữa chủ và thợ.

Giai đoạn 1955 – 1975:

Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, trong hoàn cảnh chiến tranh. Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu cần thiết bằng chế độ bao cấp dựa vào viện trợ.


Giai đoạn 1975 – 1985:

Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập và cấm vận.


    1. Đánh giá việc thực hiện đường lối



+ Thành tựu
Chính sách xã hội thời kỳ này đã đảm bảo được sự ổn định của xã hội đồng thời còn đạt được thành tựu phát triển đáng tự hào trên một số lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, y tế, lối sống đạo đức, kỷ cương và an ninh xã hội, hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.

Những thành tựu đó nói lên bản chất tốt đẹp của chế độ mới và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong giải quyết các vấn đề xã hội trong điều kiện chiến tranh kéo dài, kinh tế chậm phát triển.



+ Hạn chế và nguyên nhân:

Trong xã hội đã hình thành tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể trong cách giải quyết các vấn đề xã hội; chế độ phân phối trên thực tế là bình quân – cào bằng không khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt, làm giỏi v.v…Đã hình thành một xã hội đóng, ổn định nhưng kém năng động, chậm phát triển về nhiều mặt.

Nguyên nhân cơ bản của các hạn chế trên là chúng ta đặt chưa đúng tầm chính sách xã hội trong quan hệ với chính sách thuộc các lĩnh vực khác, đồng thời lại áp dụng và duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.

  1. Trong thời kỳ đổi mới




    1. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội





    • Từ Đại hội VI, Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội đối với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác. Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế. Ngay trong khuôn khổ của hoạt động kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… Đây là chính sách đối với con người, do đó cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài phù hợp với yêu cầu khả năng trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.

Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu của phát triển kinh tế ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người. Phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề của thực hiện các chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thức đẩy phát triển kinh tế.

    • Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung các quan điểm sau đây:

+ Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển.

+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối.
+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.
+ Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa.


  • Đại hội IX của Đảng chủ trương các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.

  • Đại hội X của Đảng chủ trương phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương.

  • Hội nghị Trung ương 4, khóa X (tháng 1-2007) nhấn mạnh phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết với WTO. Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gia nhập WTO với lĩnh vực xã hội để có biện pháp xử lý chủ động, đúng đắn, kịp thời.
    1. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xạ hội



Một , kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ,công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.

Ba , chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.

Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI), và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.
    1. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội.



Một , khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Hai , bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ba , phát triển y tế công bằng và hiệu quả.


nòi.


Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống


Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và hế hoạch hóa gia đình.

Sáu là, chú trọng chính sách ưu đãi xã hội.
Bảy , đổi mới cơ chế quản lý và phương pháp cung ứng các dịch vụ công cộng.

    1. Đánh giá sự thực hiện đường lối.



+ Kết quả:


  • Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tích cực xã hội của tất cả các tầng lớp dân cư.

  • Từ chỗ thi hành phân phối bình quân – cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

  • Từ chỗ không đặt đúng chính sách xã hội trong mối quan hệ với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

  • Từ chỗ Nhà nước bao cấp trong việc giải quyết việc làm đã chuyển sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm.

  • Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hoá giàu – nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo là cần thiết cho sự phát triển.

  • Từ chỗ nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” đi đến xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các giai cấp các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

  • Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn.




  • Đã coi phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

+ Hạn chế và nguyên nhân:


  • Áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp. Vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giải.

  • Sự phân hóa giàu – nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại.




  • Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến rất phức tạp.




  • Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá.

  • Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an ninh xã hội có mặt chưa được đảm bảo.

* Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là:


  • Tăng trưởng kinh tế vẫn còn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội.

  • Quản lý xã hội có nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội.




Каталог: wp-content -> uploads -> 2014
2014 -> -
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> BÀi toán va chạM
2014 -> 06/gtgt (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/tt-btc ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính) CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> Khoa ngôn ngữ VÀ VĂn hoá nga sổ tay sinh viêN
2014 -> CỤc quản lý kháM, chữa bệNH
2014 -> MỤc lục mẫu biểU Áp dụng trong hồ SƠ thủ TỤc khen thưỞNG
2014 -> CỤc thuế tp. HỒ chí minh tài liệu tập huấn về chính sách thuế MỚI
2014 -> Ptn trọng đIỂM ĐIỀu khiển số VÀ KỸ thuật hệ thống (dcselab)

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương