PHẦn mở ĐẦU



tải về 0.69 Mb.
trang23/30
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích0.69 Mb.
#1685
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30

+ Mục tiêu trước mắt:


    • Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền KTTT định hướng XHCN phát triển thuận lợi.

    • Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức họat động của các đơn vị sự nghiệp công.

- Phát triển đồng bộ, đa dạng các lọai thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

  • Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế vớ văn hóa, xã hội, bảo đảm tiến bộ công bằng XH, bảo vệ môi trường.

  • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đòan thể chính trị- xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế- xã hội.

Quan điểm về hòan thiện thể chế KTTT định hướng XHCN.


  • Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT, thông lệ quốc tế phù hợp với các điều kiện của VN, bảo đảm định hướng XHCN nền kinh tế.

  • Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và thị trường, giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị văn hóa v.v...

  • Kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm đổi mới tổng kết từ thực tiễn nước ta, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

  • Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết kinh nghiệm.

  • Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và sự quản lý củ anhà nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong qua 1trình hòan thiện KTTT XHCN.

5.Các chủ trương để tiếp tục hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta trong giai đoạn tới là:


  • Thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN.

  • Hòan thiện thể chế sở hữu và các thành phần kinh tế, lọai hình doanh nghiệp và các tổ chức SX- KD.

  • Hòan thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các lọai thị trường.

  • Hòan thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào qua 1trình phát triển kinh tế- xã hội.
  1. Câu trắc nghiệm III.


1

2

3

4

5

d

d

d

a

a

CHƯƠNG VI
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Trước năm 1989, trong các văn kiện Đảng dùng khái niệm “chuyên chính vô sản”, “hệ thống chuyên chính vô sản”. Đến hội nghị Trung ương 6, khóa VI (tháng 3 năm 1989) lần đầu tiên Đảng ta dùng khái niệm “hệ thống chính trị”.

Hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội được quan niệm là hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội mà ở đó nhân dân lao động thực thi quyền lực của mính trong xã hội.Ở mỗi giai đoạn cách mạng, khái niệm hệ thống chính trị có những nội hàm đặc thù, được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau .

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị - xã hội (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam), và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống.


I . ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1945-1989)


    1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị.



      1. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (giai đoạn 1945 - 1954).


Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời đánh dấu sự hình thành ở nước ta một hệ thống chính trị cách mạng - Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, với các đặc trưng sau đây:



  • Có nhiệm vụ thực hiện đường lối cách mạng “Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Cơ sở tư tưởng cho hệ thống chính trị giai đoạn này là:”Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”.

  • Dựa trên nền tảng của khối đại doàn kết dân tộc hết sức rộng rãi (tập hợp trong Mặt trận Liên Việt), đặt lợi ích của dân tộc là cao nhất.

  • Có một chính quyền tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

  • Vai trò lãnh đạo của Đảng (từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 2 năm 1951) được ẩn trong vai trò của Quốc hội và Chính phủ, trong vai trò của cá nhân Hồ Chí Minh và các đảng viên trong Chính phủ.

  • Cơ sở kinh tế chủ yếu của hệ thống chính trị dân chủ nhân dân là nền sản xuất tư nhân hàng hóa nhỏ, phân tán , tự cấp, tự túc, bị kinh tế thực dân và chiến tranh kiềm hãm, chưa có viện trợ.

  • Đã xuất hiện (ở một mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự đối với nhà nước và Đảng; sự phản biện của hai đảng khác (Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ đó đã giảm thiểu rõ rệt các tệ nạn thường thấy phát sinh trong bộ máy công quyền.
      1. Hệ thống chuyên chính vô sản (giai đoạn 1954 – 1975 và 1975 – 1989)





  • Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân chuyển sang làm nhiệm vụ của chuyên chính vô sản ở miền Bắc (1954 – 1975) và trên cả nước (1975 – 1989).

  • Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta:


Một , lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng: Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ đến xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Bản chất của chuyên chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới.

Chuyên chính vô sản là một tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa xã hội. Nhưng việc thực hiện tư tưởng này cần xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia.



Hai là, đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.Thực chất, kể từ Đại hội III của Đảng (tháng 9-1960) cho đến khi Đảng đề ra đường lối đổi mới

đất nước, hệ thống chính trị nước ta được tổ chức và hoạt động theo các yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ của chuyên chính vô sản.



Ba là, điểm cốt lõi của cơ sở chính trị của hệ thống chính trị vô sản là sự lãnh đạo toàn diện , tuyệt đối của Đảng. Mặc dù ở niền Bắc còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội, nhưng những đảng chính trị này thừa nhận vai trò tuyệt đối và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và là thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, dựa trên việc thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Nhà nước trở thành một tổ chức kinh tế bao trùm.

Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là một kết cấu xã hội bao gồm chủ yếu là hai giai cấp và một tầng lớp: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.Từ đó cách tổ chức và hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản phản chiếu cả ưu và nhược điểm của mô hình kinh tế - xã hội tập trung, đang phổ biến, duy nhất trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.

  • Chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm Việt Nam

Trong giai đoạn này, Đảng vừa tuân thủ những nguyên tắc chung trong vận dụng lý luận mác xít, vừa chú trọng xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm Việt Nam, với những nội dung nổi bật sau đây:



Một là, xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức.

Hai là, xác định Nhà nước trong thời kỳ quá độ là ”Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa”, là một tổ chức thực hiện quyền làm chủ tập thể của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, một tổ chức thông qua đó Đảng thực hiện lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của xã hội.

Ba , xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản. Sự lãnh đạo của Đảng là bảo đảm cao nhất cho chế độ làm chủ

tập thể của nhân dân lao động, cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.



Bốn là, xác định nhiệm vụ chung của Mặt trận và các đoàn thể là bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về chủ nghĩa xã hội.

Năm , xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội.

Каталог: wp-content -> uploads -> 2014
2014 -> -
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> BÀi toán va chạM
2014 -> 06/gtgt (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/tt-btc ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính) CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> Khoa ngôn ngữ VÀ VĂn hoá nga sổ tay sinh viêN
2014 -> CỤc quản lý kháM, chữa bệNH
2014 -> MỤc lục mẫu biểU Áp dụng trong hồ SƠ thủ TỤc khen thưỞNG
2014 -> CỤc thuế tp. HỒ chí minh tài liệu tập huấn về chính sách thuế MỚI
2014 -> Ptn trọng đIỂM ĐIỀu khiển số VÀ KỸ thuật hệ thống (dcselab)

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương