PHẦn mở ĐẦU


Đánh giá sự thực hiện đường lối



tải về 0.69 Mb.
trang26/30
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích0.69 Mb.
#1685
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

Đánh giá sự thực hiện đường lối




      1. Kết quả đạt được

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã có nhiều đổi mới góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng hướng về cơ sở. Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong các khóa đã có nhiều đổi mới theo hướng phát huy dân chủ cải cách hành chính, công khai các hoạt động của chính quyền, tăng cường đối thoại, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Dân chủ trong xã hội có bước phát triển. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định rõ hơn, phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà nước được từng bước kiện toàn, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Những quan điểm của Đảng về Nhà nước đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và trong các đạo luật cụ thể. Quản lý nhà nước bằng pháp luật được tăng cường.

Mặt trận các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức để tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân; phát huy dân chủ; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; hướng mạnh hoạt động về cơ sở, bước đầu thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội.

Đảng đã thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong điều kiện mới. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, phong cách công tác có nhiều đổi mới và tiến bộ; dân chủ trong Đảng được phát huy, quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân được củng cố.

Kết quả đạt được đã khẳng định đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới hệ thống chính trị nói riêng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn, bước đầu đáp ứng nhu cầu của tình hình mới; góp phần làm nên thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở nước ta.


      1. Hạn chế





    • Trong thực tế vận hành hệ thồng chính trị nước ta còn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính tri – xã hội chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới.

Việc cải cách nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế. Bộ máy hành chính còn nhiều tầng nấc làm cho việc quản lý các quá trình kinh tế – xã hội chưa thật nhanh, nhạy và có hiệu quả cao. Tình trạng quan liêu hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ phận công chức nhà nước chưa được khắc phục; kỷ cương phép nước bị xem thường ở nhiều nơi.

Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị



  • xã hội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, xơ cứng. Nạn tham nhũng trong hệ thống chính trị còn trầm trọng, bệnh cục bộ, bản vị, địa phương còn khá phổ biến. Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm.

Vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị- xã hội còn yếu, chưa có cơ chế thật hợp lý để phát huy vai trò này. Đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị nói chung, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nói riêng chất lượng còn hạn chế, nhất là ở các cơ sở.

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị còn chậm đổi mới , có mặt lúng túng.



    • Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là, nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn lúng túng, thiếu dứt khoát, không triệt để.

Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ so với đổi mới kinh tế.

Lý luận về hệ thống chính trị và về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta còn nhiều điều chưa sáng tỏ.


Câu hỏi ôn tập:





        1. Hệ thống chính trị? Nhận xét hệ thống chính trị ở nước ta thời kỳ 1945 – 1989?




        1. Quá trình hình thành, mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới?

        2. Đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đảng?

mới?


        1. Nhận xét về việc thực hiện đường lối đổi mới chính trị qua hơn 20 năm đổi

CHƯƠNG VII



ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYÊT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

          1. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG,

PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
Trong chương này khái niệm văn hóa chủ yếu là dùng theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”; “Văn hóa là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống”; “Văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc; “ Văn hóa là bản sắc” của một dân tộc

, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác…



            1. Thời kỳ trước đổi mới




              1. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới.



- Trong những năm 1943 – 1954
+ Đề cương văn hóa Việt Nam xác định lĩnh vực văn hóa là một trong 3 mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) của cách mạng Việt Nam, và đề ra ba nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới: Dân tộc hóa (chống lại mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa); Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại hoặc xa rời quần chúng); Khoa học hóa (chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản tiến bộ, trái khoa học). Có thể coi Đề cương văn hóa Việt Nam là bản Tuyên ngôn, là Cương lĩnh của Đảng về văn hóa trước cách mạng Tháng tám mà ảnh hưởng của nó còn đến mãi sau này.

+ Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ đã thông qua 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày), trong đó 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hóa là phải diệt giặc dốt và phải giáo dục lại nhân dân chúng ta, làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Đây là hai nhiệm vụ hết sức khiêm tốn nhưng lại đáp ứng được những yêu cầu căn bản nhất của nhiệm vụ xây dựng văn hóa ở nước ta thời điểm đó và sau này.

+ Đầu năm 1946, Ban trung ương vận động Đời sống mới được thành lập và tổ chức cuộc vận động thực hiện Đời sống mới nhằm giáo dục lại tinh thần của nhân dân.

+ Đường lối Văn hóa kháng chiến được hình thành trong các văn kiện: Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (tháng 11 – 1945); Bức thư về “Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước xây dựng nước hiện nay” của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 16-11-1946) và Báo cáo Chủ nghĩa Mác Văn Hóa Việt Nam (trình bày trong Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai, tháng 7 – 1948). Đường lối đó gồm các nội dung: xác định mối quan hệ giữa văn hóa và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hóa cứu quốc; xây dựng nền văn háo dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng mà khẩu hiệu thiết thực lúc đó là Dân tộc, Dân chủ (nghĩa là yêu nước và tiến bộ); tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ; giáo dục lại nhân dân; cổ động thực hành đời sống mới; phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc; đồng thời bài trừ cái xấu xa hủ bại, ngăn ngừa sức xâm nhập của văn hóa thực dân, phản động; đồng thời học cái hay, cái tốt của văn hóa thế giới; hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến kiến quốc 9 năm và cho cách mạng Việt Nam.



Каталог: wp-content -> uploads -> 2014
2014 -> -
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> BÀi toán va chạM
2014 -> 06/gtgt (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/tt-btc ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính) CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> Khoa ngôn ngữ VÀ VĂn hoá nga sổ tay sinh viêN
2014 -> CỤc quản lý kháM, chữa bệNH
2014 -> MỤc lục mẫu biểU Áp dụng trong hồ SƠ thủ TỤc khen thưỞNG
2014 -> CỤc thuế tp. HỒ chí minh tài liệu tập huấn về chính sách thuế MỚI
2014 -> Ptn trọng đIỂM ĐIỀu khiển số VÀ KỸ thuật hệ thống (dcselab)

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương