PHẦn mở ĐẦU


V. Định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu



tải về 2.45 Mb.
trang24/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   36

V. Định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

1. Phân loại và lựa chọn cây có dầu trong điều kiện nước ta hiện nay


Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cây có dầu ở nước ta hiện nay gồm: dừa, lạc, vừng, đậu nành,.. đều được xếp vào nhóm cạnh tranh kém hoặc không có khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu là gống cây có dầu đang trồng ở nước ta cho năng suất, chất lượng thấp, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu. Đặc biệt là hệ cây trồng ở nước ta rất phong phú, diện tích đất canh tác lại hạn hẹp nên sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng rất gay gắt. Các cây có dầu hiện nay không thể cạnh tranh được với lúa (ở vùng đồng bằng), cà phê, cao su (ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên)… Do vậy, hiện nay Việt Nam chưa tìm được cây có dầu nào có thể cạnh tranh để phát triển thành các vùng nguyên liệu chuyên canh với quy mô lớn. Để có thể tìm được cây có dầu chủ lực trong tương lai cần thiết phải có chương trình nghiên cứu, chọn lọc và trồng thử nghiệm để tìm ra được giống có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở nước ta, ít sâu bệnh….

Các cây có dầu cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới là: lạc, vừng, đậu nành và cọ dầu. Trong số các cây trên, cây có triển vọng phát triển nhanh trong 5-10 năm tới là cây đậu nành và cây vừng. Cần thiết phải áp dụng loại giống biến đổi gen có năng suất cao, chất lượng tốt thì mới có thể cạnh tranh được với các loại cây trồng khác. Đây là điều kiện quyết định để phát triển vùng nguyên liệu với quy mô lớn cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành dầu thực vật.


2. Định hướng phát triển các vùng nguyên liệu cây có dầu


a. Đậu nành

Cây đậu nành có thể coi là cây chủ đạo của ngành dầu Việt Nam trong tương lai vì nhu cầu khô dầu đậu nành làm thức ăn chăn nuôi rất lớn, hơn nữa dầu đậu nành rất thích hợp cho cơ thể con người. Cùng với sự cải thiện đời sống của nhân dân trong giai đoạn từ nay tới năm 2015, nhu cầu dầu đậu nành trong nước sẽ tăng nhanh. Dự báo đến năm 2020, dầu đậu nành sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ dầu ở nước ta. Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây đậu nành phát triển khá nhanh vì khả năng tăng năng suất do áp dụng giống mới và đem lại hiệu quả kinh tế cao đã được chứng minh ở nhiều vùng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2015 diện tích gieo trồng khoảng 400 ngàn ha, trong đó trồng trên đất chuyên màu 200 ngàn ha, còn lại bố trí luân canh trên đất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu; năm 2020 tăng lên khoảng 500 ngàn ha. Bố trí chủ yếu trồng ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng sản lượng đậu nành năm 2015 là 720 ngàn tấn và năm 2020 là 1 triệu tấn. Với sản lượng trên thì khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trích ly dầu là không đáng kể. Điều kiện quan trọng nhất để phát triển vùng nguyên liệu với quy mô lớn phục vụ cho ngành dầu là phải tuyển chọn được giống mới có năng suất cao và thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai, có thể cạnh tranh được với các loại cây trồng khác. Nếu đưa giống biến đổi gen vào trồng thì có khả năng phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn hơn nhiều và sản lượng có thể đạt 2-3 triệu tấn vào năm 2020, trong đó có thể dành khoảng 0,5-1 triệu tấn cho trích ly dầu.



b. Cây lạc

Cây lạc là cây truyền thống ở nước ta, diện tích gieo trồng và năng suất không ngừng tăng. Dự báo tới năm 2015, ngành dầu cũng chỉ thu mua khoảng 5% tổng sản lượng, còn lại phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trực tiếp trong dân. Đến năm 2015 diện tích trồng khoảng 400 ngàn ha và năm 2020 khoảng 500 ngàn ha với năng suất trung bình năm 2015 là 25 tạ/ha và năm 2020 là 30 tạ/ha sẽ cho sản lượng 1 triệu tấn vào năm 2015 và 1,5 triệu tấn vào năm 2020. Bố trí trồng chủ yếu ở Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và trung du miền núi Bắc Bộ.



c. Cây vừng

Cây vừng cũng là cây truyền thống ở nước ta, sản phẩm được dùng khá đa dạng. Những năm gần đây diện tích gieo trồng vừng tăng lên do tăng nhu cầu xuất khẩu và làm nguyên liệu cho ngành dầu. Dầu vừng rất có ích cho cơ thể con người nhưng giá cao nên nhu cầu sử dụng trong nước còn hạn chế. Cùng với mức sống của người dân ngày càng tăng thì tỷ lệ nhu cầu dầu ăn cao cấp hơn sẽ tăng nhanh. Do vậy, nếu chọn được giống tốt và áp dụng kỹ thuật thâm canh, cây vừng có thể phát triển trong tương lai để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của nhân dân, một phần xuất khẩu và một phần làm nguyên liệu cho ngành dầu trong nước. Bố trí trồng chủ yếu ở Duyên hải Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đến năm 2020, diện tích trồng vừng có thể đạt tới gần 60 ngàn ha và cho sản lượng gần 80 ngàn tấn. Dự tính huy động 15% sản lượng cho ép dầu.



d. Cây dừa:

Diện tích trồng dừa trong những năm gần đây liên tục giảm. Khả năng tăng diện tích trồng dừa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, tốc độ phát triển diện tích trồng dừa sẽ ở mức thấp, nên tập trung vào công tác đầu tư thâm canh. Đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 diện tích khoảng 145-146 ngàn ha. Bố trí chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ. Dự tính huy động 10-15% copra dừa làm nguyên liệu ép dầu, hàng năm cho sản lượng từ 12-15ngàn tấn.



e. Cây cọ dầu

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã trồng thử nghiệm 300 ha cọ dầu ở Đồng Nai. Cây phát triển tốt nhưng cho trái rất ít và đi đến kết luận nước ta trồng cây cọ dầu không có hiệu quả. Từ đó đến nay, không đặt vấn đề nghiên cứu tiếp về cây cọ dầu.

Theo các thông tin thu thập được của nhóm nghiên cứu thấy rằng ở Căm Pu Chia đã trồng thử nghiệm cây cọ dầu từ năm 1996 cho kết quả tốt và đã nhân rộng với quy mô lớn. Bộ đã cử đoàn khảo sát đi Căm Pu Chia đầu tháng 6 năm 2009 để chuẩn xác lại các thông tin và học hỏi kinh nghiệm trồng cọ dầu. Kết quả khảo sát của đoàn công tác cho thấy:

Căm Pu Chia có tập đoàn Mong Reththy được Chính phủ giao cho 11.000 ha đất để trồng rừng nguyên liệu, cọ dầu và cây công nghiệp khác. Đến hết năm 2008, Tập đoàn đã trồng 6.398 ha cây cọ dầu, trong đó có 4.201 ha đã cho thu hoạch. Sản lượng trái tươi năm 2008 là gần 54 ngàn tấn, năng suất bình quân 12,84 tấn/ha. Nếu quy ra dầu thô thì sản lượng đạt khoảng 11 ngàn tấn và năng suất đạt 2,65 tấn dầu/ha. So với năng suất ở Malaixia mới bằng khoảng 70%. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Chưa tuyển chọn được giống phù hợp có năng suất cao ngay từ đầu. Trong số giống cọ đã trồng có xuất xứ từ Malaixia, Thái Lan và Costarica thì giống từ Costarica cho năng suất cao hơn cả. Công ty có kế hoạch sẽ trồng thêm mỗi năm 1000 ha cọ dầu với giống mua 100% từ Costarica.

- Kỹ thuật chăm bón của người lao động hạn chế và đầu tư cho phân bón, nước tưới vào mùa khô của Công ty chưa đủ.

Thực tế ở những khu vực trồng giống cọ của Costarica có nhiều nước thì cho năng suất rất cao.

Căn cứ vào kinh nghiệm và thực tế tại Căm Pu Chia có thể đi đến một số nhận xét sau:

- Cây cọ dầu là cây có thể đưa vào trồng ở một số địa phương của Việt Nam vì Việt Nam có thời tiết và thổ nhưỡng tương tự như ở Căm Pu Chia và Thái Lan.

- Cần thiết phải trồng thử nghiệm lại cây cọ dầu ở khu vực ven biển Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình Công ty tự làm, Nhà nước hỗ trợ. Trên cơ sở kết quả trồng thử nghiệm sẽ quyết định có đưa cây cọ dầu vào danh mục cây trọng điểm, khuyến khích trồng quy mô lớn hay không.

- Căm Pu Chia còn rất nhiều đất có thể trồng cọ dầu, Các công ty dầu của Việt Nam có thể xem xét hợp tác đầu tư trồng cọ tại Căm Pu Chia để chủ động cung cấp nguyên liệu cho mình. Trước mắt có thể liên hệ hợp tác với Tập đoàn Mong Reththy để có đất trồng, học tập kinh nghiệm và đào tạo công nhân kỹ thuật.

g. Cây lúa

Cây lúa tuy không thuộc nhóm cây có dầu nhưng cám gạo lại có thể trích ly để thu hồi dầu chất lượng cao. Cây lúa là cây lương thực chính của nước ta, là cây có khả năng cạnh tranh với các loại cây trồng khác. Tuy vậy, diện tích gieo trồng lúa vẫn ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị hoá và xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội. Do năng suất lúa ngày càng được cải thiện nên sản lượng lúa của nước ta vẫn tăng đều hàng năm, tuy không lớn. Dự tính hàng năm nước ta vẫn duy trì xuất khẩu từ 4-5 triệu tấn gạo nên khả năng thu mua cám gạo cho trích ly dầu sẽ ngày càng tăng. Chi tiết về quy hoạch diện tích gieo trồng, dự báo về năng suất và sản lượng các cây có dầu chính và khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành dầu được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.13. Định hướng phát triển các vùng nguyên liệu cây có dầu



Chỉ tiêu

 


Đơn vị tính

Năm 2005

Quy hoạch

Tốc độ tăng trưởng, %/n

2010

2015

2020

2006-2010

2010-2015

2015-2020

Tổng diện tích gieo trồng cả nước

Tr. ha

13,32

13,57

13,94

14,06

0,37

0,54

0,17

Lúa

Diện tích

Tr. ha

7,33

7,15

6,913

6,615

-0,49

-0,67

-0,88

Năng suất

Tạ/ha

49

53

56

61

1,63

1,11

1,73

Sản lượng

Tr. tấn

35,83

38,1

39

40,02

1,24

0,47

0,51

Cám trích ly dầu

1000 tấn

52

103

248

300

14,65

19,21

3,88

Dầu cám thô

1000 tấn

8

16

38

46

14,87

18,89

3,90

Đậu nành

Diện tích

1000 ha

204,1

250

400

500

4,14

9,86

4,56

Năng suất

Tạ/ha

14,34

16

18

20

2,21

2,38

2,13

Sản lượng

1000 tấn

292,7

400

720

1.000

6,45

12,47

6,79

Năng suất*

Tạ/ha

14,34

16

30

45

2,21

13,40

8,45

Sản lượng*

1000 tấn

292,7

400

1200

2250

6,45

24,57

13,40

Đậu trích ly

1000 tấn

0

0

200

700







28,47

Dầu đậu nành thô

1000 tấn

0

0

30,03

105,11







28,47

Lạc

Diện tích

1000 ha

269,6

300

400

500

2,16

5,92

4,56

Năng suất

Tạ/ha

18,15

22

25

30

3,92

2,59

3,71

Sản lượng

1000 tấn

489,3

660

1.000

1.500

6,17

8,67

8,45

Lạc ép dầu

1000 tấn

3,77

3,98

50

75

1,08

65,90

8,45

Dầu lạc thô

1000 tấn

1

1,5

18,9

28,3

8,45

65,90

8,45

Vừng 

Diện tích

1000 ha

40

48,3

53,34

58,9

3,85

2

2

Năng suất

Tạ/ha

5,2

7,9

10,1

12,9

8,72

5,04

5,02

Sản lượng

1000 tấn

20,8

38,3

53,97

76,06

12,91

7,14

7,12

Vừng ép dầu

1000 tấn

5,26

5,26

8,10

11,41

-

8,99

7,10

Dầu vừng thô

1000 tấn

2

2

3,08

4,34

-

8,99

7,10

Dừa

Diện tích GT

1000 ha

132

145

145

146

1,9

0

0,14

DT cho SP

1000 ha

119,3

125

125

125

0,94

0

0

Năng suất

Tạ/ha

81,91

92

96

102

2,35

0,85

1,22

Sản lượng

1000 tấn

977,2

1150

1205

1273

3,31

0,94

1,1

Copra ép dầu

1000 tấn

9,83

17,2

20,69

25,86

11,90

3,71

4,56

Dầu dừa thô

1000 tấn

5,7

10

12

15

11,90

3,71

4,56

Cọ dầu

**


Diện tích GT

1000 ha




0,5

7

20




69,52

23,36

DT cho SP

1000 ha







0,5

7







69,52

Năng suất

Tạ/ha







30

30







-

Sản lượng dầu thô

1000 tấn







1,5

21







69,52

Tổng nguyên liệu cho ngành dầu

1000 tấn

70,9

129,5

534,1

1.214

12,81

32,76

17,85

Tổng dầu thô

1000 tấn

16,70

29,5

103,46

219,72

12,05

28,52

16,26

Nguồn: Dự thảo Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2020 - Bộ NN&PTNT

* Số liệu dự báo của nhóm quy hoạch khi trồng đậu nành bằng giống biến đổi gen

** Riêng cây cọ dầu, được tính theo phương án cao, chỉ thực hiện sau khi trồng thử nghiệm thành công.

Theo định hướng phát triển như trên, đến năm 2015 nguyên liệu trong nước mới đáp ứng được 10% tổng nhu cầu và đến năm 2020 tăng lên 15%. Nếu chương trình trồng các cây có dầu (đậu nành, lạc, vừng) với giống biến đổi gen thành công thì có thể tăng diện tích gieo trồng và sản lượng lên cao hơn và khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành dầu cũng tăng lên.



Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương