PHẦn mở ĐẦU


II. Lựa chọn sản phẩm chủ lực 1. Các loại sản phẩm dầu ăn (dầu thực phẩm)



tải về 2.45 Mb.
trang20/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   36

II. Lựa chọn sản phẩm chủ lực

1. Các loại sản phẩm dầu ăn (dầu thực phẩm)


Ở Việt Nam, dầu thực vật và hạt có dầu đã được sử dụng từ xa xưa trong bữa ăn hàng ngày, phần lớn ở dạng thô như: Lạc, vừng, đậu phụ... Trong vài thập kỷ gần đây, công nghiệp chế biến dầu thực vật đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, để hướng tới việc cải thiện ngày một tốt hơn khẩu phần ăn của nhân dân ta, đồng thời dựa vào năng lực hiện có cũng như triển vọng phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu của ta trong tương lai, dự kiến từ nay đến năm 2020 sản xuất và cung ứng cho chế biến món ăn hàng ngày cũng như công nghiệp chế biến thực phẩm một số loại dầu thực vật chủ yếu sau đây: Dầu Đậu tương (đậu nành), dầu lạc (đậu phộng), dầu dừa, dầu vừng (dầu mè), dầu cọ, dầu hạt cải, dầu hướng dương.

Thành phần cấu tạo chính các loại dầu thực vật là ester của glicerin và các axít béo. Tính chất hoá-lý của dầu thực vật phụ thuộc nhiều vào các axít béo có trong các trigliceryd. Phần lớn các dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu hạt cọ) chứa hàm lượng axít béo không no rất cao, các chất sterol chứa trong đó rất dễ được tách khỏi dầu phần lớn trong quá trình tinh luyện. Điều này rất tốt khi dầu ăn được chuyển hoá, cung cấp năng lượng cho cơ thể con người mà không giữ lại hàm lượng chất béo trong máu-một nguyên nhân gây ra xơ cứng động mạch.

Ngoài ra trong thành phần của dầu thực vật còn có chứa hàng trăm hợp chất hoá học khác có tính ứng dụng rất lớn trong các lĩnh vực y- dược học, sinh học, hoá học... tuỳ thuộc vào tính chất và cấu tạo của chúng.

Dựa vào các tính chất lý-hoá của dầu để người ta đưa ra các phương pháp công nghệ chế biến và tinh luyện.

Ở các nước có trình độ khoa học phát triển và có nền công nghiệp tiên tiến người ta đã nghiên cứu tách các đơn chất từ dầu thực vật để sử dụng cho những mục đích khác nhau, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hiện nay, dầu thực vật được sử dụng phổ biến vào bữa ăn trực tiếp hàng ngày trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, đồng thời là nguồn nguyên, phụ liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Nước ta có nhiều loại cây có dầu với hàm lượng dầu chứa trong hạt cũng khá cao, có thể sinh trưởng và phát triển tốt như dừa, đậu nành, lạc, vừng, ... Chi tiết về hàm lượng dầu trong các loại hạt phổ biến như sau:

Bảng 3.7. Hàm lượng dầu trong các loại hạt



Loại hạt


Độ ẩm (%)

Tạp chất (%)

Hàm lượng dầu (%)

Tỉ lệ thu hồi dầu ép (%)

Ghi chú


1. Cơm dừa khô

8

1

63

58,5




2. Hạt đậu nành

11

3

17

12-15

Trồng tại VN- PP trích ly

3. Lạc nhân

8

1,5

44

38,33




4. Hạt vừng

8

3

44

38

Giống vừng VN

5. Cám gạo







16-20

14-18

PP trích ly

6. Vỏ cọ







50

45




7. Nhân cọ

8




50

45




8. Hạt hướng dương

8

3

35-45

30-40-45

PP trích ly

Nguồn: VOCARIMEX

Một số dầu thực vật khác có thể dùng làm thực phẩm được, nhưng giá trị dinh dưỡng không cao và có chứa những chất chưa được xác định là có lợi cho sức khoẻ như dầu sở, dầu hạt bung, dâù lanh...



2. Lựa chọn sản phẩm chủ lực


Từ năm 2000 đến nay, cơ cấu sản phẩm dầu tiêu thụ tại nước ta có sự chuyển dịch đáng kể. Dầu cọ ngày càng chiếm vị thế áp đảo do AFTA có hiệu lực nên rẻ hơn nhiều so với các loại dầu nành, cải, hướng dương... nhập khẩu từ châu ÂU và châu Mỹ vì phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn. Tuy vậy, do mức sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu dầu ăn chất lượng cao cũng ngày càng nhiều nên dầu nành, dầu cải sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Do các loại dầu thực vật chứa chất béo chưa bão hoà (là nguồn cung cấp các axít béo thiết yếu là omega-3 và omega-6, chất mà cơ thể không tự tạo ra được) rất khác nhau nên xu hướng nghiên cứu sản xuất dầu chiên xào hỗn hợp nhiều loại dầu thực vật với các tỷ lệ khác nhau được các công ty chú trọng trong thời gian gần đây. Đó cũng là xu hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay.

Như vậy, mặc dù tỷ trọng dầu cọ tiêu thụ ở nước ta trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ giảm dần nhưng vẫn chiếm giá trị cao nhất. Tỷ trọng các loại dầu chất lượng cao hơn như dầu nành, cải, cám, mè sẽ ngày càng tăng. Các loại sản phẩm dầu chất lượng cao cân bằng các axit béo theo nhu cầu của cơ thể, dầu có bổ sung thêm mùi vị, vi lượng và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng sẽ được sản xuất và tiêu dùng ngày càng nhiều.


Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương