PHẦn mở ĐẦu tính cấp thiết của đề tài


Công tác thực hiện bản quyền và vấn đề thanh lý tài liệu số



tải về 0.62 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.62 Mb.
#14604
1   2   3   4   5   6   7   8

2.6 Công tác thực hiện bản quyền và vấn đề thanh lý tài liệu số

2.6.1 Công tác thực hiện bản quyền

Trong quá trình triển khai xây dựng và phát triển tài nguyên số, vấn đề bản quyền hiện đang là thách thức đặt ra những khó khăn đối với các cơ quan TTTV.

Vấn đề bản quyền đang là vấn đề được nhiều cán bộ thư viện quan tâm, chú trọng. Sở dĩ như vậy là vì nhiều cán bộ chưa thực sự nắm vững những quy định cụ thể của Luật bản quyền. Các cơ quan chức năng nhà nước cũng chưa có những văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành.

Đối với các thư viện ngành Luật được khảo sát, đây cũng là vấn đề gây khó khăn, làm giảm khả năng phát triển tài nguyên số.

Tại Trung tâm TTTV Đại học Luật, vấn đề bản quyền được thực hiện trên cơ sở: Tất cả những ấn phẩm được số hóa như Tạp chí Luật học do nhà trường xuất bản, và nhà trường đã chi trả kinh phí cho các tác giả viết các bài báo công trình...vì vậy, bản quyền của tạp chí đó thuộc về nhà trường. Nhà trường cho phép số hóa các số tạp chí phục vụ nhu cầu học tập nghiên cứu của cán bộ, giảng viên sinh viên trong trường. Cho nên hoạt động số hóa tài liệu của nhà trường là hợp pháp, không vi phạm bản quyền. Đối với các CSDL Luật đã mua của nước ngoài, đã mua quyền truy cập sử dụng nên người dùng tin có thể truy cập miễn phí, chi phí phải trả cho những lần truy cập hay download tài liệu thuộc về nhà trường. Vì vậy các hoạt động khai thác tài liệu số của Trung tâm cũng đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiến hành số hóa thêm các dạng tài liệu khác như Luận án, Luận văn. Tất cả những tài liệu này được nhà trường chi trả về kinh phí thực hiện, và bản quyền cũng thuộc về nhà trường. Vì vậy Trung tâm sẽ tiến hành số hóa những tài liệu đó và tương lai cũng chỉ tiến hành số hóa những tài liệu thuộc bản quyền của nhà trường. Đối với những tài liệu là sách giáo trình của các tác giả, thì vấn đề số hóa tài liệu này chưa được đề xuất. Vấn đề bản quyền còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Nên dự định này rất khó khả thi.

TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội cũng vậy. Mọi tài liệu được số hóa đều thuộc bản quyền của Văn phòng Quốc hội. Một số bài trích, tạp chí được số hóa trung tâm đều xin phép của tác giả ký thỏa thuận đồng ý cho phép Trung tâm số hóa cũng như cung cấp tới người dùng tin. Chỉ khi thực hiện các công tác này, hoạt động số hóa mới được triển khai và không vi phạm bản quyền. Vì vấn đề bản quyền còn nhiều khó khăn nên Trung tâm cũng dự định không số hóa các tài liệu là sách tham khảo, sách nghiên cứu của các tác giả.

Nguồn tài liệu là hồ sơ tình huống của của Học viện Tư pháp được số hóa nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu học tập của người dùng tin. Và đây là nguồn tài liệu nội sinh, thuộc bản quyền của Học viện Tư pháp nên hoạt động số hóa do Phòng Tin học đảm nhận tuân thủ đúng quy định của Pháp luật.

Qua thực tế như vậy, có thể thấy vấn đề bản quyền khi tiến hành số hóa tài liệu ở các cơ quan được chú trọng và cẩn mật. Do chưa nắm vững những quy định cụ thể của Luật bản quyền nên hoạt động số hóa đa dạng các loại tài liệu bị hạn chế. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng chưa có những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành nên cán bộ thư viện càng gặp khó khăn trong quá trình số hóa. Các cơ quan muốn phát triển tài liệu số hơn nữa, nhưng thực hiện điều này lại có những vấn đề cần đặt ra giữa việc có vi phạm hay không vấn đề bản quyền. Chính vì vậy, giải pháp an toàn của các cơ quan là chỉ số hóa những tài liệu nội sinh, thuộc bản quyền của cơ quan để tránh vi phạm bản quyền tác giả. Như vậy, phát triển tài nguyên số của các cơ quan sẽ bị hạn chế bởi yếu tố bản quyền này.

Các cán bộ tại các cơ quan TTTV cũng đã cho ý kiến về sự tác động của yếu tố bản quyền tới sự phát triển tài nguyên số của cơ quan:

Trung tâm TTTV Đại học Luật: 50% cán bộ được hỏi cho rằng rất quan trọng; 50% cho rằng quan trọng, 0% cho rằng không quan trọng.

Thư viện Học viện Tư pháp: 33.3% cho rằng rất quan trọng, 66.7% cho rằng quan trọng, 0% cho rằng không quan trọng.

Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật: 33.4% cho rằng rất quan trọng, 66.6% cho rằng quan trọng, 0% cho rằng không quan trọng.



Biểu đồ 6: Đánh giá của cán bộ về thực hiện bản quyền đến việc phát triển tài liệu số

Với sự tác động của yếu tố bản quyền như vậy, khi xây dựng những thư viện số, tài liệu số cần phải có những hành động để tránh vi phạm bản quyền. Cần phải cần nhắc việc số hóa các tài liệu là một việc làm có lợi ích chung mà không xâm phạm tới quyền lợi của người khác. Đây là một điều khó về mặt pháp lý. Nếu không chắc chắn với điều cân nhắc trên thì ta phải tiến hành xin phép để được cấp phép thực hiện số hóa.

Chính vì vậy, mỗi cơ quan TTTV nói chung, ngành Luật nói riêng khi tiến hành xây dựng tài liệu thông tin số, các thư viện số cần hết sức lưu ý đến vấn đề bản quyền để có thể tiến hành một cách thuận lợi và hợp pháp.

2.6.2 Công tác thanh lý tài nguyên thông tin số

Trong hoạt động các cơ quan TTTV, thanh lý tài liệu là một hoạt động thường niên. Tùy vào điều kiện ở mỗi cơ quan TTTV sẽ tiến hành những đợt thanh lý tài liệu. Những tài liệu được thanh lý là những tài liệu đã cũ, nát, rách, lỗi thời không còn phù hợp với nhu cầu độc giả, không nằm trong diện lưu trữ lâu dài…

Thanh lý tài liệu cũng là một trong những nội dung nhằm xây dựng phát triển nguồn tài nguyên của cơ quan phong phú và chất lượng hơn. Có thanh lý mới có thể xây dựng các chính sách bổ sung phù hợp với sự phát triển, cũng như có thể loại bỏ các nguồn tài liệu chất lượng không phù hợp, tạo dựng được nguồn tài nguyên chất lượng. Hoạt động thanh lý tài liệu sẽ giành không gian cho tài liệu mới nhập về, giảm chi phí bảo quản tài liệu, tiết kiệm kinh phí và cải tiến việc truy cập…

Đối với các tài liệu truyền thống trong các thư viện, công tác thanh lý tài liệu được triển khai một cách đều đặn. Tùy từng quy mô số lượng nguồn tài liệu của cơ quan, sẽ quy định thời gian tiến hành thanh lý tài liệu. Có thể là 5 năm, 2 năm hoặc thường niên hàng năm. Thanh lý tài liệu sẽ loại bỏ được những tài liệu không còn phù hợp với nhu cầu người dùng, giá trị đã lỗi thời cũng như chất lượng vật mang tin không còn đảm bảo, từ đó nâng cao chất lượng nguồn tài liệu của cơ quan.

Có thể nói, hoạt động thanh lý tài liệu đối với các tài liệu truyền thống, các thư viện truyền thống đã là hoạt động thường niên, và quen thuộc với các cán bộ TTTV. Với dạng tài liệu số, tài nguyên số hiện đang được phát triển ở các cơ quan thì hoạt động thanh lý vẫn đang là một bước mới mẻ trong quá trình xây dựng và phát triển. Và hoạt động thanh lý tài liệu số hầu như chưa được diễn ra ở các cơ quan TTTV có nguồn tài nguyên số.

Thực tế khảo sát tại các thư viện ngành Luật cho thấy, các cơ quan đã tiến hành hoạt động số hóa như Trung tâm TTTV Đại học Luật, TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội, Học viện Tư pháp chưa từng tiến hành hoạt động thanh lý tài liệu số. Các cơ quan này mới chỉ tiến hành thanh lý tài liệu truyền thống theo định kỳ.

Thực tế này được lý giải bởi hoạt động phát triển tài nguyên số tại các cơ quan mới được triển khai, nguồn tài liệu số còn hạn chế và những nguồn tài liệu được đưa vào số hóa hay những nguồn tài nguyên số hóa được trao đổi…được chọn lọc hết sức kỹ lưỡng. Bộ sưu tập tài nguyên số của các cơ quan hầu hết có giá trị nghiên cứu và đào tạo cao. Tính cập nhật cũng như thời sự cũng được chú trọng. Thời gian các cơ quan tiến hành phát triển tài liệu số mới từ năm 2010 nên chất lượng nguồn tài liệu số của các cơ quan vẫn được đảm bảo, cả về các giá trị nghiên cứu cũng như tính phù hợp với nhu cầu người dùng. Bên cạnh đó, xây dựng phát triển nguồn tài nguyên số là hoạt động đòi hỏi nhiều công sức và tiền bạc. Chính vì vậy, sản phẩm đầu ra là nguồn tài liệu số mang giá trị rất lớn. Nếu thanh lý tài liệu số với thời gian sản phẩm được ra đời quá nhanh thì sẽ gây tốn kém cũng như lãng phí nhân lực vật lực trong quá trình xây dựng nguồn tài nguyên số.

Thanh lý tài liệu số là một nội dung khó khăn trong quá trình thực hiện. Để xây dựng được một bộ sưu tập số đòi hỏi rất nhiều công sức tiền bạc. Những tài liệu số được xây dựng là một thành quả lớn đối với các cán bộ TTTV. Hơn ai hết, họ hiểu được giá trị của những sản phẩm đó, để cho ra đời một sản phẩm dạng số phải đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Vì vậy, tâm lý của người tạo lập, các cán bộ TTTV cũng không muốn tiến hành hoạt động này. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển của tương lai, khi nguồn tài nguyên số của các cơ quan được xây dựng phong phú đa dạng hơn nữa, tương xứng với nguồn lực thông tin của cơ quan thì hoạt động này chắc chắn sẽ được triển khai. Cũng giống với tài liệu truyền thống, thanh lý tài liệu số cũng sẽ loại bỏ được những tài liệu không còn phù hợp với nhu cầu người dùng, giá trị đã lỗi thời…từ đó nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên số của cơ quan, giảm chi phí bảo quản, lưu trữ, tiết kiệm kinh phí, cải thiện truy cập… Chính vì vậy, khi tiến hành hoạt động thanh lý, các cơ quan, đơn vị cần xem xét kỹ lưỡng nguồn tài liệu để thực hiện một cách hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên.



CHƯƠNG 3

NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN SỐ CHO CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN - THƯ VIỆN NGÀNH LUẬT Ở HÀ NỘI

3.1 Nhận xét về công tác phát triển tài nguyên thông tin số của các cơ quan thông tin – thư viện

3.1.1 Ưu điểm

Qua khảo sát, tìm hiểu thực trạng công tác phát triển tài nguyên số của một số thư viện ngành Luật ở Hà Nội, tác giả nhận thấy một số ưu điểm trong công tác này như sau:

Công tác phát triển tài nguyên số tại các thư viện ngành Luật nhìn chung nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Hiện các trung tâm TTTV đã tiến hành phát triển tài nguyên số với các phương thức như trao đổi, mua CSDL, tự số hóa… Các CSDL được mua chủ yếu là CSDL nước ngoài được chọn lọc, thích ứng theo nhu cầu người dùng, đem lại hiệu quả trong sử dụng. Ví dụ như CSDL West Law; Heinonline; Eline@Vietnam tại Trung tâm TTTV Đại học Luật Hà Nội, hay những CSDL được trao đổi với Nhà Pháp luật Việt Pháp của TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội. Đây là những CSDL có giá trị nghiên cứu, và học tập cao. Phục vụ đắc lực cho nhu cầu người dùng.

Hoạt động số hóa tài liệu mới chỉ tiến hành từ năm 2010 tại một số cơ quan, tuy nhiên đã có những thành tựu cụ thể. Những nguồn tài liệu đặc thù, có hàm lượng chất xám, giá trị nghiên cứu cao được các cơ quan xác định là dạng tài liệu được số hóa. Chính vì vậy, nguồn tài liệu được số hóa tại các cơ quan đã được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo về chất lượng. Còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng so với tiềm lực của các cơ quan thì đó là một sự thành công trong hoạt động số hóa. Trung tâm TTTV Đại học Luật Hà Nội số hóa ấn phẩm định kỳ Tạp chí Luật học với 1785 file, TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội số hóa nguồn tài liệu là các bài trích, tạp chí do Văn phòng Quốc hội xuất bản…Đây là nguồn tài liệu số có giá trị, hỗ trợ tích cực trong quá trình nghiên cứu học tập của người dùng.

Nguồn tài nguyên số của các cơ quan nhìn chung đảm bảo về chất lượng, có giá trị nghiên cứu cao. Ví dụ như Trung tâm TTTV Đại học Luật có nguồn mua CSDL số từ nước ngoài mang hàm lượng chất xám cao, có giá trị cho hoạt động nghiên cứu cũng như học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên. Nguồn CSDL này đảm bảo yêu cầu về chất lượng và các chuẩn nghiệp vụ khi được xử lý. Tài liệu số tạo dựng là Tạp chí Luật học đáp ứng đúng nhu cầu bạn đọc trong và ngoài trường. Truy cập miễn phí tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin khai thác. Nhìn chung nguồn tài liệu số đảm bảo chất lượng cũng như đáp ứng nhu cầu người dùng.

TTTTTV&NCKH Văn phòng Quốc hội có nguồn tài liệu số với chất lượng tốt, bao gồm cả các CSDL được trao đổi, và CSDL tạo dựng. Nhìn chung ít sai sót và phong phú đa dạng về các loại hình tài liệu. Những thông tin về Quốc hội, những tài liệu có giá trị nghiên cứu được cung cấp tới bạn đọc một cách chọn lọc kỹ lưỡng. CSDL trao đổi với Nhà Pháp luật Việt Pháp có giá trị nghiên cứu cao phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu quản lý của các Đại biểu Quốc hội…

Mức độ đáp ứng tài liệu số của các cơ quan thư viện ngành Luật nhìn chung phù hợp với khả năng thực hiện của mỗi cơ quan. Nhu cầu cung cấp tài liệu điện tử dưới dạng fulltext (các tài liệu, bài báo đầy đủ) được rất nhiều người dùng tin quan tâm. Trên cơ sở đó các cơ quan TTTV đã xây dựng những bộ sưu tập tài nguyên số đi theo nhưng nhu cầu này. Nguồn tài nguyên số ở các cơ quan được đưa lên hệ thống tra cứu sử dụng, tạo không gian cho người dùng có tài khoản để có thể tiếp cận và sử dụng những tính năng ưu việt của tài liệu số mang lại.

Người dùng tin và các cán bộ tại các cơ quan TTTV đã cho ý kiến đánh giá cụ thể về chất lượng tài liệu số của cơ quan mình.



Cơ quan

Mức độ (%)

Rất tốt

Tốt

Khá

Bình thường

TTTTTV Đại học Luật Hà Nội

0

30

20

50

Thư viện Học viện Tư pháp

0

33.3

33.3

33.3

Bảng 5 : Đánh giá của cán bộ về chất lượng tài liệu số của cơ quan

Cơ quan

Mức độ (%)

Rất tốt

Tốt

Khá

Bình thường

TTTTTV Đại học Luật Hà Nội

3

77

20

0

Thư viện Học viện Tư pháp

0

66.7

33.3

0

Bảng 6: Đánh giá của người dùng tin về chất lượng tài liệu số của cơ quan

Nhìn chung chất lượng tài nguyên số của các cơ quan được cán bộ và người dùng tin đánh giá là tốt và khá, một số lượng cán bộ cho ý kiến chất lượng bình thường. Xét trên phương diện tổng thế về khả năng cũng như mức độ đáp ứng đối với người dùng tin, các cơ quan TTTV đã thực hiện thành công hoạt động xây dựng tài nguyên số, cung cấp tới người dùng nguồn tài nguyên có chất lượng tốt, có giá trị nghiên cứu cao.

Các trung tâm TTTV lựa chọn nguồn tài liệu để tiến hành số hóa là những nguồn tin quan trọng, được lựa chọn kỹ càng, thông tin có hàm lượng khoa học cao, có giá trị kinh tế và lịch sử. Đó chính là các nguồn tin có giá trị của các cơ quan cần được bảo quản dưới dạng số hóa.

Bằng việc số hóa tài liệu, các trung tâm TTTV đã hoàn thành nhiệm vụ ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào thực tiễn. Đó là lựa chọn những phương án, phần mềm tiện ích, quy trình công nghệ, phương tiện kỹ thuật phù hợp nhất.

Qua thời gian và thực hiện triển khai quy trình số hóa tài liệu, nhìn chung các trung tâm TTTV cũng góp phần quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật và nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác phát triển tài liệu số, cụ thể là số hóa tài liệu. Đây là nguồn nhân lực chuyên gia về lĩnh vực phát triển tài nguyên số để phổ biến tới bạn đọc, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan TTTV trong và ngoài hệ thống.

Qua việc khảo sát và tìm hiểu thực tế hoạt động của các cơ quan, có thể thấy nhu cầu về nguồn tài liệu số của người dùng tin là rất lớn. Đây sẽ là điều kiện, là tiền đề để phát triển nguồn tài liệu số trong tương lai.

Nguồn tài liệu trên vật mang tin truyền thống của các cơ quan khá phong phú, có giá trị nghiên cứu cao cũng là điều kiện cần đủ để các cơ quan tiến hành số hóa và ngày càng phát triển nguồn tài nguyên số hơn nữa.

Mức độ đáp ứng tài liệu số của các cơ quan thư viện ngành Luật nhìn chung phù hợp với khả năng thực hiện của mỗi cơ quan. Chất lượng tài liệu số được người dùng tin và cán bộ đánh giá tốt, ít sai sót. Nguồn tài nguyên số này được đưa lên hệ thống tra cứu sử dụng, tạo không gian cho người dùng có tài khoản để có thể tiếp cận và sử dụng những tính năng ưu việt của tài liệu số mang lại.

Hoạt động phát triển tài nguyên số trên thế giới có tác động thúc đẩy Việt Nam mạnh dạn hơn trong việc triển khai các dự án Thư viện số. Cũng từ đó, các thư viện ngành Luật nhận thức rõ hơn yêu cầu cấp bách của hoạt động này, tích cực đưa ra những đề xuất kế hoạch triển khai công tác phát triển tài nguyên số.

Sự thành công của rất nhiều dự án thư viện số trên thế giới, hoạt động số hóa tài liệu ở Việt Nam là những bài học thực tế cho các cơ quan tham khảo, cùng với trình độ khả năng của các cán bộ thư viện, nguồn nhân lực trẻ dồi dào là những tiền đề đảm bảo cho hoạt động phát triển tài nguyên số được thực hiện hiệu quả.

Sự ra đời của các kho tài nguyên số trên thế giới và các bộ cơ sở dữ liệu, sưu tập điện tử mang tính thương mại và tự tổ chức tổng hợp là những nguồn tài nguyên có thể khai thác ngay. Chính vì vậy, các cơ quan đã tận dụng tiến hành mua các CSDL số trên thế giới, một hoạt động thiết thực, theo đúng sự phát triển của kỷ nguyên số.

Các trang thiết bị và hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng cho công tác số hóa tài liệu ở một số cơ quan đã được trang bị tương đối đầy đủ. Nguồn nhân lực tại các cơ quan cơ bản đáp ứng được yêu cầu...Đây là những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động phát triển tài nguyên số của các cơ quan.

Nhìn chung có thể thấy, công tác phát triển tài nguyên số ở các thư viện ngành Luật đã bước đầu đi vào quy trình nghiệp vụ ổn định, có được những thành tựu đáng tự hào. Trong hoạt động phát triển tài nguyên số của mình, các cơ quan sẽ còn nắm bắt, đẩy mạnh hơn nữa công tác này. Song, với những thành tựu kết quả đã ghi nhận, các thư viện ngành Luật vẫn còn đó những khó khăn hạn chế cần phải giải quyết.

3.1.2 Hạn chế

Số hóa tài liệu trên thế giới đã được thực hiện khá lâu từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng tại Việt Nam thì công việc đó mới còn chập chững khá mơ hồ, kể cả những cơ quan TTTV lớn ở Việt Nam cũng chưa xây dựng được một quy trình chuẩn cho việc số hóa tài liệu. Các cơ quan TTTV khi có nhu cầu số hóa tài liệu đều phải tự nghiên cứu tìm hiểu. Các thư viện ngành Luật cũng vậy, bước đầu tiến hành số hóa tài liệu nên không thể tránh khỏi những tồn tại. Vì vậy, trong quá trình số hóa tài liệu, phát triển tài liệu số các cơ quan còn có một số hạn chế sau:



  • Về nguồn tài liệu số hóa: Chưa khai thác hết hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Mặc dù đã tiến hành số hóa tài liệu, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Trong khi đó, nhiều nguồn tài liệu có giá trị chưa được số hóa. Số lượng nhìn chung rất ít. Hoạt động số hóa mới được tiến hành, cùng với các yếu tố về bản quyền, kinh phí chính là nguyên nhân dẫn tới hạn chế này.

  • Về nguồn nhân lực số hóa: Việc số hóa tài liệu đòi hỏi các chuyên gia cán bộ thư viện không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải biết vận hành hệ thống máy móc, ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại và các kỹ năng thao tác xử lý thông tin. Nhưng trên thực tế, tại một số thư viện ngành Luật đội ngũ cán bộ làm công tác số hóa tài liệu còn rất mỏng, ví dụ như TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội đang gặp tình trạng thiếu cán bộ trầm trọng. Một số cơ quan khác thì cán bộ không phải là chuyên trách, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý số hóa tài liệu, hạn chế trong việc sử dụng các công nghệ mới. Một số cơ quan chưa tiến hành số hóa thì hoàn toàn chưa tiếp xúc trực tiếp với quy trình này, vì vậy trong quá trình phát triển tài liệu số, số hóa tài liệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

  • Về kinh phí: Việc phát triển tài nguyên số, số hóa tài liệu đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn, đầu tư về trang thiết bị, hệ thống máy tính, cơ sở vật chất hiện đại, trong đó ngân sách tài chính của các cơ quan còn nhiều hạn chế. Thực tế khảo sát cho thấy: chỉ có TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội không gặp nhiều sự khó khăn về kinh phí, có thể nói được hỗ trợ tối đa với sự hoạt động có thể làm được, còn các cơ quan TTTV khác đa phần đều cho ý kiến về nguồn kinh phí còn thiếu, rất thiếu cho sự phát triển nguồn tài nguyên này. Nguồn kinh phí tại hầu hết các cơ quan eo hẹp, tác động rất lớn đến sự phát triển tài nguyên số của các cơ quan.

  • Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Việc thiếu thiết bị, phương tiện cũng là một trở ngại lớn đối với công tác này. Việc đầu tư trang thiết bị cho số hóa ở các cơ quan chỉ dừng ở mức trung bình. Các thiết bị thực hiện số hóa tài liệu còn đơn giản, chưa mang lại hiệu quả cao. Những máy scan đơn điệu được hiểu theo nghĩa dùng trong trường hợp không có file điện tử, là giải pháp tình thế của một số cơ quan. Một số thư viện ngành Luật có hệ thống trang thiết bị hết sức sơ sài, khó có thể triển khai công tác số hóa tài liệu.

  • Về chất lượng tài liệu số: Tài liệu số hóa được thực hiện với thiết bị công nghệ còn hạn chế nên chất lượng cũng có ảnh hưởng. Trong quá trình scan tài liệu, máy scan cho ra file text không chuẩn nên cán bộ thư viện phải chỉnh sửa nhiều, do đó sẽ có những sai sót giữa tài liệu số với tài liệu gốc. Hay chất lượng tài liệu bị mờ chữ, mờ hình ảnh đối với các tài liệu cũ…Tuy nhiên số lượng rất ít.

  • Về sử dụng nguồn tài liệu số: Nguồn tài liệu số ở một số cơ quan được đưa lên hệ thống của cơ quan, người dùng muốn sử dụng bắt buộc phải đến cơ quan mới có thể truy cập được vào CSDL số. Các CSDL được mua hoặc trao đổi chỉ được truy cập ở một số máy cố định của các thư viện. Nguồn CSDL này không thể tra cứu trực tiếp qua cổng mạng Internet ở các nơi khác. Việc này hạn chế tới nhu cầu tra cứu sử dụng của người dùng.

  • Vấn đề chuẩn, công nghệ: Chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong việc triển khai các dự án Thư viện số tại Việt Nam (vấn đề phần mềm, chuẩn siêu dữ liệu, chuẩn trao đổi…) nên hoạt động chia sẻ tài liệu số sẽ gặp nhiều khó khăn.

  • Vấn đề bản quyền: Đây là vấn đề tác động rất lớn đến tâm lý cán bộ thực hiện công tác này. Hiện nay nước ta chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn việc thực thi số hóa tài liệu, đảm bảo bản quyền tác giả. Đây là vấn đề nan giải đặt ra, là rào cản khi tiến hành số hóa tài liệu. Các thư viện ngành Luật mới chỉ số hóa những tài liệu thuộc chính bản quyền của cơ quan mình. Lo ngại vướng mắc vi phạm bản quyền là tâm lý chung đối với cán bộ, vì vậy số hóa tài liệu dạng sách ở các cơ quan hiện nay chưa đặt ra, và gần như sẽ không thực hiện. Các cơ quan muốn phát triển tài liệu số phong phú đa dạng hơn nữa nhưng vấn đề bản quyền sẽ là tác động không nhỏ, hạn chế cho sự phát triển tài liệu số ở các cơ qua.

  • Vấn đề sử dụng CSDL nước ngoài: Tài liệu số hóa được truyền đi khắp nơi trên thế giới và được mọi người sử dụng. Khi tài liệu xuất bản ở ngôn ngữ người dùng tin không biết sẽ gây khó khăn cho việc khai thác sử dụng tài liệu số hóa. Ví dụ như các CSDL nước ngoài tại Trung tâm TTTV Đại học Luật Hà Nội được viết bằng tiếng Anh, CSDL tại Nhà Pháp luật Việt Pháp trao đổi được viết bằng tiếng Pháp…Với thực tế như vậy, đòi hỏi người dùng tin phải có trình độ ngoại ngữ mới có thể khai thác sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là một số hạn chế về công tác phát triển tài nguyên số của các thư viện ngành Luật. Với những hạn chế còn tồn tại, các cơ quan sẽ xây dựng những phương thức khắc phục những mặt hạn chế này. Với khả năng cũng như tiềm lực của các cơ quan thì dù với những hạn chế như vậy, thì công tác phát triển tài nguyên số đã đem lại thành công trong việc phát triển thư viện hiện đại của các cơ quan, tăng cường nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động cũng như đáp ứng được nhu cầu người dùng một cách tốt nhất.


tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương