PHẦn mở ĐẦu tính cấp thiết của đề tài



tải về 0.62 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.62 Mb.
#14604
1   2   3   4   5   6   7   8

Vấn đề công nghệ

Khi xây dựng, phát triển tài nguyên số, việc lựa chọn công nghệ để tiến hành rất quan trọng bởi vì nó là công cụ đắc lực giúp ta thực hiện các công việc trong quy trình tạo lập và vận hành. Do đó công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu:

Là công cụ, môi trường để đảm bảo các tài liệu số hóa sau khi được tạo lập sẽ dễ dàng, thuận tiện cho người tiếp cận.

Có đủ độ tin cậy cho người quản trị và kỹ thuật viên trong quá trình tạo lập, bảo quản và cung cấp dữ liệu trong quá trình hoạt động của tài liệu số.

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ TTTV.

Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các chuẩn khác, có công cụ sao lưu an toàn dữ liệu.

Dựa theo các yêu cầu trên, để nguồn tài nguyên số phát huy được hết vai trò của mình, các cơ quan TTTV nói chung, ngành Luật nói riêng khi tạo lập tài nguyên số cần phải có cơ sở hạ tầng sau:



  • Phải có hệ thống mạng Internet được kết nối Internet với đường truyền đủ đáp ứng cho số người dùng tối thiểu của thư viện.

  • Hệ thống máy chủ đủ mạnh để đáp ứng việc lưu trữ, bảo quản, cung cấp dữ liệu và quản lý người dùng và các phần mềm hệ thống có bản quyền.

  • Trang web đăng tải và là cổng truy cập của người dùng vào bộ sưu tập số, tài liệu số của cơ quan.

  • Phần mềm quản lý tài nguyên số

      1. Vấn đề bản quyền

Trong một thư viện truyền thống, quyền sở hữu tài liệu là quan trọng; nhưng trong lĩnh vực lưu hành tài nguyên điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả hay bản quyền là quan trọng hơn.

Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin đó trở nên phổ biến hơn đối với những người khác là một điều liên quan đến vấn đề xã hội, và những người xây dựng thư viện số, xây dựng tài nguyên số phải am hiểu quyền sở hữu trí tuệ để hành động một cách có trách nhiệm và đúng luật xung quanh những ứng dụng cụ thể của họ.

Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, những tài liệu dưới đây không được bảo hộ bản quyền:

- Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005; Chương I, Mục 1, Điều 15 “Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: 1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin. 2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. 3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu”[3]

- Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Điều 27, khoản (a), (b) “…Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết” [3]

Việc số hoá tài liệu cho thư viện số là không vi phạm bản quyền nếu: Tài liệu nằm ngoài bản quyền hoặc tài liệu được bảo hộ bản quyền nhưng số hoá để sử dụng với mục đích phi thương mại trong phạm vi hạn chế của thư viện, trường học, viện nghiên cứu.

Bản thân việc số hoá tài liệu không vi phạm bản quyền, việc vi phạm hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng (chẳng hạn dùng với mục đích thương mại làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nắm giữ bản quyền là vi phạm) và phạm vi sử dụng (ví dụ nếu phổ biến rộng rãi ra công chúng, ngoài phạm vi thư viện là vi phạm).

Thư viện số, nơi chứa những tài nguyên số có thể làm cho việc truy cập trở nên rộng rãi hơn thư viện truyền thống. Chính điều này đã nảy sinh ra nhiều vấn đề: truy cập thông tin trong thư viện số, nói chung ít bị kiểm soát hơn trong thư viện thường. Đưa thông tin vào thư viện số là có khả năng làm cho thông tin đó trở nên phổ biến ngay đối với một số lượng độc giả hầu như vô hạn.

Đối với người sử dụng, thông tin trên thế giới có thể truy cập bất cứ nơi đâu. Đối với tác giả, một độc giả có trình độ hơn có thể tiếp cận được nhiều thông tin hơn trước. Đối với nhà xuất bản, nhiều thị trường mới mở ra vượt qua mọi giới hạn địa lý. Nhưng có một nghịch lý, tác giả và nhà xuất bản hỏi có bao nhiêu cuốn sách sẽ được bán nếu những thư viện số nối mạng khiến cho bản điện tử của cuốn sách đó được truy cập rộng rãi trên thế giới? Cơn ác mộng cho họ khi câu trả lời là một. Có bao nhiêu sách sẽ được xuất bản trực tuyến nếu toàn bộ thị trường có thể bị phá hủy bởi việc bán một bản điện tử cho một thư viện công cộng?

Nhà xuất bản sẽ thông qua công nghệ và phương tiện luật pháp để thực thi chính sách hạn chế việc truy cập đến những thông tin họ bán.

Sở hữu một cuốn sách chắc chắn không phải là xác lập được quyền sở hữu đối với tài liệu đó theo nghĩa của bản quyền. Mặc dù có nhiều bản của một tài liệu nhưng chỉ có một bản quyền. Điều này không chỉ áp dụng cho bản in mà cả cho bản điện tử, dù được số hóa từ bản in hay được tạo nên dưới dạng điện tử từ đầu. Khi mua một cuốn sách, ta có thể bán lại, nhưng chắc chắn không mua được quyền tái phân phối. Quyền đó tùy thuộc vào bản quyền.

Muốn phát triển tài liệu số cần phải có những hành động để tránh vi phạm bản quyền. Cần phải cân nhắc việc số hóa các tài liệu là một việc làm có lợi ích chung mà không xâm phạm tới quyền lợi của người khác. Đây là một điều khó về mặt pháp lý. Và nếu không chắc chắn với điều cân nhắc trên thì ta phải tiến hành xin phép để được cấp phép thực hiện số hóa.



      1. Vấn đề liên quan đến người dùng tin

Phát triển tài nguyên số cuối cùng cũng là đáp ứng, phục vụ tốt nhất nhu cầu người dùng tin. Vì vậy người dùng tin là động cơ xây dựng và phát triển và cũng là người thẩm định cuối cùng tài nguyên số của thư viện. Bởi lẽ đó, khi tiến hành xây dựng và phát triển tài nguyên số cần nghiên cứu nhu cầu, trình độ nhận thức của nhóm người dùng tin chức năng của mình để xác định diện ưu tiên trong bộ sưu tập số.

Đó là việc nghiên cứu các vấn đề:

- Nhu cầu tin:

+ Hứng thú đọc: Nghiên cứu những vấn đề, lĩnh vực khoa học người dùng tin quan tâm.

+ Sở thích tin: Nghiên cứu thể loại, phương thức, định dạng nguồn tin số hóa mà người dùng tin quan tâm.

+ Phương thức khai thác: Nghiên cứu phương thức người dùng tin thường khai thác nguồn tin số hóa, các kênh thông tin số hóa người dùng tin thường sử dụng...

- Trình độ:

+ Trình độ tin học: Liên quan đến khả năng tìm kiếm, khai thác nguồn tin số hóa của người dùng tin.

+ Trình độ ngoại ngữ: Liên quan đến việc xác định tỷ lệ tài liệu tiếng nước ngoài trong tài liệu số.

+ Trình độ chuyên môn: Liên quan đến việc xác định mức độ chuyên sâu của nguồn tin số hóa.

- Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu độ tuổi, mức sống, công việc…của người dùng tin để hỗ trợ định hướng việc xây dựng và phát triển sưu tập số, tài nguyên số.

Trên cơ sở những vấn đề này, các cơ quan TTTV khi tiến hành phát triển tài nguyên số cần chú tâm nghiên cứu những người dùng tin của mình, để có thể làm giàu thêm những bộ sưu tập số có chất lượng phù hợp đáp ứng theo nhu cầu của người dùng tin



      1. Vấn đề kiểm duyệt

Một yếu tố khác cần đề cập cũng có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình xây dựng, phát triển tài nguyên số, đó chính là các cấp quản lý, kiểm duyệt quyết định vào hoạt động lựa chọn tài liệu ban đầu và bổ sung tài liệu. Với cơ chế hoạt động hiện nay, quá trình lựa chọn và bổ sung tài liệu khi tiến hành xây dựng tài nguyên số phải đi qua các thủ tục hành chính, phê duyệt…từ các cấp và phòng ban liên quan. Điều đó cũng có những tác động đến chính sách phát triển trên cơ sở các quan điểm khác nhau của các đối tượng này lên loại và nội dung tài liệu dự kiến được bổ sung số hóa. Ngoài ra, họ cũng góp phần tác động đến nguồn kinh phí được cấp nhằm phát triển tài nguyên thông tin của mỗi thư viện.

Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và phát triển bộ sưu tập, nhằm mục đích ngày một nâng cao chất lượng hoạt động thông tin của đơn vị, đảm bảo tính hiệu quả của tài nguyên thông tin trong bối cảnh phát triển chung; đòi hỏi các cơ quan TTTV cần thiết xây dựng cho mình định hướng chiến lược phát triển nguồn tài nguyên số một cách hợp lý. Định hướng đó cần đáp ứng được nhu cầu thông tin của các nhóm đối tượng người dùng, cũng như phù hợp với những thay đổi phát triển chung của môi trường, vấn đề tài chính, đối tượng người dùng…trong môi trường cơ quan tồn tại, hoạt động và phát triển.



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN SỐ CỦA CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN THƯ VIỆN NGÀNH LUẬT Ở HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm vốn tài liệu của các cơ quan thông tin – thư viện

2.1.1 Đặc điểm vốn tài liệu truyền thống

  • Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội

Tổng số vốn tài liệu: 24593 đầu bản; 195943 bản ấn phẩm. Cụ thể như sau:

+ Sách giáo trình: 331 đầu ấn phẩm; 70632 bản ấn phẩm

+ Sách tham khảo: 8155 đầu ấn phẩm; 107472 bản ấn phẩm

+ Luận văn, luận án: 3829 đầu ấn phẩm, 5456 bản ấn phẩm

+ Đề tài nghiên cứu khoa học: 127 đầu, 165 bản

+ Bài trích: 12037

+ Báo tạp chí tiếng Việt: 51 loại

+ Báo tạp chí tiếng nước ngoài: 40 loại

Nguồn tài liệu của Trung tâm nhìn chung phong phú, đa dạng, phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu và học tập của sinh viên. Nguồn tài liệu này được cập nhật và bổ sung hàng năm.


  • Trung tâm Thông tin – Thư viện và Nghiên cứu Khoa học của Văn phòng Quốc hội

Trung tâm có vốn tại liệu khá đa dạng, phong phú, nhưng với quy mô trung bình. Tổng số vốn tài liệu của Trung tâm khoảng 45.000 cuốn sách các loại. Tuy nhiên bộ sưu tập tài liệu của Trung tâm còn bao gồm nguồn tài liệu chuyên biệt về công tác lập pháp, thông tin về các kỳ họp Quốc hội và các nguồn thông tin Pháp luật khác.

Thích ứng cùng sự phát triển của ngành, với các khung phân loại phổ biến mang nhiều ưu điểm trên thế giới, Trung tâm hiện cũng đã sử dụng bảng phân loại DDC từ năm 2010.



  • Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật

Nhìn chung, các kho sách, báo chí, tư liệu, luận án, luận văn… của Viện là khá lớn và có giá trị. Tổng số tên tài liệu: 20000, trên 24000 bản tài liệu bao gồm sách tiếng Việt: trên 7000 cuốn; sách tiếng Nga: 4000 cuốn; sách tiếng Pháp: 516 cuốn, sách tiếng Đức: 492 cuốn, sách tiếng Anh: 494 cuốn; tài liệu: 2490 cuốn, luận án: 558 cuốn, thư mục: 98 tập, tạp chí trong và ngoài nước (30 tên): 5260 tập. Ngoài ra, thư viện còn có kho văn bản Pháp luật của Việt Nam từ năm 1945 đến nay bao gồm 310 tập. (Đây là kho tài liệu quý nhưng đã cũ nát nhiều, đang cần có chế độ bảo dưỡng, xử lý kịp thời).

Phòng Thông tin – Tư liệu – Thư viện đã xây dựng được thư mục “Hệ thống pháp luật Mỹ”. Thư mục bao gồm một số sách, tài liệu, các bài báo, tạp chí gồm tiếng Việt, tiếng Nga, Anh hiện đã có trong thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật nhằm giúp đỡ cho cán bộ nghiên cứu đề tài có thêm những thông tin chung về lịch sử nhà nước và xã hội Hoa Kỳ, về hệ thống pháp luật và đời sống pháp lý Hoa Kỳ có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động thương mại.

So với các thư viện ngành Luật và các thư viện khác của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, có thể thấy: thời kỳ trước, Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật có nguồn tư liệu khá phong phú, đa dạng và hiệu quả hoạt động cao. Hiện nay các thư viện xây dựng sau nên được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, có dự án lớn do đó phát triển, có nguồn tư liệu nước ngoài phong phú hơn rất nhiều. Còn thư viện của Viện Nhà nước và Pháp luật chưa được đầu tư thỏa đáng. Đây là vấn đề cần đặt ra cho lãnh đạo Viện trong quá trình phát triển Thư viện.


  • Thư viện Học viện Tư pháp

Vốn tài liệu tại Học viện Tư pháp có thể nói là còn nghèo nàn. Là một thư viện chuyên ngành nên nguồn tài liệu chủ yếu có nội dung về pháp luật. Mặc dù số lượng tài liệu còn hạn chế, nhưng nhìn chung đáp ứng được nhu cầu đặc thù của người dùng tin của học viện – với đặc thù của Trường là đào tạo cán bộ. Những tài liệu như: Pháp luật thừa kế, Ngân hàng pháp luật, Pháp luật chứng khoán, Pháp luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật thương mại, Pháp luật lao động, Pháp luật đầu tư và đấu thầu, Pháp luật xây dựng, Pháp luật đất đai nhà ở, Pháp luật cầm cố thế chấp, Pháp luật cạnh tranh, Pháp luật hộ tịch và cư trú, Pháp luật hôn nhân và gia đình, Pháp luật doanh nghiệp, Tổ chức tòa án, Thẩm phán, Pháp luật tố tụng dân sự, Thi hành án dân sự, Pháp luật dân sự, Pháp luật hợp đồng và mẫu hợp đồng, Pháp luật bảo hiểm xã hội, Pháp luật thuế, Pháp luật kế toán tài chính, ngân sách, Pháp luật hải quan xuất nhập khẩu, Pháp luật cơ quan lập pháp, Pháp luật hành chính, Khiếu nại tố cáo, Pháp luật cán bộ công chức, Pháp luật tố tụng hình sự… đều được thư viện sưu tầm để phục vụ bạn đọc tốt nhất.

Có thể chia nguồn tài liệu tại Thư viện Học viện Tư pháp thành 3 dạng tài liệu như sau:

Sách tham khảo: có 2500 đầu sách tương ứng với 14000 cuốn.

Sách giáo trình: 45 đầu sách tương ứng với 13500 cuốn

Nguồn tài liệu đặc thù: Hồ sơ tình huống với 240 đầu tương ứng với 81600 hồ sơ.

Đây là nguồn tài liệu quan trọng, đặc thù của thư viện. Khác biệt với các cơ quan TTTV chuyên ngành khác.

Đến với một số thư viện ngành Luật thì nguồn tài liệu đặc thù này không có, thông qua khảo sát, phỏng vấn bạn đọc cho thấy hồ sơ tình huống là những nguồn tin, nguồn tài liệu quý giá phục vụ đắc lực cho bạn đọc khi nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề về pháp luật, bên cạnh đó là một cơ sở thực tế giúp bạn đọc cọ xát, bước đầu làm quen với môi trường của ngành luật. Đây là nguồn tài liệu đóng vai trò quan trọng đối với sinh viên, học viên, cán bộ của các thư viện chuyên ngành pháp luật nói chung và đối với người dùng tin của thư viện Học viện Tư pháp nói riêng.

2.1.2 Đặc điểm vốn tài liệu hiện đại


  • Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội

Trung tâm đã xây dựng được một nguồn tài liệu hiện đại phong phú và chất lượng.

Trung tâm chia ra hai loại cơ sở dữ liệu (CSDL):

+ Cơ sở dữ liệu thư mục do trung tâm xây dựng gồm sách, giáo trình, luận án, luận văn, bài trích tạp chí với 17926 biểu ghi.

Địa chỉ truy cập: http://lib.hlu.edu.vn

+ Cơ sở dữ liệu luật quốc tế trực tuyến West Law, Heinonline, Eline@Vietnam, cơ sở dữ liệu học tiếng Anh trực tuyến: Discoveries.

Nhìn chung bao gồm tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử đã đáp ứng được một phần lớn nhu cầu tin của người dùng tin.



  • Trung tâm Thông tin – Thư viện và Nghiên cứu Khoa học của Văn phòng Quốc hội

Trung tâm là nơi xuất bản các nguồn thông tin luật pháp như tạp chí điện tử, các bản giới thiệu hệ thống văn bản luật mới ban hành.

CSDL tại trung tâm được chia thành các dạng: CSDL sách; CSDL báo, tạp chí; CSDL dữ kiện, đề tài khoa học. Số lượng cụ thể như sau:

CSDL sách: 13500 biểu ghi

CSDL báo, tạp chí: 25000 biểu ghi

CSDL dữ kiện đề tài khoa học: 4000 biểu ghi



Biểu đồ 2: CSDL tại TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội


  • Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật

Hiện nay thư viện của Viện đang triển khai từng bước xây dựng thư viện hiện đại, nhằm tạo lập một công cụ mạnh, trợ giúp đắc lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy sau đại học về Nhà nước và pháp luật. Thư viện đã xây dựng và tạo nguồn lực thông tin ngày càng dồi dào và mang tính cập nhật hơn. Nhiều cơ sở dữ liệu khoa học về Nhà nước và Pháp luật đã được xây dựng (khoảng 19000 biểu ghi).

Trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin, thư viện điện tử và thư viện số là một mô hình mà nhiều quốc gia đã xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thông tin. Do vậy, Thư viện đã và đang, sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cấp Bộ: “Tin học hóa công tác thông tin – tư liệu – thư viện”.

Kho sách của Viện đã được tiến hành tin học hóa với 19000 biểu ghi:

Toàn bộ kho sách tiếng Việt đã được tin học hóa: 4500 biểu ghi (có tóm tắt nội dung cuốn sách)

Toàn bộ kho sách tiếng Pháp: 516 biểu ghi (có dịch và tóm tắt nội dung cuốn sách)

Toàn bộ kho sách tiếng Nga: 2300 biểu ghi (có dich và tóm tắt nội dung cuốn sách)

Kho sách tiếng Anh: 460 biểu ghi (có dịch và tóm tắt nội dung cuốn sách)

Kho tư liệu: 2050 biểu ghi (có tóm tắt nội dung)

Kho Luận án: 500 biểu ghi (có tóm tắt nội dung).

Báo và tạp chí tiếng Việt từ năm 1999 đến nay đều được tin học hóa (tạp chí có tóm tắt nội dung): 7800 biểu ghi.

Có thể thấy vốn tư liệu của thư viện là tài sản quý giá, là tiềm lực, là sức mạnh là niềm tự hào của thư viện


  • Thư viện Học viện Tư pháp

Với đặc thù hoạt động và quy mô của Thư viện, việc xây dựng phát triển tài liệu hiện đại của thư viện vẫn còn hạn chế. Thư viện mới bước đầu biên mục các biểu ghi với các tài liệu là các sách giáo trình, các tài liệu hỏi đáp về luật pháp…Tuy nhiên số lượng chưa được nhiều và chưa được thống kê cụ thể.

Thư viện có nguồn tài liệu là các mẫu văn bản, hồ sơ liên quan đến ngành Luật được cập nhật trực tiếp trên trang web của Học viện. Cũng tại đây, ấn phẩm Tạp chí Nghề luật cũng được số hóa và đưa lên trang web để cho học viên, bạn đọc tra cứu. Tất cả nguồn tài liệu điện tử này chỉ được tra cứu trực tiếp trên máy tính của Thư viện. Hiện thư viện chưa thể truy cập trên mạng Internet từ xa, bạn đọc muốn tìm và download tài liệu thì phải đến thư viện. Đây cũng là một hạn chế của thư viện.



2.2 Phương thức phát triển tài nguyên thông tin số của các cơ quan thông tin – thư viện ngành Luật

2.2.1 Nguồn mua tài nguyên thông tin số

Phát triển tài liệu số, có thể bằng nhiều phương thức khác nhau. Mỗi phương thức lại có những ưu và nhược điểm của nó. Tùy từng điều kiện, đặc thù của cơ quan, từ đó lựa chọn những phương thức phát triển tài nguyên thông tin số cho thư viện mình. Nguồn mua tài nguyên số là một trong những phương thức đã được các cơ quan TTTV thường sử dụng.

Việc mua tài nguyên thông tin điện tử của các cơ quan đơn vị đang xuất bản là một sự lựa chọn của các cơ quan TTTV. Bởi lẽ hiện nay hầu hết các ấn phẩm đều vừa xuất bản trên giấy, vừa tồn tại dưới dạng điện tử và cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hướng thế giới số, rất nhiều cơ quan TTTV đã tận dụng và phát huy tiệm lực này. Trên thế giới đã có rất nhiều Trung tâm TTTV xây dựng được thư viện số chứa những bộ sưu tập số quy mô và chất lượng. Các bộ sưu tập số được xây dựng không chỉ nhằm mục đích phục vụ người dùng tin của thư viện mà bên cạnh đó là mục đích hướng tới những cộng đồng người dùng tin hoặc người dùng tin toàn cầu. Để thực hiện được mục đích này cũng như đáp ứng được nhu cầu người dùng tin, các hoạt động mua hay trao đổi tài nguyên số được hình thành. Với phương thức này, các cơ quan TTTV có thể tiết kiệm được công sức cũng như thời gian để có thể đưa tài nguyên số tới bạn đọc của cơ quan mình một cách nhanh và hiệu quả nhất. Đây là một phương thức cần được phát triển trong các thư viện khi tiến hành xây dựng nguồn tài nguyên số của cơ quan mình.

Với nguồn mua tài nguyên số trong hoạt động phát triển tài nguyên số, hiện tại đã có 2 cơ quan TTTV tiến hành hoạt động này. Đó là Trung tâm TTTV Đại học Luật Hà Nội và TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội.



  • Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội:

Trung tâm đã tiến hành mua 3 CSDL luật quốc tế trực tuyến:

West Law


Heinonline

Eline@Vietnam

Đây là những CSDL đã được lựa chọn phù hợp với nhu cầu của người dùng tin tại Trung tâm. Trên cơ sở đó, Trung tâm mua quyền truy cập, và người dùng tin có thể tra tìm và sử dụng nguồn tin tại các CSDL này.

Để mua được quyền truy cập 3 CSDL trực tuyến này, kinh phí là một vấn đề khó khăn. Và dự án của tổ chức SIDA – Tổ chức phát triển quốc tế của Thụy Điển đã tài trợ cho Trung tâm mua quyền truy cập 3 CSDL này. Hoạt động này được bắt đầu từ những năm 1998, 1999 đến nay. Các CSDL này cung cấp những tài liệu luật của các nước phương Tây, và trên thế giới. Tại đây chứa những CSDL toàn văn về sách, luận án, luận văn hay các bài nghiên cứu về ngành Luật.

Để có thể truy cập và sử dụng nguồn tin trên các CSDL này, bạn đọc phải đến phòng máy của thư viện để truy cập. Thư viện được cấp một số account để cung cấp tới bạn đọc sử dụng. Bạn đọc chỉ có thể truy cập khi sử dụng máy tính tra cứu của Trung tâm, tại phòng tra cứu 3 CSDL này theo quy định. Việc bạn đọc truy cập tại các CSDL này là miễn phí, tuy nhiên khó khăn ở đây là đòi hỏi bạn đọc phải có vốn tiếng Anh tốt mới có thể sử dụng hiệu quả nguồn tin vì tất cả nguồn tin trong 3 CSDL được Trung tâm mua đều được viết và xây dựng bằng tiếng Anh.

Từ khi mua quyền truy cập các CSDL này, bạn đọc tại Trung tâm đều hài lòng với chất lượng của các CSDL. Tuy nhiên do kinh phí từ dự án hỗ trợ tới hiện tại đã hết, nên Trung tâm chỉ có thể duy trì quyền truy cập các CSDL này đến năm 2012. Để có thể tiếp tục sử dụng các CSDL luật này, Trung tâm cần có nguồn kinh phí hỗ trợ lớn khác. Có thể từ các dự án tài trợ, từ các tổ chức hoặc từ kinh phí nhà trường phân bổ…để hỗ trợ cho Trung tâm có thể tiếp tục mua quyền truy cập các CSDL này, hoặc các CSDL khác nhằm phục vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu bạn đọc hiện nay.



  • Trung tâm Thông tin – Thư viện và Nghiên cứu Khoa học của Văn phòng Quốc hội

Hoạt động mua tài liệu số tại Trung tâm cũng đã được triển khai. Đó là những bản sách về chính trị, pháp luật, xã hội…Tuy nhiên số lượng không nhiều. Điều này được lý giải bởi vấn đề bản quyền của tài liệu, và chi phí khi mua bản quyền các tài liệu này thì thường rất đắt. Mặc dù Trung tâm đã triển khai hoạt động này nhưng hầu như không mua được những bản sách có giá trị, các dạng tài liệu quý hiếm.

Hiện nay, Trung tâm đang lựa chọn để mua từ 3-5 CSDL chuyên đề pháp luật và chủ yếu là CSDL của nước ngoài, cụ thể là Mỹ. Do đặc thù khi mua các CSDL này là đắt nên trung tâm hiện đang tiến hành tập hợp một danh mục từ 25 đến 30 CSDL nổi tiếng và có uy tín trên thế giới, từ đó sẽ lựa chọn mua 3 đến 5 CSDL để phục vụ người dùng tin của Trung tâm. Vấn đề xem xét lựa chọn danh mục các CSDL lựa chọn cũng là một vấn đề khó khăn. Các cán bộ tại Trung tâm thường dựa trên việc theo dõi tần suất trích dẫn CSDL để lựa chọn. Sau khi lựa chọn được danh mục các CSDL đó, các cán bộ tại Trung tâm sẽ tiến hành xây dựng một bảng hỏi, đưa vào đó các danh mục CSDL Trung tâm đã lựa chọn và đưa tới trực tiếp các người dùng tin của Trung tâm. Chính người dùng tin sẽ là người lựa chọn các CSDL sẽ mua trong tương lai. Dựa theo nhu cầu, sự lựa chọn của người dùng tin, cán bộ Trung tâm sẽ tổng hợp và đưa ra những CSDL được nhiều người dùng tin lựa chọn nhất, trên cơ sở kinh phí được cấp sẽ quyết định mua CSDL phù hợp. Kế hoạch này sẽ triển khai trong tháng 3/2012.

Trong tương lai, Trung tâm sẽ đẩy mạnh hơn nữa nguồn mua tài nguyên số nhằm tăng cường vốn tài liệu số, cũng như đáp ứng hơn nữa nhu cầu người dùng tin.

2.2.2 Nguồn trao đổi tài nguyên thông tin số

Hiện nay, xu hướng chung trong các cộng đồng thư viện trên thế giới là hướng tới chia sẻ và hòa nhập. Và tài nguyên số ngày càng khẳng định được vai trò của mình, đặc biệt trong hoạt động chia sẻ. Trao đổi tài nguyên số là hoạt động nhằm tăng cường nguồn lực thông tin số của các cơ quan TTTV, đem tới sự phát triển chung cho các bên tham gia, đánh dấu sự hợp tác của các cơ quan, một xu hướng chủ đạo trong sự phát triển của xã hội nói chung, của ngành thư viện nói riêng.

Ngay từ khi chưa xuất hiện tài liệu số như hiện nay, hoạt động trao đổi chia sẻ tài liệu truyền thống giữa các cơ quan TTTV đã được diễn ra thường xuyên. Điển hình như thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật, Thư viện Bộ Tư Pháp…Hoạt động này đã mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan, đó là lợi ích từ phía người dùng tin và lợi ích từ phía người cung cấp. Tuy nhiên, với những cơ quan gặp giới hạn về khoảng cách địa lý thì vấn đề trao đổi chia sẻ nguồn tin gặp nhiều khó khăn, hạn chế tới hoạt động trao đổi chia sẻ tài nguyên của các cơ quan TTTV. Sự ra đời của tài liệu số là bước phát triển lớn, là giải pháp cho sự chia sẻ với mọi giới hạn địa lý này. Vai trò cũng như tính ưu việt của tài liệu số đã được chứng minh rõ qua quá trình sử dụng của người dùng tin.

Tận dụng và phát huy đặc điểm của tài liệu số, hiện nay các cơ quan TTTV không chỉ tiến hành hoạt động trao đổi tài nguyên truyền thống, mà còn tiến hành trao đổi những tài nguyên điện tử, tài nguyên số nhằm phát triển hơn nữa bộ sưu tập số của cơ quan mình.

Trong các thư viện ngành Luật được khảo sát, hoạt động trao đổi tài liệu số mới chỉ diễn ra tại TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội.

Trung tâm hiện đang tiến hành trao đổi CSDL của Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Đây là hoạt động Nhà Pháp luật Việt-Pháp đã và đang triển khai rộng rãi việc chia sẻ các nguồn cơ sở dữ liệu pháp luât điện tử Pháp tới nhiều đối tác tại Việt Nam, trong đó có Trung tâm. Tất cả các đối tượng người dùng tin của Trung tâm đều được quyền truy cập miến phí vào các nguồn cơ sở dữ liệu pháp luật tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Nhà Pháp luật Việt Pháp.

Với mục đích phát triển Thư viện Nhà Pháp luật thành Trung tâm tư liệu pháp luật Pháp và các nước Pháp ngữ, đặc biệt là sử dụng các hình thức hiện đại truy cập các cơ sở dữ liệu pháp lý, từ tháng 6 năm 2011, Nhà Pháp luật Việt-Pháp đã thiết lập quan hệ đối tác với hai nhà xuất bản lớn của Pháp, đó là Dalloz và Francis Lefebvre và một trường Đại học trực tuyến: Đại học Luật pháp ngữ kỹ thuật số (UNJF) nhằm cung cấp các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử tới các cán bộ nghiên cứu pháp luật, giới luật gia và sinh viên chuyên ngành luật ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây cũng chính là các địa chỉ mà người dùng tin tại TTTTTV&NCKH của Văn phòng Quốc hội có thể truy cập và sử dụng. Cụ thể:

1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương