PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉNH, BỔ sung quy hoạCH


PHẦN THỨ HAI HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU



tải về 0.78 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.78 Mb.
#23162
1   2   3   4   5   6   7   8

PHẦN THỨ HAI

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM VÀ TỈNH NINH BÌNH.


Hiện nay Việt Nam đã khai thác được dầu thô nhưng sản phẩm xăng dầu đều phải nhập khẩu để tiêu thụ trong nước và tái xuất một lượng nhỏ. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan và Bộ Thương mại, theo dõi tình hình nhập khẩu xăng dầu thì từ năm 2001 đến 2006 lượng xăng dầu được nhập khẩu như sau:

Bảng 1. Thống kê nhập khẩu xăng dầu.

(Đơn vị tính: nghìn tấn)

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng số

8.878

9.869

9.955

11.048

11.477

11.217

Nguồn: Theo thống kê của Bộ Thương mại

Tại tỉnh Ninh Bình, theo số liệu khảo sát về sản lượng bán ra tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên các huyện, tỉnh, thị xã trong năm 2004 như sau:



Bảng 2. Sản lượng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2004 – 2006.

Huyện, thành phố, thị xã

Tổng sản lượng bán ra (m3/tháng)

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Tổng số

51.571,0

59.179,0

64.860,2

Huyện Gia Viễn

4.856,6

6.101,1

7.000,7

Huyện Hoa Lư

1.308,9

1.782,7

2.307,3

Huyện Kim Sơn

6.460,6

6.943,7

7.433,2

Thành phố Ninh Bình

16.357,6

18.631,7

20.447,0

Huyện Nho Quan

4.734,5

4.960,4

5.131,6

Thị xã Tam Điệp

8.337,5

10.738,5

11.752,1

Huyện Yên Khánh

3.422,9

3.578,4

4.158,0

Huyện Yên Mô

6.092,3

6.442,5

6.630,3

Theo số liệu bảng 1 và bảng 2 thì thấy lượng xăng dầu nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trên địa bàn tỉnh các năm qua đều tăng. Tổng sản lượng bán ra bình quân tháng, trong năm 2006 so với năm 2004 trên địa bàn tỉnh tăng 25,8%, lượng xăng dầu tiêu thụ ở các huyện, thành phố, thị xã cũng đều tăng, trong đó các huyện thị có tốc độ tăng nhanh cả về tỷ lệ và giá trị tuyệt đối là thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, và huyện Gia Viễn...

Do tầm quan trọng đặc biệt của mặt hàng xăng dầu đối với phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng, đồng thời để tạo hệ thống phân phối ổn định, đầy đủ khi Việt Nam hội nhập với thế giới, ngày 15/9/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu, đồng thời Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17/11/2003 về quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu đồng thời Chính phủ ban hành các chính sách về thuế, điều chỉnh giá để điều tiết kinh doanh xăng dầu đảm bảo ổn định thị trường xăng dầu trong nước trong điều kiện giá xăng dầu thế giới liên tục biến động tăng cao. Trong thời gian gần đây, để chống độc quyền, nâng cao cạnh tranh thương mại và chất lượng dịch vụ với khách hàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2007/NĐ-CP thay thế Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định số 11/2007/QĐ-BTM về việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều của quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu ban hành kèm theo Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Các chính sách điều tiết kinh doanh xăng dầu của Chính phủ đã làm cho hệ thống tổ chức kinh doanh xăng dầu chuyển biến tích cực, hoạt động kinh doanh xăng dầu dần dần tiến tới xoá bỏ bù giá cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu.


II. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Theo Quyết định số 1432/QĐ-UB)

1. Nội dung của Quyết định số 1432/QĐ-UB của UBND tỉnh Ninh Bình.


Từ năm 2002 đến năm 2004 Sở Thương mại thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Thương mại và UBND tỉnh Ninh Bình đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các ngành liên quan xây dựng Dự án “Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1432/QĐ-UB, nội dung chính của Quy hoạch gồm các phần:

 Thực trạng hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1996 - 2003

 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh xăng dầu. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và năm 2020

 Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020



 Giải pháp thực hiện Quy hoạch và một số kiến nghị.
1.1. Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ở 8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

(Đơn vị tính: cửa hàng)

STT

Địa bàn

Cửa hàng xăng dầu có

đến tháng 6/2004

Quy hoạch đến

năm 2010

Định hướng đến

năm 2020




Toàn tỉnh

82

122

152

1

Huyện Gia Viễn

11

18

22

2

Huyện Hoa Lư

2

6

9

3

Huyện Kim Sơn

14

23

29

4

Tỉnh Ninh Bình

16

17

19

5

Huyện Nho Quan

12

16

20

6

Thị xã Tam Điệp

8

13

15

7

Huyện Yên Khánh

11

16

20

8

Huyện Yên Mô

8

13

18
1.2. Các chính sách, giải pháp và tổ chức thực hiện.

- Các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Quy hoạch bố trí quỹ đất và địa điểm để các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng cửa hàng xăng dầu bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầy đủ các điều kiện về môi trường và phòng cháy chữa cháy.

- Huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, từ các nguồn huy động khác để đầu tư xây dựng và nâng cấp cửa hàng xăng dầu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu cho cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động.

- UBND tỉnh xem xét, bổ sung Quy hoạch trong các trường hợp phát sinh nhu cầu thực sự cần thiết phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản lý kinh doanh xăng dầu để tiếp tục thiết lập trật tự, kỷ cương trong kinh doanh xăng dầu.

- Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND các huyện, thị xã; các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch.


2. Tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 1432/QĐ-UB của UBND tỉnh Ninh Bình.

2.1. Số cửa hàng xăng dầu xây dựng mới trên địa bàn tỉnh từ năm 2004 đến năm 2007.

Từ tháng 6/2004 đến 30/6/2007, Sở Thương mại đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các ngành có liên quan đã thẩm định, trình UBND tỉnh đồng ý cho các doanh nghiệp xây dựng mới 21 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Bảng 3: Số lượng cửa hàng xăng dầu xây dựng mới từ tháng 6/2004 – 6/2007.

(Đơn vị tính: Cửa hàng)

STT




Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Tổng

số




Toàn tỉnh

3

7

6

5

21

1

Huyện Gia Viễn

0

2

1

0

3

2

Huyện Hoa Lư

1

1

0

0

2

3

Huyện Kim Sơn

1

1

2

1

5

4

Tỉnh Ninh Bình

1

0

0

0

1

5

Huyện Nho Quan

0

2

0

1

3

6

Thị xã Tam Điệp

0

1

1

1

3

7

Huyện Yên Khánh

0

0

1

2

3

8

Huyện Yên Mô

0

0

1

0

1
2.2. Số cửa hàng xăng dầu đã di dời, xoá bỏ.

Theo quy hoạch có 12 cửa hàng phải di dời, xoá bỏ. Đến nay đã có 4 cửa hàng xăng dầu xoá bỏ theo quy hoạch: cửa hàng xăng dầu Đồng Chưa (Gia Viễn); cửa hàng ông Hoạt (Ninh Vân, Hoa Lư); cửa hàng bà Tỵ (Quy Hậu, Kim Sơn); cửa hàng ông Quỳnh (Yên Mạc, Yên Mô). Ngoài ra còn 4 cửa hàng chỉ phục vụ nhu cầu của quân đội không đăng ký kinh doanh xăng dầu (Sư đoàn 350, Lữ đoàn 202, Trung đoàn 241, cửa hàng xăng dầu Quân đoàn 1, Yên Sơn, Quốc lộ 12B) và 01 cửa hàng do vị trí trật hẹp đã chuyển địa điểm kinh doanh (cửa hàng Cạnh Định, thị trấn Me). Như vậy đã có 9 cửa hàng được xoá bỏ, chuyển vị trí hoặc không hoạt động kinh doanh.

Bảng 4: Số lượng cửa hàng đã di dời, xoá bỏ phân theo địa bàn.

(Đơn vị tính: Cửa hàng)

STT




Năm 2005

Năm 2006

Tổng cộng




Toàn tỉnh

8

1

9

1

Huyện Gia Viễn

1

1

2

2

Huyện Hoa Lư

1

0

1

3

Huyện Kim Sơn

1

0

1

4

Thành phố Ninh Bình

1

0

1

5

Huyện Nho Quan

2

0

2

6

Thị xã Tam Điệp

1

0

1

7

Huyện Yên Khánh

0

0

0

8

Huyện Yên Mô

1

0

1
2.3. Số cửa hàng đã cải tạo, nâng cấp.

Theo Quy hoạch có 18 cửa hàng phải cải tạo, nâng cấp song đến nay một số ít cửa hàng mới chỉ tập trung vào thay thế cột bơm, sửa chữa lại nhà bán hàng, hệ thống điện… quy mô cửa hàng còn nhỏ, thiết bị chưa được đổi mới nhiều. Mới chỉ có 01 cửa hàng xăng dầu của doanh nghiệp tư nhân Minh Ngọc (Khánh Nhạc) được cải tạo, nâng cấp lại toàn bộ cửa hàng, lắp đặt cột bơm điện tử để thay thế việc bán hàng bằng thủ công.

Như vậy, tính đến thời điểm 30/6/2007, trên địa bàn tỉnh có 94 cửa hàng xăng dầu đang hoạt động kinh doanh.

3. Kết luận về việc thực hiện Quyết định số 1432/QĐ-UB ngày 22/6/2004 của UBND tỉnh Ninh Bình.

3.1. Những kết quả đã đạt được.

- Quyết định số 1432/QĐ-UB là căn cứ pháp lý để các cơ quan quản lý Nhà nước (Sở Thương mại, UBND các huyện, tỉnh, thị xã....) quản lý đầu tư xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy hoạch, tránh sự đầu tư tràn lan, lãng phí và không đảm bảo an toàn PCCC, môi trường.

- Về cơ bản Sở Thương mại, các cấp, các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã đã quản lý tốt quy hoạch, các cửa hàng xăng dầu khi xây dựng đã bám sát quy hoạch được duyệt, các địa phương đã tạo điều kiện về quỹ đất để các doanh nghiệp xây dựng cửa hàng xăng dầu, nhất là ở các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ.

- Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thực thi nghiêm túc các quy định của Nhà nước, các cửa hàng xăng dầu xây dựng mới theo quy hoạch khi đưa vào hoạt động đã mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.2. Mặt tồn tại cần khắc phục, bổ sung.

- Hệ thống bán lẻ xăng dầu đã được quy hoạch nhưng vẫn còn tình trạng các cửa hàng phân bố không đều ở các địa bàn trong tỉnh, có nơi mật độ quá dày, nhất là các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ. Các khu công nghiệp, khu du lịch, khu tập trung dân cư… mới được quy hoạch, hoặc ở các tuyến đường liên huyện, liên xã thì mạng lưới cửa hàng xăng dầu quá mỏng hoặc chưa có cửa hàng để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Một số cửa hàng thuộc diện phải di dời, xoá bỏ trong quy hoạch đến 2010 chưa thực hiện vì vậy hoạt động kém hiệu quả.

- Đa số các cửa hàng thuộc diện cải tạo, nâng cấp chưa tiến hành cải tạo vì vậy quy mô của cửa hàng còn quá hẹp, thiết bị lạc hậu, chậm được đổi mới ảnh hưởng đến sản lượng và doanh số tiêu thụ của cửa hàng và không đáp ứng các quy định của Nhà nước.

- Một số cửa hàng xây dựng mới mặt bằng còn hẹp và có cự ly khoảng cách còn gần với cửa hàng xăng dầu hiện có.

- Một số cửa hàng xăng dầu khi xây dựng chưa tuân thủ các quy định của ngành Giao thông về trình tự, thủ tục, thiết kế, đấu nối quốc lộ, tỉnh lộ, không làm thủ tục xin phép thi công theo quy định.

3. Nguyên nhân.

3.1. Nguyên nhân của kết quả.

- Các ngành, các cấp đã tham mưu để UBND tỉnh kịp thời phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng cửa hàng theo đúng quy hoạch và kinh doanh hiệu quả.

- Trong quá trình thực hiện, các ngành chức năng đã có sự phối kết hợp chặt chẽ trong quản lý thực hiện quy hoạch, hướng dẫn chính sách, chế độ; thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu cho cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh, đã góp phần giúp các doanh nghiệp chấp hành tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện, kinh doanh có hiệu quả, đóng góp nghĩa vụ đối với Nhà nước, đáp ứng nhu cầu xăng dầu ngày càng tăng trên địa bàn.

- Trong những năm qua Nhà nước đã kịp thời ban hành các chính sách phù hợp, trong đó có quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu, tạo cho các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chủ động nhập nguồn hàng và xây dựng mạng lưới đại lý kinh doanh xăng dầu ổn định, thống nhất.

3.2. Nguyên nhân tồn tại.

- Khi xây dựng quy hoạch xăng dầu chưa tính được hết nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh của mặt hàng xăng dầu nên chưa bố trí địa điểm xây dựng ở các tuyến giao thông quan trọng, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, khu du lịch, khu đô thị mới, ở các thị trấn, thị tứ vùng nông thôn và miền núi…

- Các ngành, các cấp chưa có biện pháp kiên quyết, triệt để yêu cầu thương nhân di dời, xoá bỏ các cửa hàng xăng dầu thuộc diện phải di dời, xoá bỏ theo quy hoạch và các cửa hàng vi phạm quy định của Nhà nước.



- Một số địa phương chưa có biện pháp kiên quyết để cho thương nhân xây dựng một số cửa hàng có vị trí và quy mô chưa phù hợp quy hoạch.

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH.

1. Số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.


Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2007, hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh gồm có 94 cửa hàng được phân bổ rộng khắp trên các huyện, thành phố, thị xã. Chi tiết cụ thể như sau:

­­­­­­Bảng 5. Phân bố cửa hàng trên các huyện, thành phố, thị xã.


STT

Năm

2004

2005

2006

Tháng 7/2007




Toàn tỉnh

85

84

89

94

1

Huyện Gia Viễn

11

12

12

12

2

Huyện Hoa Lư

3

3

3

3

3

Huyện Kim Sơn

15

15

17

18

4

Thành phố Ninh Bình

17

16

16

16

5

Huyện Nho Quan

12

12

12

13

6

Thị xã Tam Điệp

8

8

9

10

7

Huyện Yên Khánh

11

11

12

14

8

Huyện Yên Mô

8

7

8

8

(Chi tiết xem phụ lục 1)

Hệ thống cửa hàng xăng dầu hiện có trên địa bàn tỉnh Ninh Bình về cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đã thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Do có nhiều cửa hàng phân bố đều khắp trên các huyện, thành phố, thị xã và thông qua vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước, nên khi có biến động về giá của thị trường Thế giới và thị trường trong nước, hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu của tỉnh Ninh Bình vẫn đáp ứng đủ số lượng, bình ổn được giá cả và duy trì được chất lượng cho người tiêu dùng, không để xảy ra những xáo động gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong tỉnh.


2. Các thành phần kinh tế sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu.


Trong tổng số 94 cửa hàng, tỷ trọng của các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xăng dầu bao gồm:

- Doanh nghiệp Nhà nước có 18 cửa hàng, chiếm 19,2%.

- Công ty Cổ phần có 9 cửa hàng, chiếm 9,6%.

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn có 5 cửa hàng, chiếm 5,3%.

- Doanh nghiệp tư nhân có 55 cửa hàng, chiếm 58,5%.

- Loại hình sở hữu khác 7 cửa hàng, chiếm 7,4%.

Trong số 94 cửa hàng xăng dầu có 22 cửa hàng trực thuộc các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, chiếm 23,4%. Số còn lại 72 cửa hàng chiếm 76,6% là tổng đại lý và đại lý bán lẻ. Như vậy có thể thấy hình thức tổng đại lý và đại lý đã góp phần vào việc phát triển mạng lưới nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, đồng thời cũng tăng cao tính cạnh tranh về chất lượng dịch vụ giữa các doanh nghiệp.

Xem xét về mặt chấp hành các quy định Nhà nước của các doanh nghiệp trong kinh doanh xăng dầu cho thấy:

Về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:

- Có 88 cửa hàng xăng dầu còn thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chiếm 93,6 %.

- Có 4 cửa hàng xăng dầu hết thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chiếm 4,3 %. (cửa hàng xăng dầu Thanh Bình – Trạm cung cấp xăng dầu, Công an tỉnh; cửa hàng xăng dầu Gia Lập – DNTN Ninh Dân; cửa hàng xăng dầu Khánh Thành – Công ty TNHH Thành Tiến; cửa hàng xăng dầu Khánh Thượng – Trạm cung cấp xăng dầu, Công an tỉnh)

- Có 2 cửa hàng xăng dầu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, chiếm gần 2,1 % (cửa hàng xăng dầu Khánh Thiện – ông Phượng, cửa hàng xăng dầu Ninh Phong – Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Trung).

Như vậy có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định về pháp lý, số ít cửa hàng vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu, tập trung ở các cửa hàng thuộc lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và DNTN.

3. Về năng suất bán hàng.


Sản lượng bình quân của một cửa hàng trên địa bàn tỉnh đạt mức trung bình so với các địa phương khác trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên do mật độ tại một số nơi quá dày nên hiệu quả khai thác cửa hàng chưa cao, một số cửa hàng quy mô nhỏ chỉ có 01 cột bơm nên có sản lượng thấp, một số cửa hàng mới xây dựng tại các xã vùng nông thôn, miền núi cũng có sản lượng thấp, tại khu vực thành thị sản lượng rất cao.

Bảng 6 : Sản lượng xăng dầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

(Đơn vị tính: 1000 lít)

STT

Danh mục

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006




Tổng sản lượng toàn tỉnh

51.571,0

59.179,0

64.860,2

1

Sản lượng bình quân của một CHXD/năm

599,7

650,3

690,0

2

Sản lượng bình quân của một CHXD/tháng

49,98

54,19

57,50

3

Sản lượng bình quân của một CHXD/ngày

1,64

1,78

1,89

Năng suất bán hàng của hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong năm 2006 như sau:

- Có 17 cửa hàng đạt sản lượng trên 100m3/tháng chiếm 18,1%;

- Có 18 cửa hàng đạt sản lượng từ trên 50 đến 100m3/tháng chiếm 19,1%;

- Có 59 cửa hàng đạt sản lượng dưới 50m3/tháng chiếm 62,8 %;

Sản lượng bình quân 01 cửa hàng = 57,5m3/tháng tương ứng 1,9m3/ngày.

4. Về phân bố, sử dụng đất và chất lượng của mạng lưới cửa hàng.

4.1. Về phân bố

Từ số liệu thống kê về diện tích và dân số năm 2006, xem xét sự phân bố cửa hàng trên địa bàn tỉnh cho thấy mật độ phân bố trung bình toàn tỉnh: 14,5 km2 có 01 cửa hàng và 9.740 người dân có 01 cửa hàng. Trong đó: phân bố cao tại một số địa bàn như: Thành phố Ninh Bình: 3 km2/1cửa hàng; Thị xã Tam Điệp: 10,7 km2/1cửa hàng; huyện Yên Khánh 10,5 km2/1cửa hàng… Điều này cho thấy tuy có số lượng cửa hàng lớn, nhưng mật độ phân bố trên địa bàn chưa phù hợp. Từ đó dẫn đến năng suất bán hàng giữa các cửa hàng chênh lệch khá lớn, nhiều cửa hàng chưa khai thác hết năng lực và làm cho hiệu quả đầu tư chưa cao.
4.2. Về quy mô sử dụng đất:

Tổng diện tích đất của 94 cửa hàng chiếm khoảng trên 35.000m2, trung bình mỗi cửa hàng chiếm gần 380m2. Toàn tỉnh có 9 cửa hàng có diện tích đất nhỏ dưới 100m2, chiếm 9,57%. Có 63 cửa hàng diện tích đất từ 100 đến 400m2, chiếm 67,02%, đây là loại cửa hàng nhỏ và vừa. Có 22 cửa hàng có diện tích đất trên 400m2, chiếm 23,41%, đây là cửa hàng có quy mô khá lớn, chủ yếu tập trung tại các trục đường Quốc lộ, Tỉnh lộ.

Qua số liệu trên cho thấy trong hệ thống cửa hàng bán lẻ của tỉnh vẫn còn nhiều cửa hàng có diện tích quá nhỏ bé, vị trí còn dày, chủ yếu là các cửa hàng được xây dựng trước năm 2000, khi tỉnh chưa xây dựng quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu. Tình trạng trên dẫn đến hệ quả là các cửa hàng kinh doanh không hiệu quả, nguy cơ dẫn đến cháy nổ và ô nhiễm môi trường rất tiềm tàng, đỏi hỏi cần thiết phải bổ xung, điều chỉnh Quy hoạch xăng dầu nhằm định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư ở những địa điểm tỉnh đã phê duyệt quy hoạch, không nâng cấp cải tạo các cửa hàng thuộc diện phải di dời, xoá bỏ.


4.3. Về chất lượng xây dựng
*Về quy mô bán hàng:

- Có 7 cửa hàng có quy mô 4 cột bơm, chiếm khoảng 7,5%. Các cửa hàng này phần lớn tập trung tại các trục đường Quốc lộ, Tỉnh lộ.

- Có 36 cửa hàng có 3 cột bơm, chiếm khoảng 38,3%.

- Có 45 cửa hàng có 2 cột bơm, chiếm khoảng 47,8%.

- Còn lại 6 cửa hàng chỉ có 1 cột bơm, chiếm 6,4%.


*Về kiểu dáng kiến trúc:

Hiện đang tồn tại nhiều kiểu dáng kiến trúc khác nhau: Các cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối (Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình, Chi nhánh xăng dầu Petec...) xây dựng tương đối khang trang, kiểu dáng đẹp. Nhiều cửa hàng được cải tạo từ các nhà khác nhau, lắp đặt thêm 01 - 02 cột bơm để bán xăng dầu nên không có kiến trúc đẹp, quy mô nhỏ và mặt bằng chật hẹp, không thuận lợi cho xe ô tô vào mua hàng.
*Về kết cấu xây dựng:

Có 57 cửa hàng có kết cấu kiên cố (bê tông cốt thép hoặc có kết cấu nhẹ: dàn mái thép, chiếm 60,6%). Còn tồn tại 37 cửa hàng có kết cấu tạm, chiếm tỷ lệ 39,4%.
*Về trình độ công nghệ và thiết bị:

Hầu hết cửa hàng sử dụng các loại cột bơm điện tử của Nhật, Mỹ, Italia hoặc lắp ráp trong nước. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp tư nhân còn tận dụng các cột bơm cũ. Có 83 cửa hàng bố trí họng nhập kín, đạt 88,3%, vẫn còn trên 11 cửa hàng không có họng nhập kín, gây nguy cơ mất an toàn về cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Có 88 cửa hàng có kiểm định chất lượng cột bơm, chiếm 93,6%. Chỉ có một số ít cửa hàng có lắp đặt hệ thống đo mức bể chứa tự động, còn lại đại đa số chưa được lắp đặt. Do vậy, nhìn chung thiết bị và công nghệ của hệ thống cửa hàng hiện có cũng chỉ ở cấp độ tương đương hoặc thấp kém hơn so với các tỉnh trong cả nước và so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
*Về an toàn phòng cháy chữa cháy:

Đến nay, trong số 94 cửa hàng (kể cả số cửa hàng đang đầu tư xây dựng, hiện chưa kinh doanh) có 6 cửa hàng vi phạm khoảng cách đến công trình công cộng (nhỏ hơn 50m theo quy định, chủ yếu là các cửa hàng xây dựng trước năm 1999), chiếm 6,4%; Đa số cửa hàng chỉ lắp đặt đèn phòng nước, chưa đạt yêu cầu phòng nổ; Một số cửa hàng vi phạm việc lắp đặt hệ thống tiếp địa chống tĩnh điện, Các cửa hàng này, tuy trên thực tế chưa xảy ra cháy nổ, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ có thể gây sự cố nghiêm trọng đến người và các hoạt động xã hội.
*Về vệ sinh môi trường:

Đối với khí thải từ các bể chứa xăng dầu, các khu bể đều có lắp đặt van thở, hạn chế đáng kể hơi xăng dầu thoát ra môi trường. Tuy nhiên do một số cửa hàng có diện tích đất quá hạn hẹp, ở liền kề với nhà dân xung quanh nên lượng hơi xăng dầu thoát ra lúc nhập hàng là nguy cơ cao về cháy nổ và ô nhiễm môi trường cho các hộ dân ở kề cận.

Đối với nước thải, hầu hết các cửa hàng chưa có hệ thống thu gom nước thải riêng cho khu vực bán hàng, khi có mưa xảy ra, việc thoát nước của mỗi cửa hàng xăng dầu có thể gây ô nhiễm trong khu vực.

Một trong những vấn đề rất quan trọng đối với các cửa hàng xăng dầu là khả năng rò rỉ xăng dầu từ bồn chứa ngầm ra môi trường đất, nếu xảy ra sự cố này sẽ gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy nổ rất cao, khắc phục sự cố là khó khăn và tốn kém. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm đối với quy hoạch phát triển các cửa hàng mới, trong đó nên xem xét giải pháp đặt các bồn chứa như một số nước đã làm.

5. Về công tác quản lý Nhà nước.


UBND Tỉnh với vai trò quản lý Nhà nước ở địa phương đã chỉ đạo Sở Thương mại phối hợp với các ngành, các cấp thường xuyên kiểm tra các cửa hàng xăng dầu ngăn chặn không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, không gây ra những bất ổn về giá bán xăng dầu. Do biến động giá xăng dầu của thị trường thế giới, Nhà nước phải điều chỉnh giá bán cho phù hợp, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo đủ lượng hàng để cung cấp cho người tiêu dùng, không tạo nên những xáo trộn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và các hoạt động của tỉnh.

Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong những năm qua UBND tỉnh đã đồng ý cho thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh xăng dầu. Từ đó đã tạo nên một sự canh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, không có tình trạng tranh mua, tranh bán gây xáo trộn thị trường, chất lượng hàng hóa và quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo.

Từ năm 2004 đến nay, thực hiện Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu, Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu, Quyết định số 1432/QĐ-UB ngày 22 tháng 6 năm 2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và các văn bản quản lý Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của các ngành xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường đã tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn về quản lý kinh doanh xăng dầu được tăng cường và ngày càng đi vào nề nếp.

Nhận xét, đánh giá chung: Công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống cửa hàng xăng dầu mới phát triển phần đông chấp hành các quy định của Nhà nước như về đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng, phòng chống cháy nổ, môi trường, an ninh trật tự, cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Trước tình hình giá cả xăng dầu thế giới và trong nước thay đổi liên tục, gây khó khăn cho công tác quản lý song các ngành, các cấp đã phối hợp chặt chẽ để hệ thống cửa hàng xăng dầu chấp hành tốt quy định Nhà nước. Đây là mặt tích cực cần phải tiếp tục phát huy trong quá trình quản lý Nhà nước đối với các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý vẫn còn bộc lộ một số mặt tồn tại cần khắc phục như: chưa phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp đề ra các giải pháp yêu cầu các cửa hàng trong diện phải cải, nâng cấp, di dời, xoá bỏ thực hiện theo quy hoạch. Vẫn còn để tình trạng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu vẫn hoạt động hoặc giấy chứng nhận kiểm định quá hạn không làm thủ tục cấp đổi, một số cột bơm vẫn còn tình trạng sai số vượt mức quy định... Qua kiểm tra, một số cửa hàng vì mục tiêu lợi nhuận còn vi phạm về số lượng và chất lượng hàng hoá. Mức hoa hồng của các doanh nghiệp đầu mối, các tổng đại lý giao cho đại lý bán lẻ có sự khác nhau, làm ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng đại lý giữa cửa hàng bán lẻ với doanh nghiệp đầu mối và các tổng đại lý. Cá biệt có cửa hàng treo logo, biển hiệu không đúng với biểu tượng hàng hoá; đội ngũ nhân viên bán hàng còn một số chưa qua đào tạo nghiệp vụ…

Tóm lại, kể từ khi UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến nay đã dần từng bước xoá bỏ được các cửa hàng xây dựng tự phát, quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu không đáp ứng yêu cầu; đồng thời tạo điều kiện để thương nhân xây dựng mới đựợc 21 cửa hàng xăng dầu mới trong đó một số cửa hàng có quy mô hiện đại, phù hợp quy hoạch, góp phần làm cho hệ thống cửa hàng xăng dầu của tỉnh ngày càng khang trang, đẹp đẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương