PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉNH, BỔ sung quy hoạCH


PHẦN THỨ TƯ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU



tải về 0.78 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.78 Mb.
#23162
1   2   3   4   5   6   7   8

PHẦN THỨ TƯ

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2020.

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ XUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU.

1. Quan điểm.


Xây dựng một hệ thống cửa hàng hiện đại đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của xã hội. Phát triển bền vững mạng lưới kinh doanh xăng dầu, kết hợp kinh doanh xăng dầu với các dịch vụ thương mại khác để tăng hiệu quả đầu tư, khai thác tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà đầu tư. Đảm bảo được văn minh thương mại trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Khắc phục các tồn tại mất cân đối về phân bố cửa hàng trên toàn tỉnh, trên các huyện, thành phố, thị xã, khu công nghiệp và khu dân cư. Khắc phục được tình trạng mất an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường của các cửa hàng hiện có, tình trạng xây dựng không đúng với quy định của Nhà nước.

Thiết lập được các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch.

Phát huy được nội lực, đặc biệt là huy động được nguồn vốn của các thành phần kinh tế, của các nhà đầu tư trong nước.

Đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh và đầu tư xây dựng hệ thống Cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

2. Mục tiêu.


- Thiết lập hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn Tỉnh một cách khoa học, hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu theo quy mô thị trường, yêu cầu phát triển các thế mạnh của tỉnh, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội;

- Đảm bảo sự phát triển ổn định mạng lưới cửa hàng xăng dầu gắn liền với yêu cầu phát triển ngành thương mại, dịch vụ, tăng cường công tác quản lý Nhà nước góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo hướng từng bước hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật xây dựng và thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường;

- Việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu có tính kế thừa và không gây xáo trộn lớn làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong đó cần quan tâm đến việc cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng các cửa hàng hiện có phù hợp với quy hoạch. Các cửa hàng không thỏa mãn các điều kiện của quy hoạch về xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy, giao thông... thì kiên quyết sắp xếp giải tỏa, di dời.

- Dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu sau khi được UBND tỉnh phê duyệt là cơ sở pháp lý để thực hiện việc giải tỏa, di dời các cửa hàng xăng dầu không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và làm cơ sở bố trí các dự án đầu tư mới.

3. Định hướng điều chỉnh, bổ xung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020.

3.1. Phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng, bám sát yêu cầu phát triển các thế mạnh của Tỉnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu đủ năng lực đảm bảo đáp ứng tiêu dùng dân cư cũng như phục vụ phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cả về số lượng và chất lượng. Đầu tư cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, góp phần khai thác tài nguyên, thế mạnh ở địa phương đạt hiệu quả kinh tế - xã hội; hạn chế đi đến chấm dứt tình trạng đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu tràn lan tạo cạnh tranh không lành mạnh;

- Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo hướng: vừa sắp xếp (di dời, giải tỏa) các cửa hàng xăng dầu không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, vừa cải tạo, nâng cấp các cửa hàng phù hợp quy hoạch nhưng có quy mô nhỏ, lạc hậu, đồng thời phát triển mới các cửa hàng ở các khu vực, các tuyến giao thông cần thiết;

- Tổng số cửa hàng tăng thêm đến năm 2010 không theo tỷ lệ thuận với nhu cầu cũng như dàn trải theo địa bàn mà kết hợp giữa phát triển mới và nâng cấp, tăng công suất phục vụ của các cửa hàng hiện có phù hợp với quy hoạch chung. Số cửa hàng xăng dầu tăng lên chủ yếu tại các khu quy hoạch phát triển công nghiệp, khu du lịch, dọc theo tuyến giao thông mới và một số khu dân cư tập trung sắp phát triển;

- Đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa số lượng cửa hàng xăng dầu quy hoạch phát triển mang tính định hướng, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn này khuyến khích đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu có vị trí, quy mô phù hợp và không hạn chế số lượng;

- Hệ thống cửa hàng xăng dầu theo quy hoạch được bảo đảm tồn tại lâu dài, ổn định; tránh tình trạng mở tràn lan không đem lại hiệu quả thiết thực hoặc kìm hãm sự cạnh tranh phát triển, không đáp ứng đủ cho tiêu dùng dân sinh.

3.2. Đầu tư phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu theo hướng huy động nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế.

- Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu chủ yếu do các thành phần kinh tế đầu tư. Khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, Nhà nước có chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước đầu tư, tạo điều kiện để cung cấp đủ nhiên liệu cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư tại địa bàn;

- Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu chủ yếu dựa vào nguồn vốn của thương nhân tham gia kinh doanh xăng dầu. Nhà nước chỉ hỗ trợ cho những dự án đầu tư ở vùng sâu, vùng xa như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, cho thuê đất .v.v.., để doanh nghiệp thực hiện việc nâng cấp, cải tạo và di dời các cửa hàng xăng dầu không bảo đảm điều kiện hoạt động.


3.3. Phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu phải gắn với việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Các yếu tố thuộc về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, mạng lưới thông tin liên lạc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xăng dầu, vì vậy phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải đi đôi với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh.
3.4. Định hướng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cửa hàng xăng dầu.

- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, di dời có tính đến yếu tố kế thừa, liên tục bảo đảm được yêu cầu không tạo ra đột biến về cung cục bộ, theo hướng:

+ Kiên quyết xóa bỏ những cửa hàng không đảm bảo điều kiện kinh doanh, vị trí mặt bằng không phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt;

+ Khu vực đô thị do hạn chế về đất đai, việc xây dựng mới khó khăn nên chủ yếu là cải tạo, nâng cấp các cửa hàng đang hoạt động, hiện không bảo đảm các điều kiện kinh doanh đồng thời xây dựng mới cửa hàng kiên cố ở các khu vực, công trình quy hoạch thuận lợi về mặt bằng, đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ thay thế các cửa hàng thuộc diện phải di dời, xoá bỏ theo quy hoạch.

+ Dọc tuyến đường Quốc lộ 1A, tuyến giao thông chính phục vụ các khu du lịch, công nghiệp: xây dựng mới và nâng cấp các cửa hàng quy mô từ cấp II trở lên, đảm bảo đúng quy chuẩn xây dựng hiện hành và mỹ quan chung; trong đó, bố trí số lượng hợp lý cửa hàng kinh doanh xăng dầu có tổ chức thêm các dịch vụ phục vụ khác theo mô hình Trạm dừng chân (quy mô cửa hàng cấp 1);

- Gắn đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu với việc thực hiện Quy hoạch khu đô thị, dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch và hệ thống giao thông;

- Gắn quy mô đầu tư với khả năng khai thác đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo nộp thuế cho Nhà nước và lợi nhuận của nhà đầu tư;

- Định hướng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu theo mẫu kiến trúc phù hợp theo từng khu vực, không gian kinh doanh thông thoáng, lưu thông dễ dàng và phù hợp với tiêu chuẩn cửa hàng xăng dầu theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

3.5. Định hướng công tác tổ chức quản lý hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Trong thời gian khi Nhà nước chưa thực hiện mở cửa thị trường xăng dầu cần thực hiện cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu phù hợp:

- Trong cơ chế phân định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, tổng đại lý và đại lý bán lẻ xăng dầu trong quá trình quản lý chất lượng xăng dầu, giá cả từ khâu nhập khẩu đến khâu bán lẻ hoa hồng dành cho đại lý bán lẻ,…Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải thực hiện quy định của Nhà nước là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối hoặc của Tổng đại lý.

- Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Ở địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành hữu quan có sự phối kết hợp chặt chẽ nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nguồn hàng, chất lượng, giá cả hàng hoá và chất lượng phục vụ đối với khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

- Phân công cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có đủ điều kiện kinh doanh.


4. Yêu cầu, nguyên tắc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020.

4.1. Yêu cầu quy hoạch.

Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Tỉnh được xây dựng dựa trên các yêu cầu sau:

- Quy hoạch có tính khoa học, sát thực tế và khả thi;

- Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng;

- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về công tác Quy hoạch.


4.2. Nguyên tắc quy hoạch.

Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020 dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch xăng dầu với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giao thông và các quy hoạch liên quan khác ở địa phương;

- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội phục vụ phát triển sản xuất, giao thông, nhu cầu sinh hoạt của dân cư trong tỉnh làm mục tiêu xây dựng dự án;

- Bố trí mạng lưới cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo thuận tiện, an toàn dân cư và tối ưu hóa hiệu quả vốn đầu tư;

- Phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên cơ sở mạng lưới xăng dầu hiện có, kết hợp với phát triển thêm các cửa hàng mới ở các tuyến đường và các khu vực có nhu cầu;

- Việc lực chọn, bố trí sắp xếp mạng lưới cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng địa bàn, đồng thời phù hợp với các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu và các quy định hiện hành khác theo hướng:

+ Địa bàn thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, các thị trấn, các khu tập trung đông dân cư có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu lớn, nhưng quỹ đất ít, giá thuê đất cao, do đó bên cạnh việc bố trí một số cửa hàng lớn (cửa hàng xăng dầu cấp I) sẽ bố trí nhiều cửa hàng nhỏ và mật độ các cửa hàng nhiều hơn các khu vực khác;

+ Ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhu cầu xăng dầu chủ yếu phục vụ cho sản xuất, bố trí các cửa hàng xăng dầu có quy mô phù hợp để cung ứng cho các phương tiện vận tải (cửa hàng xăng dầu cấp II);

+ Ở địa bàn nông thôn, khu vực I, II miền núi, chọn địa điểm thích hợp có nhu cầu tiêu thụ tập trung và có điều kiện về hạ tầng để có thể bố trí cửa hàng kinh doanh với quy mô phù hợp, chủ yếu là cửa hàng cấp III.

Riêng địa bàn miền núi vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, số lượng cửa hàng quy hoạch phát triển chỉ mang tính định hướng, trong quá trình thực hiện Dự án quy hoạch khuyến khích phát triển.


5. Quy mô đầu tư và xây dựng các loại hình cơ sở kinh doanh xăng dầu theo quy hoạch.

5.1. Cửa hàng xăng dầu cấp I.

Có đầy đủ các chức năng của một trạm xăng dầu kinh doanh tổng hợp các dịch vụ liên quan: nhà nghỉ, quán ăn, các dịch vụ khác và bãi đỗ xe được bố trí liên hoàn với khu vực bán xăng dầu tạo thành một quần thể các công trình dịch vụ thống nhất. Dung tích bể chứa tối thiểu từ trên 61 - 150m3. Loại cửa hàng này được bố trí trên trục đường quốc lộ, nơi xây dựng trạm nghỉ dọc đường.

Nhu cầu đất xây dựng cửa hàng cấp 1 tối thiểu là 3.000m2 (50m x 60m).


5.2. Cửa hàng xăng dầu cấp II.

Cửa hàng xăng dầu cấp II có đầy đủ các hạng mục chính; có khu bể chứa dung tích từ 16 - 61m3; cửa hàng cấp II cần diện tích đất tối thiểu là 25m x 40m = 1.000m2 nếu dọc theo tuyến Quốc lộ và 20m x 40m = 800m2 nếu nằm trên tỉnh lộ. Riêng cửa hàng cấp II xây dựng trong khu dân cư, đô thị nếu có tường bao ngăn cháy bậc I, II cao hơn 2,2m thì diện tích tối thiểu là 20m x 30m = 600m2
5.3. Cửa hàng xăng dầu cấp III.

Cửa hàng cấp III chỉ bán lẻ xăng dầu có các hạng mục chính và có bể chứa xăng dầu dung tích dưới 16m3; cửa hàng cấp III cần diện tích đất tối thiểu là 20m x 20m = 400m2 nếu dọc theo tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ. Riêng cửa hàng cấp III xây dựng trong khu dân cư, đô thị nếu có tường bao ngăn cháy bậc I, II cao hơn 2,2m thì diện tích tối thiểu là 20m x 15m = 300m2.

Nguyên tắc kiến trúc, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, vật liệu xây dựng, sức chứa, công suất thiết bị, trang thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và các giải pháp về kỹ thuật khác của cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ đúng quy chuẩn về thiết kế, xây dựng của nhà nước.



Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương