PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉNH, BỔ sung quy hoạCH



tải về 0.78 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.78 Mb.
#23162
1   2   3   4   5   6   7   8

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ NHU CẦU TIÊU THỤ XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.


Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên 1.384,2 km², trong đó có 67.000 ha đất nông nghiệp, 19.972 ha đất lâm nghiệp và trên 20.000 ha diện tích núi đá với trữ lượng hàng chục tỷ m³ đá vôi. 

Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1, QL10; QL12B, QL45 và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân...tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam. Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80- 100m, tạo  nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ. Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ xung hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Cùng với tiềm năng về công, nông, lâm nghiệp, Ninh Bình còn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư (tại xã Trường Yên- Hoa Lư)- là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành; khu du lịch Tam Cốc- Bích Động (tại xã Ninh Hải- Hoa Lư) đã được tặng chữ: " Nam thiên đệ nhị động" hay "Vịnh Hạ Long cạn"; Vườn Quốc gia Cúc Phương (thuộc huyện Nho Quan) với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây Chò ngàn năm tuổi, có động Người xưa; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, động Vân Trình, nước nóng Kênh Gà, khu hang động Tràng An, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, khu phòng tuyến Biện Sơn- Tam Điệp... rất hấp dẫn khách du lịch.

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2004 – 2007.


Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2004 - 2007 của tỉnh bình quân đạt 12,5%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của giai đoạn 1996 - 2000 (giai đoạn 1996 - 2000 bình quân đạt 10, 3%).

GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 6,41 triệu đồng/người/năm, tăng 1,8 lần so với năm 2003.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã từng bước chuyển dịch mạnh theo hướng đẩy mạnh CNH - HĐH. Năm 2006 cơ cấu kinh tế của tỉnh là Công nghiệp - xây dựng: 39,22%, Dịch vụ: 33,19%, Nông, lâm, thuỷ sản: 27,58%.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020.


Mục tiêu tổng quát và phương hướng chung phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và năm 2020 là: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững, tạo bước chuyển biến mới về cơ cấu kinh tế, hoàn thành một bước cơ bản xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện và nâng cao một bước đời sống nhân dân; phấn đấu trở thành tỉnh phát triển kinh tế - xã hội khá ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
1. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2020.

- Nhịp độ tăng trưởng GDP đạt 15,3% cho cả thời kỳ 2006-2020.

- Cơ cấu kinh tế năm 2020:

+ Công nghiệp - xây dựng: 55%.

+ Dịch vụ: 38%

+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 7%

+ Phấn đấu GDP/người đạt khoảng 35 triệu đồng/người, (bằng và cao hơn mức trung bình cả nước, gấp hơn 20 lần so với năm 2000)


2. Các mục tiêu chủ yếu về phát triển của tỉnh liên quan đến quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu.

2.1. Về phát triển đô thị: Tiếp tục việc mở rộng và chỉnh trang đô thị cũ, phát triển những khu đô thị, khu dân cư mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống đô thị theo Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 12/4/2006 của UBND tỉnh Ninh Bình.

2.2. Về giao thông vận tải: Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có mạng lưới đường bộ hợp lý, liên hoàn, thông suốt bao gồm các trục dọc, trục ngang và các nhánh đường từ trung tâm tỉnh, thị xã đi các huyện, thị trấn và hệ thống đường nông thôn cho phép ô tô đi đến trung tâm xã, cụm xã trong tỉnh. Nối các trung tâm kinh tế của tỉnh với cả nước;

- Hoàn chỉnh các Quốc lộ 10, 12B, 45. Chuẩn bị thi công đường cao tốc đoạn qua Ninh Bình, hoàn thành đường tránh Thành phố Ninh Bình của Quốc lộ 1 trước năm 2010.

- Đường Tỉnh lộ:

 Đường tỉnh 477 từ Gián Khẩu- Ba Chạ (Nho Quan) chiều dài 20 km.

 Đường tỉnh 477B từ Trường Yên (Hoa Lư) – Đá Hàn (Gia Viễn) chiều dài 17,2 km.

 Đường tỉnh 477C từ Sơn Lai (Nho quan)- Đầm Cút (Gia Viễn) chiều dài 13 km.

 Đường tỉnh 477D từ Đế (Gia Viễn)- Định Lộng (Gia Viễn) chiều dài 22,7 km.

 Đường tỉnh 478 (Đường 491 cũ) từ Cầu Huyện (Hoa Lư)- Đồi Soọng (Nho Quan) chiều dài 18 km.

 Đường tỉnh 491B từ Ninh Thắng (Hoa Lư)- Trường Yên (Hoa Lư) chiều dài 11,8 km.

 Đường tỉnh 491C từ Ba Vuông (Hoa Lư)- Bích Động (Hoa Lư) chiều dài 2,6 km.

 Đường tỉnh 479 từ Ba Chạ (Nho Quan)- Đồi Thông (Nho Quan) chiều dài 10km.

 Đường tỉnh 479B từ ngã ba Phú Sơn (Nho Quan)- Thạch Bình (Nho Quan) chiều dài 7 km.

 Đường tỉnh 479D từ Trại Ngọc (Nho Quan)- Cúc Phương (Nho Quan) chiều dài 11,2 km.

 Đường tỉnh 480 từ Bình Sơn (Yên Mô)- Lai Thành (Kim Sơn) chiều dài 21 km.

 Đường tỉnh 480B từ Khánh Ninh (Yên Khánh)- Chợ Lồng (Yên Mô) chiều dài 6 km.

 Đường tỉnh 480C từ Khánh Cư (Yên Khánh)- Chợ Ngò (Yên Mô) chiều dài 8 km.

 Đường tỉnh 480D từ Cống Gõ (Yên Mô)- Thị xã Tam Điệp chiều dài 12 km.

 Đường tỉnh 480E từ Tân Thành (Kim Sơn)- Lồng (Yên Mô) chiều dài 8,8 km.

 Đường tỉnh 481 từ Tuy Lộc (Kim Sơn)- Bình Minh (Kim Sơn) chiều dài 20,5 km.

 Đường tỉnh 481B từ Khánh Cư (Yên Khánh)- Kiến Thái (Kim Sơn) chiều dài 24,1 km.

 Đường tỉnh 481C từ Cầu Đầm (Yên Khánh)- Khánh Thành (Yên Khánh) chiều dài 9,5 km.

 Đường tỉnh 481D từ Quy Hậu (Kim Sơn)- Đò Mười (Yên Khánh) chiều dài 6,8 km.

 Đường tỉnh 481E từ Kiến Thái (Kim Sơn)- Kim Đài (Kim Sơn) chiều dài 6 km.

- Đường nội thị Ninh Bình chiều dài 21,7 km, đường nội thị Tam điệp chiều dài 15,7 km.

- Hệ thống bến xe: Xây dựng hoàn chỉnh các bến xe chính: thành phố Ninh Bình, Nho Quan, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp.

- Hệ thống cảng, đường thuỷ với năng lực thông qua 2 triệu tấn/năm, phục vụ nhu cầu vận chuyển trong khu vực Nam Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc Trung bộ, các cảng sông phục vụ nội tỉnh; Hệ thống đường sắt Bắc – Nam qua Ninh Bình theo tiêu chuẩn đường sắt xuyên Á và các đường sắt nhánh vào các khu công nghiệp tại Ninh Bình.



Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương