Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng



tải về 2.48 Mb.
trang11/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20

SUMMARY

Background: Difficulties to access to clean needles and condom of IDUs and FSWs is a barrier to HIV/AIDS prevention. This study aimed at evaluating the results, and challenges of social marketing needles and condoms intervention.

Subject and Methods: Using the combination of quantitative research and qualitative research methods.

Result: The total number of needles were provided the high-risk subjects is 1.080.300 needles and 294.660 condoms. Needles and condoms which are subsidized by the intervention are recognized by subjects for its better quality in comparision with other free products. One of the challenges that the program face is to compete with free products and products in pharmacies in terms of its quality. Conclusion: Social marketing and distribution of subsidized needles and condoms seems to effectively contribute to reduce HIV/STIs risk. However, the availability and quality of the products have influences on the sustainablity of the intervention.

Từ khóa: HIV, social marketing, needle and syringe, condom.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, theo ước tính của UNAIDS, đến cuối năm 2011, thế giới có khoảng 34 triệu người đang sống với HIV. Riêng trong năm 2011 số lượng các trường hợp mới mắc HIV là 2,5 triệu người, và 1,7 triệu người đã tử vong liên quan đến HIV. [9]. Tại Việt Nam theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 30/6/2012 số các trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 204.019 trường hợp, 58.569 bệnh nhân AIDS hiện còn sống và 61.856 trường hợp tử vong do AIDS [3].

Hiệu quả của hoạt động tiếp thị xã hội trong các chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, can thiệp đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới [6], [8]. Trong bối cảnh cần tiếp tục duy trì các hoạt động can thiệp giảm hại khi các dự án chương trình tài trợ từ nước ngoài cắt, giảm ở Việt Nam, cách tiếp cận của TTXH có hiệu quả và dần được đối tượng đích chấp nhận. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả, những khó khăn, thách thức từ can thiệp tiếp thị xã hội BKT và BCS tại tỉnh Long An trong thời gian từ 1/2011 – 4/2012.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu và tiêu chí lựa chọn

Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ nhóm TSU văn phòng Bangkok, cán bộ điều phối dự án DKT, cán bộ nghiên cứu của PHAD, Lãnh đạo UBND tỉnh, cán bộ điều phối của DKT tại tỉnh, cán bộ TT PC HIV/AIDS tỉnh, người NCMT và PNMD, chủ nhà thuốc, tuyên truyền viên đồng đẳng, người đại diện trong hệ thống phân phối sản phẩm.

Tiêu chí nghiên cứu: Tiêu chí gồm đối tượng tham gia hỗ trợ kỹ thuật, điều phối/quản lý, tham gia nghiên cứu đánh giá kết thúc dự án, lãnh đạo trung tâm HIV, tham gia phân phối và tiếp cận, chủ nhà thuốc.

2. Thời gian và địa điểm thu thập thông tin

Thời gian: 27/11 – 03/12/2012.

Địa điểm: Tỉnh Long An.

3. Phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu và cỡ mẫu

Phương pháp nghiên cứu định tính và kết hợp sử dụng các số liệu định lượng sẵn có nhằm đánh giá kết quả thực hiện của chương trình TTXH.



Số liệu định lượng: Thu thập tất cả các báo cáo hàng tháng/quý từ các nguồn

Số liệu định tính: Thu thập thông tin từ cán bộ điều phối dự án DKT qua email. Phỏng vấn sâu (10 người); thảo luận nhóm (2 nhóm), mỗi nhóm 5 – 7 người tuyên truyền viên đồng đẳng và quan sát/đóng vai đối tượng quan sát là nhà thuốc.

4. Thu thập, phân tích, quản lý số liệu

Số liệu thứ cấp: (1) Kết quả thực hiện các hoạt động TTXH về BKT&BCS đã triển khai tại văn phòng quản lý dự án của DKT và ban quản lý dự án tỉnh Long An: báo cáo, tài liệu sẵn có của dự án, báo cáo đánh giá đầu và cuối dự án; (2) Báo cáo đánh giá cuối kỳ dự án DKT do PHAD thực hiện.

Số liệu sơ cấp: Bao gồm phỏng vấn sâu và Thảo luận nhóm được ghi âm, gỡ băng và phân tích theo chủ đề bằng phần mềm Nvivo 8.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Kết quả hoạt động của chương trình can thiệp và những khoảng trống

Kết quả phân phối BKT và BCS

Loại BKT phân phối tại các tỉnh can thiệp là 24/24h. Long An, chương trình can thiệp của DKT đã phân phát tổng số 1.080.300 BKT [5]. Các hình thức được phân phối đến người NCMT là (1) tại nhà TTVĐĐ, (2) TTVĐĐ đến và bán tại điểm nóng, (3) người NCMT gọi điện thoại và TTVĐĐ mang BKT đến, và (4) đặt một hộp đựng BKT ở một góc nào đó, khi người NCMT gọi điện thoại đến thì chỉ chỗ cho họ đến lấy.

Mình để cái hộp sẵn, mình nói với người ta, thí dụ mình đi không được, ban đêm người ra điện mình không được thì mình đặt cái hộp ở đó, mình nhé chỗ nào đó rồi khi nó điện cho mình thì mình nói mày lại chỗ đó, chỗ cột điện số mấy số mấy đó để lấy” (TLN_TTVĐĐ 2, nam, 42 tuổi).

Các loại BCS được DKT bán trợ giá tại các tỉnh bao gồm Prudence Mix 5 (loại 5 mùi) và Prudence Chocolate. Can thiệp giảm tác hại của DKT tại Long An đã phân phát tổng số 294.660 BCS [5]. BCS được phân phát theo hai hình thức: (1) Bán trực tiếp cho PNMD và (2) Bỏ mối tại các nhà nghỉ/khách sạn/quán ăn. Đây chính là một trong những điểm mạnh của việc đưa hoạt động TTXH bán trợ giá sản phẩm vào các chương trình can thiệp giảm hại. Chiến lược can thiệp giảm tác hại bằng TTXH có hiệu quả tích cực trong việc tăng việc sử dụng BCS [7].



Ngừng cung cấp nước cất đi kèm với BKT là không phù hợp

Chỉ cung cấp BKT mà không kèm theo nước cất, do đó khách hàng mua BKT 24/24h nhưng vẫn phải ra hiệu thuốc để mua nước cất. Hạn chế này dẫn tới việc không đạt được mục tiêu giảm tác hại của dự án. Một mặt hạn chế khác là nếu phải ra hiệu thuốc để mua nước cất thì họ sẽ mua BKT khác được đánh giá là sắc hơn và không để lại sẹo khi chích. Những hạn chế này làm ảnh hưởng đến số lượng BKT và BCS phân phối ra.

Đầu tiên thì mấy anh bên sử dụng ma túy cũng ít sử dụng BCS thành ra cũng có phản ánh lên thì họ ngưng cái đó lại nhưng cũng chỉ có BKT thôi, không có nước cất nên buộc các anh phải ra tiệm thuốc tây để mua nước cất. Có nhiều người họ cũng phiền” (TLN_TTVĐĐ 2, nam, 25 tuổi).

Dung tích BKT của dự án chưa đáp ứng nhu cầu của đối tượng đích

Tại Long An, đối tượng NCMT thích sử dụng loại BKT 1ml hơn loại 3ml. Tuy nhiên, khi dự án gửi hàng về thì số lượng BKT 3ml lại nhiều hơn loại 1ml. Lý do mà họ thích sử dụng BKT 1ml vì nó đủ lớn, tiết kiệm thuốc và không để lại dấu vết sau khi chích. Như vậy cần phải có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng sử dụng loại BKT 1ml nhiều hơn.

Đồng đẳng nói là khách hàng chỉ thích kim loại 1ml, DKT đưa xuống loại 3ml nhiều hơn loại 1ml nên đầu ra hạn chế, không được như ý muốn… Em cũng phản ánh với văn phòng dự án là ở Long An nhu cầu loại 1ml nhiều hơn mà sao không có nhiều bơm 1ml thì họ nói đa số các tỉnh của DKT xài loại 3ml nhiều hơn nên họ sản xuất bơm 3ml nhiều hơn 1ml” (PVS_ĐPV dự án tỉnh).

Trong 3 tỉnh dự án thì có 2 tỉnh đại đa số đối tượng có nhu cầu về loại BKT 1ml. Tuy nhiên, nhu cầu này chưa được đáp ứng kịp thời. Theo một trong những nguyên tắc của TTXH – định hướng khách hàng – chương trình được thực hiện dựa trên nhu cầu của đối tượng đích sẽ đạt kết quả tốt hơn.



Màu và mùi của BCS chưa phù hợp với nhu cầu của đối tượng đích

Theo đánh giá của nhóm TTVĐĐ, khách hàng không thích BCS có màu và có mùi, khách hàng thích loại không màu và không mùi hơn. Tuy nhiên, nếu vẫn là loại có màu và có mùi thì chỉ có 03 loại là chuối, bạc hà, và sô cô la là chấp nhận được. Còn 03 loại cam, dâu, và đặc biệt là sầu riêng rất khó phân phối.

Cái sô cô la lại dễ bán hơn cái 5 màu lộn xộn”…”Cái mùi bạc hà, chuối, sô cô la là chấp nhận được còn mùi thì không thể chấp nhận được” (TLN_TTVĐĐ 2, nữ).

2. Khó khăn/thách thức mà can thiệp tiếp thị xã hội phải đối mặt

Sản phẩm trợ giá phải cạnh tranh với các sản phẩm khác về mặt chất lượng

Sản phẩm của DKT có giai đoạn tốt hơn sản phẩm phát miễn phí của một số dự án khác, có giai đoạn không tốt bằng. Đây chính là một yếu tố mà DKT cần lưu ý trong quá trình thực hiện các chương trình TTXH của mình vì đối tượng đích thường tin tưởng những sản phẩm mà họ phải bỏ tiền ra mua hơn là những sản phẩm được phát miễn phí. Do đó chất lượng của các sản phẩm trợ giá cần được lưu ý cải thiện hơn nữa.

Cái đó sản phẩm trợ giá phân phối dễ hơn cái miễn phí. Tại vì cái tâm lý của người ta, cái miễn phí chắc là hàng dỏm. Bán thì cảm thấy nó chất lượng hơn tí” (TLN_TTVĐĐ 2, nam, 42 tuổi).

Ngoài ra, sản phẩm BKT 24/24h trợ giá của DKT được đánh giá là có độ sắc hơn BKT phát miễn phí của các dự án khác, tuy nhiên không sắc bằng BKT mua ở nhà thuốc. Nhóm đánh giá được. Loại BKT 1ml miễn phí của dự án Lif-Gap mà người NCMT thích sử dụng, nhưng loại BKT này khác BKT 24/24h của DKT ở chỗ đây là loại BKT gọi là “Low dead-space”. Với loại BKT này, khi chích thuốc sẽ được đẩy ra ngoài hết, thì loại BKT này giúp tiết kiệm được thuốc một cách tối đa.

Cái này của Life – Gap đợt sau, kim nó bén hơn tí. Với lại nó có thêm cái phía trong này chị, cái nhỏ nhỏ này, nó giúp đẩy thuốc ra hết luôn”…”Nó ít bị hao hơn cái kia”... “Nó đẩy thuốc ra hết hoàn toàn, không bị dính thuốc lại, nó tiết kiệm hơn” (TLN_TTVĐĐ 2, nam).

Ngoài ra tác dụng của loại BKT “Low dead – space” này giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV nếu dùng chung BKT. Bởi vì khi dùng lượng máu đọng lại ở đầu bơm và đầu kim tiêm là ít hơn so với loại BKT “high dead – space”, do vậy nguy cơ lây nhiễm cũng giảm đi. Nhiều dự án giảm tác hại trên thế giới cũng đang tập trung vào việc cung cấp loại BKT này [2], [10]. Như vậy, BKT phát miễn phí vừa sắc hơn, vừa giúp đối tượng tiết kiệm thuốc một cách tối đa, trong khi đó, BKT 24/24h của DKT là loại (high dead – space) nếu không có sự thay đổi về chất lượng thì sẽ khó cạnh tranh được với BKT phát miễn phí.



TTVĐĐ tham gia chưa có phụ cấp cố định, được chứng nhận “tư cách pháp nhân”

TTVĐĐ tham gia dự án DKT khi triển khai không có phụ cấp cố định hàng tháng. Nhóm phân phối BKT được nhận phụ cấp theo quy định của dự án là 250.000 đồng với điều kiện mỗi tháng bán tối thiểu là 5 hộp (50.000 đồng/hộp), còn nhóm phân phối BCS thì không có phụ cấp gì, mà chỉ được hoa hồng do bỏ mối là rất thấp.

Để TTVĐĐ thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình, họ rất cần được các dự án cấp cho họ một cái thẻ tiếp cận viên đồng đẳng. Năm 2010, Bộ y tế và Bộ Công an đã phối hợp với nhau ban hành Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BYT-BCA “Quy định việc cấp, quản lý và sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự án phòng lây nhiễm HIV” [1].

Khả năng bền vững của chương trình tiếp thị xã hội

Dự án đã kết thúc các hoạt động từ cuối tháng 4/2012 và nguồn hàng phân phối cũng dừng luôn từ thời điểm đó, các sản phẩm BKT và BCS không còn để phân phối cho các đối tượng đích. Không chỉ với dự án DKT mà với tất cả các dự án, vấn đề về tính bền vững luôn là một thách thức. Các hoạt động của dự án cần được lồng ghép vào kế hoạch của chương trình phòng chống HIV/AIDS của tỉnh. Cần bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng là một trong những yếu tố duy trì tính bền vững của chương trình can thiệp.

Mình lồng ghép trong dự án 2 của kế hoạch hành động phòng chống AIDS quốc gia. Trong chương trình can thiệp giảm tác hại, mình sử dụng chung một nguồn kinh phí cho CTV, các cán bộ phụ trách” (PVS_Lãnh đạo TT PC HIV/AIDS tỉnh).

KẾT LUẬN

Chương trình can thiệp giảm tác hại, tiếp thị xã hội BKT và BCS tại 3 tỉnh Miền Nam đã được thực hiện có hiệu quả, mở ra một kênh can thiệp giảm hại thông qua mô hình TTXH bằng BKT, nước cất và BCS có trợ giá nhằm nâng cao hiệu quả giảm hại. Điều đó giúp địa phương duy trì phòng chống lây nhiễm HIV và STIs trong bối cảnh nguồn tài trợ bị cắt giảm. Những hạn chế không đảm bảo tính sẵn có của sản phẩm, chất lượng chưa có sự cạnh tranh. Chưa có phụ cấp/hoa hồng phù hợp và chưa có chứng nhận “tư cách pháp nhân” cho mạng lưới TTVĐĐ. Điều đó ảnh hưởng đến tính bền vững của chương trình.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế &Bộ Công an (2010). Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BYT-BCA.

2. Bobashev GV, Zule WA (2010). Modeling the effect of high dead-space syringes on the HIV epidemic among injiecting drug users. Addiction. 105(8): 1439 – 1447.

3. Cục phòng chống HIV/AIDS (2012). Báo cáo công tác, phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012. Báo cáo số 755/BC-BYT.

4. Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) (2012). Báo cáo đánh giá cuối kỳ về kiến thức, thái độ và hành vi sử dụng bơm kim tiêm và bao cao su trong nhóm đối tượng đích. Dự án “Giảm tác hại các tỉnh biên giới Việt Nam”. Hà Nội, 6/2012.

5. DKT International: http://www.dktinternational.org/country programs/vietnam/.

6. Lorraine Yap, Zunyou Wu, Wei Liu, Zhongqiang Ming, Shaoling Liang (2002). A rapid assessment and its implications for a needle social marketing intervention among injecting drug users in China. International Journal of Drug Policy, 13 (2002).

7. Medley A., Kenedy C., O’Reilly K., Sweat M. (2009). Effectiveness of peer education intervention in developing countries: a systematic review and meta-analysis. AIDS Education Prevention, 21 (3)

8. Michael D. Sweat, Julie Denison, Caitlin Kenedy, Virginia Tedrow, Kevin O’Reilly (2012). Effect of condom social marketing use in developing countries: a systematic review and meta-analysis, 1990-2010. Bulletin of World Health Organization 2012.

9. UNAIDS (2012). AIDS epidemic update 2012.



10. Zule WA (2012). Low dead-space syringes for preventing HIV among people who inject drugs: promises and barriers. Curr Opin HIV/AIDS. 7(4): 369-375.

KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ MA TÚY CỦA CÁN BỘ Y TẾ

MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM NĂM 2011

Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Văn Huy, Lê Thị Hương, Lê Minh Giang

Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội


TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Dịch HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tập trung với tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong nhóm nghiện chích ma túy. Do vậy, kiến thức cơ bản, đầy đủ cùng thái độ tích cực của cán bộ y tế (CBYT) với ma túy có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của người nhiễm HIV. Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức và thái độ đối với ma túy của CBYT một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 610 CBYT chọn ngẫu nhiên từ các bệnh viện đa khoa tỉnh và quận/huyện ở Hà Nội, Quảng Ninh và Điện Biên. Phỏng vấn CBYT bằng bộ câu hỏi về kiến thức và thái độ đối với ma túy và điều trị nghiện ma túy (NMT). Kiến thức được đánh giá bằng tần suất và tỷ lệ (%) số câu trả lời đúng; đánh giá thái độ sử dụng thang điểm Likert về các mức độ đồng ý với các quan điểm đối với ma túy và điều trị NMT.

Kết quả: Loại ma túy phổ biến CBYT biết đến là Heroin (84%) và thuốc phiện (74%), ma túy tổng hợp chưa được biết đến nhiều. Tỷ lệ CBYT hiểu về các đặc điểm của NMT cũng như hội chứng cai Heroin rất thấp. Để chẩn đoán một người đang sử dụng Heroin, 88,7% cho rằng dựa vào xét nghiệm nước tiểu. Dưới 30% CBYT có kiến thức về điều trị Methadone và lợi ích của phương pháp này. Các câu trả lời về thái độ chủ yếu ở mức không chắc chắn, đối với cả quan điểm tích cực và chưa tích cực.

Kết luận: CBYT trong nghiên cứu có kiến thức còn hạn chế và thái độ chưa tích cực đối với ma túy và NMT. Cần tăng cường các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, từ đó giúp thay đổi thái độ của CBYT về vấn đề này.

Từ khóa: Methadone, Ma túy, Kiến thức, Thái độ, Cán bộ y tế.

SUMMARY

Introduction: HIV epidemic in Vietnam has been concentrated with the highest prevalence among injection drug users. Therefore, basic knowledge and positive attitude of health workers toward illicit drugs play a vital role in providing health services in order to meet the needs of people living with HIV. This study aims to investigate the knowledge about and attitude toward illicit drugs of health workers in some Northern provinces in Vietnam.

Method: A cross sectional study was conducted on 610 health workers chosen randomly from provincial and district hospitals in Hanoi, Quang Ninh and Dien Bien. Health workers were interviewed with a questionnaire comprising knowledge about and attitudes toward illicit drugs and drug addiction treatment. Knowledge was assessed by the percentage of correct answers, whereas assessment of attitudes used Likert scale.

Results: Popular illicit drugs known by health staff are heroin (84%) and opium (74%). Amphetamine-type stimulants are not so commonly known among health workers. The number of health worker who understand the characteristics of drug addiction and withdrawal syndrome is limited. In order to diagnose a person using heroin, 88.7% choose urine test. Less than 30% of health workers have knowledge of methadone maintenance therapy and its benefits. Answers regarding attitudes are mainly uncertain, both positive and negative views.

Conclusion: Health workers in this study have limited knowledge about and unpostitive attitude toward illicit drug. It is necessary to strengthen training activities and enhance knowledge which could change attitudes toward illicit drug of health workers.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tập trung với tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) [4]. Theo kết quả điều tra năm 2009, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT vẫn ở mức cao, lên tới 56% ở Quảng Ninh và Điện Biên; ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ này lần lượt là 21% và 46% [2]. Mặc dù so với năm 2006, xu hướng dịch HIV trong nhóm NCMT có xu hướng ổn định hoặc giảm ở nhiều tỉnh, tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm còn cao; đáng lưu ý là tỷ lệ này vẫn có xu hướng gia tăng ở một số tỉnh/thành phố như Đà Nẵng, Hà Nội và Quảng Ninh [1, 2]. Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm với nhiều vấn đề sức khỏe khác như HIV và các bệnh truyền nhiễm khác ở người nghiện ma túy rất cao [5]. Như vậy, có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của người sử dụng ma túy (SDMT) nói chung và người NCMT nói riêng rất lớn. Đây là nhóm đối tượng rất cần được quan tâm trong các chương trình can thiệp phòng chống lây nhiễm HIV và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

CBYT là những người trực tiếp tiếp xúc và cung cấp các dịch vụ y tế cho người bệnh nói chung và người SDMT nói riêng. Do vậy, việc CBYT được trang bị kiến thức đầy đủ và có thái độ đúng đối với ma túy có vai trò quan trọng giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người SDMT cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ mà họ nhận được. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu đánh giá kiến thức và thái độ của CBYT đối với ma túy. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kiến thức và thái độ của CBYT đối với ma túy tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam trong năm 2011.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

CBYT ở các bệnh viện đa khoa tỉnh và quận/huyện và các trung tâm y tế dự phòng ở Hà Nội, Quảng Ninh và Điện Biên.



2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 – 11 năm 2011.

3. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang.

Mẫu nghiên cứu: 610 CBYT được lựa chọn ngẫn nhiên trên danh sách của các bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên ở Hà Nội (n = 334), Quảng Ninh (n = 149) và Điện Biên (n = 117). Tỷ lệ bác sỹ ở các tỉnh tỷ lệ với số lượng bác sỹ theo báo cáo chính thức ở các tỉnh này.

Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc đánh giá kiến thức và thái độ đối với ma túy và điều trị nghiện ma túy. Đánh giá thái độ sử dụng thang điểm Likert về các mức độ đồng ý với các quan điểm đối với ma túy và điều trị NMT (1-Rất không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Không chắc chắn/không trả lời, 4-Đồng ý, 5- Rất đồng ý).

Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm STATA 10.0. Mô tả tần suất và tỷ lệ (%) đối với biến định tính, trung bình và độ lệch chuẩn (SD) đối với biến định lượng.

Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), và Trường Đại học Y Hà Nội xét duyệt. Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tình nguyện và được nhận 100.000 đồng sau khi kết thúc phỏng vấn.

KẾT QUẢ

1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Phần lớn đối tượng nghiên cứu ở nhóm tuổi từ 30 – 39 (chiếm 52,1%), làm việc tại Hà Nội (56,4%), trình độ chuyên môn ở mức tốt nghiệp bác sỹ (46,6%). Thâm niên công tác trung bình là 16 năm (SD = 8,8), lĩnh vực công tác chủ yếu là lâm sàng (70,8%) và tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh (92,6%). Tỷ lệ bác sỹ nam và nữ tham gia nghiên cứu khá đồng đều (52,5% nam và 47,5% nữ). Chỉ có 9,2% bác sỹ đã từng được đào tạo về Methadone. Số người SDMT mà CBYT đã từng tiếp xúc trung bình là 19 người (SD = 35,4), dao động từ 0 – 225 người.



2. Kiến thức liên quan đến ma túy và điều trị nghiện ma túy

Bảng 1. Kiến thức về các loại ma túy và nghiện ma túy




Kiến thức về các loại ma túy và NMT

n (%)

TB ± SD (NN – LN)

Kể tên một số loại ma túy

510 (83,6)

Heroin

183 (30,0)

Cần sa

197 (32,2)

Amphetamine

88 (14,4)

Đá (Methamphetamine)

76 (12,5)

Thuốc phiện (Morphine)

452 (74,1)

Thuốc lắc (Estacy)

273 (44,8)

Tài mà

42 (6,9)

Chẩn đoán một người hiện đang sử dụng Heroin




Dựa vào tiền sử và các dấu hiệu lâm sàng

37 (12,0)

Xét nghiệm máu

242 (39,7)

Xét nghiệm nước tiểu

541 (88,7)

Xét nghiệm nước bọt

4 (0,7)

Đặc điểm của NMT

0,9 ± 1,0 (0 – 6)

Tăng liều sử dụng

136 (22,3)

Hội chứng cai khi ngừng hoặc giảm liều

56 (9,2)

Cảm giác thèm ghê gớm phải sử dụng

219 (35,9)

Sao nhãng các thú vui, sở thích trước đây

69 (11,3)

Không kiểm soát được số lượng và thời gian sử dụng

49 (8,0)

Biết tác hại mà vẫn tiếp tục sử dụng

27 (4,4)

Bảng 1 trình bày kiến thức của CBYT về các loại ma túy và NMT. Loại ma túy CBYT biết đến nhiều nhất là Heroin (84%) và thuốc phiện (74%), ma túy tổng hợp chưa được biết đến nhiều. Để chẩn đoán một người hiện đang sử dụng Heroin, tỷ lệ CBYT cho rằng dựa vào xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để chẩn đoán một người hiện đang sử dụng Heroin lần lượt là 88,7% và 39,7%. CBYT trung bình biết 1/6 đặc điểm của NMT.

Bảng 2. Kiến thức về hội chứng cai Heroin

Kiến thức về hội chứng cai

n (%)

TB ± SD (NN – LN)

Biểu hiện chính của hội chứng cai Heroin

1,6 ± 1,3 (0 – 6)

Ngáp liên tục

125 (20,5)

Giãn đồng tử

22 (3,6)

Buồn nôn, tiêu chảy, nôn

113 (18,5)

Chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hôi

129 (21,2)

Đau toàn thân

151 (24,8)

Vật vã

420 (68,9)

Nguyên nhân của hội chứng cai Heroin

294 (48,2)

Thời gian xuất hiện hội chứng cai Heroin

176 (28,9)

Bảng 2 cho thấy kiến thức của CBYT về hội chứng cai Heroin. 48,2% biết nguyên nhân của hội chứng cai; 28,9% biết về thời gian xuất hiện. CBYT trung bình biết 1 – 2/6 biểu hiện của hội chứng cai. Biểu hiện được biết đến nhiều nhất là vật vã (68,9%) và ít nhất là giãn đồng tử (3,6%).

Bảng 3. Kiến thức về điều trị Methadone



Kiến thức về điều trị Methadone

n (%)

TB ± SD (NN – LN)

Hiểu biết về điều trị thay thế Methadone

155 (25,4)

Đường dùng Methadone

286 (46,9)

Lợi ích của điều trị thay thế Methadone

0,8 ± 1,2 (0 – 6)

Giảm sử dụng ma túy

167 (27,4)

Dự phòng lây nhiễm HIV

77 (12,6)

Bệnh nhân có cuộc sống tốt hơn

105 (17,2)

Bệnh nhân hòa nhập cộng đồng tốt hơn

48 (7,9)

Giảm tội phạm

49 (8,0)

Giảm tỷ lệ tử vong do ma túy

20 (3,3)

Liên quan đến kiến thức về điều trị Methadone: 25,4% CBYT hiểu biết đúng về điều trị Methadone, 46,9% biết về đường dùng của Methadone. CBYT biết trung bình 1/6 lợi ích của điều trị Methaodone.

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương