Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 2.48 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nam giới từ 18 – 45 tuổi, có quan hệ tình dục đồng giới trong 30 ngày qua tự nguyện tham gia nghiên cứu.



Thời gian nghiên cứu: Tháng 12/2010 đến tháng 5/2011.

Địa điểm nghiên cứu: Hà Nội, Hồ Chí Minh.

Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu nghiên cứu tổng thể là 270 đối tượng, trong đó tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 100 đối tượng, tại Đà Nẵng là 70 đối tượng tham gia nghiên cứu.



Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu

Điều tra cắt ngang sử dụng phương pháp đối tượng giới thiệu đối tượng cho đến khi đạt đủ cỡ mẫu cần thiết.



Đạo đức nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu đã được hội đồng đạo đức trường ĐHYHN thông qua.

Sự tham gia nghiên cứu của đối tượng là tự nguyện và vô danh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Các đặc điểm nhân khẩu và xã hội của đối tượng nghiên cứu




Đặc điểm

Tổng

(N = 270)



ATS (-)

(N = 72)


ATS (+)

(N = 198)



Giá trị p

Tuổi trung bình

23,3 ± 5,7

23,7 ± 6,5

23,2 ± 5,4

0,495

Trình độ học vấn cấp 3 trở lên

43,0

71,1

38,4

0

Hiện sống cùng gia đình

54,4

55,6

54,0

0,825

Hiện đang đi làm

77,0

84,2

75,9

0,257

Thu nhập













Dưới 2 triệu đồng/tháng

33,0

39,5

31,9

0,643

2 – 3 triệu đồng/tháng

33,3

28,9

34,1

Trên 3 triệu đồng/tháng

33,7

31,6

34,0

Sử dụng heroine 12 tháng qua

13,3

6,9

15,7

0,063

Đã từng xét nghiệm HIV

65,9

73,6

63,1

0,108

Bạn tình đồng giới 30 ngày qua

Một bạn tình

Hai bạn tình

Ba bạn tình trở lên



44,4

24,8


30,8

57,1

17,2


25,7

39,8

27,6


32,6

0,038

Nhận xét: Đối tượng tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình là 23,3 (SD = 5,7), có trình độ học vấn cao, và hiện đang có công việc mang lại thu nhập thường xuyên. 71,1% đối tượng không sử dụng ATS có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 38,4% đối tượng trong nhóm đang sử dụng ATS. Nhóm sử dụng ATS có tỷ lệ sử dụng heroin cũng như có nhiều hơn 1 bạn tình đồng giới trong 30 ngày qua cao hơn nhóm không sử dụng ATS, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

Thực trạng sử dụng ma túy tổng hợp trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam



Biểu đồ 1: Tỷ lệ sử dụng ATS của MSM tại Việt Nam
Nhận xét: 85,9% đối tượng đã từng, và 73,3% hiện đang sử dụng một trong các loại ATS, trong đó tỷ lệ đã từng thử thuốc lắc là cao nhất (81,9%). Tỷ lệ đối tượng đã từng sử dụng hàng đá khá tương đồng với tỷ lệ hiện đang sử dụng (khoảng 57%).

Bảng 2: Đặc điểm lần sử dụng ATS đầu tiên






Hồng phiến (n = 29)

Thuốc lắc (n = 221)

Đá (n = 156)

Địa điểm sử dụng lần đầu tiên










Nhà riêng

13,8

2,7

10,2

Nhà của bạn bè/ bạn tình

17,2

7,7

24,0

Bar, Sàn nhảy

34,5

70,6

8,9

Khách sạn/ Nhà nghỉ

27,6

14,0

51,4

Khác

6,9

4,5

5,5

Lý do sử dụng lần đầu tiên










Tò mò, muốn biết tác dụng

51,7

60,6

55,8

Muốn phê

27,6

16,3

21,8

Bạn bè rủ sử dụng

72,4

75,1

73,1

Bạn tình rủ sử dụng

13,8

12,2

10,9

Người bán ATS rủ sử dụng

6,9

0,5

1,3

Khác

0,0

6,8

4,5

Cách sử dụng ATS lần đầu tiên










Hút

31,0

0,0

76,8

Hít

20,7

0,0

15,5

Uống

48,3

92,3

6,4

Khác

0,0

7,7

1,3

Chất sử dụng cùng ATS










Không

34,5

23,6

63,5

Rượu

37,9

59,3

23,7

Heroin

6,9

0,0

0

Các chất khác

20,7

18,1

14,1

Người sử dụng ATS cùng










Bạn bè

89,7

95,0

94.,2

Bạn tình

13,8

13,6

9,6

Khách hàng mua dâm

6,9

2,3

1,9

Khác/Sử dụng một mình

3,5

1,4

2,6

Nhận xét: Trong khi có sự tương đồng trong lý do cũng như người cùng sử dụng trong lần sử dụng đầu thì địa điểm sử dụng đầu tiên của từng loại ATS lại cho thấy sự khác biệt đáng kể: phần lớn đối tượng sử dụng thuốc lắc tại sàn nhảy (70,6%), và sử dụng đá tại các địa điểm kín đáo, riêng tư. Phần lớn đối tượng dùng đá lần đầu tiên theo cách hút (76,8%), thuốc lắc theo cách uống (92.,3%), hồng phiến theo nhiều cách sử dụng khác nhau gồm uống, hút và hít. Gần 60% đối tượng dùng thuốc lắc cùng với rượu trong lần sử dụng đầu tiên.

Bảng 3: Mối tương quan giữa sử dụng ATS với hành vi tình dục không an toàn sử dụng phân tích đơn biến và đa biến (n=270).






Không sử dụng bao cao su thường xuyên khi QHTD

n (%)


Giá trị p

OR (95%CI)

OR (95%CI)











Phân tích đơn biến

Phân tích đa biến

Tuổi




0,321







≤ 26 tuổi (n = 214)

134 (63,2%)

1,0

--

≥ 27 tuổi (n = 56)

31(57,4%)

0,74 (0,41 - 1,34)




Trình độ học vấn



0,007








≤ Cấp 3 (n = 154)

107 (69,5%)

1,0

1,0

> Cấp 3 (n = 116)

62 (53,5%)

0,53 (0,32 - 0,88)

0,34 (0,18 – 0,65)

Hiện đang sống cùng













Bạn bè

84 (49,7%)

0,043

1,0

1,0

Thành viên gia đình

85 (50,3%)




1,68 (1,0 –2,77)

1,62 (0,88 – 2,96)

Hiện đang đi làm




0,463







Không (n=62)

Có (n=208)



36 (58,1%)

133 (63,9%)



1,0

1,17 (0,66 – 2,1)



--

Thu nhập




0,1







<2 triệu (n=89)

54 (60,7%)

1,0

--

2 – 3 triệu (n = 90)

64 (71,1%)

1,36 (0,74–2,52)




>3 triệu (n = 91)

50 (56,0%)

0,79 (0,44–1,43)




Đang sử dụng ATS




0,004







Không (n = 72)

Có (n = 198)



35 (48,6%)

134 (67,7%)



1,0

2,08 (1,19-3,61)



1,0

2,04 (1,09 – 3,81)



Sử dụng heroin




0,623







Không (n = 234)

Có (n = 36)



148 (63,3%)

21 (58,3%)



1,0

1,14 (0,56 - 2,33)



1,0

2,08 (0,92 – 4,68)



Đã từng xét nghiệm HIV




0,001







Không (n = 92)

Có (n = 178)



70 (76,1%)

99 (55,6%)



1,0

2,56 (1,47-4,47)



1,0

2,23 (1,2 – 4,15)



Số bạn tình đồng giới 30 ngày qua

1


74 (44,3%)



0,688

1,0

1,0


2

44 (26,4%)

1,19 (0,63-2,24)

1,04 (0,49 – 2,19)

≥ 3

49 (29,3%)

0,88 (0,49- 1,57)

0,80 (0,41 – 1,58)

* Biến thành phố được đưa vào mô hình phân tích đa biến để loại trừ nhiễu

Nhận xét: Mô hình phân tích đơn biến cho thấy trình độ học vấn là yếu tố bảo vệ, trong khi đó sử dụng ATSvà đã từng xét nghiệm HIV làm tăng nguy cơ tình dục không an toàn của đối tượng. Trong mô hình phân tích đa biến, sử dụng ATS làm tăng hơn 2 lần nguy cơ tình dục không an toàn của đối tượng.



BÀN LUẬN

ATS cho thấy sự khác biệt trong lựa chọn địa điểm sử dụng tại các địa điểm tập trung đông người của đối tượng so với heroine [1], [3], [5]. Có thể do tác động của ATS sau khi sử dụng là tăng hưng phấn làm cho người sử dụng muốn hoạt động liên tục và các địa điểm vui chơi công cộng có âm nhạc và sàn nhảy chính là nơi phù hợp nhất [4]. Mặc dù cách sử dụng ATS của các đối tượng hiện nay thường không phải chích mà chủ yếu là hút và uống, tuy nhiên, nghiên cứu này đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sử dụng ATS với hành vi tình dục không an toàn và khẳng định nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng này do việc sử dụng ATS mang lại. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp và bổ sung thêm bằng chứng cho các nghiên cứu trên thế giới (Thái Lan, Campuchia, Mỹ) về nguy cơ HIV trong nhóm đối tượng sử dụng ATS không phải theo đường tiêm chích. Kết quả nghiên cứu về MSM sử dụng ATS ở Mỹ đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa hành vi sử dụng ATS với các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su và tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV rât cao [2], [4], [5]. Trong nghiên cứu này, sự khác biệt về số lượng bạn tình cũng như mối liên hệ của yếu tố này với hành vi tình dục không an toàn mặc dù chưa được thể hiện qua các mô hình phân tích đơn biến và đa biến, yếu tố này cũng cần được cân nhắc và tìm hiểu thêm trong các nghiên cứu tiếp theo. Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong đối tượng có hành vi nguy cơ cao cần phải chú ý đến ATS và các hành vi nguy cơ liên quan đến sử dụng ATS, các can thiệp truyền thông dự phòng sử dụng, tái sử dụng và nghiện ATS cần được tiến hành sớm.



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Tỷ lệ sử dụng ATS trong nhóm MSM tham gia nghiên cứu khá cao cho thấy mức độ phổ biến của việc sử dụng ATS trong nhóm đối tượng này.

Có mối liên quan chặt chẽ giữa hành vi sử dụng ATS hiện tại với hành vi tình dục không an toàn.

Kiến nghị

Mở rộng các can thiệp dự phòng sử dụng ATS cũng như mối liên quan giữa sử dụng ATS với các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM.

TÀI LIỆU THAM KHÁO

1. Bộ Y tế (2006) Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005 – 2006.

2. Colfax G, Santos GM, Chu P, Vittinghoff E, Pluddemann A, Kumar S, Hart C. Amphetamine-group substances and HIV. Lancet. 2010 Aug 7;376(9739):458-74.

3. FHI, USAID, NIHE, CDC, PEPFAR (2012). Báo cáo kết quả điều tra kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS) tại Việt Nam vòng 2 năm 2009.

4. Clatts, M.C, Le, G.M, Goldsamt, L.A & Yi, H. (2007). Male sex work and HIV risk among young heroin users in Hanoi. Sexual Health, 4, 261 – 267.

5. L. Maher., et al. (2011) Amphetamine type stimulant use and HIV/STIs risk behaviour among young female sex workers in Phnom Penh, Cambodia. International Journal of Drug Policy 22 (2011) 203 – 209.

6. Mimiaga MJ., et al. (2010) “It's a quick way to get what you want”: a formative exploration of HIV risk among urban Massachusetts men who have sex with men who attend sex parties. AIDS Patient Care STDS. 2010 Oct; 24 (10): 659 - 74.

7. UNODC (2012). Patterns and Trends of Amphetamine-Type Stimulants and Other Drugs: Asia and the Pacific. 2012a.


VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ Y TẾ CHUNG TRONG TĂNG CƯỜNG

XÉT NGHIỆM HIV Ở NHÓM NAM BÁN DÂM ĐỒNG TÍNH

Vũ Đức Việt1,Nguyễn Minh Sang1, Nguyễn Văn Hùng2, Phạm Đức Mạnh2, Lê Minh Giang1,3

1 Trung tâm nghiên cứu và đào tạo HIV/AIDS, Trường Đại học Y Hà Nội

2 Cục phòng chống HIV/AIDS

3 Bộ môn Dịch tễ, Trường Đại học Y Hà Nội


TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tiếp cận và chuyển gửi xét nghiệm HIV cho nam bán dâm đồng tính (NBDĐT) chủ yếu được thực hiện bởi các chương trình dự phòng chuyên biệt như tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm tự nguyện. Vai trò của các dịch vụ y tế chung trong xét nghiệm HIV ít được chú ý đến. Bài viết này phân tích mối liên hệ giữa sử dụng dịch vụ y tế chung và xét nghiệm HIV trong nhóm NBDĐT.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang chọn mẫu theo phương pháp địa điểm-thời gian (Time-Location-Sampling) trên nam giới có bán dâm đồng tính trong 90 ngày qua tại Hà Nội, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh từ 1/2009 đến 7/2011. Phỏng vấn NBDĐT bằng bộ câu hỏi về tiền sử xét nghiệm HIV và sử dụng dịch vụ y tế.Phân tích đa biến sử dụng phần mềm STATA 11.1.

Kết quả: Trong số 654 NBDĐT có bán dâm trong vòng 30 ngày qua, 18% có xét nghiệm HIV trong vòng 2 năm qua và 50,6% có khám sức khỏe tổng quát trong năm qua. Phân tích đa biến hiệu chỉnh theo tuổi, trình độ học vấn và thành phố cho thấy NBDĐT có nhiều khả năng được xét nghiệm HIV hơn khi đã từng trao đổi với nhân viên y tế về hành vi tình dục đồng tính (aOR=7,13; 95%CI: 4,09-12,45). Các yếu tố khác có liên quan đến tăng xét nghiệm HIV là có khám sức khỏe tổng quát trong năm qua, thu nhập cao, nhận được bao cao su và/hoặc chất bôi trơn trong sáu tháng qua.

Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sử dụng dịch vụ y tế chung liên quan đến tăng cường khả năng xét nghiệm HIV trong nhóm NBDĐT. Những nỗ lực dự phòng cần chú ý hơn nữa tới vai trò của các dịch vụ y tế chung, đặc biệt là những dịch vụ có khả năng trao đổi về tình dục đồng tính nam và tư vấn xét nghiệm HIV.

Từ khóa: Nam bán dâm đồng tính, Dịch vụ y tế, HIV, xét nghiệm HIV.

SUMMARY

Introduction: HIV testing for male sex workers (MSW) was mainly promoted by targeted programs like outreach work and peer education. Little was known about the role of general health services in HIT testing. This paper analyze association between utilization of general health services and HIV testing among MSW.

Method: A cross-sectional study using Time-Location-Sampling method was conducted among 710 men who reported exchanging sex for money and/or other materials in the last 90 days in Hanoi, Nha Trang and Ho Chi Minh city from 1/2009 to 7/2011. HIV tests were conducted according to the MOH procedures. MSW's characteristics including utilization of general health services were measured through questionnaires. Multivariate analysis was conducted using STATA 11.1 software.

Results: Among 654 MSW reporting exchanging sex in the last 30 days, 18% reported getting HIV in the last 2 years and 50,6% getting general health check-up in the last year. Multivariate analysis adjusted by age, education, and city showed that MSW who ever talked with health care providers about their male-to-male sex behaviors were more likely to get HIV test (aOR=7,13; 95%CI: 4,09-12,45). Other factors related to getting HIV test were getting general health check-up in the last year, high income, receiving free condoms and/or lubricant in the last six months.

Conclusion: The study showed that utilization of general health services was associated with increase in getting HIV test among MSW. HIV prevention interventions should pay more attention to the role of general health services, especially where MSW are being able to talk about their male-to-male sex and HIV testing.
Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương