Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng



tải về 2.48 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xét nghiệmphát hiện sớm HIV là một nội dung quan trọng, một biện pháp hữu ích trong các chương trình can thiệp, làm giảm lây truyền HIV/AIDS. Xét nghiệm HIV đồng thời với tư vấn sau xét nghiệm góp phần giúp cho các cá nhân hiểu được những nguy cơ lây nhiễm HIV của bản thân, thay đổi hành vi nguy cơ cũng như giúp họ tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế nếu như kết quả xét nghiệm dương tính. Tiếp cận và chuyển gửi xét nghiệm HIV cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy và phụ nữ mại dâm chủ yếu được thực hiện bởi các chương trình như đồng đẳng viên tiếp cận cộng đồng, các hoạt động tiếp thị xã hội. Trong khi vai trò của các dịch vụ y tế chung trong việc thúc đẩy xét nghiệm HIV ít được chú ý đến.

Những vấn đề sức khỏe, lây nhiễm HIV trong nam có quan hệ đồng tính được biết đến nhiều hơn. Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) năm 2009 cho thấy nhóm này có tỷ lệ mắc HIV cao và có xu hướng tăng, từ 9,4% năm 2006 đến 17,4% năm 2007 tại Hà Nội và từ 5,3% lên 16,7% ở thành phố Hồ Chí Minh (1,2). Tuy nhiên tỷ lệ được xét nghiệm HIV vẫn còn thấp, dưới 30% cho cả 4 tỉnh được giám sát năm 2009 (2). Đặc biệt, nhóm nam đồng tính có bán dâm có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn liên quan đến đặc điểm bán dâmcó nhiều bạn tình và số lần quan hệ tình dục cao.Cũng như các nhóm “bên lề” xã hội khác, nhóm nam bán dâm đồng tính (NBDĐT) gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, trong đó có xét nghiệm HIV. Nhiều người đã không đi đến với các dịch vụ y tế khi có vấn đề sức khỏe do sợ phải đối mặt với kỳ thị phân biệt đối sử liên quan đến đặc điểm tình dục đồng giới và hành vi bán dâm. Một nghiên cứu thực hiện gần đây ở Trung Quốc trên nhóm nam có quan hệ đồng tính đã cho thấy một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy việc xét nghiệm HIVlà thái độ đồng cảm của nhân viên y tế(3). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu vai trò của việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế nói chung đối với xét nghiệm HIV trong NBDĐT. Bài viết này phân tích mối liên hệ giữa sử dụng dịch vụ y tế chung và việc xét nghiệm HIV trong nhóm NBDĐT tại 3 thành phố ở Việt Nam.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp lấy mẫu theo thời gian - địa điểm (Time-Location Sampling) được sử dụng bao gồm đánh giá cộng đồng nhằm xác định các thông tin về thời gian, địa điểm mà NBDĐT thường xuất hiện và ước tính số lượng NBDĐT từ đó xác định khung chọn mẫu. NBDĐT tham gia nghiên cứu được tuyển chọn từ những địa điểm khảo sát. Tiêu chí đủ điều kiện tham gia nghiên cứu bao gồm: 1) sinh ra có giới tính sinh học là nam giới, 2) trong độ tuổi 16-35, 3) hiện đang cư trú tại thành phố khảo sát, 4) có quan hệ tình dục với ít nhất một người nam để đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác trong vòng 90 ngày qua; và 5) tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

Những người tham gia hoàn thành bảng câu hỏi về nhiều đặc điểm nhóm NBDĐT và lấy mẫu xét nghiệm HIV. Mẫu xét nghiệm được vận chuyển đến phòng xét nghiệm Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang và tại Hà Nội. Xét nghiệm HIV sử dụng phương pháp ELISA Genscreen HIV1/2V2 (Biorad), E Murex HIV 1.2.0 (Abbott) xác định HIV-1/2. Số liệu được thu thập ở Hà Nội từ 4/2010 đến 12/2010, Nha Trang từ 6/2010 đến 12/2010 và thành phố Hồ Chí Minh từ 12/2012 đến 7/2011.

Tổng cộng có 710 NBDĐT đã tham gia vào nghiên cứu, bài viết này phân tích số liệu trên 654 NBDĐT có bán dâm trong 30 ngày qua, sử dụng phầm mềm Stata 11. Phân tích mô tả được thực hiện để kiểm tra phân bố của các biến và yếu tố có khả năng liên quan như đặc điểm nhân khẩu học, các hành vi tình dục. Tỷ suất chênh thô (OR) và tỷ suất chênh hiệu chỉnh (OR hiệu chỉnh) với khoảng tin cậy (CI) 95%trong mô hình phân tích đa biến được thực hiện và tính toán.



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong tổng số 654 nam có bán dâm đồng tính trong 30 ngày qua, tỷ lệ được xét nghiệm HIV trong vòng 2 năm qua là 17,9%. Có 50,6% số người tham gia có khám sức khỏe tổng quát trong vòng một năm qua, số còn lại chưa từng khám sức khỏe tổng quát hoặc đã khám hơn một năm qua. Có 17,9% số người tham gia đã tường trao đổi với nhân viên y tế về quan hệ tình dục đồng giới của họ. Ngoài sự khác biệt về một số đặc điểm nhân khẩu kinh tế, tiếp cận bao cao su/chất bôi trơn, có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ có khám sức khỏe tổng quát và có trao đổi về quan hệ tình dục đồng tính giữa hai nhóm có và không có xét nghiệm HIV trong vòng 2 năm qua, xem chi tiết trong Bảng 1.



Bảng 1: Một số đặc điểm của nam bán dâm đồng tính




Xét nghiệm HIV trong 2 năm qua (N=654)

Không

Có

Đặc điểm

n=537

n=117




n

%

n

%

Thành phố













Hà Nội

184

34,3

33

28,2

Nha Trang

139

25,9

12

10,3

TP Hồ Chí Minh

214

39,8

72

61,5

Tuổi (GTTB±ĐLC)

22.1±3.9

22.7±3.8

Cấp học cao nhất













Dưới Trung học Phổ thông

231

43,0

37

31,6

Trung học Phổ thông

213

39,7

50

42,8

Cao đẳng, Đại học

93

17,3

30

25,6

Thu nhập trong tháng qua













Dưới 3 triệu đồng

184

34,2

20

17,1

3-5 triệu đồng

169

31,6

41

35,0

Trên 5 triệu đồng

184

34,2

56

47,9

Khám sức khỏe tổng quát













Chưa bao giờ

232

43,2

14

12,0

Dưới một năm

231

43,0

100

85,5

Trên một năm

74

13,8

3

2,6

Đã từng trao đổi với nhân viên y tế về tình dục đồng giới













Không

486

90,5

51

43,6

Có

51

9,5

66

56,4

Nhận được BCS và chất bôi trơn miễn phí trong sáu tháng qua













Không

343

63,9

37

31,6

Có

194

36,1

80

68,4

Tham gia các CLB MSM trong 12 tháng qua













Không

478

89,0

63

53,9

Có

59

11,0

54

46,1

Phân tích đơn biến cho thấy NBDĐT có tỷ lệ xét nghiệm HIV cao hơn ở những người có đi khám sức khỏe tổng quát dưới một năm và những người đã từng trao đổi với nhân viên y tế về quan hệ tình dục đồng tính. Phân tích đa biến hiệu chỉnh theo tuổi, trình độ học vấn và thành phố cũng cho thấy NBDĐT có nhiều khả năng được xét nghiệm HIV hơn khi có khám sức khỏe tổng quát trong năm qua (OR hiệu chỉnh=3,7; 95%CI: 1.87-7,33); và đã từng trao đổi với nhân viên y tế về hành vi tình dục đồng giới (OR hiệu chỉnh=7,13; 95%CI: 4,09-12,45). Các yếu tố khác có liên quan đến tăng xét nghiệm HIV là thu nhập trong tháng qua trên 3 triệu đồng, nhận được bao cao su và/hoặc chất bôi trơn trong sáu tháng qua, và có tham gia các câu lạc bộ MSM trong 12 tháng qua (xem chi tiết trong Bảng 2).

Bảng 2: Các yếu tố liên quan tới xét nghiệm HIV trong 2 năm qua






Xét nghiệm HIV

Xét nghiệm HIV

ORthô

(95%C.I.)



ORhiệu chỉnh ¥

(95%C.I.)



Thành phố







Hà Nội

1

1

Nha Trang

0,48(0,24-0,97)*

1.42(0,58-3,46)

TP Hồ Chí Minh

1,88(1,19-2,96)**

4.61(2,38-8,92)***










Tuổi

1,04(0,99-1,09)

0,98(0,91-1,05)

Cấp học cao nhất







Dưới Trung học Phổ thông

1

1

Trung học Phổ thông

1,47(0,92-2,33)

1,0(0,55-1,82)

Cao đẳng, Đại học

2,01(1,18-3,45)*

1,26(0,63-2,53)

Thu nhập trong tháng qua







Dưới 3 triệu đồng

1

1

3-5 triệu đồng

2,23(1,26-3,96)**

2,09(1,02-4,26)*

Trên 5 triệu đồng

2,8(1,62-4,85)***

2,43(1,22-4,81)*

Khám sức khỏe tổng quát







Chưa bao giờ

1

1

Dưới một năm

7,17(3,98-12,9)***

3,7(1,87-7,33)***

Trên một năm

0,67(0,19-2,4)

0,67(0,17-2,62)

Đã từng trao đổi với nhân viên y tế về tình dục đồng giới







Không

1

1

Có

12,33(7,74-19,64)***

7,13(4,09-12,45)***

Nhận được BCS và chất bôi trơn miễn phítrong sáu tháng qua







Không

1

1

Có

3,82(2,49-5,86)***

2,0(1,12-3,56)*

Tham gia các CLB MSM trong 12 tháng qua







Không

1

1

Có

6,94(4,41-10,92)***

3,97(1,99-7,95)***

R-Square




0,3563

¥: Phân tích đa biến hồi quy logistic, * p<0,005, ** p<0,01, *** p<0,001


BÀN LUẬN

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NBDĐT có xét nghiệm HIV trong vòng 2 năm qua ở mức khá thấp, dưới 18% trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Trong số những người được xét nghiệm HIV, có tới trên 60% là ở TP Hồ Chí Minh. Kết quả tại thành phố Hồ Chí Minh tương đồng với một nghiên cứu trước đó cho thấy tỷ lệ xét nghiệm cao và có xu hướng tăng lên, từ 37% năm 2009 đến 50% năm 2010 (4).Kết quả này có thể được giải thích là do những can thiệp trong nhóm NBDĐTtại thành phố Hồ Chí Minh được quan tâm chú ý và phát triển sớm hơn các thành phố khác.

Mở rộng tiếp cận xét nghiệm HIV góp phần làm giảm nguy tỷ lệ mắc bệnh trong các nhóm có nguy cơ cao nói chung và trong nam có trao đổi tình dục với nam nói riêng. Tuy nhiên, tỷ lệ đượcxét nghiệm HIV ởNBDĐT trong nghiên cứu của chúng tôi và ở một số nhóm nguy cơ trong nghiên cứu khác (4)vẫn còn khá thấp. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc những đối tượng có nguy cơ không đến làm xét nghiệm như những rào cản như địa vị kinh tế xã hội, không có bảo hiểm y tế, kỳ thị, thiếu thông tin, kiến thức và do có niềm tin sai lạc về dịch vụ y tế. Nghiên cứu này đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sử dụng dịch vụ y tế nói chung cũng như trao đổi với nhân viên y tế về quan hệ tình dục đồng tính với tình trạng xét nghiệm HIV của nam bán dâm đồng tính. Kết quả nghiên cứu cùng với nghiên cứu trên các nhóm khác củng cố bằng chứng tiếp cận các dịch vụ y tế là một yếu tố quan trong tăng cường sử dụng xét nghiệm HIV(5,6).

Trong phân tích kết quả nghiên cứu, mối liên quan giữa sử dụng dịch vụ y tế chung với tình trạng xét nghiệm HIV cũng được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố đã được chứng minh là có liên quan khác. Ngoài những đặc điểm nhân khẩu xã hội, chúng tôi cũng đưa vào phân tích đa biến biến tiếp cận bao cao su và chất bôi trơn cũng như việc tham gia các câu lạc bộ nam quan hệ tình dục với nam. Sau khi hiệu chỉnh theo những biến này, mối liên quan giữa sử dụng dịch vụ y tế chung và tình trạng xét nghiệm HIV vẫn có ý nghĩa về mặt thống kê.

Nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng thiếu sử dụng các dịch vụ y tế là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng sức khỏe kém của bệnh nhân nói chung cũng như bệnh nhân HIV/AIDS nói riêng. Trong khi đó tham gia và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể bị ảnh hưởng bởi những thông tin mà người bệnh nhận được từ người thân, bạn bè và nhân viên y tế. Do vậy, những hỗ trợ về mặt tinh thần, thông tin có thể là rất quan trọng trong việc củng cố lòng tin và tăng cường sử dụng dịch vụ y tế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sử dụng dịch vụ y tế chung liên quan đến tăng cường khả năng xét nghiệm HIV trong nhóm NBDĐT. Hạn chế của nghiên cứu là trong thiết kế ban đầu không nhằm mục đích tìm hiểu các đặc điểm chi tiết của dịch vụ y tế, như nhân viên cung cấp dịch vụ có được đào tạo tập huấn về HIV/AIDS, cơ sở cung cấp dịch vụ có thuộc hệ thống chuyển gửi xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS. Nghiên cứu tiếp theo có thể tìm hiểu thêm mối quan hệ của các yếu tố này với việc tăng cường xét nghiệm và điều trị HIV cho nam bán dâm đồng tính cũng như những nam có quan hệ tình dục với nam giới. Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi khuyến nghị can thiệp dự phòng cần chú ý hơn nữa tới vai trò của các dịch vụ y tế chung, đặc biệt những nơi nam quan hệ tình dục đồng tính dễ tiếp cận và có cơ hội trao đổi với người cung cấp dịch vụ về hành vi tình dục đồng tính của họ.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế. Kết quả giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) 2006. Bộ y tế; 2006.

2. Bộ Y tế. Kết quả giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) 2009. Hà Nội: Bộ Y tế; 2011.

3. Zhang L, Xiao Y, Lu R, Wu G, Ding X, Qian H, et al. Predictors of HIV testing among men who have sex with men in a large Chinese city. Sex Transm Dis. 2013 Mar; 40(3):235–40.

4. Colby D. Results of Research on MSW in Hochiminh city 2010. Hochiminh city, Vietnam; 2010.

5. Desai MM, Rosenheck RA, Desai RA. Prevalence and correlates of human immunodeficiency virus testing and posttest counseling among outpatients with serious mental illness. J Nerv Ment Dis. 2007 Sep; 195(9):776–80.



6. Wenzel SL, Rhoades H, Tucker JS, Golinelli D, Kennedy DP, Zhou A, et al. HIV risk behavior and access to services: what predicts HIV testing among heterosexually active homeless men? AIDS Educ Prev Off Publ Int Soc AIDS Educ. 2012 Jun; 24(3):270–9. 

KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

THÔNG QUA TIẾP THỊ XÃ HỘI BƠM KIM TIÊM VÀ BAO CAO SU

BA TỈNH MIỀN NAM NĂM 2012
Phạm Đức Mạnh1, Trương Văn Hải2, Nguyễn Thanh Hương3, Nguyễn Thái Quỳnh Chi3

Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế

Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS (Creata) – Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y tế Công cộng
TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Những khó khăn trong việc tiếp cận Bơm kim tiêm (BKT) sạch và Bao cao su (BCS) của nhóm nguy cơ cao là rào cản trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Dự án DKT/Việt Nam “Giảm tác hại thông qua tiếp thị xã hội bơm kim tiêm và bao cao su” triển khai ở 3 tỉnh phía Nam giáp biên giới Campuchia trong thời gian từ 1/2011 – 4/2012. Nghiên cứu này đánh giá kết quả, những khó khăn thách thức từ can thiệp tiếp thị xã hội BKT và BCS tại tỉnh Long An.

Đối tượng và phương pháp: Sử dụng thiết kế nghiên cứu định tính (bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát) kết hợp định lượng (sử dụng các số liệu thứ cấp sẵn có).

Kết quả: Tổng số BKT đã phát ra cho đối tượng nguy cơ cao là 1.080.300 BKT và 294.660 BCS. Sản phẩm BKT và BCS trợ giá của dự án được người sử dụng đánh giá là có chất lượng tốt hơn so với những sản phẩm phát miễn phí khác. Đa số người sử dụng ma túy có nhu cầu sử dụng BKT 1ml hơn loại 3ml. Tuy nhiên thiếu nước cất đi kèm với BKT, dung tích của BKT chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Màu và mùi của BCS chưa phù hợp với nhu cầu người dùng. Thách thức chương trình phải đối mặt là phải cạnh tranh với các sản phẩm miễn phí và sản phẩm bán tại nhà thuốc về chất lượng. Đồng đẳng không có phụ cấp cố định, chưa được chứng nhận tư cách pháp nhân.

Kết luận: Tiếp thị xã hội và phân phối BKT và BCS trợ giá thực hiện có hiệu quả góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs. Tuy nhiên tính sẵn có và chất lượng sản phẩm chưa có sự cạnh tranh ảnh hưởng đến tính bền vững của chương trình.

Từ khóa: HIV, Tiếp thị xã hội, Bơm kim tiêm, Bao cao su.

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương