NĂm thứ 15 – SỐ 632 – chúa nhậT 14. 12. 2014


Trích bản tin Thế Giới Nhìn từ Vatican 5.12 đến 11.12.2014



tải về 1.06 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.06 Mb.
#35618
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Trích bản tin Thế Giới Nhìn từ Vatican 5.12 đến 11.12.2014


CÙNG NHẬN ĐỊNH




PHONG CÁCH PHANXICÔ

Bài 26. Con đường Kitô của Papa Phanxicô

Ngày 13.11.2014, báo New York Times đăng tin “Mỹ Châu Latinh đang mất đi bản sắc Công Giáo” ( Latin America Is Losing Its Catholic Identity ). Dù cho hiện nay Papa Phanxicô, một người Mỹ Châu Latinh, đang kế nghiệp Thánh Phêrô, nhưng Nhà Thờ vẫn đang mất đi ảnh hưởng rất nhanh sau thời gian dài hàng trăm năm có hầu hết dân Mỹ Latinh theo Công Giáo.



Một cuộc thăm dò mới đây của Pew Research Center cho biết chỉ còn 69% người Mỹ Latinh theo Công Giáo, trước đây là 90%. Sự sụt giảm này diễn ra với tốc độ chóng mặt trong thời gian vỏn vẹn chỉ hơn 10 năm. 84% người được thăm dò nói rằng họ có gốc Công Giáo. Trong vòng một thế hệ, 15% người Công Giáo bỏ đạo. Từ nhiều năm nay các Hội Thánh Tin Lành, đặc biệt là Ngũ Tuần ( Pentecostal ) đã lớn mạnh tràn lan tại khu vực này. 40% người Công Giáo trên thế giới sống tại Châu Mỹ Latinh. Ngày nay có 19% số dân chúng tại khu vực theo Tin Lành. Tại Colombia, 84% Tín Hữu Tin Lành đã từng là người Công Giáo, nguyên nhân chính là muốn có được một mối liên hệ cá nhân thân thiết hơn với Thiên Chúa vì Tin Lành chú trọng đến học hỏi và áp dụng Lời Chúa. Người Tin Lành cầu nguyện nhiều hơn, đi lễ nhiều hơn, giữ luật thập phân ( tithe, dâng cúng 10% lợi tức cho Hội Thánh ) nghiêm chỉnh hơn người Công Giáo.

Tại Venezuela, sau khi lãnh tụ Hugo Chávez có lập trường chống đối Công Giáo qua đời, người ta đã sửa lại lời Kinh Lạy Cha để sùng bái ông ( Lạy ông Chávez ở trên trời ). Tại đây chỉ còn 10% Tín Hữu Công Giáo cầu nguyện mỗi ngày, đi Nhà Thờ hàng tuần và cho rằng tôn giáo có vị trí quan trọng. Con số này bên Tin Lành là 49%. ( Nguồn http://www.nytimes.com/2014/11/13/upshot/latin-america-is-losing-its-catholic-identity.html ).

Trào lưu này tại Việt Nam cũng có tuy chưa nghiêm trọng bằng.

(Trích) Thực tế ngày nay là có nhiều người Công Giáo không còn hiệp thông với Giáo Hội vì không tham dự và thực hành đời sống Bí Tích như đi dự lễ Chúa Nhật và xưng tội rước lễ. Lại có những người đã bỏ Giáo Hội để gia nhập một giáo phái Tin Lành, vì cho rằng các Mục Sư Tin Lành giảng đạo hay hơn các Linh Mục và không ngăm đe những ai sống bê bối như thay chồng đổi vợ, phá thai, cờ bạc, buôn bán gian lận v.v... Thêm vào đó cũng có nhiều người cho rằng chỉ cần đọc Kinh Thánh là đủ, không cần đi tham dự Thánh Lễ và rước Mình Máu Chúa Kitô.

Không thiếu gì những người không bao giờ xưng tội, nhưng cứ lên rước lễ, mặc dù đang ngoại tình hay chung sống không kết hôn với người khác ( Lm. PX. Ngô Tôn Huấn, http://giaoxuduchoa.org ).

Ta nên có thái độ ra sao trước hiệu quả truyền giảng Lời Chúa của Tin Lành ? Papa Phanxicô muốn ta mang phong cách nào ?



Ngày 6.11.2014, Papa Phanxicô đã hội kiến đoàn đại biểu Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới – World Evangelical Alliance – quy tụ 420 triệu Kitô Hữu. (Tin Lành là một cách gọi khác của Tin Mừng. Tin Lành có nghĩa là truyền giảng Tin Tốt Lành. Người Hoa gọi Tin Lành là 新教 Tân Giáo, Đạo Mới, nhưng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam rất khôn khéo, không dựa vào tiếng Hoa một cách máy móc, mà Việt Hóa rất tuyệt vời danh xưng của họ ). Radio Vatican đặt tựa cho tin này là Papa Phanxicô mở ra một kỉ nguyên mới cho quan hệ giữa Công Giáo và Tin Lành ( Pope Francis: A new stage in relations between Catholics and Evangelicals ).

Ngài nói với họ: Cách tốt nhất để truyền giảng Tin Mừng hiệu quả là ta hãy gạt sang một bên những phân hóa. Hơn nữa, qua Phép Báp-têm tất cả chúng ta đều hợp nhất. ( Papa Phanxicô dùng từ Baptism. Công Giáo và Tin Lành trên toàn thế giới đều dùng từ Baptism. Tin Lành phiên âm là Báp-têm, dựa theo tiếng Pháp là baptême, Công Giáo Việt Nam lại gọi là Phép Rửa Tội hay Thanh Tẩy vì dựa theo Hoa Ngữ 洗禮 Tẩy Lễ, Lễ Rửa một cách không chọn lọc ).

Papa Phanxicô nhấn mạnh: Khi ta mang hết lòng yêu mến và hết sức lực Loan Báo Tin Mừng, ta trở thành những cành nho sai trái “cho tới khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong Đức Tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” ( Ep 4, 12 – 13 ). Ngài trân trọng sự hợp tác giữa Tin Lành và Công Giáo tại nhiều nơi trên thế giới. Ngài kêu gọi hãy chấm dứt những thành kiến mà hai bên thường có về nhau.

Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người ( Ep 4, 5 – 6 ). Với nền tảng chung như thế thì Kitô Hữu, dù Tin Lành hay Công Giáo, theo như lời Papa Phanxicô, đều chỉ là một. Nếu vị đứng đầu Nhà Thờ có thể xin những người Tin Lành cầu nguyện cho ngài, thì mọi Tín Hữu khác cũng có thể làm như thế, vì ta chỉ tin vào một Chúa.

Bản thân người viết và có lẽ nhiều người khác cũng thế, nhiều khi khá hoang mang về những thay đổi Papa Phanxicô mang đến cho Nhà Thờ. Điều này không có gì lạ. Tại hội nghị thường niên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quy tụ trên 200 Giám Mục ( đa số đều có bằng tiến sĩ thần học, triết học, giáo luật, giáo sử ) diễn ra tại Baltimore từ ngày 10 đến 13.11.2014, nhiều vị đã công khai nói rằng họ không hiểu được chủ đích của Papa Phanxicô khi đưa ra những thay đổi cho Nhà Thờ.



( http://www.nytimes.com/2014/11/12/us/change-urged-by-pope-francis-is-rattling-hierarchy-of-roman-catholic-church.html ).

Hồng Y Raymond Burke, Tổng Giám Mục St. Louis, Chủ tịch Tòa Án Tối Cao Vatican ( Apostolic Signatura ), mới đây đã bị cách chức, còn đi xa hơn nữa khi cho rằng dưới sự lãnh đạo của Papa Phanxicô thì Nhà Thờ đã bị mất la bàn, giống như con thuyền không lái, không biết trôi dạt về đâu.



( http://www.religionnews.com/2014/10/31/cardinal-catholic-church-pope-francis-ship-without-rudder ).

Trước khi ta có thể bỏ đi các thành kiến để hợp tác với anh chị em Tin Lành truyền giảng Tin Mừng theo ý của Papa Phanxicô ( và cũng là của Chúa ), ta cần xem xét lại một số ngôn từ trong đạo, chỉ là do thói quen cố hữu xưa nay, không hề có nguồn gốc Kitô, Nhà Thờ toàn cầu không dùng như thế, mà lại dễ làm cho Tín Hữu hiểu không đúng về đạo, tạo nên rào cản rất lớn cho việc đón nhận Tin Mừng của những người không phải là Công Giáo.

Thí dụ, trên toàn thế giới, ngay tại Âu Châu và Trung Đông, cái nôi của Kitô Giáo, đâu có ai gọi vị lãnh đạo Công Giáo là Đức Giáo Hoàng ( Hoàng đế đức độ Công Giáo ). Ta có băn khoăn tìm nguyên do và tìm cách khắc phục tình trạng trong 400 năm qua tỷ lệ Tín Hữu trong tổng số dân Việt Nam không bao giờ vượt quá 10%.

Sau 1975, chế độ Cộng Sản Việt Nam bị hội chứng vĩ cuồng về “bách chiến bách thắng vô địch muôn năm”, cho rằng mình là “đỉnh cao trí tuệ loài người”, đàn áp bằng tù đầy cải tạo và miệt thị tất cả những ai khác quan điểm là “phản động, tàn dư Mỹ Ngụy”. Hậu quả là hàng triệu người đã liều chết vượt biên. 40 năm sau, ngôn từ đầy tự mãn này vẫn không thay đổi. Trong khi đó, đa số trong 3 triệu người Việt sống ở nước ngoài vẫn gọi thủ đô cũ của Việt Nam Cộng Hòa là Sàigòn và chẳng ai chịu gọi ông Hồ Chí Minh là “Bác” cả.

Tim Staples, giám đốc Catholic Answer – To Explain and Defend the Faith ( Công Giáo Trả Lời, để giải thích và bảo vệ lòng tin) luôn nhận được hàng ngàn chất vấn, giải thích đi giải thích lại, người ta vẫn cứ thắc mắc hoài, không thể nào chấm dứt được. Thí dụ: Thưa ông Tim, câu Mátthêu 23,9 nói rằng “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời.” Lời của Đức Giêsu có thuyết phục ông đừng gọi các linh mục là “cha” không ?

Dù Tim Staples đã đưa ra mọi lý lẽ chứng minh cách gọi này hợp lý, nhưng không thể khiến cho người ta tâm phục khẩu phục được, sau đó những câu hỏi tương tự vẫn cứ quay lại hoài. Điều này cho thấy, cách gọi này đã trở thành một rào cản không thể vượt qua cho một số người.

( http://www.catholic.com/blog/tim-staples/calling-priests-father )

Chỉ riêng Công Giáo mới có danh xưng “Cha” cho các Linh Mục. Không riêng gì tại Việt Nam, cách gọi này cũng phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng trong các ngôn ngữ khác, “Cha” không phải đi với đối từ “Con” như yêu cầu của tiếng Việt. Như vậy cách gọi này còn bị dị ứng hơn tại Việt Nam. Những người có tuổi, học cao, uyên bác đông tây kim cổ, đọc sách của họ cũng đủ cho ta phải tôn họ làm thầy như học giả Nguyễn Hiến Lê, An Chi… Làm sao họ có thể gọi các Linh Mục chỉ đáng tuổi con cháu là “Cha” và nhận mình là “Con” được. Đây đâu có phải là lệnh truyền của Đức Kitô. Chẳng có chỗ nào trong Tin Mừng có cách gọi các Tông Đồ là “Cha” cả.



Khi cố gắng đưa văn hóa Việt vào Tin Mừng thì có khi lại làm mất Tin Mừng vì Lời Chúa đâu có phải đạo lý làm người thông thường.

Ta thường đọc lời văn như thế này trong một bản dịch Kinh Thánh vẫn còn được nhiều người sử dụng, nghe rất hay, rất êm tai, rất hợp với văn hóa dân tộc, nhưng lại không đúng. “Con thân mến, phần cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững Đức Tin. Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha.” Nhóm PDCGKPV đã trung thực hơn khi dịch lại là: Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính ( 2 Tm 6 – 8 ). Tuy rằng Thánh Phaolô gởi thư này cho đồ đệ Timôthê nhưng chắc hẳn ngài phải biết các Tín Hữu khác cũng sẽ đọc thư này, ngài không thể nào xưng “Cha” với toàn thể Nhà Thờ ( Thân Thể Đức Kitô ) được.

Cha chỉ là tước vị dành cho chức Linh Mục. Tước vị chỉ là cái áo bề ngoài, có thể mặc vào có thể cởi ra, không phải là bản chất và không thiết yếu với chức Linh Mục. Các Linh Mục đã hồi thế thì không còn được gọi là “cha” nhưng chức Linh Mục ( mang tính đời đời ) vẫn còn, tuy người đó không còn mang chức vụ cụ thể nào trong Nhà Thờ nữa.

Ta gọi những người có bằng tiến sĩ y khoa là bác sĩ. Nhưng chỉ có những bác sĩ cụ thể đang khám bệnh và chữa bệnh cho ta mới là thầy thuốc của ta mà thôi. Tương tự như vậy, các Linh Mục không trực tiếp truyền giảng Lời Chúa và ban Bí Tích cho một người đâu có phải là “cha” của người đó tuy họ vẫn là Linh Mục. Vì thế khi đưa tin về các Linh Mục ở nơi xa không có liên hệ gì với đa số người đọc tin, nhất là khi người đọc không phải là Công Giáo, không nên tùy tiện gọi họ là “các cha” của mọi người được.

( Trích ) Theo thông lệ, dịp lễ Đức Mẹ Mân Côi, Quan thầy Giáo Phận cũng là dịp các cha trong toàn Giáo Phận, Dòng và Triều, tham dự tuần tĩnh tâm thường niên.

( http://www.giaophanbacninh.org/quy-cha-giao-phan-bac-ninh-tinh-tam-nam-2014 )

Yêu cầu đi theo Chúa Giêsu rất cao. Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được ( Lc 14, 26 ). Như thế một danh xưng, nhiều khi chỉ là hư tước, không mang nguồn gốc Tin Mừng, ta có nên từ bỏ chăng ?

( Trích ) Tôi là một người được Chúa kêu gọi và ban cho chức vụ rao giảng Lời Chúa, chăm sóc những con chiên của Ngài. Nếu xét về phương diện chức vụ, thì hiện tại tôi là một trưởng lão, một người chăn, một người giảng và dạy Lời Chúa ( gọi theo tiếng Anh là: elder, pastor, preacher and teacher ). Trong Thánh Kinh cũng không có danh xưng "mục sư" hay "thầy chăn". Vì thế, tôi xin quý con dân Chúa đừng gọi tôi bằng danh xưng "mục sư". Tôi sinh năm 1954. Tên Timothy của tôi thường được gọi tắt là "Tim". Quý con dân Chúa có thể tùy theo tuổi tác mà xưng hô với tôi theo phép giao tiếp của người Việt, như: anh Tim, chú Tim, bác Tim, chú em Tim, cậu em Tim, cháu Tim... Khi cần nói đến chức vụ chăn bầy thì có thể dùng các danh từ: Người chăn, mục tử, hay pastor. Huỳnh Christian Timothy.

Các bạn trẻ vào facebook của “chú Tim” khá đông, có những lời tâm sự rất dễ thương. Chú Tim ơi, con là con trai mà muốn quen các bạn nữ theo đạo và có niềm tin giống như con sao khó quá. Tin Lành nhiều giáo phái nên Đức Tin khác nhau. Con khó quen được bạn gái. Chú cho con lời khuyên với. Nguyễn Xuân Mẫn. ( Nguồn: https://www.facebook.com/notes/huynh-christian-timothy-priscilla ).

Tại sao ta không thể gọi các Linh Mục là anh, chú, bác, cậu, cháu, em, con… một cách thân mật như một người bình thường được ?

Linh Mục, nghĩa là mục tử linh thiêng, cũng là từ Hán Việt. 靈 linh có nghĩa là che chở, thần diệu. 靈物 linh vật, vật thần kì, linh dược 靈藥 thuốc hiệu nghiệm, 英靈 anh linh, linh hồn anh hùng liệt sĩ, 山靈 sơn linh, thần núi. Người Hoa không nói linh thiêng vì linh đã đầy đủ nghĩa rồi. Họ không dùng từ Linh Mục mà gọi là 天主教神父 Thiên Chúa Giáo Thần Phụ. 父 phụ/phủ, không những có nghĩa là cha như trong 父亲 phụ thân, cha của mình, 伯父 bá phụ, cha của bạn mình, mà còn là cách gọi chung đàn ông, 諸父 chư phụ, chú bác trai, 田父 điền phủ, ông làm ruộng, 漁父 ngư phủ, ông đánh cá, 師父 sư phụ, thầy dạy, 傖父 sanh phụ, người đê hèn, 尼父 Ni phủ, Khổng Tử.

Như vậy trong tiếng Hoa, Linh Mục là 神父 Thần Phụ ( chứ không phải là thân phụ ), chỉ có nghĩa là Thầy tinh thần. Linh Mục trong các ngôn ngữ Tây Phương, trung tâm của Đạo Kitô, còn nhẹ nhàng hơn nhiều. Priest ( Anh ), prêtre ( Pháp ), sacerdote ( Tây Ban Nha, Ý ), presbyter, sacerdos ( Latin ) có nguồn gốc từ presbýteros trong tiếng Hy Lạp được các cộng đồng Do Thái và Kitô sử dụng vào trước thời kỳ Trung Cổ ( Late Antiquity ), chỉ có nghĩa là thầy tế lễ, người được giao nhiệm vụ thay mặt dân chúng làm nghi thức dâng cúng của lễ trong tất cả mọi tôn giáo.

Như vậy, phải thẳng thắn nhìn nhận, Linh Mục như được gọi trong tiếng Việt không mang hề có nguồn gốc Tin Mừng và có trong truyền thống Kitô. Ngoài ra, đối với người không Công Giáo thì Linh Mục đâu có phải là Mục Tử thiêng liêng hay người Thầy tinh thần của họ. Ngoài ra, riêng chỉ có Công Giáo Việt Nam, trên toàn thế giới không có ai giống ta cả, còn gọi Giám Mục là Đức Cha. Hiểu bình thường thì Đức Cha là Cha có Đức Độ, như thế các Cha khác lại không có Đức chăng ? Thiết tưởng đây cũng là một ngôn từ cần xem xét lại.

Ta không bao giờ được thay đổi Tin Mừng nhưng có bổn phận phải làm cho Tin Mừng nguyên thủy được tỏa sáng hơn. Có phải ngôn từ của ta đã gây nên cớ vấp phạm cho người bên ngoài và che mất cốt lõi của Tin Mừng khỏi tầm mắt họ không ? Đức Kitô có nói lời này cho ta không ? “Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật ! Các người đã cất giấu chìa khoá của sự hiểu biết: các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người lại cản bước họ” ( Lc 11, 52 ).



tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương