NĂm thứ 15 – SỐ 632 – chúa nhậT 14. 12. 2014


Tỷ lệ sinh sản ở phụ nữ Mỹ giảm đến mức thấp nhất chưa từng có



tải về 1.06 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.06 Mb.
#35618
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Tỷ lệ sinh sản ở phụ nữ Mỹ giảm đến mức thấp nhất chưa từng có

Tỷ lệ sinh sản ở phụ nữ ở Mỹ đã giảm đáng kể trong thời suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, và nay vẫn tiếp tục giảm. Một nghiên cứu mới đã cho biết như trên. Tỷ lệ sinh sản ở Mỹ đã giảm tới mức thấp 1.86 – dưới mức sinh sản thay thế là 2.1, là mức duy trì sự cân bằng dân số. 

The Wall Street Journal, khi báo cáo về xu hướng này, lưu ý rằng như thế Hoa Kỳ phải tăng con số nhập cư nếu không dân số Mỹ sẽ giảm xuống, với những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ có ít nhân công để thúc đẩy nền kinh tế và tiền thuế thu được không đủ để tài trợ cho người cao tuổi. Xu hướng này cũng sẽ làm giảm mức chi tiêu trong xã hội.

Đức Thánh Cha kêu gọi tạo điều kiện để người phụ nữ lo lắng cho gia đình

Tương lai của nhân loại là ở nơi gia đình”, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định như vậy khi ngài kêu gọi làm sao để cho “phụ nữ không vì những lý do kinh tế mà phải chấp nhận những công việc quá khó nhọc và những giờ giấc quá khó khăn”, trong khi vẫn phải có trách nhiệm bên trong gia đình. Ngài khẳng định: “Những công việc của phụ nữ trong mọi đẳng cấp của gia đình, cũng là những đóng góp không thể thiếu được cho tương lai của xã hội”.

Đức Thánh Cha đã gửi điện văn cho các tham dự viên của Đại Hội Gia Đình được tổ chức tại Riva del Garda từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 12 với chủ đề: "Hệ thống môi sinh của đời sống và việc làm. Phụ nữ lao động và sanh sản, sự an vui và tăng trưởng về kinh tế".

Đại hội có mục đích cung ứng các đường lối họat động để cho gia đình “được bênh vực hơn trong khuôn khổ xã hội, văn hóa và chính trị” của nước Ý.

Trong điện văn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến “vai trò không thể thay thế và rất căn bản của gia đình trong xã hội dân sự và trong cộng đồng Giáo Hội” vì “tương lai của nhân lọai là ở nơi gia đình”.

Ngài khuyên các tham dự viên tìm kiếm các giải pháp cụ thể để “dung hòa các bổn phận đối với gia đình và xã hội, đặc biệt trong các mối tương quan giữa đời sống chức nghiệp và đời sống gia đình”: đó là “thực hành sự liên đới và hỗ trợ, nghĩa là một tương quan năng động giữa công cộng và tư nhân, giữa công sở và gia đình.”

Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh về việc làm của phụ nữ: “Nhiều phụ nữ yêu cầu xã hội cần phải biết nhiều đến quyền lợi của họ, đến những giá trị mà họ đem lại cho gia đình và xã hội… Một số người cảm thấy mệt mỏi và bị đè nén bởi sức nặng của bổn phận và việc làm, mà không tìm được sự giúp đỡ và thông cảm.”

Ngài kêu gọi hãy “hành động để cho phụ nữ không bị bó buộc phải chấp nhận những việc làm quá nặng nề và giờ giấc khó khăn vì những lý do kinh tế”, trong khi họ “vẫn phải thực thi trách nhiệm của một người chủ gia đình và giáo dục con cái”. Ngài cũng kêu gọi làm sao cho “các gia đình được hưởng trợ giúp thích nghi từ chính phủ và các cơ quan cho việc sinh sản và giáo dục con cái”.

Cuối cùng ngài bầy tỏ ưu tư về nạn thất nghiệp trong giới trẻ: “Sự thất nghiệp làm cho con người mất tinh thần, họ cảm thấy mình sống vô ích, và làm cho xã hội nghèo nàn đi”. Não trạng trên hình thành vì thiếu sự hỗ trợ của các quyền lực hữu hiệu và có thiện chí.

Đức Thánh Cha ký tuyên ngôn chung chống nạn nô lệ mới

Sáng ngày 2.12.2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo khác, ký tuyên ngôn chung bày tỏ quyết tâm cộng tác loại bỏ vĩnh viễn hình thức nô lệ mới trước năm 2020. Cùng ký vào tuyên ngôn còn có Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh Giáo Justin Welby, các vị lãnh đạo Chính Thống Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo và Hồi Giáo đến từ nhiều quốc gia. Sáng kiến lịch sử này do tổ chức gọi là Global Freedom Network ( Mạng tự do trên thế giới ), đề xướng. Tổ chức này được hình thành để loại trừ nạn buôn người và các hình thức nô lệ mới trên thế giới ngày nay.

Lễ nghi ký tuyên ngôn chung diễn ra lúc 11 giờ 15 sáng tại trụ sở của Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về các khoa học ở Nội Thành Vatican. Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo và những người hiện diện, Đức Thánh Cha khẳng định rằng:

“Được sự tuyên xưng tín ngưỡng soi sáng, chúng ta họp nhau nơi đây do một sáng kiến lịch sử và để thực hiện một hành động cụ thể: tuyên bố chúng ta sẽ cộng tác với nhau để loại trừ tai ương kinh khủng là sự nô lệ tân thời dưới tất cả mọi hình thức của nó.

Sự bóc lột thể lý, kinh tế, tính dục và tâm lý người nam, người nữ, trẻ em nam nữ, hiện đang xiềng đích hàng triệu người trong tình trạng vô nhân đạo và tủi nhục. Mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình thương và tự do, Đấng hiến thân trong các quan hệ giữa con người với nhau... Bất kỳ quan hệ kỳ thị nào đều không tôn trọng xác tín cơ bản theo đó người khác cũng là người như chúng ta, và hành động đó là một tội ác. Và bao nhiêu lần có những tội ác kinh khủng !

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Vì thế chúng ta tuyên bố nhân danh tất cả và từng người rằng nạn nô lệ tân thời, trong tương quan với nạn buôn người, cưỡng bách lao động, mại dâm và buôn bán cơ phận, là tội ác xúc phạm đến nhân loại. Các nạn nhân thuộc mọi giai tầng, nhưng nhất là những người nghèo khổ và dễ tổn thương nhất trong các anh chị em của chúng ta. Nhân danh họ chúng ta kêu gọi các cộng đoàn của chúng ta hãy hành động, để hoàn toàn loại bỏ mọi sự tước đoạt tự do của cá nhân với mục đích bóc lột con người và thương mại; nhân danh họ chúng ta đưa ra tuyên ngôn này.”

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng mặc dù có những cố gắng lớn của nhiều người, tệ nạn nô lệ tân thời tiếp tục là một tai ương kinh khủng trên thế giới, kể cả dưới hình thức du lịch.. Tội ác này nấp sau những thói quen bề ngoài và được chấp nhận, nhưng trong thực tế, các nạn nhân của chúng ở trong tình trạng mại dâm, buôn người, cưỡng bách lao động, làm việc như nô lệ, cắt chặt cơ phận, bán cơ phận và tiêu thụ ma túy, bắt trẻ em làm việc.

Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Chúng tôi kêu gọi tất cả những người có tín ngưỡng, các vị lãnh đạo, chính quyền, xí nghiệp, mọi người nam nữ thiện chí, hãy quyết liệt hỗ trợ và tham gia các phong trào chống nạn nô lệ tân thời dưới mọi hình thức… “Được sự nâng đỡ của các lý tưởng trong tín ngưỡng và các giá trị nhân bản chung, tất cả chúng ta có thể và phải giơ cao ngọn cờ các giá trị tinh thần... Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta ngày hôm nay ơn được hoán cải chính mình thành tha nhân của mỗi người không phân biệt ai, luôn tích cực giúp đỡ những người chúng ta gặp trên đường.”

Nạn buôn cơ phận người trên thế giới

Cũng trong buổi sáng ngày 2.12.2014, tại trụ sở của Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về các khoa học ở Nội Thành Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị lãnh đạo tôn giáo khác, cũng ký một tuyên ngôn chung khác chống lại nạn buôn cơ phận người.

Theo bản tường trình năm 2007 của các chuyên viên Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới hàng năm trên toàn cầu có 21.000 vụ ghép gan, 66.000 vụ ghép thận và 6.000 vụ ghép tim. Năm phần trăm các cơ phận phát xuất từ chợ đen với các lợi nhuận lên đến 1,2 tỷ mỹ kim. Và các vụ buôn bán cơ phận bất hợp pháp này ngày càng gia tăng tạo thành cả một siêu thị quốc tế buôn bán cơ phận người. Năm 2004 Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới đã kêu gọi các quốc gia thành viên có các biện pháp che chở các nhóm người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất chống lại nạn du lịch cấy ghép cơ phận và bán các mô và cơ phận người, cũng như đề phòng nạn buôn bán cơ phận xuyên quốc gia.

Các quốc gia chính bán cơ phận người là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Philippines, và Colombia. Trong khi người mua cơ phận thuộc các các nước kỹ nghệ giầu tại Âu Châu, Hoa Kỳ, các nước vùng Vịnh Ba Tư, Israel, Nhật Bản, Australia và Canada. Và đa số các nạn nhân của kỹ nghệ buôn bán cơ phận người là dân nghèo, thường khi gồm cả trẻ em, bị áp lực, hay bị dụ dỗ bán cơ phận để gia đình có thể sống còn. Họ chỉ nhận được một số tiền rất nhỏ nhoi, trong khi những kẻ ăn cắp cơ phận bán lại chúng với giá đắt hơn vàng.

Bên Châu Mỹ Latinh người ta rao bán cơ phận trên báo chí. Bên Indonesia các nhà báo chụp được hình của một người cha cầm bảng rao bán cơ phận mình ngoài đường phố để có tiền cho con ăn học. Tại Ấn Độ và Pakistan hằng năm có 2.000 người bán cơ phận, thường là thận.

Tuy nhiên, trong thị trường buôn bán cơ phận người, Trung Quốc đứng hàng đầu. Điều tệ hại hơn nữa là đa số các cơ phận đều là các cơ phận ăn cướp từ các tù nhân. Theo bản tường trình của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới, trong năm 2005 Trung Quốc đã bán 12.000 trái thận và 900 lá gan của các tù nhân bị hành quyết cho các người Hoa giầu có, hay cho các người ngoại quốc không thể chờ đợi một cơ phận hợp pháp.


tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương