NĂm thứ 15 – SỐ 632 – chúa nhậT 14. 12. 2014



tải về 1.06 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.06 Mb.
#35618
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

MAI NGỌC HUYỀN, 2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:

HÃY VỮNG TIN VÀ CẦU NGUYỆN ( Mai Ngọc Huyền ) 01


TIẾNG KÊU TRONG HOANG MẠC ( AM. Trần Bình An ) 03

CHỨNG NHÂN TRUNG THỰC ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) 04


CHỨNG NHÂN CỦA ÁNH SÁNG ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) 07
ĐIỂM TIN HỘI THÁNH TOÀN CẦU ( Trích Thế giới nhìn từ Vatican ) 08
PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 26: CON ĐƯỜNG KITÔ QUA PAPA... ( Nguyễn Trung ) 12
GIÁO HỘI VÀ ƠN CỨU ĐỘ ( Phùng Văn Hóa ) 15
7 ĐIỀU CẦN HỌC SUỐT ĐỜI ( Từ phatgiaovnn.com ) 17

HÃY LÀ NGƯỜI TỐT VÀ LÀM NHỮNG ĐIỀU TỐT ( Từ FB của Tanthanhcong ) 18


BẠN LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC ( Khuyết Danh ) 18
ĐIỂM TIN HỘI THÁNH TOÀN CẦU ( Thế Giới nhìn từ Vatican ) 22
MỘT NỮ SPEAKER QUA ĐỜI VÌ TỪ CHỐI XẠ TRỊ ĐỂ SINH CON ( Nam Đô, Kênh14vn ) 19

TÂM SỰ CỦA NHỮNG PHỤ NỮ TRÓT PHÁ THAI ( Bản dịch của Ks. Thái Vũ ) 19
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT
) 22


CÙNG SUY NIỆM




TIẾNG KÊU TRONG HOANG MẠC

“Mẹ Têrêsa có dịp qua Việt Nam hai lần, năm 1994 và năm 1995, và hai lần đó, tôi được may mắn tiếp kiến mỗi lần gần một giờ. Lạ lùng thay, hình ảnh Mẹ để lại trong tôi không có gì là của một vĩ nhân cả, mà của một người khiêm nhường đến độ quên đi bản thân mình. Điểm đầu tiên gây ấn tượng là cảm thức về Thiên Chúa nơi Mẹ. Khi đến Việt Nam, Mẹ tạm trú trên lầu 3, tại 38 Tú Xương, quận 3. Người ta dành một phòng cho Mẹ và một phòng cho ba Nữ Tu theo Mẹ ( trong số đó có vị Bề Trên Tổng Quyền hiện nay là Sr. Nirmala Joshi ). Thế nhưng Mẹ đã biến phòng của mình thành Nhà Nguyện với sự hiện diện của Mình Thánh Chúa, rồi cùng chia sẻ với ba chị em phòng còn lại. Mẹ đã hẹn anh chị Soi và tôi đến gặp Mẹ lúc 11 giờ trưa.

Đúng hẹn, chúng tôi lên lầu 3. Vì không có chỗ tiếp khách, Sr. Nirmala mời chúng tôi ngồi ở hành lang và Mẹ ra tiếp chúng tôi tại đấy. Sau nụ cười chào đáp, Mẹ chỉ ngay vào Nhà Nguyện và bảo: “Chúa kìa”, với một thái độ tự nhiên, giống như một bà mẹ bảo con mình chào ông ngoại khi đi đâu về. Mẹ vào quì trước Thánh Thể với chúng tôi một vài phút, trước khi bắt đầu câu chuyện. Và cuối buổi nói chuyện, Mẹ cũng chỉ vào Nhà Nguyện bảo chúng tôi chào Chúa trước khi ra về. Thái độ Mẹ đơn sơ như thể Chúa luôn có mặt bằng xương bằng thịt ở bên Mẹ. Cái cảm thức về Chúa nơi Mẹ rõ rệt đến độ tôi có cảm giác rằng nó hùng biện hơn bất cứ bài giảng nào của bất cứ ai nói về sự hiện hữu của Thiên Chúa và sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Thể.

Điểm thứ hai gây ấn tượng là cách nói chuyện của Mẹ. Mẹ không nói chuyện với ba người, mà nói với từng người một. Mẹ cúi mình xuống và nhìn lên với cái nhìn thật trân trọng, cứ như là Mẹ muốn tiếp thu một bài học nào đó từ người đối thoại mà quên mất mình là ai. Nói chuyện với Mẹ mà trong đầu tôi cứ lờn vờn hình ảnh của Chúa Giêsu quì xuống rửa chân cho môn đệ mình. Qua thái độ lắng nghe và ánh mắt, Mẹ đã cho người đối thoại thấy rằng mình vô cùng giá trị… ( Trần Duy Nhiên, Hình ảnh Mẹ Têrêsa đối với tôi ).

Bước vào Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, còn gọi là Chúa Nhật Vui ( Gaudete Sundae ), hay Chúa Nhật Hồng, vì Thánh Gioan Tiền Hô đem niềm vui cứu độ đến nhân loại. Ngài là chứng nhân của Ánh Sáng, cũng như Mẹ Têrêsa gần đây là chứng nhân hiện đại của Đức Giêsu.

Chứng nhân Gioan đã làm gì để thuyết phục dân chúng tuôn đến nghe rao giảng và ăn năn sám hối ? Nếu không phải là ngài đã dám nói thật, sống thật và chết cho sự thật.



Nói thật

Thánh Gioan liên tiếp ba lần thưa “Không,” khi các tư tế và các thầy Lêvi xét hỏi, điều tra về nhân thân. Ngài quyết liệt phủ nhận những danh xưng ngộ nhận. Nói thẳng, nói thật, nói đúng lúc, nói chính xác, là đức tính cần thiết và tiên quyết của người chứng. Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành.



Đức Giêsu đòi hỏi mọi người phải nói thật, huống chi chứng nhân: “Có” thì nói “có”, “không” thì nói “không.” Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” ( Mt 5, 37 ). Thánh Giacôbê lập lại lời Chúa dạy và khuyên nhủ: “Nhưng hễ “có” thì phải nói “có’, “không” thì phải nói “không,” như thế anh em sẽ không bị xét xử.” ( Gc 5, 12 ).

Chứng nhân Gioan không hề lợi khẩu, bẻm mép, xảo ngôn, ngụy biện, hòng mê hoặc, hay mị dân như xưa nay người ta quen ứng xử. Ngài không bạc nhược, nể nang, sợ hãi, cũng chẳng ấm ớ hội tề, rằng, thì, là, mà, cũng như không hề giấu diếm nỗi bất bình, khi chỉ tận tay, day tận mặt nhiều người thuộc phái Pharisêu và Xađốc đến với ngài, chịu phép rửa: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ?” ( Mt 3, 7 ).




tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương