Nội dung số này



tải về 3.08 Mb.
trang25/26
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích3.08 Mb.
#37643
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

Có được sự kiện trọng đại này là nhờ vào ngày 15-12-1999 tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phiên họp 54, mục 174 của chương trình nghị sự, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thừa nhận và tổ chức Đại lễ Tam hợp hay còn gọi là ngày Phật đản (tương đương với tháng 5 dương lịch) như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở các khu vực từ năm 2000 trở đi. Kết quả là, vào năm 2001, Ngày Phật đản Liên Hiệp Quốc đã được các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia đồng long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York.

Kể từ năm 2004 đến năm 2007, Trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn với sự bảo trợ của chính phủ Hoàng gia Thái Lan và dưới chứng minh của Hội đồng Tăng thống Thái Lan, đã vinh dự bốn lần tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc.

Chủ đề chính của đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm 2007 là “Đóng góp của Phật giáo đối với quản lý tốt và phát triển bền vững” (Buddhist Contributions to Good Governance and Development). Bên cạnh đó, còn có năm chủ đề thảo luận nhóm: (1) Phật giáo và Quản lý tốt (Buddhism and Good Governance), (2) Hoằng pháp qua công nghệ hiện đại (Dissemination of Buddhism through Modern Technology), (3) Giữ gìn và phát triển nghệ thuật Phật giáo (Preservation and Promotion of Buddhist Arts), (4) Thiền Phật giáo và sự phát triển con người (Buddhist Meditation and Human Development) và (5) Hội thảo về Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Phật giáo thế giới (Buddhist University Symposium).

Tinh thần đại lễ Tam Hợp Liên Hiệp Quốc một mặt thừa nhận và tôn vinh các giá trị triết lý và đạo đức mà đức Phật đã đóng góp cho nhân loại, mặt khác nối kết các truyền thống Phật giáo khắp năm châu bốn biển lại với nhau vì đại sự nhân duyên trong việc ứng dụng Phật pháp nhằm góp phần xây dựng một thế giới hoà bình với sự quản lý tốt, an lạc, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Đại lễ đã nghênh đón chư vị tôn đức lãnh đạo Phật giáo tối cao như Tăng thống, chủ tịch các giáo hội và tổ chức Phật giáo, các nhà hành giả và nhà nghiên cứu Phật học trên khắp thế giới. Trong số khách quý tham dự còn có thủ tướng Thái Lan, ông Surayud Chulanont; Phó thủ tướng Thái Lan, ông Phaiboon  Watthanasiritham; tổng thư ký Trung tâm Liên Hiệp Quốc châu Á Thái Bình Dương, ông Kim Hak-Su; đại diện của Liên Hiệp Quốc và UNESCO; công chúa Thái Lan; Hoà thượng Somdet Phra Phutthacharn quyền Tăng thống Thái Lan; thiền sư Nhất Hạnh, các vị đại sứ của các nước tại Thái Lan và các vị bộ trưởng của các nước Phật giáo trong đó có Tích Lan và Campuchia.



Trong số 38 bài tham luận được đưa vào kỷ yếu của Đại hội, có 8 bài của Việt Nam, đề cập đến các phương diện khác nhau của quản lý tốt và phát triển bền vững. Phái đoàn Phật giáo Việt Nam đã tặng cho Ban tổ chức và gần 2000 vị Tăng Ni và Phật tử thế giới quyển tuyển tập các bài viết của Việt Nam về chủ đề “Quản lý tốt và phát triển bền vững” do GSTS Lê Mạnh Thát và chúng tôi biên tập và xuất bản.




tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương