Nội dung số này


Vườn Tĩnh Tâm Angulimala tại trại tù Tây Úc



tải về 3.08 Mb.
trang24/26
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích3.08 Mb.
#37643
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

Vườn Tĩnh Tâm Angulimala tại trại tù Tây Úc

Perth- Úc Châu- Ngày 15 tháng 5, 2007 vừa qua, Thiền sư Ajahn Brahm cùng với Đại đức Mudita và Santutthi đã đến khánh thành "Vườn Tĩnh Tâm Angulimala" trong khuôn viên trại tù Karnet, tiểu bang Tây Úc, Úc châu. Trại tù nằm về phía đông Tu viện Bodhinyana (Giác Minh), khoảng 9 kilômét. Cùng tham dự buổi lễ có Ni sư Drolma, một vị nữ tu sĩ trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng và thường làm việc trong các trại tù ở tiểu bang. Trước đó, công trình kiến thiết khu vườn đặc biệt này cũng được tờ báo địa phương, The West Australian (Nhật báo Tây Úc), đề cập đến trong một bài báo ngày 28 tháng 4, 2007. Cũng ghi nhận ở đây là trong số chư tăng hiện đang tu học tại chùa Giác Minh, có hai nhà sư gốc Việt là Đại đức Khemavaro và Đại đức Santutthi.

Ngài Ajahn Brahm cho biết ý tưởng xây dựng khu vườn được dựa theo dự án Angulimala cho các trại tù ở Anh quốc (Angulimala Prison Project) của ngài Thiền sư Ajahn Khemadhammo. Hiện nay, đã có nhiều khu vườn tĩnh tâm như thế tại các trại tù ở Anh quốc, giúp các trại viên có một nơi yên tĩnh để lắng đọng tâm tư, có những giây phút an bình trong tâm thức. Vườn "Tĩnh Tâm Angulimala" này là khu vườn đầu tiên thiết lập trong trại tù ở Úc. Sau khi quấn sợi chỉ trắng quanh tượng Phật ba vòng rồi chuyền đến các tham dự viên nắm giữ, chư Tăng tụng đọc bài kinh Từ Bi, Metta Sutta, bằng tiếng Anh. Các nhân viên quản giáo và các trại viên rất xúc động bởi cuộc lễ này, các tham dự viên đều suy gẫm về các lời dạy tuyệt mỹ của Đức Phật, và rải tâm Từ đến khu vườn Tĩnh Tâm.

Các thành viên quản giáo trại tù Karnet rất muốn được thấy ý tưởng thành lập một khu vườn tĩnh tâm như thế được truyền bá đến các trại tù khác tại Úc châu, bởi vì họ thấy được sự lợi ích to lớn tác động vào chương trình giáo dục trại viên. Trong 23 năm qua, các vị tu sĩ của Tu viện Giác Minh Bodhinyana thường xuyên đến thuyết pháp và hướng dẫn hành thiền cho các trại viên, và đã thiết lập một sự liên hệ thân tình với ban quản giáo và các trại viên. Công tác hoằng pháp của Ngài Ajahn Brahm đã từng được họ ca ngợi. Một trong các viên chức quản lý trại tù cho biết trong số các trại viên đến học pháp hành thiền với Ngài Ajahn Brahm, chưa thấy có người nào trở lại trại tù sau khi họ được phóng thích. Mong rằng mức độ giáo hóa thành công này sẽ được tiếp tục lâu dài.

(Bình Anson lược ghi, Tây Úc, tháng 5-2007)



Khoa Nghệ Thuật Sân Khấu Đại học UCSC trình diễn tích truyện Túc Sanh Đức Phật

Ngày 20 tháng 5, 2007

 Santa Cruz, California (Hoa Kỳ) -  Khoa nghệ thuật sân khấu của trường UCSC (University os California, Santa Cruz) sẽ trình bày show Trước khi thành Phật: Tích truyện Jataka về tiền thân Đức Phật - là những câu chuyện cổ Phật giáo từ vùng Đông Nam Á được trình bày qua dạng ca vũ nhạc kịch - vào ngày 31 tháng 5 và ngày 1 đến 3 tháng 6 tại Theater Arts Center Mainstage.

Chương trình được điều khiển bởi giáo sư Kathy Foley của ngành nghệ thuật sân khấu, một chuyên gia kịch nghệ của vùng Đông Nam Á.  Cựu sinh viên của trường, ông Ben Arcangel là biên đạo múa, và giám đốc ban nhạc Gamelan thuộc miền Tây Java của trường sẽ phụ trách phần hoà âm cho buổi trình diễn.

Jataka là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật, mô tả sự trải rộng của nền văn học Nam Á Châu, trong đó có những thiên sử ca quan trọng như Ramayana và Mahabharata cũng như những câu chuyện ngụ ngôn từ tập truyện Pancatantra.

 Giáo sư Foley nói ‘Tôi gọi mời khán giả đi vào các câu chuyện này với hy vọng họ sẽ mong ước nhận ra thông điệp được hàm ý qua các hình ảnh, con rối, mặt nạ, và các ca sĩ.  Ngay đây và bây giờ chúng ta có thể bắt đầu cuộc hành trình mà điểm đến là một thế giới hoàn hảo.  Âm nhạc, vũ điệu, và thế giới nghệ thuật không những chỉ biểu hiện cho chúng ta trong hiện tại mà còn bao gồm những tính chất khác trong chúng ta’.

 Là một trong những người ngoại quốc đầu tiên được mời trình diễn wayang (múa rối) tại Lễ hội toàn quốc Nam Dương về Sân khấu cổ truyền, giáo sư Foley đã đi vào nghệ thuật Sunda, miền Tây Java từ năm 1974.  Cô đã trình diễn và thuyết trình khắp nơi tại Hoa Kỳ cho khán thính giả thuộc mọi giới từ National Geagraphic Society cho đến chương trình đào tạo nghệ nhân trong các trường học tại Santa Cruz.  Giáo sư Foley là một học giả uyên thâm tại Nam Dương và đã giảng dạy hàng năm tại Đại Học Chulalongkorn, Bangkok từ năm 2003. Cô cũng là chủ bút của tờ báo Asian Theater.

(Minh Châu dịch)



Ðại Lễ Phật Ðản 2551 của cộng đồng Tăng già Nam Cali tổ chức trọng thể tại chùa Bảo Quang

Monday, May 21, 2007




Quang cảnh Ðại Lễ Phật Ðản tại chùa Bảo Quang. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Chư Tăng Ni làm lễ tắm Phật sau lễ tụng kinh Khánh Ðản. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Ðại Lễ Phật Ðản năm 2551 do Cộng Ðồng Phật Giáo Việt Nam Nam California tổ chức đã diễn ra trọng thể tại chùa Bảo Quang suốt từ 3 giờ chiều cho đến 8 giờ tối hôm Chủ Nhật 20 Tháng Năm vừa qua.

Khoảng 500 chư tăng thuộc nhiều chùa và thiền viện cùng Phật tử tại Nam California đã đến tham dự.

Trên lễ đài lớn đặt tại sân khấu trong khuôn viên chùa là hình ảnh Ðức Thế Tôn khi sanh ra đời với hai tay một chỉ lên trời một chỉ xuống đất hàm ý “thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” mà nay thì ai cũng hiểu là điều Phật dạy chúng sanh rằng hãy lấy chính ta làm điều suy ngẫm, tu học. Và chính điều đó đã làm cho Phật giáo đầy tính nhân bản.

Trước giờ hành lễ, Hòa Thượng Thích Chơn Thành đã có một thời thuyết pháp về ý nghĩa ngày Phật Ðản, ý nghĩa sự tu tập trong Phật Giáo. Hòa thượng giảng về cái tâm làm sao phải cho vững và hòa thượng chỉ ra rằng: “Chúng ta theo gương lành của Phật tổ, không tâm niệm thành Phật mà phải luyện cho cái tâm trong sáng vững mạnh để có được cái tâm lành thì tự nhiên là chúng ta sẽ thành Phật”.

Trong tiếng chuông trống đổ hồi, Ðại Lễ Phật Ðản do Cộng Ðồng Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại tại Nam California đã khai diễn. Ðoàn rước hài nhi Ðức Phật cùng chư tăng ni từ ngoài thiền viện tiến vào nơi hành lễ trong khi Phật tử đứng lên cùng tụng niệm đón rước đoàn. Chúng tôi nhận thấy có các hòa thượng Thích Chơn Thành, Thích Giác Nhiên, Thích Hạnh Ðạo, Thích Pháp Tánh, Thích Nguyên Trí, các thượng tọa Thích Quảng Thanh, Thích Minh Mẫn, Thích Giác Sĩ, Thích Thiện Long, Thích Minh Trí, các ni sư Thích Nữ Như Ngọc, Thích Nữ Minh Huệ và nhiều Tăng Ni thuộc nhiều chùa và thiền viện tại Orange County.

Phía quan khách thấy có Chánh Án Nguyễn Trọng Nho, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, ông Lê Công Tâm, ông bà Giáo Sư Phạm Cao Dương và nhiều Phật tử trong các hội đoàn người Việt tại Nam California.

Trong diễn văn khai mạc, Thượng Tọa Thích Quảng Thanh, trưởng ban tổ chức ngày Phật Ðản tại chùa Bảo Quang, nhắc nhở rằng: “Ngày Phật Ðản cho chúng ta thấy được Phật tính nơi chính mình. Nay thế giới đang mở rộng trong tinh thần Phật giáo, chúng ta cần quan tâm tâm hơn đến Phật tính để hoàn thiện con người, giúp cho thế giới sống trong thanh bình, hoan lạc. Trong sự phát triển đạo pháp, chúng ta không thể bỏ con đường chuyển hóa tâm thức sao cho đủ sức giáo hóa được chính mình và tha nhân. Chúng ta sống tu tập và hội nhập xã hội nghĩa là tham dự vào mọi mặt văn hóa, giáo dục v.v... Nhân mùa Phật Ðản năm nay chúng ta cùng cầu nguyện cho Việt Nam sớm có tự do và dân chủ, Cộng Sản phải sớm trả tự do cho những tù nhân lương tâm”.

Tiếp theo, Hòa Thượng Thích Hạnh Ðạo lên ban đạo từ. Ngài nói: “Thế giới nay đang bất an vì chiến tranh, khủng bố, chúng ta cần nghe lại những thông điệp từ bi, trí tuệ, cứu khổ mà dõi theo tinh thần ấy”.

Nghi thức ngày Ðản Sanh đã diễn ra sau đó với phần tụng kinh Khánh Ðản và các lễ tắm Phật và lễ phóng sanh.

Qua phần phát biểu cảm tưởng của Phật tử, Giáo sư Phạm Cao Dương, với tư cách là một Phật tử như ông đã đưa ra nhận xét rằng: “Bất cứ một người Việt Nam nào cũng đón mừng ngày Phật Ðản trừ những người phủ nhận dân tộc. Trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo đã đóng góp bảo vệ đất nước duy trì sự trường tồn của dân tộc”.

Giáo Sư Phạm Cao Dương cũng kể lại trong vai trò dạy sử, ông thường được các học trò hỏi là Phật giáo đã đóng góp gì để tạo nên một nền văn hóa đặc thù của Việt Nam thì bao giờ ông cũng khuyên họ hãy đọc lại sử Việt Nam để thấy rõ rằng trong dòng lịch sử trên bốn ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã có một nền văn hóa phong phú. Ðọc sử Việt Nam sẽ thấy những yếu tố cấu thành đất nước và con người Việt Nam trong đó Phật giáo đã hòa vào với tinh thần của dân tộc Việt như thế nào để trở thành Phật Giáo Việt Nam”.

Trong một lần tiếp xúc với Thượng Tọa Thích Quảng Thanh chúng tôi có dịp được nói chuyện về tính dân tộc trong Phật giáo, khi đặt vấn đề nếu phải cân nhắc giữa lợi ích dân tộc và lợi ích tôn giáo thì người tu đạo sẽ chọn thế nào, Thượng Tọa Thích Quảng Thanh trả lời ngay: “Tổ quốc và dân tộc trước”. Thượng tọa còn nói thêm: “Xưa các vua quan thời Lý-Trần thường lên ngựa vì nước khi xuống ngựa là thiền tăng. Những giai đoạn lịch sử ấy là những giai đoạn chói sáng trong lịch sử dân tộc. Phật giáo khi đến Việt Nam được người Việt dân tộc hóa nên tính dân tộc chan hòa trong đạo Phật”.

Cũng trong mùa Phật Ðản năm nay tại chùa Bảo Quang, một phòng triển lãm nhiếp ảnh được khai trương với trên 200 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia trong hội ảnh quốc tế “Federation International de l'art Photography”. Nhiếp ảnh gia Lê Kim Thuận tức Tony Lê cho chúng tôi biết: “Trong tinh thần hội nhập của người Phật tử như thầy Quảng Thanh thường nói, văn hóa là nơi để các dân tộc hòa đồng, tạo niềm thông cảm. Trên 200 bức ảnh hôm nay là do các nhiếp ảnh gia trong hội từ khắp nơi gửi về gồm ở Ðông Âu, Á Châu, Bắc Âu cũng như Trung Á”.

Một chương trình văn nghệ mừng ngày Ðản Sanh do các gia đình Phật tử phụ trách đã kéo dài buổi lễ đến gần 8 giờ tối buổi lễ mới vãn.

Chùa Bảo Quang không chỉ là một ngôi chùa tôn giáo mà dưới sự tổ chức của Thượng Tọa Thích Quảng Thanh cũng là một nhà thơ, nhà thơ Thanh Trí Cao, còn là một trung tâm văn hóa Phật giáo với nhiều sinh hoạt văn học, nghệ thuật đã diễn ra ở đây.

(Nguyên Huy / Người Việt)



Thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốc gửi Phật giáo Quốc tế nhân ngày Vesak 2007


Tổng Thư Ký LHQ, ông Ban Ki-Moon's
PHÁT HUY TINH THẦN KHOAN DUNG, BỎ QUA NHỮNG XUNG ĐỘT VỀ VĂN HOÁ, HƯỚNG ĐẾN HOÀ BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH”
Nhân ngày Vesak năm nay được tổ chức vào ngày 29 tháng 5 (Có nơi tổ chức vào hai ngày mồng 1 hoặc 31 tháng 5), Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon’s đã ra thông cáo chúc mừng Phật giáo quốc tế. Sau đây là toàn văn thông điệp chúc mừng của ngài Tổng Thư ký LHQ: 

“Tôi lấy làm vinh dự được gửi lời chúc mừng đến Phật giáo quốc tế nhân kỷ niệm ngày Đản sanh - Thành đạo và Nhập diệt của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Ngày Vesak gồm cả ba ý nghĩa trên - ND) 

Hơn 2500 qua, những lời dạy của vị Đạo sư Giác ngộ - Phật Thích Ca vẫn là kim chỉ nam và có ý nghĩa đối với hàng triệu người trên thế giới. Việc tổ chức hằng năm Đại lễ này là cơ hội để Phật tử xác quyết niềm tin vào giáo lý của Ngài đồng thời phát huy tinh thần Từ bi-Trí tuệ và Hoà bình mà Phật tổ đã truyền trao. 

Chân giá trị của Pháp sẽ trường tồn mãi mãi theo thời gian nhưng lễ kỷ niệm như hôm nay lại cần thiết hằng năm. Những sự kiện xảy ra trong những năm gần đây đã tạo ra ngăn cách và ngày càng tăng giữa những cộng đồng và các nước trên thế giới, làm gia tăng mối quan ngại về khả năng xung đột và tinh thần không khoan nhượng giữa các nền văn hoá khác nhau. Từ bỏ khuynh hướng tiêu cực này sẽ mở ra cho thế giới một tương lai hoà bình và ổn định dài lâu. 

Điều này đòi hỏi chúng ta phải có tầm nhìn vượt ra ngoài những lợi ích hữu hạn của cá nhân. Như lời Đức Phật đã dạy: Chúng ta cần chánh niệm và ý thức (mindful) về ngôn ngữ cũng như những hành động của mình và cả những hệ quả của chúng đối với những người xung quanh chúng ta. Chúng ta cần hiểu được tính tương duyên giữa các thành phần trong xã hội vì vậy coi trọng hạnh phúc của cộng đồng và của nhân loại cũng chính là hạnh phúc của bản thân. 

Nhân ngày Vesak (ngày của giác ngộ chân lý), tất cả chúng ta - những người Phật tử và không phải là Phật tử - hãy đến với nhau trong tình thần khách quan và độ lượng. Chúng ta hãy phấn đấu mỗi ngày vì sự tiến bộ của bản thân và của thế giới. Trong tinh thần đó, tôi xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất trong ngày Vesak năm nay”. 



Tâm Đức (Theo http//www.un.org)

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HIỆP QUỐC 2007 Tại Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon và Trung tâm Liên Hiệp Quốc Châu Á Thái Bình Dương, Bangkok
Ngày 25-30 tháng 5  năm 2007

Thích Nhật Từ

(PTCR lược trích)
Từ ngày 26-30 tháng 5, năm 2007, không khí tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, để đón mừng tuần lễ Phật đản hay còn gọi là Đại Lễ Tam Hợp Liên Hiệp Quốc (ĐLPĐLHQ) lần thứ 4, mừng đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn, diễn ra một cách trọng thể, hoành tráng và trang nghiêm tại Trung tâm Liên Hiệp Quốc Châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, Bangkok, với sự tham dự của hơn 500 đoàn đại biểu Phật giáo quốc tế đến từ 61 quốc gia.




tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương