Nội dung số này



tải về 3.08 Mb.
trang26/26
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích3.08 Mb.
#37643
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

Đại lễ Tam Hợp Liên Hiệp Quốc không chỉ là lễ hội tôn giáo thế giới với các yếu tố tín ngưỡng, mà còn bao gồm ba phương diện quan trọng khác, đó là, văn hoá, hội thảo và hành trì.



Phương diện tín ngưỡng của lễ hội được thể hiện qua các khoá lễ tụng kinh ngắn của các truyền thống Phật giáo Nam tông, Bắc tông và Kim Cang thừa trước khi Hội thảo chính thức được diễn ra vào đầu mỗi ngày làm việc. 

Phương diện văn hoá của đại lễ bao gồm triển lãm nghệ thuật Phật giáo hoành tráng tại Trung tâm Liên Hiệp Quốc Châu Á Thái Bình Dương và nhiều show văn hoá Phật giáo thế giới, với sự tham dự của khoảng 20 quốc gia, được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 10 giờ tối suốt bốn ngày liền tại Buddhamonthon.

Hội thảo và nghiên cứu học thuật là phương diện trọng tâm nhất của đại lễ Tam Hợp Liên Hiệp Quốc, vì nó quyết định giá trị nội dung và những đóng góp thiết thực của đại lễ, gắn liền với các vấn đề mà Liên Hiệp Quốc và thế giới quan tâm. Thuyết trình chính thiền sư Nhất Hạnh về đề tài “Nghệ thuật quản lý quốc gia” đã làm cho Hội trường Liên Hiệp Quốc trở thành như một thiền đường, im lặng và sâu lắng. Những lời dạy của thiền sư Nhất Hạnh nhấn mạnh đến các kỹ năng mang tính ứng dụng thực tế mà các nhà chính trị và kinh tế cần vận dụng trong đời sống thường nhật để mang lại hạnh phúc cho mình và người.

Điểm nổi bật của đại lễ Phật đản năm nay là Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Phật giáo đã được thành lập, gồm trên 80 trường viện từ 20 quốc gia. Hiệp hội đã thông qua nghị quyết và hiến chương nhằm điều hành hoạt động giao lưu về học thuật giữa các trường đại học Phật giáo trên thế giới, mở ra phương trời hợp tác và nâng giá trị của ngành Phật học và triết học Phật giáo lên một tầng cao mới với những giá trị tương xứng của nó cho sự phát triển tư tưởng và tâm linh của con người.

Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên Ngôn Bangkok 2007 gồm 12 điều, trong đó điều 2 đồng thuận và ủng hộ Việt Nam trở thành nước đăng cai năm 2008 và điều sáu kêu gọi thế giới ủng hộ “Diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ 2” tổ chức tại Trung quốc năm 2008.

Trong lễ bế mạc Đại lễ vào lúc 15h00 ngày 29-5-2007, Hoà thượng GSTS. Dharmakosajarn thay mặt Ban tổ chức quốc tế và nước đăng cai từ 4 năm qua, dựa vào Hiến chương của Ban tổ chức quốc tế ĐLPĐLHQ công cử GSTS. Lê Mạnh Thát làm chủ tịch Ban tổ chức quốc tế năm 2008 và chuyển giao quyền đăng cai về cho Việt Nam trước sự hoan hô và đồng thuận của hàng ngàn tham dự viên và hàng triệu người Thái Lan đang theo dõi trực tiếp trên đài truyền hình True Vision. Hoà thượng Thích Trí Tâm thay mặt đoàn tiếp nhận Huy hiệu Phật đản và chuyển giao cho GSTS. Lê Mạnh Thát. Trong lễ tiếp nhận còn có chúng tôi và thầy Thích Đức Thiện. Ông Đỗ Duy Hưng, đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, đã thay mặt chính phủ Việt Nam phát biểu cảm tạ, nói lên niềm vui mừng khôn tả khi Việt Nam được chọn làm nước đăng cai đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm 2008. Tiếng vỗ tay vang dội khá dài đã ngân lên, khi Hoà thượng trưởng ban tổ chức quốc tế mời gọi mọi người hãy sẵn sàng tham dự Đại Lễ Phật Đản LHQ năm 2008 tại Hà Nội, Việt Nam.

Hàng ngàn đại biểu Phật giáo quốc tế đã chụp ảnh lưu niệm tại Trung tâm Phật giáo thế giới và trước toà nhà Liên Hiệp Quốc Châu Á Thái Bình Dương, để đánh dấu nỗ lực tập thể của các truyền thống Phật giáo trong việc mang thông điệp từ bi và trí tuệ của đức Phật đến với nhân loại, góp phần xây dựng hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc đã khép lại sau lễ thắp nến và nhiễu hành cầu nguyện thế giới hoà bình với sự tham dự của trên 25.000 tăng ni Phật tử Thái Lan bên cạnh các phái đoàn Phật giáo thế giới. Nến hoà bình đã được thắp sáng, tượng trưng cho “trí tuệ” là sự nghiệp và sự soi sáng hạnh phúc của con người trên hành tinh này. Tinh thần của ngọn nến tuệ giác ấy sẽ tiếp tục được thắp sáng tại thủ đô Việt Nam vào trung tuần tháng 5 năm 2008. Nguyện cầu ngọn nến ấy được thắp sáng trong trái tim, nhận thức và hành động của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia và khắp thế giới, để giải phóng tất cả nỗi khổ niềm đau, mang lại an vui, hạnh phúc, thịnh vượng và phát triển bền vững.




1 Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 318.

2 Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 319.


3 Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr..321

4 Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 326

5 Nhất Hạnh (1998), Thiền sư Tăng Hội (Sơ tổ của thiền tông Việt Nam Thiền tập tại Giao Châu đến thế kỷ thứ ba), Nxb. Lá Bối giữ bản quyền. Tr313 - 314

6 Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr.329

7 Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr.330

8 Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr.301

9 VKHXHVN (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Tr. 268

10 Bùi Văn Nguyên (1997), Kinh Dịch Phục Hy đạo người trung chính thức thời, Nxb. KHXH, Hà Nội. Tr. 420

11 Tuệ Sỹ, Huyền Thoại Duy Ma Cật, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, Hoa Kỳ, 2007, tr. 7.

12 Sđd., tr. 7.

13 Sđd., tr. 11.

14 Sđd., tr. 15.

15 Sđd., tr. 14.

16 Thích Thiện Siêu, Trung Luận, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr. 374.

17 Tuệ Sỹ, Huyền Thoại Duy Ma Cật, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, Hoa Kỳ, 2007, tr. 286.

18 Tuệ Sỹ, Huyền Thoại Duy Ma Cật, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, Hoa Kỳ, 2007, tr. 59.

19 Sdd., tr. 21.

20 Tuệ Sỹ, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang, Ban Tu Thư Phật Học, 2546-2002, tr. 152.

21 Tuệ Sỹ, Huyền Thoại Duy Ma Cật, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, Hoa Kỳ, 2007, tr. 265.

22 Sđd., tr. 265.

23 Tuệ Sỹ, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang, Ban Tu Thư Phật Học, 2546-2002, tr. 37.

24 Sđd., tr. 26, 27.

25 Trích theo Sđd., tr. 27.

26 Sđd., tr. 239.

27 Sđd., tr. 25, 26.

28 Tuệ Sỹ, Huyền Thoại Duy Ma Cật, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, Hoa Kỳ, 2007, trích theo chú thích tr. 82.

29 Sđd., tr. 82.

30 Tuệ Sỹ, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang, Ban Tu Thư Phật Học, 2546-2002, tr. 85, 86.

31 Tuệ Sỹ, Huyền Thoại Duy Ma Cật, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, Hoa Kỳ, 2007, tr. 83.

32 Sđd., tr. 84.

33 Sđd., tr. 84, 85.

34 Sđd., tr. 85.

35 Sđd., từ trang 255 đến 274.

36 Sđd., tr. 274.

37 Tuệ Sỹ, Thiền Luận, Tập 2, Phật Học Viện Quốc Tế, Hoa Kỳ, 1989, tr. 299.

38 Tuệ Sỹ, Huyền Thoại Duy Ma Cật, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, Hoa Kỳ, 2007, tr. 276.

39 Sđd., tr. 277.

40 Sđd., tr. 283, 284, 285.

41 Sđd., tr. 308.

42 Tỳ Bà Hành

PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG - Số 13 ● trang


tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương