Nội dung số này


Lễ khánh thành tượng Phật cao nhất tại Nepal



tải về 3.08 Mb.
trang23/26
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích3.08 Mb.
#37643
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

Lễ khánh thành tượng Phật cao nhất tại Nepal

Ngày 22 tháng 5, 2007

Kathmandu, Nepal - Tôn tượng Đức Phật A Di Đà cùng với 2 pho tượng Avalokiteshvara và Padmasambhava ở hai bên đã hoàn tất và được Lạt Ma Sherab Gyaltsen Rinpoche ở Manang làm lễ chú nguyện ngày hôm nay.

Tượng Phật A Di Đà có chiều cao 67 feet từ mặt đất và hiện là pho tượng Phật cao nhất tại Nepal.  Hai pho tượng kia chỉ cao 64 feet.  Ba pho tượng được tôn trí trong Công Viên Phật A Di Đà nằm về phía Tây của nền Tháp Swoyambunath.  Khu đất của công viên này được chính phủ Nepal cấp cho sau khi giải quyết những trở ngại về pháp luật.

Sau một thời gian hơn 7 năm và với số kinh phí hơn 30 triệu Nepalese rupees từ lúc khởi công váo năm 1999, công viên cuối cùng đã được hoàn thành ngày hôm nay.

Hầu hết ngân khoản cho dề án này được quyên góp từ cộng đồng Phật giáo tại Nepal, trong đó có người Tây Tạng và cư dân từ những nơi khác trên thế giới. Việc bảo trì và quản lý khu vực này do những người thiện nguyện trong tổ chức Tilicho Khangsar trông nom.

Chính Lạt Ma Sherab đã đề nghị tạc tượng Đức Phật A Di Đà về hướng Tây của Tháp Swoyambunath. Theo như ngài cho biết, phương Tây là ‘Shingkham’, thế giới của Phật A Di Đà theo niềm tin của tín đồ Phật giáo.

Cư dân Nyeshang thuộc quận hạt Manang của Nepal xem Lạt Ma Sherab Gyaltsen Rinpoche là bậc thầy lãnh đạo tâm linh của họ. Sau thời gian tu học ở tu viện Rumtek tại Sikkim, Ấn Độ, Lạt Ma Sherab đã trở về Nepal để phục vụ cho cộng đồng.

Ngày nay cư dân Nyeshang đã trở thành nhóm Phật tử có tổ chức nhất tại Nepal. Hầu hết đều là hậu duệ của phái Kagyu của Phật giáo Tây Tạng.

(Minh Châu dịch)



Hollywood: Paris Hilton qui ngưỡng Phật giáo trước khi vào tù

Ngày 24 tháng 5, 2007



Hollywood: Paris Hilton, 26 tuổi,  nữ chủ nhân thừa kế của tập đoàn khách sạn Hilton, một nhân vật nổi tiếng Hoa Kỳ, một diễn viên điện ảnh và cũng là một ca sĩ, đã qui ngưỡng theo Phật giáo để chuẩn bị trước khi  vào tù vào tháng tới. Cô đã bị tòa xử án 23 ngày tù vì đã lái xe trong thời gian bị treo bằng lái.  Người ta thấy cô chọn mua một quyển sách về tâm linh trong tiệm sách Bodhi Tree tại Hollywood.

 Cách đây vài hôm, ‘Nữ diễn viên trong show "The Simple Life" bị bắt gặp  đang chộp lấy một quyển kinh và một quyển sổ tay ‘tự giúp lấy mình’.

Các luật sư của cô cho biết cô cần phải ‘sống như một nữ tu’ nếu cô có cơ may tránh khỏi tù tội.

Cô Paris cho bạn bè biết rằng cô đang bỏ rượu và tiệc tùng cũng như thay thế những bộ y phục bó sát của cô bằng trang phục mới kín đáo hơn.

 Cô cũng vừa cho công chúng trông thấy nghĩa cử của một người con hiếu thảo, khi cô đến bệnh viện thăm cha với một tấm thiệp lớn chúc cha chóng bình phục.

Một người bạn của cô nói ‘Các luật sư của Paris khẳng định là cô phải sống như một nữ tu.  Cô được khuyên phải bỏ cung cách của một ‘Hollywood brat’ và tỏ ra khiêm tốn hơn trong lúc họ đang phấn đấu giúp cô thoát cảnh tù tội.



 Họ buộc cô phải cho quan toà thấy rằng cô cũng có ít nhiều khiêm tốn và trách nhiệm với xã hội nếu cô được giảm án trong cuộc khiếu nại. Có nghĩa là cô sẽ không còn say sưa, không còn đi dạo quanh trong những bộ quần áo bó sát, không tiệc tùng vui chơi. Cô phải gắn bó với gia đình và sống lành mạnh hơn’.

Cô Paris đã tới thời hạn phải vào nhà tù dành riêng cho phụ nữ tại Lynwood, California, Trung Tâm Century Regional Detention, vào ngày 5 tháng 6 tới đây.

(Minh Châu dịch)



Bộ Bách Khoa Tự Điển Phật Giáo bằng Anh ngữ đầu tiên

by Dr. W.G. Weeraratne, Lanka Daily News, May 16, 2007



Colombo, Sri Lanka -- 2500 năm tròn của kỷ nguyên Phật Giáo rơi vào dịp Đại Lễ Tam Hợp năm 1956. Để kỷ niệm sự kiện độc đáo này, Phật tử khắp nơi trên thế giới đã kế hoạch nên một chương trình đón mừng cơ hội này một cách thích đáng.

Phật Giáo Miến Điện dưới sự lãnh đạo của Thủ Tướng U-Nu, quyết định tổ chức cuộc kết tập kinh tạng lần thứ sáu tại Myanmar để duyệt xét lại và hiệu đính Tam Tạng Pali (Tam Tạng Thánh Điển).

Những cuộc chuẩn bị tỉ mỉ được chính phủ Miến Điện sắp xếp cho mục đích này. Một hội trường khổng lồ đã được xây dựng với ngân sách chính phủ để cung ứng tiện nghi cho hàng ngàn tăng sĩ Phật Giáo, các nhà học giả và các lãnh đạo cùng những chức sắc khác đã được mời đến từ những quốc gia Phật Giáo Theravada khác để tham dự sự kiện lịch sử trọng đại này.

Một nhóm nhiều tu sĩ và học giả uyên bác tín thành của Phật Giáo thông thạo tất cả các lãnh vực của Giáo Pháp Phật giáo và văn hoá đã đại diện cho Tích Lan trong nghị hội này. Phái đoàn Tích Lan, được dẫn đầu  bởi Giáo sư Emeritus G.P. Malalasekera, học giả Phật Giáo quen thuộc của thế giới và là học giả hàng đầu của quốc gia. Hội nghị kết tập tiếp tục gần hai năm và toàn bộ Tam Tạng Thánh Điển đã được cẩn thận duyệt xét và hiệu đính.

Ấn Độ, nơi khai sinh và trưởng dưỡng Phật giáo, đã tham dự lễ hội độc đáo này bằng cách tình nguyện đảm trách ba nhiệm vụ lớn lao.

Đầu tiên là tái hiệu đính và ấn hành nhiều tài liệu Sankrist Phật Giáo biên soạn bởi các nhà học giả và các nhà tiên tri nổi tiếng cổ Ấn.

Việc thứ hai là ấn hành quyển sách "2500 năm Phật Giáo" dưới quyền chủ bút của Giáo sư P.V. Bapath, trên nhiều khía cạnh của Phật giáo và văn hoá của nó, chứa đựng nhiều đề tài sâu sắc được viết bởi các nhà học giả nổi tiếng cổ Ấn.

Việc thứ ba là ấn hành một quyển sách lớn về Phật giáo với hình ảnh và chú thích mô tả các ngôi chùa cùng các hình tượng bồ tát, đền tháp, nghệ thuật, điêu khắc và hội họa Phật giáo chọn lọc từ nhiều quốc gia, nơi Phật giáo và văn hoá của nó đã lan truyền trong suốt một thời gian dài.

Chủ đề của quyển sách là "Con đường của Đức Phật", Thủ Tướng Ấn Độ thời kỳ đó, Shri Jawaharlal Nehru, người đã vô cùng ngưỡng mộ Đức Phật và giáo lý của Ngài, đã chịu ảnh hưởng cá nhân nơi Đức Phật, là người lãnh đạo các hoạt động này.

Tích Lan, quốc gia vốn được xem như trung tâm của Phật Giáo Theravada trên thế giới, cũng tình nguyện thực hiện ba đề án quan trọng được coi như là để cống hiến cho các lễ hội Khánh Đản.

Đề án đầu tiên là phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển sang tiếng Sinhala, Bộ Tam tạng Thánh Điển này được Ngài Arahant Mahinda Thera mang đến Tích Lan trong thế kỷ thứ III trước Tây Lịch, về sau được viết xuống lá bối tại Aluvihara bằng ngôn ngữ Matale vào thế kỷ thứ I trước Tây Lịch. Công trình phiên dịch được mệnh danh là "Buddha Jayanti Tipitaka Grantha Malava'. Công trình này đã được một uỷ ban gồm những vị cao tăng thạc đức có kinh nghiệm phong phú trông coi.

Đề án thứ hai là biên soạn một quyển Tự Điển Bách Khoa tổng quát bao hàm toàn diện bằng tiếng Sinhala. Giáo Sư danh dự D.E. Hettiarachchi, có kinh nghiệm nhiều nhất và uyên bác nhất trong ngành ngữ học Sinhala thời bấy giờ được giao phó kế hoạch và giám sát dự án.

Đề án thứ ba là biên soạn một quyển Tự Điển Bách Khoa bao hàm toàn diện về Phật giáo bằng Anh ngữ cỡ trung bình, để hoàn tất các hạng mục của Phật giáo về sự bành trướng và sự phát triển từ lúc khởi đầu cho đến ngày hôm nay. Các học giả Phật giáo uyên thâm và kỳ cựu của quốc gia trong thời gian đó đã chỉ đạo cho công trình này.

Giáo sư Danh Dự Gunapala Piyasena Malalasekera  được chọn lựa để lên kế hoạch cho Bộ Bách Khoa Tự Điển và giám sát dự án này đồng thời cũng là vị Tổng Biên Tập tiên phong. Trong phần lời tựa, Giáo sư Malalasekera đã viết trong phần "Các mẫu đề" phát hành năm 1957, nói rằng "Phật giáo bao trùm một chiều kích bao la, cả thời gian lẫn không gian". Bộ Tự Điển Bách Khoa nhằm mục đích làm một công việc giải thích tổng quát về nguồn gốc của tôn giáo thế giới này và những sự phát triển đã xảy ra trong suốt thời gian 25 thế kỷ.

Làm công việc nghiên cứu sưu tập có liên quan đến Phật giáo nghĩa là làm việc với cả một nền văn minh, trên thực tế, là cả một loạt các nền văn minh, những cái đã ảnh hưởng đến đời sống của vô số nhân loại ở nhiều quốc gia trên thế giới..

Một công trình hoàn bị đối với bộ Bách Khoa Tự  Điển này đòi hỏi phải bao gồm cả các chi tiết về giáo pháp Phật giáo và sự phát triển của nó, những câu chuyện tích về sự lan truyền và bành trướng, tài liệu về con số các trường phái, các chi nhánh, nguồn gốc và những cuộc phân chia bộ phái tiếp theo sau, mô tả những nghi thức, lễ nghi được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới, lịch sử các ngành hội họa điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, khiêu vũ và kịch nghệ dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo tại nhiều quốc gia khác nhau, chi tiết của các đền đài Phật giáo và những địa điểm hành hương cùng các nền văn học bao la nối liền với Phật giáo được phát triển trong nhiều ngôn ngữ ở cả hai thời điểm cổ xưa và hiện đại, và tiểu sử những nhân vật mà trong quá trình hình thành lịch sử Phật giáo, đã đóng những vai trò quan trọng. Và dù có đúng như thế thì danh mục của nó vẫn chưa khai thác đầy đủ được hết mọi lãnh vực.

Văn phòng của dự án Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo đã được thành lập tại Colombo vào khoảng gần cuối năm 1955 và vào cuối năm thì văn phòng được dời về trường Đại Học Peradeniya.

Không khí của Đại học Peradeniya vô cùng phù hợp với việc biên tập bộ Bách Khoa Tự Điển này. Thành phần nhân  sự của Đại Học Peradeniya vào thời điểm đó bao gồm nhiều giáo sư và các học giả là các chuyên gia về Pali, Sankrist, Triết học Ấn Độ, Triết học Phật Giáo, Triết Học Tây Phương,  Khảo Cổ, Lịch Sử Ấn Độ, Tích Lan và rất nhiều lãnh vực nghiên cứu khác.

Thư viện của Đại Học Peradeniya vào thời điểm đó cũng được trang bị đầy đủ các tài liệu, sách vở giá trị về Phật giáo trong nhiều lãnh vực .

Bộ Tự Điển Bách Khoa được dự trù hoàn tất với 8 Chương và một Chương Mục Lục. Mỗi Chương gồm khoảng 800 trang giấy. Để tiện việc ấn loát, mỗi chương sẽ được chia ra thành 4 tập sách, mỗi tập sách khoảng 200 trang.

Dưới đây là vài lời ghi nhận của Giáo Sư Tiến Sĩ  Dr. W.G. Weeraratne, vị Tổng Biên Tập hiện nay của Dự Án Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo, cũng là tác giả của bài viết này:

"Tôi đã làm việc với Dự án Tự Điển Bách khoa với cương vị một phụ tá Chủ Bút kể từ năm 1960. Thêm vào một chú thích cá nhân là tôi thuộc về nhóm môn sinh cuối cùng của Giáo Sư Malalasekera tại Đại Học  Peradeniya, chuyên về Pali và nghiên cứu Phật giáo.

Năm 1987 tôi được chỉ định làm Tổng Biên Tập Bộ Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo. Mặc dù có nhiều chướng ngại mà tôi phải đương đầu, kể từ năm 1987 cho đến nay tôi đã hoàn tất và đã phát hành 14 tập sách của Bộ Tự Điển.

Tổng số tập sách đã phát hành là 28, là 7 chương đầu của Bộ Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo. Để hoàn tất công trình, chúng ta phải biên tập và ấn hành chương còn lại 4 tập sách của chương thứ VIII và chương Mục Lục.

Tập sách đầu tiên của chương thứ VIII hiện nay đang trong tiến trình ấn loát và chúng tôi dự trù nó sẽ được phát hành vào tháng Sáu, 2007.

Khoảng 90% các đề tài cho 3 tập sách còn lại cũng đã sẵn sàng. Chúng tôi làm việc với một thời khoá biểu được chuẩn bị chu đáo để hoàn thành dự án Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo này vào năm 2008". (Hạt Cát lược dịch)



Ni sư Chứng Nghiêm: “Hiệu ứng địa cầu gia tăng nhiệt độ là kết quả từ tâm thức con người”

Taipei, May 21 (CNA) Hiệu ứng địa cầu gia tăng nhiệt độ ảnh hưởng tới toàn thể nhân loại  'thực sự là do ảnh hưởng nơi tâm thức con người và những tham vọng của nó", một diễn giả đã trích dẫn lời dạy của Sư Bà Chứng Nghiêm, người sáng lập tổ chức Từ Tế Phật Giáo, như trên.

Trong một bản báo cáo được trình bày trong cuộc họp hàng tháng của Văn phòng Chủ Tịch, Ho Jih Sheng, phát ngôn viên của tổ chức, nói rằng, như Ni Sư Chứng Nghiêm thường giáo huấn cho đệ tử của bà, thiên tai phát sinh là do những hành động sai lầm mà con người đã làm , hoặc có thể nói là "nghiệp quả" của nhân loại.

Ông trích dẫn lời của Ni Sư rằng sự bành trướng vô tận của tham vọng của nhân loại đã tạo nên sự hư hoại không thể sửa chữa cho tài nguyên của địa cầu do việc phá  rừng và thải phóng một thể lượng khí carbon dioxide quá nhiều vào trong tầng khí quyển.

Như việc dân số trên địa cầu đã gia tăng,  nguồn nước thiên nhiên trong lành đã bị khô cạn dần, và diện tích đất đai có thể sinh sống đã bị thu hẹp với kết quả chắc chắn sẽ xảy ra vì mực độ nước biển dâng cao do nhiệt độ địa cầu nóng lên.

Ông cũng nói rằng sự chênh lệch giữa con số của  người giàu và nghèo tăng lên một cách nhanh chóng trong con số những nghèo khổ là một vấn đề mà tất cả các quốc gia đều phải đối diện, và giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề nằm trong sự phát triển tình thương yêu nhân loại".

Kết luận trong bản tường trình, ông Ho một lần nữa trích dẫn lời Ni Sư Chứng Nghiêm và xác nhận rằng Đài Loan "Không có gì đáng trân quý hơn là tình thương" và dân cư Đài Loan nên làm cho đất nước Đài Loan trở thành một "quần đảo nổi bật về tình thương trên thế giới" bằng cách bắt đầu với chính bản thân của họ.

(Hạt Cát dịch)

Cựu diễn viên điện ảnh nổi tiếng Trung quốc kịp thời xuất gia đầu Phật trước khi qua đời vì bệnh ung thư

Thẩm Quyến-Trung Quốc. May 17 (Xinhua) --  Trần Hiểu Húc, cựu diễn viên nổi tiếng Hoa lục hồi thập niên 80 với vai Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm văn chương kinh điển được Đài Truyền Hình Trung quốc quay thành phim tập Hồng Lâu Mộng, người vừa mới quyết định từ bỏ đời sống thế gian, xuất gia đầu Phật vào năm 42 tuổi hồi đầu năm 2007, vừa qua đời vì chứng bệnh ung thư nhũ hoa ở Quảng Đông, Hoa lục, các nguồn tin địa phương đã xác nhận hôm thứ Năm  17 tháng 05, 2007.

Trần Hiểu Húc, 42 tuổi, qua đời vào lúc khoảng gần 7:00 pm tối hôm Chủ Nhật tại Thẩm Quyến, căn cứ theo một bố cáo trên trang web của một tổ chức từ thiện mới thành lập mang tên của Cô.

Lễ tiễn biệt Cô sẽ được tổ chức vào ngày thứ  Sáu, bảng bố cáo cho biết như trên.

Nguyên quán tại thành phố An San tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Hoa Lục, diễn viên xinh đẹp Trần Hiểu Húc đã đánh bại nhiều diễn viên khác để thủ diễn vai trò Lâm Đại Ngọc của bộ phim truyền hình, nhân vật nữ chính trong tác phẩm "Hồng Lâu Mộng". Một bài thơ của cô trong thời gian đó và vai diễn đã khiến Cô vang danh  khắp Hoa Lục.

Xinh đẹp dịu dàng như vai trò trong tác phẩm, Cô được công nhận chính là một Lâm Đại Ngọc thực sự, ngay cả sau khi Cô giã từ sàn diễn năm 1991 và sau đó thành lập công ty riêng chuyên ngành quảng cáo vào năm 1996 và được nhìn nhận là nữ doanh nhân thành đạt tại Hoa lục năm 2005.

Một lần nữa tên tuổi Cô lại xuất hiện trên các hệ thống thông tin như truyền thanh, truyền hình Internet v.v... hồi tháng Hai năm 2007 khi Cô từ bỏ tất cả mọi thứ sau lưng để chính thức xuống tóc trở thành một ni cô tại chùa Bách Quốc Hưng Long thuộc thành phố Trường Xuân, thủ phủ tỉnh Cát Lâm, Hoa lục. Phu quân của cô sau đó cũng xuất gia ở một ngôi chùa khác.

"Lâm Đại Ngọc không phải là người của cõi nhân gian, và Trần Hiểu Húc cũng vậy," công dân cõi ảo ghi nhận về Cô như trên trong trang Web sina.com.

Sau khi Trần Hiểu Húc qua đời đến nay, đã có hơn 9,000 công dân cõi ảo Internet đã gửi lời phân ưu trên trang Web Sina.com



Tổ chức từ thiện mang tên Cô được thành lập hôm thứ Tư với ngân khoản sơ khởi 50 triệu Nhân Dân Tệ (khoảng 6 triệu Mỹ Kim) sẽ dành cho việc giúp đỡ sinh viên, học sinh  nghèo khó và bệnh nhân không có khả năng trang trải viện phí. (Hạt Cát dịch)


tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương