Nội dung số này



tải về 3.08 Mb.
trang17/26
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích3.08 Mb.
#37643
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   26
Thăm mộ



Chiều nay đi thăm mộ Mạ

Mà cứ ngỡ tìm viếng mộ ta.
Hàng bia chìm trong cỏ.

Cỏ hanh thảm nắng vàng.

Tên người xa xứ lạ.

Tìm chẳng thấy tên ta.
Lững lờ trong bia đá.

Hồn ai trên tầng mây?

Ta đi thăm mộ Mạ

Cứ ngỡ mình nằm đây!

Bóng in trên hàng mộ

Ánh nắng loãng phai dần

Bóng tan trên ngọn cỏ

Bóng thấm vào đất linh.
Đất linh chiều thấm lạnh.

Hồn hoang ngơ ngác đi.

Nghĩa trang dài hiu quạnh

Bóng ta vào mộ ai?


LƯU TRỌNG TƯỞNG

DÀU DÀU NGỌN CỎ


Võ Doãn Nhẫn


Sau một ngày du xuân mỏi mệt nhưng đầy ý nghĩa, tối nay Kiều một mình ngồi tựa lan can hiên nhà... thư giãn. Đã lâu nàng không có dịp ra ngoài, ngày ngày quanh quẩn trong nhà, hết vá may thêu thùa đến giúp mẹ trong coi bếp núc. Thỉnh thoảng nàng đem cây đàn nguyệt ra nắn phím giải khuây. Gần đây nàng mới sáng tác khúc ca Bạc Mệnh, khúc ca làm não lòng người. Suốt ngày hôm nay mải mê vui chơi cùng chúng bạn nhân hội Đạp Thanh tấp nập nam thanh nữ tú, giờ đây nàng mới thật sự mỏi mệt.

Kiều đưa tay xoa bóp đôi chân ê ẩm, từ bắp chân xuống đến bàn chân, đôi bàn chân ngón nhỏ gót hồng. Từ lâu Kiều biết mình đẹp, từ lần đầu tiên cài trâm lên mái tóc búi cao ngắm bóng trong gương. Người khác cũng giúp nàng xác định điều ấy. Thỉnh thoảng hai chị em Kiều thấy thấp thoáng ngoài tường hoa bóng dáng bọn mày râu qua lại, ngửng mặt lên căn gác phòng khuê, nơi lúc nào cũng êm đềm màn che trướng rũ. Có một lần hai chị em ôm nhau rũ ra cười khi thấy một chàng khăn áo bảnh bao đi qua, cứ đảo mắt nhìn lên lầu trong lúc chân cứ bước, không may vấp phải một rễ cây bên đường chúi nhủi, loạng choạng suýt đâm đầu vào thân cây. Vân, em nàng, bản tính vốn hồn nhiên vô tư, đã toan mở cửa nói vọng xuống một câu chế nhạo:

- Ới này chàng ơi! Chàng đi sao mặt cứ ngưỡng thiên để cớ sự ra thế?

Nhưng nàng ngăn kịp. "Con nhỏ đó, cứ nhìn bề ngoài, ai cũng bảo thùy mị đoan trang, nhưng nghịch ngợm đáo để... ngầm."

Đó là ở nhà. Một bước ra khỏi nhà thì... khỏi phải nói. Như ngày hôm nay. Cứ chỗ nào có mình với Vân là y như có đám đàn ông con trai lượn qua đảo lại. Có tên mắt như dán chầm chập vào mình, chẳng biết lịch sự là gì làm ngượng chín cả người. Cũng may, chẳng tên nào sỗ sàng cợt nhả buông lời ong bướm. Có lẽ thấy mình lập nghiêm quá, đâu biết bụng mình đánh lô tô. Mà cũng có thể họ thấy có em Quan đi cùng. Nói gì thì nói, có đàn ông cùng đi cũng khá yên tâm. Ừ, mà Quan nó còn trẻ sao có vẻ chững chạc đứng đắn như một ông cụ non nhỉ? Nó lại còn biết lai lịch, nếp sống và cái chết của nàng Đạm Tiên nữa, mình e anh chàng này vẫn thường xuyên lui tới những ca lâu tửu quán mới rành thế. Nó còn quen thân với công tử mặc áo màu thiên thanh cỡi con ngựa bạch ấy nữa. Nó quen từ bao giờ mà chẳng khi nào mình nghe nó nói đến, nhắc đến. Nó nói chàng họ Kim tên Trọng, vốn là bạn học ngày trước, văn chương thiên phú, thông minh thiên bẩm. Nó nói về chàng bao nhiêu, mình nghe bấy nhiêu, đâu dám mở miệng hỏi bất cứ điều gì. Ôi! Người đâu phong nhã hào hoa! Nhưng sao chàng nói chuyện với Quan mà mắt cứ đăm đăm nhìn mình với Vân khiến mình vừa ngượng vừa hồi hộp. Mình không chịu nổi cái nhìn ấy. Dĩ nhiên không sỗ sàng, không khiếm nhã, nhưng có một cái gì tha thiết say đắm nồng nàn thực khó tả. Cũng may, chàng đứng khá xa, nếu đứng gần mà nhìn kiểu đó mình chỉ có nước độn thổ. Nhưng chàng nhìn ai vậy? Nhìn mình hay nhìn Vân? Con nhỏ có biết hay thắc mắc điều đó không nhỉ? Mình sẽ hỏi nó. Nhưng mà thôi, hỏi làm gì. Không nên hỏi.

Khi chàng lên ngựa cùng lũ tiểu đồng từ biệt Quan, mình có gửi chàng một cái nhìn, không biết chàng thấy không. Nếu thấy, chàng có hiểu cái nhìn ấy không? Hình như chàng đi thẳng không nhìn ngoái lại dù chỉ một lần. Có lẽ chàng sợ... dị. Mặt ngoài còn e mà. Về nhà, chàng có nhớ buổi du xuân hôm nay không? Có nhớ đến... ba chị em mình, đến lần gặp gỡ này không? Chàng có tìm cách gặp lại... ba chị em mình không? Mình thì bó tay rồi, chẳng có lý do gì để đi ra ngoài. Chỉ còn nước đợi hội Đạp Thanh sang năm. Sang năm! Mình phải đợi ba trăm sáu mươi ngày nữa ư? Bây giờ mình mới hiểu ý nghĩa sâu xa lời của người xưa: nhất nhật bất kiến như tam thu hề. Mới gặp chiều nay tưởng rất lâu. Người xa có thấu mối tình sầu. Ba thu dọn lại ngày dằng dặc. Mơ chuyện bền lâu, chuyện trước sau.

Còn bài tứ tuyệt bốn câu ba vần mình... xuất thần nhập hóa đề tặng Đạm Tiên ban chiều, bây giờ mình vẫn không hiểu hết ý. Để mình cố nhớ lại xem...

Gặp gỡ tình cờ buổi Đạp thanh

Âm dương cách trở vốn nòi tình.

Hồng nhan bạc mệnh, xưa nay vậy.

Nửa giấc Vu Sơn thấy một mình.

Bài thơ ý nghĩa khá mơ hồ. Chỉ một câu đầu "Gặp gỡ tình cờ buổi Đạp thanh" có thể hiểu là gặp gỡ chàng Kim, nhưng cũng có thể là gặp gỡ Đạm Tiên vậy.

Trăng tà chênh chếch mái tây. Trời trong màu bích ngọc lác đác điểm sao thưa. Gió mát từng cơn nhẹ thoảng, mang theo mùi hương hoa dạ lý. Trong nhà hình như mọi người đều đã yên nghỉ. Kiều vẫn ngồi yên, mơ màng, lâng lâng hồi tưởng lại buổi du xuân... Kiều hơi giật mình khi nhận thấy một nữ nhân đứng cạnh tự bao giờ. Cổng đóng then cài, chẳng lẽ nữ nhân vượt tường đột nhập gia cư? Lẽ tự nhiên, nữ nhân chẳng những không có vẻ gì bất lương của một tên đạo tặc, mà còn có dáng dấp đoan trang thanh nhã, như hư như thực, như sương như khói mà vẫn lộ rõ thân hình mềm mại thướt tha trong xiêm y trang phục màu trăng. Tuy có vẻ chững chạc trưởng thành nhưng phong thái vẫn trẻ trung trong một nhan sắc phi phàm.

Nữ nhân không lên tiếng, chỉ đăm đăm nhìn Kiều với nụ cười... Bao Tự trên môi, khiến nữ tiểu gia chủ phải dò la chào hỏi:

- Xin chào tiểu thư. Xin tiểu thư cho biết tiểu thư từ đâu tới, đêm hôm khuya khoắt có điều chi dạy bảo?

- Không dám. Tiện nữ xuất thân từ chốn thô lậu bần hàn, con nhà dân dã, đâu dám nhận hai tiếng tiểu thư, dành cho lớp trâm anh đài các. Tiện nữ là ai, từ đâu đến? Mới cùng nhau hội ngộ ban chiều ở xế phương Đoài sao đã sớm quên. Tiện nữ đến đây từ tệ xá bên bờ suối, có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Có lẽ cô nương còn đang bận tâm về một kỳ ngộ nên chẳng nhớ gì khác nữa.

- Thì ra tiểu thư... thì ra cô nương là...

- Đạm Tiên.

- Vạn hạnh! Chị em chúng tôi được Quan cho biết cô nương nổi danh tài sắc lúc sinh thời. Thực là hân hạnh được hội kiến.

- Không dám. Cô nương khách sáo quá khen làm tiện nữ hổ thẹn. Tiện nữ chỉ là một ca nhi hạng bét ở chốn cao lâu tửu quán trà đình, tài không bằng ai, sắc chẳng dám hơn ai.

- Tự nhiên tôi có cảm tình với cô nương ngay từ lúc ban chiều, xin mạo muội có ý kiến được kết làm chị em với cô nương. Tôi nghĩ cô nương chắc phải cao niên hơn và việc đời từng trải hơn, xin được tôn cô nương làm chị, chẳng hay...

- Tiện nữ không dám nhận vinh dự ấy. Cô nương dòng dõi cao sang quí phái, tài sắc vẹn toàn, trong khi tiện nữ thuộc hạng xướng ca.

- Xin cô nương đừng quá khách sáo. Vả, tư cách và giá trị một người không nhất thiết phát sinh từ giai cấp xã hội. Thôi, kể từ lúc này em là em của chị.

- Cô nương đã dành cho tiện nữ một vinh dự quá lớn.

- Bây giờ em xin hỏi chị: chị đến chơi hay là có chuyện gì cần dạy bảo em?

- Có chuyện gì cần dạy bảo, em nói quá! Thật ra vì yêu mến em, chị cũng đã có ý định đến thăm em. Nhân tiện, đêm nay gió mát trăng thanh chị ngao du nhàn tản, tình cờ đi ngang, thấy em ngồi đây mơ mộng, chị tạt vô, gọi là đáp lễ lúc ban chiều.

- Chị thật chí tình. Ban chiều, việc ba chị em ghé chị chỉ là tình cờ: đi ngang mộ chị, một ngôi mộ không ai vun đắp, cỏ dại không ai dọn, thậm chí một nén hương ngày hội cho người đã khuất cũng không, em thấy chạnh lòng, thương xót người nằm dưới mộ, lúc đó em không biết là ai. Nói cho cùng, dù người nằm dưới mộ là ai, nam hay nữ, giàu nghèo sang hèn, thuộc tầng lớp giai cấp xã hội nào, em cũng thấy xót xa, huống hồ Quan nó kể lại em nghe...

- Đời chị là vậy. Và cuộc đời nói chung là vậy. Sau ngày chị bước chân vào kỹ viện không lâu, vận chị lên như diều gặp gió. Nhờ trời, lúc đó chị có chút tài mọn cầm kỳ thi họa và một tấm nhan sắc cũng không đến nỗi. Thôi thì bao nhiêu vương tôn công tử, bao nhiêu kẻ "ngàn vàng đổ một trận cười như không" sẵn sàng săn đón, hầu hạ chị. Bọn hào phú dùng thế lực kim tiền, bọn công hầu dùng quyền cao chức trọng chinh phục chị. Chị, một kỹ nữ chốn lầu xanh mà chẳng khác chi bà chúa trong vương phủ.

- Vậy cuộc sống của chị nơi đó chắc là buồn ít vui nhiều.

- Em con nhà gia giáo, tuổi xuân đầy hoa mộng, nhìn đời qua cặp kính hồng, chị không muốn tả lại những kiểu cách ăn chơi trác táng sa đọa đồi trụy của bọn người tiền rừng bạc biển. Mà bọn kỹ nữ như chị chẳng có ai chê tiền. Một bên cần sắc, một bên cần tiền. Kẻ mua người bán. Tiền trao cháo múc. Không ai cho không và cũng chẳng ai ngửa tay xin. Người thiên hạ gọi bọn chị là gái ca, ca nhi. Ca, hát chỉ là bước đầu trong mục lục ăn chơi. Cũng có khi họ gọi bọn chị là thương nữ, gái xanh. Sao gọi là gái xanh, chị không biết, nhưng ca nhi, thương nữ hay là kỹ nữ đều là những kẻ mua vui cho thiên hạ. Bọn người chỉ biết nghĩ cách móc hầu bao khách làng chơi như chị thì làm sao biết những điều to lớn khác, như biết đến hận mất nước? Thương nữ bất tri vong quốc hận. Ông thi sĩ nào đó đã nói quá đúng. Ừ, mà đã gọi bọn bỏ tiền mua vui là khách làng chơi thì để công bằng, phải gọi bọn chị là gái làng chơi, mới phải. Quả thật là:



Ngũ Lăng chàng trẻ ganh đua,

Biết bao the thắm chuộc mua tiếng đàn.

Vành lược bạc gẫy tan nhịp gõ,

Bức quần hồng hoen ố rượu rơi 42

Nếp sống của chị không khác gì nếp sống của nàng kỹ nữ bến Tầm Dương ấy. "Chuộc mua tiếng đàn" chỉ là bước đầu của bước tiếp theo là... chuộc mua xác thịt, một bước hiển nhiên gần như tất yếu. Cánh đàn ông, một khi đã đặt chân đến kỹ viện khó chỉ vì đờn ca xướng hát. Nghệ thuật chỉ là cái vỏ bề ngoài để khách chơi thấy mình vẫn hào hoa phong nhã, không đến nỗi thô lậu. Cũng biết đàn, cờ, thơ, rượu. Phải chăng vì thế mà cổ nhân nhận xét xướng ca vô loài, bởi thực khó chỉ là ca nhi khi đã bước chân vào kỹ viện. Như ngọn đèn với bầy thiêu thân. Khách làng chơi và gái làng chơi, ai là... ngọn đèn, ai là bầy thiêu thân? Có khi nào thiêu thân làm tắt ngọn đèn không? Một loài bướm đêm—cũng là thiêu thân—thường gọi bướm đèn có thể bay ập vào ngọn đèn khiến đèn tắt phụt.

- Những ngày tháng "nhộn nhịp" ấy chắc không kéo dài được bao nhiêu, phải không chị? Em nghe Quan nói chị mất lúc chị còn rất trẻ.

- Quan biết nhiều nhỉ? Đúng vậy. Chỉ năm năm sau, lúc đó chị mới ngoài hai mươi, chị ngã bệnh sau một cơn thổ huyết. Chị nghĩ chị mắc bệnh lao vì không chịu giữ gìn sức khỏe. Mà làm sao giữ gìn sức khỏe, dù chị có muốn, trong lúc chị như con thuyền giữa dòng nước xiết, chỉ biết trôi theo dòng. Dĩ nhiên mụ Tú đuổi chị ra khỏi kỹ viện, bởi chứa chị, chẳng những mụ không "thu hoạch" được gì mà còn mang thêm một gánh nặng.

Chị lê tấm thân vừa ô uế vừa bệnh hoạn đi kiếm một gian nhà nhỏ cho thuê làm nơi nằm dưỡng bệnh. Nói nằm dưỡng bệnh chỉ là một cách nói, đúng hơn, nằm chờ chết. Bởi không một ai dám nhận chăm sóc một con bệnh hiểm nghèo dù chị bằng lòng bỏ tiền thuê mướn khá cao. Lúc đầu cũng có vài người vốn là tình nhân cũ của chị đến thăm, đến khi biết chị mắc bệnh lao—chị nói thật, không giấu—họ hết lui tới. Chị chết như một cây khô thiếu nước, mòn mỏi, tàn lụi dần dần. Chị chết lúc nào chị cũng không biết. Đến khi biết, chị thấy chị nằm co quắp trên giường, trong ngôi nhà âm u hoang lạnh, ban đêm không một ngọn đèn xua bớt bóng tối dày đặc chung quanh. Lúc còn sống chị rất sợ ma, sợ xác chết, sợ bóng tối, nên khi chị thấy thây ma trên giường trong đêm khuya, chị khiếp hãi rụng rời. Ủa, sao chị lại đem cái kinh nghiệm ghê khiếp hãi hùng ấy kể với em? Chị thiệt là lẩn thẩn. Có lẽ chị không nên kể nữa.

- Không sao chị. Kinh nghiệm của chị có thể cũng là kinh nghiệm sau này của em. Chị cứ kể tiếp em nghe.

- Chị kể đến đâu rồi? À, tới chỗ chị thấy chị chết. Chị biết cái thây ma trên giường kia là chị mà chị không dám nhận, vì chị... sao ghê quá vậy! Lẽ nào cái thây ma co quắp kia chính là cái thân thể mỹ miều duyên dáng thơm tho ở kỹ viện ngày nào, mới đây, cái thân thể biết bao nhiêu đàn ông mơ ước, thèm thuồng?

Nhưng sự thực vẫn là sự thực, dù có phũ phàng, dù ta không muốn chấp nhận. Như khi một người thân yêu của ta đột nhiên nhắm mắt lìa đời trong một tai nạn, trong cơn bạo bệnh, ta bàng hoàng sửng sốt, không tin... tin sét đánh, nhưng rồi trước sau sớm muộn gì cũng phải tin. Chị đành phải tin chị là cái xác chết co quắp trên giường kia thôi.

Khi đã chấp nhận cái xác kia là mình hết đường chối cãi gì nữa, chị lại mong sao có người nào giúp chị đem chôn quách nó đi cho rồi, cho khỏi vướng mắt bận lòng. Đó là cái xác của chị, nào của ai khác đâu, vậy mà chị vẫn không muốn nhìn thấy nó. Chị lúc ấy mới thông cảm những người sắp chết không muốn để một vài kẻ thân thương thấy mặt. Còn một lý do nữa khiến chị mong muốn có người đem xác chị đi chôn là vì chị sợ để lâu thêm, thân xác chị trông càng ghê rợn hơn: bốc mùi, thối rữa và giòi bọ lúc nhúc. Chị e chị không đủ can đảm nhìn cảnh tượng ấy.

Thần bất hạnh "uống nước cũng còn chừa cặn" cho chị! Đến ngày thứ ba kể từ ngày chị chết, trong lúc chị không còn bình tĩnh nữa với nỗi ám ảnh chết không ai chôn thì có tiếng người đập cửa phá cửa, hình như có ai muốn vào nhà. Một người đàn ông từ cánh cửa bị phá tung đi vào thật. Y chưa đến tuổi trung niên, dáng người thanh tú mặc dù một ít phong sương từng trải, chị đoán có lẽ y từ xa đến, chị chưa gặp y, biết y bao giờ. Gương mặt đầy nét căng thẳng lo lắng, y đảo mắt nhìn quanh gian nhà. Khi nhìn thấy cái xác trên giường, y khựng lại một giây nhưng lấy được ngay bình tĩnh trở lại. Rồi y quay ra, mở tung tất cả các cửa sổ, ánh sáng ùa tràn vào nhà, một phần bớt vẻ ảm đạm thê lương. Bên ngoài ngày đã bắt đầu từ lâu, nắng đã lên cao, xôn xao cùng tiếng gió tiếng chim trên cành cây khóm lá.

Y đâu biết chị đang theo dõi y từng bước. Chị tự hỏi y là ai đột nhiên đến đây, trong lúc chị sốt vó trông chờ một ai đó hằng tâm giúp chị chôn chị. Hay y là vị cứu tinh? Rồi chị van vái cầu xin, một điều trước đây chị không biết, không hề làm.

Y quay trở lại, lúc này đứng bên cạnh giường, hai tay buông sõng, đầu hơi cúi xuống nhìn vào mặt chị, khá lâu, nhìn chăm chú, như tìm một nét gì trên khuôn mặt. Một nét quen thuộc ngày xưa? Một vẻ yêu kiều thuở trước? Làm sao còn, có được! Y nhìn chị lâu quá làm chị thấy xốn xang khó chịu. Bình thường một người—nhất là đàn ông—tình cờ gặp chị trong y trang xốc xếch, đầu tóc bù xù, mặt mày hốc hác, chị cũng đã khó chịu sinh ra bực mình rồi; đàng này... bộ y là nghệ sĩ muốn tìm cái đẹp trong cái xấu chăng? Không gì lố bịch trâng tráo bằng nhìn chòng chọc một người trong tình trạng bệnh hoạn lâu ngày, không còn sinh khí. Chị muốn kêu to lên: "Đừng nhìn tôi nữa ông ơi!"

Nhưng rồi chính tai chị nghe y nói với chị, giọng trầm trầm xa vắng như không phải tiếng nói người trần:

- Nàng là Đạm Tiên, có phải không? Ta sống cách đây rất xa, nghe nàng nổi danh tài sắc khắp một vùng, quyết không ngại quan san nghìn dặm tìm đến đây, mong được diện kiến dung nhan và thưởng ngoạn tài nghệ cho thỏa lòng ái mộ. Hỡi ôi! Vừa đến nơi, tìm tới kỹ viện Vạn Hoa Lầu, được hung tin nàng đã hóa ra người thiên cổ cách nay vài hôm. Ta kẻ vô duyên, nàng người bạc phước. Lúc nãy ta nhìn nàng, chỉ cốt để hình dung tấm nhan sắc của nàng ngày trước đã từng làm điên đảo bao nhiêu khách đa tình đó thôi.

Cảnh nhà u tịch thế này nói lên hoàn cảnh cô đơn, cô độc cùng cực của nàng. Thôi, ta hãy vì nàng mà xin lãnh phần tống táng để ít ra nàng có được một nấm mồ, vong linh đỡ tủi. Âm dương đôi ngả, nhưng dù sao vẫn còn một chút tình người".

"Sống làm vợ khắp người ta". Đúng vậy. Ai bỏ tiền ra, chị làm vợ người đó. "Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh". Đến khi nằm xuống như thế này thì rõ ràng chị là ma không chồng rồi chớ còn gì nữa. Mà nói cho cùng bất cứ ai chết đi rồi cũng đều độc thân, kể cả những người đã có vợ có chồng. Phần chị, một gái làng chơi, chết làm ma không chồng đã đành, mấy ông vua xây tam cung lục viện, rồi hoàng hậu, rồi chánh phi, thứ phi, rồi phi tần, tiệp dư, tài nhân... chết xuống vẫn là con ma không vợ. Lo cái thân bị đày đọa ở địa ngục chưa xong, mấy ổng đâu còn hơi sức đèo bòng vợ con. Mấy ông tưởng mấy bà vợ phải chịu lên giàn hỏa chết theo sẽ tiếp tục làm vợ mấy ổng ở suối vàng chắc? Mấy ổng tưởng bỡ! Không có thì giờ để trả nợ trần gian, có thì giờ đâu để... có vợ! Và mấy bà hoàng bà chúa lắm tình nhân nhiều bồ bịch chết xuống cũng cùng số phận: làm ma không chồng.

Như em đã thấy chiều nay, nấm mồ "dưới dòng nước chảy bên trên có cầu" ấy là nhờ y, nhờ... chàng thuê người đưa chị ra nằm xuống đó. Tuy mả không đẹp nhưng mồ cũng tạm yên, chị không mong gì hơn. Chị chỉ ân hận một điều: ân nhân của chị là ai, phương danh là gì, chàng ở đâu, sống với ai, tất cả chị đều không biết. Chàng còn là ân nhân vì chàng đã dạy chị một bài học: vẫn có những người đàn ông có một tấm lòng. Ngày còn trong kỹ viện, chị coi tất cả đàn ông đều "cá mè một lứa". Lắm lúc nghĩ đến chàng, chị muốn cầu nguyện cho chàng có một đời hạnh phúc và mãi mãi tấm lòng vị tha để bao nhiêu người khác nương cậy, nhưng làm sao cầu nguyện khi mà chị không biết gì về chàng? Cầu nguyện khơi khơi đâu có được.

Hiện giờ chị không phải ma, cũng chẳng phải tiên hay bụt. Chị hiện đang sống ở cõi trời, là một trong những vì sao, những thiên thể. Những ngôi sao, những thiên thể vẫn phải chịu kiếp luân hồi sau khi hết hạn ở cõi trời. Một ngàn năm. Một vạn năm. Một triệu năm. Có thể lâu hơn nữa, nhưng trước sau sớm muộn gì rồi cũng tắt, cũng rụng. Có bao giờ em thấy sao rụng? Sao rụng là những người cõi trời đáo hạn, giã từ nơi đang sống để đi vào một kiếp mới ở thế giới mới.

Chị biết em ngạc nhiên tại sao chị khi sống là một gái làng chơi, ở bậc thang thấp nhất trên thang giai cấp xã hội loài người, khi chết đi, lại được lên cõi trời, nơi dành riêng cho những hiền nhân quân tử, những bậc cao thượng tài trí, trung thần nghĩa sĩ, những người có công với xã hội, trong khi thực tế nhiều bậc vua chúa, là hôn quân bạo chúa trần gian, chết đi phải chịu đọa đày xuống địa ngục. Chị nghĩ lúc sinh thời, chị sống tương đối sòng phẳng. Không giúp đỡ ai nhiều, nhưng chị cũng không nợ nần ai, không bách hại ai. Không thực hiện được bác ái, chị cố gắng sống công bằng. Chị không ban phát tình yêu, nhưng cũng không để ai chơi quịt. Có lẽ nhờ vậy chị được lên ở cõi trời một thời gian chăng?

- Tất cả những kinh nghiệm chị kể có thể sẽ là hành trang cần thiết em sẽ mang theo vào đời. Kinh nghiệm lúc sống và kinh nghiệm khi chết. Có lẽ chị nên khuyên bảo em thêm một điều gì nữa.

- Nói là điều khuyên bảo, chị nghĩ không đúng. Thực ra điều chị sắp nói với em đây chỉ là ... một báo tin mà lẽ ra chị không nên nói, bởi điều ấy thuộc... phạm trù (!) "thiên cơ bất khả lậu".

- Tin là tin lành hay tin không lành? Chị nói làm em lo quá.

- Chị lấy làm tiếc phải đưa tin không vui đến cho em. Ngày chị còn đi học, chị để ý thấy gần như không ai làm công việc báo tin bạn thi rớt. Bạn thi đậu, ai cũng sốt sắng. Nhưng chị cho em biết để em còn chuẩn bị tinh thần. Chị thấy em có tên trong sổ Đ.T.

- Sổ Đ.T.? Cuốn sổ mang tên chị? Sổ Đạm Tiên?

- Không phải em. Làm gì có cuốn sổ nào mang tên chị. Đ.T. là hai chữ đầu của hai chữ Đoạn Trường. Em có tên trong sổ Đoạn Trường như chị trước kia. Ờ, nghiệm lại chị thấy em nói đúng. Gọi sổ Đ.T. là sổ Đạm Tiên cũng không sai vì tên chị, đời chị gắn liền với tên cuốn sổ.

- Em chỉ hiểu lờ mờ ý nghĩa hai chữ "đoạn trường". Có phải đoạn trường là đứt ruột không chị?

- Từ đó suy ra nghĩa bóng của hai chữ ấy là đau khổ. Những người có tên trong sổ Đ.T. đều có số phận không may, đau khổ nhiều hơn sung sướng. Đó là những người "sinh ra dưới một ngôi sao xấu", ngôi sao bất hạnh. Trước, chị cũng có tên trong sổ Đoạn Trường ấy, chẳng ai cho chị biết trước để chị chuẩn bị tinh thần. Nhưng từ ngày chị chết, tên chị được bề trên giũ khỏi sổ.

- Chị cho em hỏi: cuốn sổ Đ.T. được cất giữ ở đâu và làm sao chị xem được cuốn sổ ấy?

- Cuốn sổ ấy được cất giữ ở thiên cung, nơi các vì sao đang sống. Làm sao chị xem được cuốn sổ ấy hở? Nói ra kể cũng xấu hổ. Do tính tò mò của chị. Chết cái nết không chừa. Ngày xưa, lúc còn ở kỹ viện Vạn Hoa Lầu, chị cũng đã có thói xấu đó rồi. Khách đến chơi, một khi đã mê ly đến độ mệt nhoài lăn quay ra ngủ không còn biết trời đất gì nữa, chị lục ví lục túi bọn họ, chẳng phải để lấy tiền bạc mà cốt đọc thư tình của họ chơi, âu cũng là một cách tiêu khiển. Đi chơi gái, họ vẫn có tình nhân bồ bịch. Lúc ở bên chị, họ nói nghe cũng đã mùi rồi. Thư họ viết cho bồ, còn mùi hơn.

Lên cõi trời, chị cũng... coi trộm thiên thư. Chuyện này chị em mình biết với nhau thôi, em đừng nói với ai khác.

-

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM:


VÉN BỨC MÀN BÊN KIA CÕI CHẾT

của LÊ BẢO KỲ (ĐỨC HẠNH)

Tác phẩm này thuộc siêu hình. Cốt lõi của nó là triết lý về tánh biết của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng lúc còn sống trên đời và bên kia cõi chết vẫn còn biết. Do vì còn biết, nên chư vong linh vừa ra khỏi xác chết đã tự tạo cho mình một thân vô hình có đủ 7 quan năng vô xúc. Gọi thân ấy là thân tử ấm, rồi trung ấm. Người đời gọi những thân trung ấm đó là ma, quỷ, yêu, tinh, âm hồn, cô hồn… sau khi trung ấm tự giải thể…”

Quý vị Phật tử nào muốn đọc tác phẩm VÉN BỨC MÀN BÊN KIA CÕI CHẾT” xin liên lạc với tác giả qua số phone (619) 258-8342 hay ở địa chỉ 8655 Graves Ave., # 103, Santee, CA 92071. U.S.A.

Tôi, Chân Giác Tuệ, xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể Phật tử xa gần về tác phẩm nói trên. Sách dày 233 trang, chứa đựng trên 40 câu chuyện vong linh hiện lên qua nhiều trạng thái bán hữu hình thật là thú vị, cùng với lời tổng luận thật dễ hiểu của tác giả…”

Chị nói sao chớ, số phận bọn nữ nhi quần bận yếm mang vô danh tiểu tốt như chị em mình mà cũng được ghi được chép ở thiên thư? Phải là số phận của một quốc gia hay ít ra của một ông vua mới "tiệt nhiên định phận tại thiên thư", em nghĩ vậy.

- Đã là người thì bất kể giàu nghèo sang hèn đều có thể có tên trong sổ Đ.T. Hạng lê dân như chị em mình, hàng vua chúa như Việt Vương Câu Tiễn, như Lê Chiêu Thống bên nước An Nam đều có tên.

- Chị vừa giỏi giang cầm kỳ thi họa, vừa làu thông kinh sử. Vậy em xin chị cho em một lời khuyên. Em phải làm gì một khi thân phận em bị ràng buộc với số kiếp đoạn trường như thế?

- Không làm gì cả. Em không thể làm gì khác hơn là phải chấp nhận, bởi đoạn trường là một bù trừ, một hậu quả tất yếu của tài và sắc. Tài hoa mệnh bạc. Chữ tài liền với chữ tai. Người vừa tài vừa sắc như em có tên trong sổ Đ.T., đâu có gì lạ; không có tên em trong đó mới là điều đáng ngạc nhiên.

- Em không biết cái số đoạn trường của em... có giống cái số của chị không. Ý em muốn hỏi em có phải vào kỹ viện và yểu mệnh như chị không.

- Cái đó chị hoàn toàn không biết. "Đoạn trường ai có qua cầu mới hay" em ạ. Thôi, đã khá khuya rồi. Chị đi để em vô nghỉ. Chị em mình còn nhiều cơ hội tái ngộ.


oOo
Một cơn gió lạnh thoảng qua, Kiều chợt tỉnh. Nàng khẽ rùng mình, tự vấn: mình vừa gặp và chuyện vãn với Đạm Tiên trong chiêm bao hay là ở ngay tại dưới mái hiên nhà này? Bâng khuâng, Kiều chép miệng:

- Mình quên hỏi Đạm Tiên hiểu hết ý nghĩa bài thơ tứ tuyệt ban chiều, mình tặng chị ấy không: Nửa giấc Vu sơn thấy một mình nghĩa là gì?

Mình không hiểu bài thơ chính mình làm ra lúc xuất thần?

­­­­­­­


PHIÊU PHONG


Toại Khanh


Trăng đã ngang đầu núi. Trời như thấp lại với những cụm mây đen nặng nề. Dưới kia là con đường lớn dẫn vào thị trấn. Quạnh hiu. Gió nhiều, mang theo đó những bụi bặm và một làn mưa phùn rất nhẹ chỉ có thể cảm nhận được trên da người. Đây đó thỉnh thoảng vài ba bóng người với khăn nón kín đầu. Họ bị lạnh, những người khách dạ hành kia. Nó thì không. Nó đi như một làn gió. Nhẹ nhàng và không bị ngăn trở. Hơi nước từ những cơn gió làm nó cuộn lên một nỗi thèm. Nỗi thèm chết người được. Nó khát nước và chỉ mong được uống dù chỉ một giọt sương đêm đọng trên lá. Nhưng thật thảm, nước với nó chỉ là một khái niệm. Nó nhớ lại cuộc gặp gỡ với vị du sĩ trên đường chiều nay. Cả hai có vài điểm tương ngộ. Không tài sản, không mong cầu và không vội vã. Chỉ khác nhau mỗi một điều duy nhất. Vị du sĩ đang thanh thản uống một vốc nước lược ra từ tấm vải lọc. Đó là việc duy nhất mà nó mong mỏi nhưng không sao làm được. Nước đối với nó chỉ là một khái niệm. Nó lặng nhìn vị du sĩ. Bao lâu nay nó chưa từng nhìn thấy một người nào có ánh mắt như thế, phong thái như thế. Cao cả, từ tâm và có thể tin cậy. Nó đến gần bên cạnh, nhưng vị du sĩ cơ hồ không hay biết gì.

- Ngài đang uống nước? Có thể cho con một chút được không ạ?

- Ai đấy ? - Vị du sĩ khẽ khàng nhìn quanh.

- Thưa, là con đây, con muốn xin ngài một ít nước để uống…

- Ồ, lạ thật, ta có thấy ai đâu, nhưng nước đây, trong chiếc bầu của ta vẫn còn một ít đấy !

Nó mừng rỡ, dốc ngược chiếc bầu vào lòng bàn tay của mình và ghé môi. Trời ơi, vẫn cái vị đắng tàn nhẫn đó. Đắng ngắt và sền sệt, không nuốt được. Nó bật khóc. Những giọt nước mắt mặn như muối chảy xuống môi nó. Nó nghe vị du sĩ chắc lưỡi :

- Ta hiểu rồi, oan nghiệt, bao lâu rồi nhỉ?

- Thưa, con cũng không nhớ nổi, chỉ nhớ được rằng ngày xưa ở đây có một dòng sông bên lở bên bồi. Ở đây là bên bồi, rồi dòng nước cứ vậy mà xê dịch và bây giờ nó đã nằm bên kia như ngài thấy đấy.

- Và ngươi đã chịu vậy từ đó đến giờ?

- Vâng ạ! – Nó gật đầu, buồn thiu.

- Có biết vì sao chứ?

- Thưa, chỉ mơ hồ qua những điều nghe thấy trong nhân gian. Con xin được ngài từ bi khai điểm ạ!

- Lòng người như bàn tay, khi cố ý nắm chặt cái gì thì không sao đón nhận được thứ khác. Hãy biết tháo cởi, buông bỏ, mở rộng cho nhẹ nhàng. Mọi cảm giác chỉ là mù sương. Hãy tụng đọc thứ thần chú này. Giờ sắp tối rồi, ta phải đi đây!

Nhìn vị du sĩ phất áo đi về cuối đường, nó quên hẳn cơn khát và bất giác chấp nhẹ hai bàn tay, một động tác mà nó chưa từng thực hiện từ ngày ấy.

oOo

Suốt mấy mươi năm trời, hắn vào ra ngôi dinh thự đồ sộ ấy. Những hàng cột bằng gỗ quý đen bóng trên một nền đá hoa tuyệt đẹp. Những chiếc độc bình cao ngang đầu người, những bức tượng hiếm quý mà kẻ ăn người ở cũng ngại chạm tay vào. Trân ngoạn trong nhà hắn nhiều như hàng chợ. Mỗi bữa ăn của hắn có giá trị bằng số tiền mua một nô lệ. Từ bé, ngoại trừ bản thân mình, hắn chưa thương yêu được một người. Bao nhiêu tâm tình hắn đều dồn hết cho những thỏi kim loại màu vàng lấp lánh chất đầy mươi chiếc rương gỗ và mấy chiếc tráp cất giấu những viên đá kỳ lạ luôn chiếu ngời khi gặp ánh sáng. Nhiều đêm hắn thức đến tận khuya để ngồi đếm và ngắm nghía chúng.



Một buổi trưa nắng nóng như nung người, đang ngồi cho mấy cô tớ gái quạt hầu, hắn bất chợt trông thấy hai người hành khất có vẻ như hai mẹ con, áo quần rách nát cùng bị gậy trên tay, đang ghé vào trước cổng nhà hắn. Sau khi nhìn vào nhà và chấp tay vái liền mấy cái, người đàn bà đến bên mấy chiếc vại lớn bằng đất nung đen bóng màu da lươn đặt trên sân và đưa chiếc chén mẻ vào đó múc lấy nước uống. Nhìn dòng nước mát chảy trên ngực áo bẩn thỉu của hai người hành khất, hắn bỗng dưng cau mày rồi như nghĩ ra điều gì, hắn đứng dậy, bước ra hiên nhà quát lớn:

- Dơ dáy không chịu được, cút xéo, không biết phép tắc gì cả, cút!



Người đàn bà hoảng hốt nắm lấy tay con bước nhanh ra cổng. Chỉ tội nghiệp thằng bé dường như vẫn chưa hết cơn khát thì đã bị mẹ kéo đi. Nó ngơ ngác quay nhìn vào nhà hắn như chưa kịp hiểu vì sao hai mẹ con lại bị xua đuổi.

Bóng hai mẹ con người ăn mày chưa khuất trên con đường bụi, hắn đã lớn tiếng gọi mấy gã người làm ra sân đổ hết số nước còn lại trong mấy chiếc vại sau đó cọ rửa sạch sẽ rồi đem cất hết vào kho. Một anh người làm có vẻ thắc mắc:

- Thưa ông chủ, lão gia lúc sinh tiền muốn đặt mấy vại nước trước sân là để những người qua đường có nước dùng. Thế sao nay ông chủ lại...

- Không cần hỏi gì hết - Hắn nạt ngang- Đây đâu phải là chợ để ai muốn ghé thì ghé. Thứ quân rác rưởi tanh hôi ấy nhìn mà muốn mửa. Khi thì hai người, lúc thì năm ba người kiểu ấy, ta không chịu được nữa. Có muốn uống nước hay gì ấy thì cứ ra ngoài sông, ngoài suối, đừng vào đây làm bẩn mắt người ta!

Hắn sống như thế đến năm bảy mươi tuổi. Rượu quý từng bữa chảy tràn trên mâm ăn của hắn, nhưng một giọt nước lã giúp người vẫn không ra được đến cổng nhà. Thế rồi đêm kia, sau một bữa no say và được cô hầu trẻ nâng giấc, hắn ngủ vùi và không bao giờ dậy nữa. Một miếng đờm chận ngang khí quản chẳng hiểu sao cứ làm hắn thấy như bị ai bóp cổ. Hắn cố sức đẩy nó ra, nhưng bất lực. Hắn đuối sức và nghe chân tay lạnh dần. Trong cơn hoảng loạn mịt mù của tâm thức, hắn cứ thấy một hàng chum vại bị lật úp trên sân. Ngạt thở và khô cháy cả cổ họng, hắn ra đi khi cô hầu vẫn đang ngon giấc bên cạnh và dĩ nhiên không hay biết gì.


oOo
Như vừa choàng dậy sau một giấc ngủ mệt nhọc, nó thấy mình đang đứng ở đầu giường và lạ chưa, bên cạnh người con gái trẻ đang nằm ngủ kia là một thân người già nua nửa lạ nửa quen. Là chính nó đấy chăng? Không thể được. Nó đang là người đứng nhìn kia mà. Là một người khác chăng? Sao lại thế được. Nó cứ mơ hồ thấy ra một cái gì rất gần gũi thân quen với hình hài đó. Nhưng sao cũng được, cái quan trọng nhất với nó lúc này là cơn khát nước. Nó đến bên chiếc bàn gỗ quý chạm trổ có đặt sẵn một mâm trà với đầy đủ ấm chén. Bình trà như chỉ mới vơi đi một ít. Nó rót ra chén. Một thứ nước sền sệt và đắng ngắt. Nó đi quanh nhà để tìm nước uống. Ở đâu cũng là thứ nước quái quỷ đó. Nó bước ra sân và nghĩ đến mấy vại nước mát lạnh ở đó. Nhưng trên sân bây giờ không còn một vại nước nào. Nó lên tiếng gọi người nhà. Không một lời đáp. Cả bước chân của nó bây giờ hình như cũng không hề gây ra bất cứ tiếng động nào. Mơ hồ hiểu ra một điều, nó hoảng hốt. Quơ quào tay chân, nó thảng thốt khi thấy mình không hề gặp phải một vật cản nào. Chỉ sau mấy bước chân, nó nhận ra là mình vừa đi xuyên ngang bức tường nhà kiên cố. Nó lao mình vào bóng đêm. Nó đi tìm nước uống và cũng để chạy trốn chính mình. Nó chết khát và đã đi tìm nước suốt chừng ấy cuộc biển dâu của núi sông tang hải.

Bao người thân quen của nó ngày xưa đã lần lượt theo nhau về đất. Xương thịt họ biến thành cây cỏ đất đá. Bao nhiêu gia tài sự nghiệp cũng theo khói theo mây. Bao nhiêu thế hệ tiếp nối nhục vinh sinh tử trên mảnh đất này trong sự chứng kiến của nó. Nó đã bao lần tận mắt nhìn thấy trong những giếng lạn, mồ hoang những thỏi kim loại vàng chóe, những viên đá lấp lánh ánh sáng, những món trân ngoạn tùy táng được bao người thiên hạ dốc sức kiếm tìm, mơ ước. Với nó bây giờ những thứ đó là vô nghĩa. Trong cơn chết khát lịm người, đôi lúc nó vẫn nhếch cười méo mó khi thấy bao người sống chết giành nhau những miếng kim loại màu vàng kia, hay chỉ một mảnh vụn đá màu mà họ cho là ngọc quý ấy. Có đáng cười không khi nó thèm khát từng giọt nước mà thiên hạ vẫn dùng để rửa chân mỗi ngày, và họ lại ao ước có được những vàng ngọc mà nó vẫn nhìn thấy hằng bữa, thậm chí không còn nước bọt để nhổ lên đó!


Nó gặp lại vị du sĩ lần thứ hai trên ngọn đồi cạnh bờ sông, cũng vào một buổi chiều muộn. Ngài như có vẻ muốn qua đêm ở đây. Nó mon men đến gần. Không đợi nó lên tiếng, vị du sĩ hỏi lớn trong gió chiều:

- Muốn xin nước uống à?

- Thưa không, con chỉ cần nghe và nhìn ngài cũng đủ rồi ạ!

- Muốn nhìn ta, cứ nhìn, muốn nghe ta nói gì, hãy hỏi!

- Xin hỏi vì sao con có thể chỉ nghe ngài đôi câu đã không thấy khát nước?

- Ồ, có thể do ngươi đã thấy được cái gì là giả vọng!

- Thế xin hỏi ác nghiệp đời trước của con là giả hay thật ạ?

- Tùy cách nói!

- Con xin vô phép khi hỏi rằng mọi người tham tài vì không thấy được những gì con thấy, nhưng con không hiểu tại sao ngài có thể nhìn thấy tất cả mà lại không tham ạ?

- Họ tham vì họ thấy cần!

- Con thấy mình có nhiều điểm giống ngài: Lang thang, cô đơn, không sở hữu, thấy nhiều, biết nhiều, nhưng xin hỏi vì sao con không thể an lạc như ngài ạ?

- Ồ, ta chỉ khác ngươi một chữ Tuy Nhiên: Ta không tài sản nhưng không phải nghèo, có thể thiếu nhưng không thèm khát, ta buông bỏ chứ không phải vuột tay, một mình nhưng không cô đơn. Có thể đó là lý do ta an lạc hơn ngươi. Nhưng có bao giờ ngươi hiểu rằng ngươi thật ra vẫn an lạc hơn muôn người thiên hạ… khi họ thèm khát đủ thứ trên đời, thèm khát đến tận lúc chết. Ngươi thì không, ngươi chỉ khát nước!

Nhìn bóng nó đổ dài bên sườn đồi, mong manh như một vệt khói run rẩy, vị du sĩ khoát tay:

- Luân lạc đã lâu, thế cũng đủ rồi. Nay duyên đã mãn, khá thoát luân hồi!

Ngài nói thầm thì như đọc chú. Nó cúi đầu và tan biến theo một làn gió thơm vừa thổi đến. Từ ấy mỗi sáng sớm thôn dân quanh vùng lại thấy một chú tiểu tóc đào theo hầu vị du sĩ khất thực. Chú đẹp lắm, nhiều người muốn lân la hỏi chuyện, nhưng bao giờ đến ngõ quanh sau ngọn đồi lau thì cũng chỉ còn lại mỗi vị du sĩ. Hỏi về chú, ngài chỉ mỉm cười.

TỪ KHI EM MẶC ÁO VÀNG

Từ khi em mặc áo vàng

Hồn tôi nghiêng xuống bên hàng mưa sa

Có con chim nhỏ bay qua

Bên ngàn lau sậy Thạch Hà tơ giăng
Từ khi em tắm ánh trăng

Để hồn tôi mộng bóng Hằng giếng xa

Đêm đêm trăng chở suối ngà

Qua khe nước chảy là đà dốc cao
Hỏi em năm tháng về đâu?

Cho tôi thăm lại mép bâu áo người

Để nghe thỏ thẻ em cười

Để em nguyên vẹn cho đời nhớ thương
Đời trăm mảnh vỡ lưng chừng

Tóc em tắm gội thơm lừng hoa chanh

Cho tôi mơ giữa trăng thanh

Có đôi chim cổ trong Hoàng Hạc Lâu
Nơi vườn tháng chạp mưa ngâu

Hoa soan bừng nở bên cầu hồn nhiên

Cho đêm trăng trải quê hiền

Cho tình yêu đẹp bên miền Tào-khê
Cho em thổi sáo tranh quê

Sau hàng cau nhỏ nhạt nhòa hương xưa

Cuộc đời dẫu có nắng mưa

Cám ơn em dỗ giấc trưa mặn nồng…

MINH NGUYỆT







DẤU YÊU


Chiêu Hoàng


"Em đang làm gì thế?"

"Em đang nhổ nước bọt xuống hồ…"

"Để làm gì?"

"Để cho cá ăn."

Anh chẳng bao giờ thấy ai cho cá ăn bằng nước bọt cả. Chắc chắn cô làm với một lý do... quái đản nào đó mà chẳng ai nghĩ đến, nó được móc một cách trực tiếp, hồn nhiên trong cái đầu óc bé nhỏ với trí tưởng tượng đầy phong phú đang cắm trên cần cổ cô. Anh yên lặng, chờ lời giải thích trong khi cô cong người, dựa hẳn thân lên thành cầu nhìn những con cá đang há lớn miệng chờ ăn do khách thập phương thảy xuống. Quả nhiên, cô ngẩng mặt lên nhìn anh với nụ cười toe toét, giải thích:

"Con nào ăn thì kiếp sau nó sẽ làm người đấy!"

Cô nói một cách chắc chắn, tựa như đó là một hiện thực hiển nhiên, không còn là một lời nguyện nữa.

Cả hai đang đứng dựa thành cầu bắc qua một cái hồ nhỏ trong khu vườn hoa Nhật Bản. Khu vườn bé nhỏ, đi dăm bước đã trở về cổng chính. Khung cảnh rất đẹp và nên thơ. Nắng non buổi sáng nhạt nhòa dìu dịu hòa với đất trời. Nắng ấm hiền hòa làm tâm hồn anh lâng lâng một điều gì khó tả. Hạnh phúc đang còn đây, vài ngày nữa lại mất. Cái còn, cái mất chạy quẩn quanh như trò chơi cút bắt của cuộc đời. Anh đưa mắt nhìn cô. Khuôn mặt nghiêng nghiêng cúi xuống mặt hồ rộng có nhiều con cá koi to như cá chép. Có lẽ cô sẽ manh nha nhổ thêm vài bãi nước bọt nữa. Anh sợ chủ hồ nhìn thấy sẽ đuổi cổ cả hai ra khỏi vườn. Làm bộ reo lên, anh chỉ những bong bóng nước do cá thải ra tràn khắp:

"Em coi kìa, chẳng cần phải nhổ nhiều lần, nước bọt của em ‘phân thân’ đầy hết mặt hồ rồi đấy! Anh đoán tất cả các con cá trong hồ kiếp sau sẽ hóa kiếp thành người cả."

Cô sung sướng reo lên:

"Vậy thì tốt lắm! Em còn nguyện, nếu cá đã no không thèm ăn mà tất cả những bọt nước ấy chỉ cần dính vào thân thì kiếp sau chúng cũng được thành người đó anh."

Anh hoan hỷ phụ họa:

“Hay lắm! Anh cũng mong như thế..."

Có phải chăng em? Phật pháp thấm nhuần tới độ mỗi ý tưởng đều là một lời nguyện. Lời nguyện giản đơn mà người khác thoạt nghe phải phì cười về điều thậm vô lý ấy (nếu họ chẳng hiểu gì về em). Nhưng thực đó là em đấy. Em của tôi!

Họ rời cây cầu, đi lang thang vào một khu vườn trúc. Nơi đây có một căn phòng không cửa, có lẽ đó là "Trà thất". Căn phòng chỉ khoảng ba mét vuông. Phòng trống trơn, không có gì ngòai mấy tấm chiếu trải dưới sàn nhà. Cuối phòng là một chiếc bàn nhỏ. Cả hai đứng bên nhau yên lặng nhìn vào căn buồng. Một ý tưởng tinh nghịch len vào óc, cô muốn trèo vào đi lăng quăng trong căn phòng ấy, quấy động cái trống trơn của nó. Nhưng sợ anh la nên cô chỉ đứng im thin thít bên cạnh. Căn phòng thực chẳng có gì để phải nhìn. Nó trống quá. Cô chợt nhớ đến chữ "Emptiness" thầy vẫn thường nhắc nhở. Cái Phật tánh mà người con Phật lúc nào cũng tìm cầu.

Bên cánh trái căn phòng có một bụi trúc xanh mướt như ngọc, trên những thân trúc, có ai nghịch ngợm khắc tên lên ấy như một dấu kỷ niệm. Cô reo lên:

"Anh ơi, có người khắc tên lên cây trúc nè. Em cũng muốn bắt chước khắc tên tụi mình lên đó nữa. Anh cho em mượn cái gì để khắc đi..."

Một lần nữa, anh sợ chủ vườn bắt gặp lại đuổi cổ cả hai ra ngòai. Giả vờ lục túi, anh tìm cách thóai thác sự nghịch ngợm của cô:

"Anh không có con dao nhỏ nào để khắc cả..."

Nghe tiếng leng keng của chùm chìa khóa, cô kêu lên:

"Kìa, lấy chìa khóa khắc cũng được mà..."

Miễn cưỡng, anh rút chùm chìa khóa trong túi ra, viết nguệch ngọac rất nhanh trên thân trúc, rồi đút ngay chùm chìa khóa vào túi. Nhưng cô không chịu, cự nự:

"Anh viết mờ quá, phải khắc rõ hơn mới được cơ. Đưa em mượn, em khắc cho..."

Nói là làm, cô nắn nót, bặm môi viết lại tên anh và cô, tuy nguệch ngọac nhưng cũng rất rõ nét. Cẩn thận, cô lại còn vẽ thêm trái tim nhỏ (cho giống cái hình bên cạnh). Còn anh thì đứng đằng sau, cố ý lấy tòan thân mình để che, thầm mong không bị chủ vườn bắt gặp thì... quê lắm!

H





tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương