Nội dung số này



tải về 3.08 Mb.
trang13/26
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích3.08 Mb.
#37643
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   26

VỀ CHÙA
Tiếng chuông ngân lòng ai thức tỉnh

Cổng tam quan gió mát với trăng thanh

Mặt đất phẳng bước chân và tiếng sỏi

Nghe thênh thang tĩnh lặng một cõi thiền.


THƯƠNG
Thương nhau tóc bạc hư vô

Thương chi như rứa

thẩn thờ hư không

Thương hay tay gối em nằm

Con tim khối óc mặn nồng lắm em.


VÔ GIA CƯ
Đêm giá buốt

người không nhà

đi bộ

suốt đêm

nệm êm, nệm êm

nệm êm

chẳng đủ

máy sưởi vặn đến 70 độ

sáng mai có nắng



nằm vỉa hè ngủ

có sao!?

BẠCH XUÂN PHẺ





THÍCH LÝ SỰ ƯƠNG NGẠNH

NGÔN HẠNH LẠNH NHƯ TIỀN
Tịnh Minh soạn dịch



Tại tu viện Gô-xi-ta (Ghosita) ở Kô-xam-bi (Kosambi) có hai Sa-môn uy tín, một là Giám luật và một là Giáo thọ. Cả hai đều hướng dẫn 500 chúng Tỳ-kheo. Một hôm tắm giặt xong, vị Giáo thọ ra khỏi phòng tắm mà không đổ hết nước trong chậu, vị Giám luật thấy vậy hỏi:

- Thầy để nước trong chậu phải không?

- Thưa vâng, sao ạ?

- Như vậy là có tội! Nhưng nếu vô tình thì không sao.

- Thật sự tôi không cố ý, xin cảm ơn Thượng tọa đã nhắc nhở.

Sau đó đồ chúng của vị Giám luật hay chuyện và tỏ vẻ xách mé với môn đệ của vị Giáo thọ:

- Thầy của các anh chỉ chú trọng về mặt chữ nghĩa văn tự chứ có quan tâm gì đến oai nghi tế hạnh, giới luật tu hành; nhiều chuyện còn thô tháo, bết bát lắm!

Nóng mũi vì những lời trịch thượng, môn đệ của vị Giáo thọ đến thỏ thẻ với thầy mình, rồi cũng ra mặt trả đũa:

- Thầy của quý vị ngon lắm! Bề ngoài trông có vẻ ‘tu rị tu rị’ nhưng bên trong ai mà lường được: quanh co khúc khuỷu, lởm chởm gồ ghề!

Thế là hai bên hỏa bốc, ai cũng ra sức bảo vệ uy danh của thầy mình, dần dần tạo thành một cuộc khẩu chiến dai dẳng, tệ hại.

Đức Thế Tôn được tin và đã hai lần gởi lời giảng hòa nhưng không được, lần thứ ba Ngài đích thân đến tu viện Gô-xi-ta, hợp chúng và khuyên rằng:

- Này các thầy Tỳ-kheo, đủ rồi! Đừng cãi nhau nữa. Các thầy thấy đấy, cãi vã, xung đột, bất hòa, tranh luận v.v… tất cả đều bất lợi. Các thầy nên đoàn kết, hòa thuận với nhau.

Họ không những không nghe lời khuyên của Đức Thế Tôn mà có vị còn ngông nghênh, lên mặt:

- Bạch Thế Tôn, xin Ngài hãy an thân lập mệnh, hãy ung dung thanh thản trên cõi đời này. Chúng tôi cãi vã, xung đột, bất hòa, tranh luận… nhưng nổi danh đó!

Đức Thế Tôn im lặng trong giây lát rồi tha thiết nói:

- Này các thầy Tỳ-kheo, các thầy đã từ bỏ gia đình, xuất gia học đạo, thọ trì giới luật, nghiên cứu kinh văn, hãy để ngọn đèn trí tuệ của các thầy tỏa sáng khắp nhân gian mới xứng danh là bậc thượng sĩ ly tham, hiếu hòa, nhẫn nhục.

Mặc cho Đức Thế Tôn hết lời khuyên răn, nhưng chứng nào tật nấy, họ cho rằng có tranh cãi mới lừng danh, tiến bộ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nhận thấy rằng:

- Như thế này thì ta bị vây hãm, chen lấn và không sao có được cuộc sống an lành. Thiết tưởng ta nên rút khỏi đám đông, lui về cô tịch.

Ngài đi khất thực một vòng ở Kô-xam-bi; rồi, không một lời từ giã Tăng đoàn, Ngài lặng lẽ ôm bát đến thẳng làng Ba-la-ka (Balaka), thuyết pháp cho Đại đức Ba-gu (Bhagu) hiểu được nếp sống cô tịch. Sau đó Ngài đến vườn Lộc Uyển, phía đông rừng Trúc Lâm, giáo hóa cho ba thanh niên nhận ra cảnh an lạc hạnh phúc của sự hòa hợp; và từ đó Ngài đến Pa-ri-lay-da-ka (P?rileyyaka), nơi Ngài hoan hỷ an cư mùa mưa tại rừng Bảo Lâm, dưới một cây cổ thụ xanh mát với sự trợ giúp của một chú voi già.

Các Phật tử ở Kô-xam-bi một hôm đến tu viện hầu thăm Đức Thế Tôn nhưng không thấy Ngài, họ hỏi:

- Bạch quý sư, Đức Thế Tôn đâu?

- Đến rừng Pa-ri-lay-da-ka rồi.

- Vì sao?

- Ai mà biết được!

Sau đó họ vỡ lẽ và nổi nóng nói:

- Các sư này quái quắt lắm! Chúng ta đừng lễ nghi cung kính, cúng dường ẩm thực cho họ nữa.

Và từ đó họ bày tỏ thái độ xem thường các sư ồn ào lất phất, lơ ngơ hiếu thắng kia.

Không còn mấy ai tới lui giúp đỡ, thiếu trước hụt sau, đói khát dài dài; các sư mới nhận ra hậu quả tai hại của sự phóng ngôn kiêu mạn. Họ cùng nhau xin lỗi, và muốn gặp Đức Thế Tôn để đảnh lễ sám hối, nhưng vì mùa mưa đang thời cao điểm, không thể đi được, họ phải đành chịu cảnh khốn khó, cơ hàn. Trong khi Đức Thế Tôn, một mình một bóng, an nhiên tự tại trong chốn rừng sâu với chú voi già viễn ly tịch tịnh và cậu khỉ vàng thân thiện, khôn lanh.

Cuối mùa mưa, các Phật tử thuần thành và 500 Tỳ-kheo khẩn cầu tôn giả A-nan đi cung thỉnh Đức Thế Tôn về. A-nan và các sư lên đường, nhưng khi đến rừng Bảo Lâm, A-nan tế nhị để họ đứng bên ngoài, một mình vào vấn an, hầu Phật. Sau khi đảnh lễ Bổn Sư, A-nan ngồi sang một bên, Đức Thế Tôn hỏi:

- Thầy đến một mình sao?

- Bạch Thế Tôn, với 500 Tỳ-kheo nữa.

- Các thầy ấy đang ở đâu?

- Dạ… quý huynh đệ đang đứng bên ngoài.

- Mời các thầy ấy vào.

A-nan mời các thầy vào. Họ mừng mừng tủi tủi, quỳ lạy dưới chân Đức Thế Tôn, và ngậm ngùi nói:

- Bạch Thế Tôn, sao Thế Tôn phải chịu cảnh gian khổ như thế này, cô quạnh và hiu hắt quá! Không một bóng người tới lui giúp đỡ; bốn bề cây cỏ, dày đặc núi rừng, gạo nước đâu mà sống qua ngày! Các thầy đồng loạt khóc nức nở.

Đức Thế Tôn mỉm cười, nói:

- Này các thầy Tỳ-kheo, đừng lo ngại và đau buồn cho ta. Chú voi già Pa-ri-lay-da-ka là người bạn tâm phúc của ta. Chú không biết nói tiếng người nhưng chú hiểu được lòng người và có một tâm hồn vị tha, chung thủy vô hạn. Ai có được người bạn như thế, người ấy không bao giờ cảm thấy cô đơn và rất vững tâm trên bước đường viễn ly tịch tịnh.

Ngài đọc kệ:



Nếu gặp bạn sáng suốt,

Cẩn trọng, sống hiền lương,

Hàng phục mọi nguy biến,

Hoan hỷ kết bạn đường.

Nếu không gặp bạn trí,

Cẩn trọng, sống hiền lành,

Nên như vua từ bỏ,

Vương quốc bị xâm lăng,

Hãy sống đời đơn độc,

Như voi giữa rừng xanh.

Thà sống cảnh cô đơn,

Hơn bạn bè kẻ ngốc,

Sống lẻ loi đơn độc,

Không gây nghiệp hoành hành,

Như voi giữa rừng xanh,

Thênh thang vô tư lự.
Đức Thế Tôn đọc kệ xong thì 500 Tỳ-kheo liền chứng quả A-la-hán.

Bấy giờ A-nan mới trình lời cung thỉnh của hàng ngàn đệ tử nam nữ tại gia mời Thế Tôn trở về Kô-xam-bi. Đức Thế Tôn chấp thuận, và thế là thầy trò thu xếp y bát trở về Kỳ Viên. Tội nghiệp cho chú voi già, cứ quấn quít bên Đức Thế Tôn và buồn buồn chen giữa các thầy, tỏ vẻ lưu luyến không muốn giã từ ánh mắt hiền hòa và dung nhan từ ái của đấng đại giác Thế Tôn. Hiểu ý, Thế Tôn vỗ vai voi, nói:

- Này Pa-ri-lay-da-ka, ta hiểu rõ tấm lòng thiết tha trung hậu của bạn, nhưng rất tiếc là kiếp này bạn chưa có thể cùng chung sống và tu học với đại chúng. Hãy nuôi dưỡng chánh hạnh như ta và bạn dưới cội cây này. Thôi, hãy ở lại vui vẻ, ta đi đây. Pa-ri-lay-da-ka liền sụp hai chân trước xuống với hai hàng nước mắt ròng ròng. Không ai bảo ai, các thầy nhìn nhau và cũng rưng rưng nước mắt. Đưa tay vẫy chào tạm biệt chú voi già trung hậu và cánh rừng êm ả bao dung, Đức Thế Tôn cùng đồ chúng trở về Xá-vệ.

Được tin Đức Thế Tôn đã về, nhóm Tỳ-kheo lắm chuyện ở Kô-xam-bi kéo nhau đến sám hối. Quốc vương Kô-xa-la hay tin, đến thăm Đức Thế Tôn và thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn, con sẽ không cho các sư lộn xộn, quá khích đó vào nước con.

Đức Thế Tôn nói:

- Đại vương, đó là những Tỳ-kheo có tâm tu học, chỉ vì thích tranh cãi mà không nghe lời Như Lai. Nay họ đã nhận ra lỗi lầm và đến sám hối ta, nên để cho họ tới.

Được sự cho phép của Đức Thế Tôn và quốc vương, các thầy Tỳ-kheo ngông nghênh kia đến gặp Đức Bổn Sư, quỳ mọp dưới chân Ngài và khóc nức nở. Họ thành tâm sám hối, xin Đức Thế Tôn tha cho cái tội xung khí, bốc đồng của họ trước kia. Đức Thế Tôn hỷ xả, nói:

- Này các thầy Tỳ-kheo, các thầy đã phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng. Các thầy đã cắt đứt ái ân, xa rời cha mẹ, theo ta học đạo, tôn ta làm thầy; vậy mà các thầy không nghe lời ta! Thôi, hãy đứng lên. Hãy chánh niệm, hòa hợp và tinh tấn. Chánh niệm, hòa hợp và tinh tấn thì an lạc.

Ngài đọc kệ:



Lắm người không biết rằng,

Ta chết vì cãi nhau,

Ai nhận ra điều đó,

Tranh cãi lắng dịu mau.

(PC. 6)


(trích từ tác phẩm của Tịnh Minh: Từng Giọt Nắng Hồng)



1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương