Nội dung số này



tải về 12.44 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích12.44 Mb.
#33723
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Công Cha Nghĩa Mẹ
Ngày người cha không hẳn là chỉ một

Mà từng ngày trong trí não con thôi

Mãi từ khi mẹ lìa thế gian rồi

Hình bóng cha trông ngút ngàn cô độc

 

Nỗi nhớ mẹ tháng ngày không khuất lấp



Mà lòng nào lơ đễnh với cha yêu

Mười mấy năm bao khô héo sầu đau

Cha gặm nhấm đêm ngày thân đơn lẻ

 

Con cứ não nề phận buồn con trẻ



Cha cứ hao gầy hình vóc tâm can

Từng mùa qua cõi sống vẫn lầm than

Nhà lạnh lẽo mất tăm màu hạnh phúc

 

Có những cơn mơ thấy mẹ về như thật



Có những bàng hoàng hụt hẫng rời xa

Có những cơn mơ thấy không còn cha

Khi thức giấc lòng quặn lòng xao xác

 

Nước mắt khóc thương mẹ từ tăm tắp



Nước mắt đẫm lòa khóc tủi thân cha

Cứ vậy thôi, ngày tháng cứ dần qua

Bóng mẹ vẫn xa, sầu cha ngun ngút

 

Đã quyết tâm, không khóc bằng nước mắt



Phải thực hành bằng lý lẽ con tim

Đến với cha bằng an ủi thăm nom

Đến với cha bằng cận kề chăm sóc

 

Từng chén cơm ngon, món ăn cha thích



Từng bát trà thơm, mời mọc ân cần

Ngồi lại bên người, han hỏi quan tâm

Nầy áo nầy khăn, hầu cha khỏi lạnh

 

Lòng cha vui, lửa tình thương loang ấm



Lòng mẹ hiền cõi lạ thoáng lâng lâng

Từ lòng con bù đắp chút hiếu ân

Một kiếp công cha một đời nghĩa mẹ.

TỪ TÚ TRINH





Bóng Mát
Ngô Kỳ Điệp





Mất mẹ đời con như lá úa
Xuân về con ngỡ xuân chưa sang.
Xuân về xuân của riêng thiên hạ
Con mất xuân rồi đâu có xuân.
Minh Viên

Từng cơn gió bấc thổi qua lớp phên mỏng lùa vào trong chăn mang theo cái lạnh tê buốt trong mùa biển động. Nó giật mình thức dậy trong bộ đồ mỏng vá nhiều chỗ. Người nó run lên, đôi môi tím dần, hai hàm răng đánh khớp vào nhau cầm cập không ngừng. Ngoài khơi biển từng cơn sóng lớn đục ngầu lao vội vã vào bờ như phá tan màn đêm tăm tối. Con Mực nằm co ro nơi góc nhà bác Năm bỗng tru lên một hơi dài thật dài rồi tắt lịm sau lằn chớp sáng rực góc trời tây. Những tia chớp lập lòe, ẩn hiện đuổi nhau trên không bỏ lại đằng sau những âm thanh vang rền ghê rợn.

Trời trở gió mạnh. Mưa ào ạt trút xuống. Cây đòn sóc trấn miếng phên nhỏ sau hè bếp bị gió vật ngã va vào thành ảng làm chiếc gàu sắt rơi xuống kêu choảng lên một tiếng. Nó hốt hoảng ngồi bật dậy vớ lấy cái nón lá đội lên đầu rồi chạy u ra ngoài xem chừng cái ảng nước bị bể không. Cái ảng nước nhỏ xài đã lâu năm, cát sạn bên trong bắt đầu rã ra từng hạt đọng dưới đáy. Nó quý cái ảng này hơn bất cứ vật gì khác vì năm xưa chính tay mẹ nó xin xi-măng về làm lấy. Lằn chớp ngoằn ngoèo nhoáng lên soi rõ cái ảng nước còn nguyên.

Vào đứng nơi xó bếp một chặp, nghĩ răng, nó lại chạy ra nghiêng cái ảng cho nước chảy rồi gắng sức lăn dần vào bên trong. Chờ một hồi cho ráo nước trên người, nó yên tâm vào giường phủ chăn lên ngực nhìn hai đứa em chập chờn ngủ trong cơn lạnh. Thỉnh thoảng thằng Út lại rùng mình một vài cái khi tiếng sấm xẹt ngang trời. Nó đưa mắt nhìn quanh căn nhà tìm vật gì che bớt gió cho đỡ lạnh. Tấm phên nó thường dùng chắn gió đã bị rách toạt sau cơn bão tuần trước. Nó chợt nhớ đến chiếc chiếu bông của bác Năm, người hàng xóm cho nó hôm trước. Nó vội chồm người xuống giường lôi ra đắp cho hai đứa em và nó. Có được một ít hơi ấm thằng Út duỗi chân ngáy khò. Đêm nay nhờ chiếc chiếu cũ mà anh em nó yên giấc. Con Ba và thằng Út khỏi phải trằn trọc, rùng mình mỗi lần gió bên ngoài lồng vào.

Hình dáng gầy gò của mẹ cứ thoáng hiện trong tâm trí nó hằng đêm. Một cái ảng nước cũ kỹ, một chiếc nón lá rách, một cây chổi đã cùn tất cả đều gợi lên hình bóng của mẹ. Nó coi những thứ ấy như những báu vật mà mẹ đã để lại. Đêm nay, gió lạnh tràn về làm cho cõi lòng nó trống vắng và nhớ mẹ nhiều hơn, nhớ đến da diết. Nó nhủ thầm như tâm sự cùng mẹ đâu đây; “Phải chi mẹ còn sống, anh em con chẳng bị lạnh và thiếu mặc như đêm nay. Những mùa đông năm trước, nằm bên mẹ, anh em con chẳng biết cái lạnh nó lạnh ra làm sao. Chúng con giành nhau ngủ bên mẹ vì lòng mẹ ấm, ấm hơn cả than hồng. Từng hơi thở của mẹ đã sưởi ấm toàn thân chúng con suốt những ngày đông giá buốt. “

“Năm xưa cũng vì cái ăn, cái mặc của chúng con mà mỗi mùa đông đến mẹ vất vả, cực khổ hơn. Mùa đông ở biển sóng to gió lớn, tôm cá chạy xa bờ, mẹ dầm mưa, dãi nắng lam lũ từng ngày trên ruộng rẫy trồng khoai, dăm sắn, gieo mạ cho người. Từng giọt mồ hôi nóng trên vai gầy của mẹ nhọc nhằn đổ xuống cho da thịt chúng con được thơm nồng. Lưng mẹ mỏi mòn cong cho từng hơi thở chúng con được bình an trong giấc ngủ. Mắt mẹ sâu, da mẹ xanh xao cho tiếng cười đùa chúng con trong suốt như pha lê. Mẹ mới ngoài ba mươi mà tóc mẹ đã bạc trắng và thưa. Mẹ chăm lo, thương yêu chúng con đến hơi thở sau cùng của mẹ.”

“Đêm hôm đó gió trời se lạnh, mẹ con quây quần bên nồi khoai xôi sùng sục. Xác mía trong lò nổ lép bép bay ra thơm ngát. Con Ba thằng Út dành nhau củ khoai lùi nóng hổi từ tay mẹ. Mẹ mang đống quần áo cũ ra khâu chỉ vá lại từng cái quần, cái áo đã rách. Mẹ nhìn chăm từng đứa chúng con vui đùa mà nước mắt mẹ chảy. Hôm sau, con mới biết tại răng đêm qua mẹ ôm chặt chúng con vào lòng mà khóc. Mẹ khóc; vì ngày mai chẳng còn ai chăm lo cho những đứa con thơ dại của mẹ nữa. Mẹ khóc, vì mẹ sẽ không đi hết con đường của mẹ dành cho chúng con trong những ngày tới. Như mọi người xung quanh, mẹ mất trong cái nghèo cái khổ. Mẹ mất trong cơn bịnh hoạn thiếu thốn. Mẹ mất sớm, chúng con mất tất cả. Chúng con bơ vơ, hụt hẫng giữa cuộc đời sóng gió. Mẹ mãi mãi là bóng mát của cây cổ thụ ngàn năm che chở cuộc đời chúng con”.

Bỗng dưng đôi mắt nó ướt nhòa. Nó đã khóc. Nó khóc không phải vì cái lạnh, cái nghèo đang mang nặng trên vai mà nó khóc vì anh em nó sớm thiếu đi tình mẫu tử thiêng liêng, một thứ tình mà nó chẳng bao giờ tìm kiếm được ở nơi ai trong đời. Nó gục đầu thiếp đi trong tiếng sóng gào, mưa rơi và gió rít bên ngoài.

Con gà bên nhà chú Tám cất tiếng gáy báo trời sắp sáng. Nó thức giấc bước chân xuống giường nhóm bếp lửa và hâm lại nồi nước chè xanh. Nó đến bàn thờ thắp cho ba má nó cây nhang cho ấm. Uống xong một ngụm nước chè rồi nó đội nón, khoác lên người chiếc áo tơi và tay mang cái bao tời đi lần xuống biển. Nó thường đi vào giờ này để mót những lộn củi lụt từ thượng nguồn trôi xuống. Có khi nó lượm được vài trái bôm, trái lê và cái hộp nhựa đựng bơ đậu phụng từ hải cảng Sơn Trà-Đà Nẵng trôi vào. Nó đi sớm như vậy vì phải về nhà trước khi trời sáng để đón kịp chuyến đò nhì lên nguồn làm rẫy.

Trời hãy còn lạnh. Những đám sương mù dày đặt bay là đà trên mặt đất làm bãi biển tối hơn. Vừa đi nó vừa đọc bài thơ mà chú tiểu chùa Hoa Sơn làng Nam Ô thường đọc cho nó nghe mỗi khi có dịp lên chùa chơi với chú. Nó nhớ mang máng ở khúc sau;



Có những đêm thiêm thiếp trong mơ

Mơ thấy hồn con về thăm mẹ

Được ấp ủ trong tình thương của mẹ,

Mảnh hồn con ấm dịu biết bao nhiêu?

Bốn phương trời con tìm kiếm đã nhiều,

Nhưng không có một tình yêu của mẹ.

Vu Lan đến cõi lòng con quạnh quẽ,
Bóng người xưa như phảng phất đâu đây.
Một chiều thu lạnh dâng bát cơm đầy,
Tình nghĩa ấy, mẹ ôi ! bao thấm thía.
Phương trời này con ngậm ngùi rơi lệ,
Đức cù lao muôn một trả chưa xong.
(1)
Đọc xong đoạn thơ, nó vòng hai tay lên ngực tìm chút hơi ấm rồi lặng lẽ dọc theo bờ biển Nam Ô đầy sương mù.
________


(1) Bài thơ Dâng Mẹ của Hòa Thượng Quảng Độ





nguyên sơ thơ YÊN CHI

em thập thò trong cái vỏ ốc
rồi lại chường mình đi ra
đêm phả sương mê lên bờ cát
như lệ vỡ giữa lòng đêm
sóng giật mình khẽ cất tiếng hát
xô vào em - lời nguyền - ám -
ngày mới chớm
mặt trời đã xám đen

ta dập tắt lửa sầu


ơi! lả cơn đau theo người
cái vỏ ốc nằm đó - em vẫn là em?
cho dù nghìn con sóng dội
cho dù ta bỏ bùa bằng giọng nói
cho dù một thời em trổ đóa chiêm bao
bằng môi hôn quyến rũ
chiêu niệm
gối mộng ta khát khao


ta vẽ vào đêm
nguệch ngoạc từng nét lên bức họa
lỡ mùa trăng - phù phiếm - lại mùa trăng!
tay cọ rối bời
vào em
mượn hồn - cái vỏ ốc - có phải vẫn là em?
ta níu giấc mơ
những âm thanh chập chờn của sóng
ngẫu nhiên - nép đầu say - tình tự gọi tên

em thập thò trong cái vỏ ốc


một lần chường mình đi ra
sóng vong ân - sóng co mình xô ngã
ta mất trí nhớ
ta câm nín...
vén màn đêm tìm bóng mình cao cả
nguyên sơ
chỉ là một hạt cát tự tiền kiếp bên em.
..



Thành Phố Lá Phong
Biện Thị Thanh Liêm


1./

Anh. Bây giờ mùa thu. Mưa đã về trên thành phố mình đang ở. Bầu trời thấp và sương mù trên cao. Chung quanh cũng vẫn là những dãy núi thấp nằm vắt ngang lưng chừng trời như vòng tay ấm êm bao quanh thung lũng. Mùa thu với những cơn mưa thảng thốt. Lạnh và khô. Có hôm trời sương mù trắng xóa. Phố phường như bơi trong giòng sông. Mênh mông. Bất tận. Trí nhớ em bất chợt quay lui về quá khứ với những nhánh sông đã qua trong cuộc đời. Buồn bã. Và lòng không khỏi ngậm ngùi khi bao phen trước những ngã rẻ của phân ly bất chợt!?…

Dù sao thì bên những dãy núi, mình vẫn mang cảm giác được che chở bình an hơn là đứng trước những giòng sông ngược xuôi của muôn nẻo, anh nhỉ? Hôm qua, trong bản tin đầu ngày người ta cảm thấy hài lòng vì San José của miền Bắc Cali được xếp thứ nhì sau New York với mực độ an toàn về tội phạm. Nhưng còn những trận động đất? Từ lâu vẫn là cái án treo lơ lửng, như nỗi ám ảnh không quên của người dân Cali nắng ấm.

Amish school. Là vết thương không thể chữa lành trong trái tim nhân loại hôm nay. Trường học phút chốc cũng có thể biến thành trận địa khi người mẹ buổi sáng đưa con đến trường… để giữa trưa thì được tin con đã chết bởi kẻ không quen biết, không hận thù.

Đâu có nơi nào có thể bình an khi con người vẫn thích dùng vũ khí và quyền lực để săn đuổi và trấn áp lẫn nhau trên khắp cùng mặt đất! Dường như đây là một thời đại mà con người đã cam tâm quay mặt với ánh sáng của niềm tin để bóng tối cứ bao quanh và vây xiết mình trong những hỗn mang và bạo động.

2./

Hôm qua, tình cờ, em gặp họa sĩ Đàm Ninh, (thỉnh thoảng Ninh vẫn có những cuộc triển lãm tranh ở Thành phố San-Jose) người bạn lâu xưa của những tháng ngày còn long đong nơi thành phố cũ. Saigon và những chuyến ra đi lặng lẽ của những người muốn làm lại định mệnh đời mình. Người bạn của hôm nay với nụ cười ngắn, khuôn mặt sáng, và bình an. Khi cả hai cùng đứng xếp hàng chờ mua sale đồ dùng điện tử nơi Fry’s nhân ngày lễ hội, Ninh hỏi em, Bà vẫn còn đến Thạch Bích Lữ chứ? Em gật đầu và thấy hay hay vì cái tên ngộ nghĩnh mà Ninh đặt cho quán café Blue Rock Shoot mà thỉnh thoảng em hay đến, nơi Big Basin Way, Saratoga. Và, anh nhớ không? em gọi Thành phố lá phong!

A! Em sẽ kể anh nghe câu chuyện lá phong của một nhà văn Trung quốc mà em đã đọc lâu xưa, anh nhé. Một chuyện tình đơn sơ nhưng đậm nét thủy chung của người đàn bà miền sơn dã. Trái tim em đã rung động theo trái tim của người vợ chia tay cùng chồng trong mùa lá phong rơi ngập lối.

Anh ạ, nàng là con gái nhà khá giả còn chàng là người làng bên, nghèo khó. Mỗi mùa vụ chàng sang làm công bên nhà nàng. Rất cần mẫn. Nàng thầm yêu con người hiền lành và mộc mạc ấy. Còn chàng cũng thao thức vì người con gái hiền thục và đoan trang đó. Cha mẹ nàng biết chuyện, thương con nên cũng thuận lòng tác hợp mà không cần sính lễ. Thế là nàng theo chồng về bên kia núi cách một cánh rừng để sống một cuộc đời đã tưởng như rất là hạnh phúc dù nàng có phải cực khổ hơn nhiều so với khi còn nơi nhà cha mẹ. Một ngày, chàng bàn cùng vợ để mình lên Thượng Hải kiếm việc làm mong thoát khỏi cảnh bần cùng. Tất nhiên nàng xuôi lòng, sắm sửa hành lý cho chồng bằng cách bán hết những quần áo đẹp của nàng cùng những đồ dùng trong nhà để có tiền làm lộ phí cho chồng. Chàng vô cùng thương cảm trước tấm tình của người vợ cơ hàn lúc nào cũng vì chồng mà sẵn lòng hy sinh tất cả. Thời gian đầu, thư đi tin lại, chàng còn nặng tình hỏi han vợ nhà. Bẵng lâu sau tin thư lần hồi phai nhạt… Dường như ánh sáng chốn kinh thành đã cuốn hút chàng trai quê lạc nẻo quay về. Nàng võ vàng mong đợi nhưng dạ vẫn không chút nghi ngờ, cứ nghĩ chồng lam lũ như xưa.

Nhưng rồi chàng về. Và nàng quá đỗi ngỡ ngàng. Vì chàng muốn nói lời ly biệt cùng nàng bởi chàng thú nhận, đã có người yêu khác đang chờ nơi phố thị. Nàng đau đớn. Trái tim tưởng có thể vỡ tan trăm mảnh. Nàng đành gạt lệ chia tay với chồng dù tình yêu vẫn đầy ắp trong lòng người vợ trẻ sắt son. Nàng chỉ xin chàng một điều sau chót: xưa khi về nhà chồng không có sính lễ cũng không có của hồi môn mà chỉ vỏn vẹn có một cái tráp đựng quần áo mang theo; nay nàng cũng muốn được chàng đưa trở về nhà cha mẹ với cái tráp của ngày vu quy năm cũ. Chàng bằng lòng.

Hai người lên đường. Thay vì dọc theo con đường mòn bao quanh khu rừng băng qua cánh đồng lúa chín len theo chân núi quanh xóm thôn như khi xưa họ đã đi; chàng vì nóng lòng muốn gặp lại người yêu mới đang chờ nơi Thượng Hải nên đề nghị với vợ là nên chọn lối đi tắt, xuyên rừng để rút ngắn thời gian.

Không ngờ đi một đỗi xa, đường leo dốc ngược chập chùng cây lá, có lúc không có lối đi. Họ bỡ ngỡ, hoang mang và cứ nhắm hướng thẳng trước mặt mà bước. Rồi rừng như chợt đổi màu thay lá. Những chiếc lá phong màu đỏ sẫm chờn vờn trước mặt nàng như máu trong tim tràn vỡ đớn đau. Nàng nhớ thời gian về với chồng cũng mùa Thu. Nắng đã rực rỡ trên lối đi băng đồng và lúa cũng vàng ánh xôn xao. Bây giờ, tiễn biệt nhau sao cũng lại là mùa Thu với cánh rừng mênh mông trước mặt. Lặng lẽ buồn.

Nhưng ơ kia! Nàng bỗng hớn hở như Thu xưa, tung tăng như cô bé chơi trò nghịch lá. Nàng gom những chiếc lá phong vào lòng và thả rơi sau mỗi bước chân mà họ đã đi qua. Chàng lạ lùng không hiểu, đôi phen gạn hỏi thì nàng chỉ mỉm cười. Mãi sau nàng mới âu yếm giải thích cho chàng hiểu đó là nàng làm dấu chỉ đường cho chàng để khi chàng quay lại sẽ nhận ra lối đi dễ dàng hơn…

Câu chuyện kết thúc nửa vời và người đọc lửng lơ nơi đoạn kết. Không biết trước tấm tình của vợ, người chồng vẫn đành lòng tiến bước hay chợt tỉnh quay về mái nhà xưa cũ?

Với em, anh ạ. Đó là một câu chuyện tình nồng nàn và tuyệt đẹp, người chồng dù ra đi hay trở lại đó không phải là điều làm ta băn khoăn. Mà người đàn bà, với tình yêu chân thành và trọn vẹn, không có sự chen lấn của hận thù hay đối đãi cân phân. Đó là bức tranh tuyệt hảo của đời sống, tình yêu đã như mùa Xuân vĩnh cửu trong lòng nàng. Dù hạ, với cơn nóng bức bách của khó nghèo lam lũ nàng vẫn vui trong một hạnh phúc toại nguyền. Những Thu sang, ruộng vườn cằn cỗi nhưng lá vẫn xanh trong lòng nàng những mộng ước tinh khôi. Mùa Đông là chuỗi những đợi chờ trông ngóng mà tin yêu vẫn rực sáng cõi lòng…

Trong đời, đâu thiếu những người đàn bà cũng dám sống trọn cho tình yêu của mình đến vậy, phải không anh? Em đã biết những người đàn bà, mòn mỏi trông chồng từ miền rừng xa núi lạ như loài hướng dương chỉ hoài vọng có mặt trời. Thời gian đã như lớp băng làm rạn vỡ tuổi xuân… mà bóng chồng vẫn bằng bặt âm hao. Anh ạ, đó là những người đàn bà em đã gặp, ngậm ngùi, khi chưa đuợc một lần nhặt vội chiếc lá phong cho giờ tiễn biệt sau cùng…
3./

Hôm nay. Em dẫn Gia Khánh đến Blue Rock Shoot, vào phòng chơi nhạc nơi tầng nhất để con bé tập đàn giữa chỗ lạ cho quen anh ạ. Lần nầy cô bé chọn Nobuo Uematsu với bản To Zanarkand thật ngắn. Tiếng nhạc dương cầm vang nhẹ, ngập ngừng giữa buổi trưa cuối thu êm ả.

Cái quán cũng như thành phố chung quanh, vẫn giữ lại dáng vẻ bên ngoài của buổi đầu thế kỷ hai mươi. Bức tượng bằng gỗ đàn hương tạc hình người da đỏ thuộc bộ lạc Ohlone, là những cư dân đầu tiên trên vùng đất nầy… vẫn đứng đó, khoanh tay từ trăm năm bên cửa quán. Sân khấu nhỏ. Hàng ghế dài và những bàn café bằng gỗ. Chiếc cầu thang cây, giữa quán vẫn mộc mạc còn nguyên mắt lõi dẫn xuống bên dưới là hai tầng trệt với những bàn ghế lộ thiên phía sau, trông ra một khoảng trời bát ngát thông cao và phong vàng năm cánh… Những chiếc lá phong màu đỏ thắm, treo lơ lửng trên thân cây đơn độc. Như nỗi bâng khuâng của người. Đó là cái quán toàn bằng gỗ thông cũ kỹ. Nơi mà thuở xa xưa, là nơi tụ tập của người dân trong thị trấn sau giờ làm việc tại các nhà máy cưa, xưởng xay bột hay các đám rẩy trồng cherries, prune, apricot xanh ngắt. Họ chơi trò nghịch đá.

Người ngồi trên cao lăn những hòn đá lớn xuống dốc… Và kẻ đứng ở dưới dùng súng bắn theo linh tính… trong trò chơi phát nguồn từ tập tục săn bắn, hái lượm được du nhập từ miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Từ đó quán mang tên Blue Rock Shoot. Và Thị trấn là cửa ngõ chuyển mình sang Cách mạng kỹ thuật, nơi mà khuynh hướng bảo thủ phương Nam chạm mặt với khuynh hướng cải cách phương Bắc, và những tranh chấp về nhân sinh quan Đông Tây đã gặp gỡ nhau.

Đến ngày nay. Quán vẫn là nơi chốn họp mặt của gia đình và bè bạn vào cuối tuần như một gắn bó thân quen từ thuở xa xưa của những cư dân trong thành phố cổ.

Mùa Thu. Những con đường đơn độc với hàng cây phong lấp lánh, đứng lặng lẽ bên những khối lá vàng óng… cái quán bằng gỗ nâu ba tầng với cái tên ngổ ngáo: Blue Rock Shoot, Thạch Bích Lữ hay Quán Lá Phong… và cái thành phố mang tên Saratoga, “Suối tự ven đồi” hay “Nguồn nước thiêng từ trong đá”- theo thổ ngữ - đã gợi nhớ một vùng đất xa xôi bên Nữu Ước, nơi xảy ra trận đánh lừng danh của liên quân Mỹ-Pháp đã đẩy lui đoàn quân viễn chinh Anh quốc vào tháng mười của năm 1777… như một lời mời gọi tình cờ và em đến đó.

Nếu gần nơi em ở, Los Gatos. Một Thị trấn trên cao như người đàn bà đẹp, muộn màng. Kiêu sa và tĩnh tạc, với những dãy núi như bức tường thành che chở xung quanh, thì Saratoga như người đàn bà đẹp hồn nhiên nơi nông trại với chiếc áo choàng màu lá phong qua bốn mùa thay sắc!
4./

Anh. Mùa Đông năm nay thật lạnh. Trời đất như chuyển mình trăn trở. Khối lạnh từ Alaska tràn xuống, con người bỗng như trở thành thứ trò chơi của thiên tai và bạo động. Bão tuyết và mưa đá vùi lấp bao người nơi vùng Trung tây và bình nguyên đất Mỹ Khuôn mặt của thế giới hôm nay như bị nhăn nhó thảm thương vì muôn ngàn hiểm họa. Không một nơi chốn nào để con người cảm thấy an bình và tĩnh lặng.


5./

Anh nhắc em về mùa Xuân. Về những đổi thay trong cuộc sống trùng lấp đơn điệu của mình khi anh thấy em cứ mãi loay hoay tìm kiếm bóng dáng mình qua những khổ đau và hạnh phúc.

Nếu anh cho mùa Xuân là mùa của trẻ con và Thiền sư, vì với trẻ con và Thiền sư thì cuộc đời luôn luôn là mùa Xuân. Thì với em mùa Xuân như vẫn rất còn xa, giống như những hạt tuyết mỏng, hội tụ trên chóp đỉnh của rạng núi phiá chân mây …Mà có hôm, trời trong, đôi lần em cũng nhìn thấy được vạt nắng ấm của mùa Xuân trên cao. Lấp lánh./.
(thân tặng cư sĩ Thanh Liên TTS,

TV Hoa Sen )




Thơ ĐAN HÀ



1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương