Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học



tải về 402.24 Kb.
trang20/43
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích402.24 Kb.
#37897
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   43
Lập tôn

Tôn ở đây là một thuật ngữ của Logic học, với các nghĩa: cái được đề cao, cái được ưa thích, được chủ trương, được thành lập. Tôn là đối tượng tranh cãi của bên lập và bên phá, bên chủ và bên khách còn gọi là Tôn y (từ ngữ hiện đại có thể là mệnh đề proposition).

Tôn gồm hai phần: Logic học gọi là Tôn y tiền trần và Tôn y hậu trần. Ví dụ sau đây cho thấy sự phân biệt giữa hai bộ phận đó. 

Thí dụ: (Lập tôn) Âm thanh là vô thường. Tôn y tiền trần: Âm thanh chỉ sự vật. Tôn y hậu trần : vô thường chỉ thuộc tính của sự vật đó. Cũng như trong ngữ pháp, Tôn y tiền trần là chủ ngữ, Tôn y hậu trần là vị ngữ. Sư liên kết hai tôn y tiền trần và hậu trần lại gọi là tôn thể. Tôn thể mới là bản chất của vấn đề tranh luận. Hai bên không tranh cãi nhau về “Âm thanh” hay về “Vô thường”. Hai bên tranh cãi nhau về: Âm thanh là vô thường hay không phải là vô thường. Nếu như, trên cả hai khái niệm âm thanh và vô thường, hai bên còn bất đồng thì không thể lập tôn: âm thanh là vô thường. Trước hết phải cùng nhau nhất trí về nội dung hai khái niệm “Âm thanh” và “Vô thường”.
* Quan hệ giữa Tôn y tiền trần và Tôn y hậu trần như thế nào ?

Nhân minh học phân biệt có ba loại quan hệ: Logic học dùng thuật ngữ sau đây để nói lên ba lớp quan hệ đó:


 

(Tiền trần)                                                     (Hậu trần)

1- Tự tánh                                                      Sai biệt
2- Hữu pháp                    -------                     Pháp                                                
3- Sở biệt                                                       Năng biệt
 

1. Nói về mối quan hệ thứ nhất: Tiền trần là tự tánh thì hậu trần là sai biệt. Trong thí dụ âm thanh là vô thường. Thì từ âm thanh chỉ cho một sự vật (Logic học gọi theo thuật ngữ riêng là tự tánh). Còn vô thường là thuộc tánh của âm thanh nhưng đồng thời cũng là thuộc tánh của nhiều sự vật khác, như cái bình, cái bàn, cái ghế, ngôi nhà. Do đó, nhân minh mới gọi là “vô thường” là sai biệt. Hơn nữa, thuộc tánh (sai biệt) giúp phân biệt âm thanh với các sự vật khác, thí dụ với hư không.

Nói chung lại: hậu trần có phạm vi rộng hơn tiền trần. Vì khác với âm thanh, thuộc tính vô thường bao gồm nhiều sự vật khác, như cái bàn, cái bình, cái ghế.

2. Lớp quan hệ thứ hai giữa tiền trần và hậu trần: tiền trần gọi là hữu pháp thì hậu trần gọi là pháp. Hữu pháp là cái có thuộc tánh. Thuộc tánh là pháp. Âm thanh (hữu pháp) có thuộc tính (pháp)  là vô thường.

3. Lớp quan hệ thứ ba giữa tiền trần và hậu trần: tiền trần gọi là cái sở biệt thì hậu trần gọi là cái năng biệt. Nhờ có tính vô thường mà phân biệt được âm thanh khác với hư không là cái thường trú, thường hằng. Còn tiền trần tức là âm thanh là cái được phân biệt (sở biệt).

Tiền trần là đối tượng tranh luận của hai bên lập và phá. Cho nên, Logic học gọi tiền trần là thể. Còn hậu trần được Nhân minh học gọi là nghĩa, tức là thuộc tánh của thể. Bên lập và bên phá tranh luận về âm thanh có thuộc tính đó hay không, về thể (âm thanh) có nghĩa vô thường hay không.

Đặc tính của một Tôn đúng đắn, đăc tính đó là trái ngược với bên đối phương, và thuận hợp với chủ ý của mình. Nếu không trái với quan niệm đối phương thì cần gì phải chứng minh Tôn của mình với Nhân và Dụ.

Dưới con mắt của Luận sư Dignaga, ông Tổ sáng lập ra Logic học Phật giáo, Tam đoạn luận chỉ là cái đuôi của nhận thức luận mà thôi, tuy rằng cái đuôi ấy cũng quan trọng. Bởi lẽ, vấn đề không phải là tự mình nhận thức đúng đắn, mà còn phải diễn đạt nhận thức đúng đắn đó làm cho người khác cũng nhận thức đúng đắn như mình. Đạo Phật trong quá trình truyền bá khắp nơi trên thế giới từ Á sang Âu Mỹ, từ Đông sang Tây, tuyệt đối không bao giờ  dùng bạo lực, mà chỉ thuyết phục và thuyết phục. Mà vũ khí chính để thuyết phục là Logic học hay Nhân minh học.


 

Trong cuốn “Triết học Ấn Độ“ tập II (Indianphilosophy), tiến sĩ Radhakrishnan, ngay trong bài dẫn nhập ở trang 17 đã nói rõ: “Đối với các tư tưởng gia Phật giáo lớn, Logic học là kho vũ khí chủ yếu, tạo ra những vũ khí phê phán hủy diệt phổ biến


Phê phán gì và hủy diệt gì ? Tác giả viết tiếp: “Phật giáo phục vụ như 1 liều thuốc tẩy quét sạch tâm thức khỏi hậu quả xơ cứng của những trở ngại cổ xưa…”

Nguyên bản:” For the great Buddhist thinkers, logic was the main arsenal, where were forged the weapons of universal destructive criticism..Buddhism served as a cathartic in clearing the mind of the cramping effects of ancient obstructions…”,p.17 (sách đã dẫn).


 

Với môn Logic học hay Nhân minh học Phật giáo được hoàn chỉnh bởi Luận sư Trần Na (Dignaga) vào thế kỷ VI Công Nguyên, sự nghiệp giác tha của đạo Phật được đẩy lên một bước mới. Công trình Logic học đồ sộ của ông,”Pramana samuccaya” (Hán dịch: Tập lượng luận) là một tập hợp nhiều công trình Logic học của ông viết rãi rác trong một thời gian dài, được ông soạn thông nhất trong một bộ sách duy nhất, có bản sớ giải của Jinerdrabuddhi. Đáng tiếc là bản Hán dịch của Nghĩa Tịnh đã bị thất lạc. Sự nghiệp truyền bá đạo Phật của Dignaga, thông qua các công trinh logic học của ông và học trò ông đã được nổi tiếng một thời với danh xưng “chinh phục thế giới” (“ The conquest of the world”, “Buddhist logic-trang 34.Th Scherbatsky). Cũng như bậc Chuyển Luân Vương chinh phục toàn cõi Ấn Độ, và đặt Ấn Độ dưới quyền thống trị của mình, Luận sư Dignaga cũng chinh phục thế giới tức là toàn cõi Ấn Độ, và đặt Ấn Độ dưới sự thống trị của Phật giáo.


 

Điểm khác biệt chủ yếu giữa Tam đoạn luận của Nhân minh học và Tam đoạn luận của phương Tây .

Tam đoạn luận (syllogism) của phương Tây chủ yếu là của Aristotle.Tuy phương Đông hay phương Tây (Aristotle) đều dùng từ Syllogism, tức Tam đoạn luận, nhưng giữa hai bên có một sự khác biệt căn bản, cần lưu ý ngay từ đầu.

Tam đoạn luận của Aristotle là ba phần hay ba mục của quá trình tư duy, để tìm ra sự thật cho chính bản thân mình. Nếu nói theo từu ngữ Phật giáo, thì Tam đoạn luận của Aristotle nhằm mục đích tự ngộ. Hãy dùng một ví dụ quen thuộc của Logic học phương Tây:

1. Đại tiền đề: Tất cả mọi người đều phải chết .(mục I)
2. Tiểu tiền đề: Socrates là người .(mục II)
3. Kêt luận: Cho nên Socrates cũng chết.(mục III)

Mục I của Tam đoạn luận gọi là Đại tiền đề (tiếng Anh là Major premise). Mọi người đều phải chết là một chân lý mọi người đều phải đồng thuận .

Mục II là Tiểu tiền đề cũng là một chân lý nữa mà mọi người đều phải đồng thuận 
Xuất phát từ hai tiền đề lớn và nhỏ nói trên,chúng ta đi dến kết luận là Socrates, vì cũng là người cho nên cũng phải chết.

Nói chung lại, tam đoạn luận là quá trình tư duy đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.Một quá trình tưu duy logic, nhằm giải quyết một vấn đề mà bản thân còn phân vân.Socrates, bậc vĩ nhân Hy lạp cổ đại, thầy dạy của Platon và bao nhiêu danh nhân khác phải chăng là Thần thánh là bất tử ?

Nhưng đâu có phải, Socrates cũng chỉ là con người, tuy là con người vĩ đại, và như tất cả mọi người, ông cũng phải chết, không thể là bất tử.

Tam đoạn luận của Phật giáo không phải xuất phát từ một vấn đề mà mọi người đồng thuận, trái lại xuất phát từ một vấn đề đang tranh luận, ít nhất là giữa lập thuyết và đối phương. Hãy trở lại ví dụ đã dẫn chứng.

Người lập thuyết nói: Trên đồi đàng xa có lửa.
Đứng đàng xa, không ai thấy có lửa cả.Nhiều người đặt nghi vấn và phân vân,không rõ là co lửa hay không có lửa, cho nên cãi nhau.Người lập thuyết bèn nói :Trên đồi, đúng là không thất có lửa, nhưng chúng ta thấy có khói.Mà nơi nào có khói là có lửa.Anh ta nói :
Nơi nào có khói là có lửa. Trên đồi có khói cho nên ở đấy có lửa.

Như chúng ta thấy, điểm xuất phát của Tam đoạn luận Phật giáo là một điểm tranh luận, trong khi điểm xuất phát của Tam đoạn luận của logic học của Aristotle là một điểm đồng thuận.

Ngoài ra, còn có một số điểm khác biệt nữa, như trong từ ngữ sử dụng. Trong khi ba mục chủ yếu của Tam đoạn luận Phật giáo là Tôn, Nhân, Dụ, thì ba mục của Tam đoạn luận của Aristotle là Đại tiền đề, tiểu tiền đề và kết luận.



tải về 402.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương