NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"



tải về 3.49 Mb.
trang5/42
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích3.49 Mb.
#3721
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42

BÌNH LUẬN VÊ CHƯƠNG 4 Khi bạn bị phụ thuộc vào cơ hội, tự nhiên bạn sẽ không còn sự may mắn nữa.

- Huấn luyện viên bóng rổ Pat Railey Danh mục đầu tư của bạn nên mạnh bạo đến mức nào?

Điêu này, theo Graham, ít phụ thuộc vào các loại đầu tư mà bạn sở hữu, hơn là bạn là kiểu nhà đầu tư nào. Có hai cách để là một nhà tư thông minh: bằng cách không ngừng nghiên cứu, lựa chọn và quản lý một tổ hợp động gồm các cổ phiếu, trái phiếu, hoặc quỹ đầu tư tương hỗ; hoặc bằng cách tạo ra một danh mục đầu tư cố định chạy tự động và cần rất ít nỗ lực tiếp theo (nhưng tạo ra rất ít sự sôi động). Graham gọi cách tiếp cận đầu tiên là "chủ động" hoặc "mạo hiểm"; nó cần nhiều thời gian và rất nhiều năng lượng. Chiến lược "thụ động" hoặc "phòng vệ" cằn ít thời gian hoặc nỗ lực nhưng lại căn sự tách rời găn như khổ hạnh khỏi những huyên náo quyến rũ của thị trường. Như học giả thị trường Charles Ellis đã giãi thích, phương pháp mạo hiểm đòi hỏi cố gắng thể lực và trí tuệ, trong khi phương pháp phòng vệ lại đòi hỏi về mặt tâm lý[106].

Nễu bạn có dư thời gian, và là người cạnh tranh cao, suy nghĩ như một cổ động viên thể thao, và thích thú với một thách thức trí tuệ phức tạp, thì phương pháp chủ động sẽ là con đường của bạn. Nếu bạn luôn cãm thẩy bị gấp gáp, thèm khát sự đơn giản, và không thích nghĩ ngợi về tiền, thì phương pháp thụ động là dành cho bạn. (Có những người sẽ câm thẩy thoải mái nhẩt khi kết hợp cả hai phương pháp - tạo ra một danh mục đầu tư chủ yếu là chủ động và có một phần thụ động, hoặc ngược lại).

cã hai phương pháp đèu thông minh như nhau, và bạn có thể thành công với bất kỳ cái nào - nhưng chỉ với điều kiện bạn hiếu mình đủ rõ để chọn một cách trong cả cuộc đời đầu tư của bạn, và kiểm soát các chi phí và cảm xúc của mình. Sự phân biệt của Graham giữa những nhà đắu tư chủ động và thụ động là một cách nhắc nhở khác rằng rủi ro tài chính không chỉ nằm ở nơi hầu hết chúng ta đi tìm nó - trong nen kinh tế hoặc trong các đầu tư của ta - mà còn ở trong bản thân chúng ta nữa.

BẠN CÓ THẾ CAN ĐẢM, HAY BẠN SẼ NẢN?

Vậy thì một nhà đắu tư phòng vệ nên bắt đầu như thế nào? Quyết định đằu tiên và cơ bản nhất là đặt bao nhiêu vào cổ phiếu và đặt bao nhiêu vào trái phiếu và tiền mặt. (Lưu ý rằng Graham cố tình để bài thảo luận này sau chương về lạm phát của ông, nhằm chuẩn bị trước cho bạn kiến thức rằng lạm phát là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của bạn).

Điêu ấn tượng nhất trong thảo luận của Graham về cách phân chia tài sản của bạn giữa cổ phiếu và trái phiếu là ông không he nhắc tới từ "tuổi". Điều này đặt lời khuyên của ông hoàn toàn đối lập với lẽ phải thông thường - là việc bạn sẽ liều đầu tư bao nhiêu phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi của bạn[107]. Một quy tắc truyền thống theo kinh nghiệm là bạn lấy 100 trừ đi số tuổi của mình và từ kết quả bạn hãy đầu tư số phần trăm đó vào cổ phiếu, và phần còn lại vào trái phiếu hoặc tiền mặt. (Một người 28 tuổi sẽ đặt 72% tiền của mình vào cổ phiếu; một người 81 tuổi sẽ chỉ đặt 19% vào đó.) Như tất cả những thứ khác, những giả định này đã trở nên quá nóng vào cuối những năm 1990. Đến năm 1999, một quyển sách nổi tiếng đã nói rằng nếu bạn dưới 30 tuổi thì bạn nên đặt 95% tiền của mình vào cổ phiếu - kể cả nếu bạn có khả năng chịu rủi ro "vừa phải"![108] Trừ phi bạn đã để những người đe ra lời khuyên này trừ đi 100 từ IQ của bạn, bạn sẽ phải biết được có điều gì đó sai ở đây. Tại sao tuổi của bạn lại có thể quyết định những gì bạn nên liều? Một cụ già 89 tuổi với 3 triệu đô la, một khoản lương hưu khá lớn, và với đàn con cháu sẽ rất ngốc nghếch nếu đặt phần lớn tiền của mình vào trái phiếu. Bà đã có nhiều thu nhập, và cháu của bà (người rồi sẽ được thừa kế các cổ phiếu của bà) còn nhiều thập kỷ để đầu tư trước mắt. Mặt khác, một người 25 tuổi đang dành tiền để làm đám cưới và trả tiền nhà có điên mà đặt hết tiền của mình vào cổ phiếu. Nếu thị trường chứng khoán lao đầu xuống, anh ta sẽ không có thu nhập nào từ trái phiếu để đỡ lưng cho mình.

Hơn nữa, cho dù bạn trẻ cỡ nào, bạn có thể bỗng nhiên cần phải rút tiền của mình ra khỏi cổ phiếu không phải trong 40 năm nữa, mà trong 40 phút nữa. Không một linh cảm hay cảnh báo nào là bạn có thể mất việc, phải ly dị, hay trở nên tàn tật, hoặc chịu bất kỳ một bất ngờ nào. Những điều không lường trước có thể rơi vào bất cứ ai, vào bất cứ tuổi nào. Tất cả mọi người đêu phải giữ một số tài sản dưới dạng tiền mặt an toàn tuyệt đối.

Cuối cùng, rất nhiều người phải ngừng đằutưchỉvì thị trường cổ phiếu đi xuống. Các nhà tâm lý cho thấy rằng hầu hết chúng ta rất kém trong việc dự đoán vào ngày hôm nay là chúng ta sẽ linh cảm như thế nào về một sự kiện đãy cảm xúc sẽ xảy ra trong tương laỉ[109]. Khi các cổ phiếu đi lên 15% hoặc 20% một năm như vào những năm 1980 và 1990, rất dễ tưởng tượng rằng bạn và các cổ phiếu của bạn đã cưới nhau trọn đời. Nhưng khi bạn phải chứng kiến mỗi đô la mà bạn đầu tư bị teo lại thành một xu, rất khó để không giải cứu bằng sự "an toàn" của trái phiếu và tiền mặt. Thay vì mua và giữ các cổ phiếu của mình, nhiều người rốt cuộc lại mua cao, bán thấp, và chẳng giữ được gì ngoài cái đầu trên tay mình. Vì có rất ít nhà đầu tư có đủ gan để bám lấy cổ phiếu trong một thị trường sụt giảm, Graham nhấn mạnh rằng mọi người nên giữ ít nhất là 25% làm trái phiếu. Cái đệm đó; ông tranh luận, sẽ cho bạn đủ can đảm để giữ nốt chỗ tiền còn lại vào cổ phiếu kể cả khi cổ phiếu giảm.

Để hiểu rõ hơn về lượng rủi ro mà bạn có thể chịu được, hãy nghĩ về những hoàn cảnh cơ bản trong đời sống của bạn, khi nào chúng sẽ có ảnh hưởng, khi nào chúng sẽ thay đổi, và chúng sẽ có khả năng tác động như thế nào tới sự căn tiền mặt của bạn:

Bạn độc thân hay đã kết hôn? Vợ/chồng hoặc người bạn đời của bạn làm gì để kiếm sống?

Bạn có hoặc sẽ có con không? Khi nào thì tiền học phí sẽ đến gõ cửa nhà bạn?

Bạn sẽ được thừa kế hay không, hay bạn sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính cho bố mẹ già yếu?

Những yếu tố gì có thể tác động xấu tới sự nghiệp của bạn? (Nẽu bạn làm việc cho ngân hàng hoặc công ty xây dựng nhà, việc tăng lãi suất có thể khiến bạn mất việc. Nếu bạn làm việc cho một nơi sản xuất hóa chất, giá dâu tăng vút có lẽ sẽ là tin xấu.) Nễu bạn tự làm chủ, các công ty tương tự như của bạn thường tồn tại được bao lâu?

Bạn có căn các đầu tư của mình để bổ sung cho thu nhập tiền mặt không? (Nói chung, các trái phiếu sẽ bổ sung, còn cổ phiếu thì không).

Với mức lương và nhu cắu tiêu của bạn, bạn có thể mất bao nhiêu vào các đầu tư của mình?

Nếu sau khi xem xét các yếu tố này, bạn cảm thấy bạn có thể chịu những rủi ro cao hơn vốn có trong việc sở hữu lượng cổ phiếu to lớn, bạn thuộc về phần 25% tối thiểu đặt vào trái phiếu hoặc tiền mặt của Graham. Nếu không, bạn gần như hãy tránh xa các cổ phiếu, lùi về mức 75% tối đa đặt vào trái phiếu hoặc tiền mặt. (Để xem bạn có thể lên tới 100% không, hãy xem phần đóng khung dưới đây).

Một khi bạn đã thấy được tỷ lệ mục tiêu của mình, hãy thay đổi chúng chỉ khi nào các hoàn cảnh đời sống của bạn thay đổi. Đừng mua thêm cổ phiếu chỉ vì thị trường cổ phiếu đã đi lên, đừng bán chúng vì thị trường đã đi xuống. Cốt lõi phương pháp của Graham là thay thế sự phỏng đoán bằng sự kỷ luật. May mắn thay, thông qua 401 (k) của bạn, rất dễ đặt cho danh mục đầu tư của bạn chạy tự động. Hãy cho rằng bạn có khả năng liều khá cao - chẳng hạn, 70% tài sản của bạn đặt vào cổ phiếu, và 30% đặt vào trái phiếu. Nếu thị trường tăng 25% (mà trái phiếu giữ nguyên), giờ bạn sẽ có dưới 75% trong cổ phiếu và chỉ có 25% trong trái phiếu[110]. Hãy lên trang web 401 (k) của bạn (hoặc gọi số miễn phí của nó) và bán đủ số cổ phiếu của mình để "tái cân bằng" trở lại mục tiêu 70- 30 của bạn. Điểm mấu chốt là tái cân bằng với một kế hoạch có thể dự đoán được, bình tĩnh - không nhiều đến nỗi bạn phải phát điên, và không ít đến nỗi các mục tiêu của bạn sẽ loạn lên. Tôi khuyên bạn nên tái cân bằng sáu tháng một lằn, không hơn không kém, vào những ngày dễ nhớ như năm mới và ngày quốc khánh.

TẠI SAO KHÔNG PHẢI LÀ 100% CHỨNG KHOÁN?

Graham khuyên bạn không bao giờ đặt nhiều hơn 75% tổng tài sản của mình vào cổ phiếu. Nhưng có phải việc đặt hết tiền vào cổ phiếu là không nên cho tất cả mọi người không? Với một thiểu số bé xíu các nhà đầu tư, một danh mục đầu tư 100% cổ phiếu là hợp lý. Bạn là một trong số họ nếu bạn:

• đã cất đi đủ số tiền đề chu cấp cho gia đình trong ít nhất một năm nữa • sẽ đầu tư đều đặn trong ít nhất 20 năm nữa • đã sống sót qua được thị trường giá xuống bắt đầu vào năm 2000 • không bán cổ phiếu trong thị trường giá xuống bắt đầu vào năm 2000 • mua nhiều cổ phiếu hơn trong thị trường giá xuống bắt đầu vào năm 2000 • đã đọc chương 8 của cuốn sách này và đã thực hiện một kế hoạch chính thức để kiểm soát hành vi đầu tư của bản thân.

Trừ phi bạn có thể thành thật vượt qua tất cả các câu kiểm tra, bạn không việc gì phải đặt hết tiền của mình vào cổ phiếu. Tất cả những ai đã hoảng loạn trong thị trường giá xuống lẳn trước sẽ tiếp tục như vậy trong lằn sau - và sẽ hối hận vì không có cái đệm bằng tiền mặt và trái phiếu.

Cái đẹp của việc tái cân bằng định kỳ này là nó sẽ khiến bạn dựa các quyết định đầu tư của mình vào một tiêu chuẩn đơn giản, có mục đích - Tôi có sở hữu tài sản này nhiều hơn những gì kế hoạch của tôi đê ra không? - thay vì sự phỏng đoán suông xem các mức lãi suất đang đi về đâu, hay bạn có nghĩ rằng chỉ số Dow có sắp lăn vật ra chết không. Một số công ty kiểu quỹ đầu tư tương hỗ; trong đó có T. Rowe Price, có thể sẽ sớm giới thiệu các dịch vụ tự động tái cân bằng danh mục đầu tư 401 (k) của bạn theo mục tiêu đặt trước của bạn, nên bạn không bao giờ cần phải ra một quyết định chủ động.

LỢI VÀ HẠI CỦA VIỆC ĐẦU TƯ KIẾM LỢI TỨC Vào thời của Graham, các nhà đầu tư trái phiếu có hai lựa chọn cơ bản: chịu thuế hay miễn thuế? Ngắn hạn hay dài hạn? Ngày nay có thêm một lựa chọn nữa: Trái phiếu hay quỹ trái phiếu?

Chịu thuế hay miễn thuế? Trừ phi bạn thuộc khung thuế thấp nhất[111], bạn chỉ nên mua trái phiếu miễn thuế (đô thị) ngoài quỹ lương hưu của mình. Nếu không, rất nhiều lợi tức trái phiếu của bạn sẽ rơi vào tay IRS. Nơi duy nhất để sở hữu trái phiếu có thuế là trong tài khoản 401 (k) của bạn hoặc một tài khoản trú ngụ khác, nơi mà bạn sẽ không nợ thuế hiện tại trên thu nhập của chúng - và nơi các trái phiếu đô thị không có chỗ, vì lợi thế thuế của chúng sẽ bị phí phạm[112].

Ngắn hạn hay dài hạn? Trái phiếu và các mức lãi suất nằm chênh vênh trên hai đằu của một chiếc bập bênh: Nếu lãi suất tăng, thì giá trái phiếu sẽ giảm - mặc dù một trái phiếu ngắn hạn sẽ giảm ít hơn nhiều so với một trái phiếu dài hạn. Mặt khác, nếu lãi suất giảm, giá trái phiếu sẽ tăng - và một trái phiếu dài hạn sẽ vượt qua các trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn[113]. Bạn có thể chia nhỏ sự chênh lệch bằng cách mua các trái phiếu có kỳ hạn trung bình, đáo hạn trong 5 tới 10 năm nữa - chúng không vút lên khi bên bập bênh của chúng cao lên, nhưng chúng cũng không đập xuống đất. Với hầu hết các nhà đầu tư, các trái phiếu kỳ hạn trung bình là lựa chọn đơn giản nhất, vì chúng có thể sẽ giúp giải thoát bạn khỏi trò đoán xem mức lãi suất bao nhiêu là được.

Trái phiếu hay quỹ trái phiếu? Vì trái phiếu thường được bán theo lô 10.000 đô la một lô và bạn cằn ít nhất 10 thứ trái phiếu để đa dạng hóa giảm khả năng rủi ro rằng một thứ trong số chúng sẽ vỡ nợ, nên việc mua các trái phiếu lẻ là vô nghĩa trừ phi bạn có ít nhất 100.000 đô la để đầu tư. (Ngoại lệ duy nhất là cái trái phiếu được phát hành bởi Kho bạc [tức Bộ Tài chính] Hoa Kỳ, vì chúng được toàn bộ sức mạnh của chính phủ Mỹ bảo vệ khỏi sự vỡ nợ.) Các quỹ trái phiếu giúp bạn có sự đa dạng hóa vừa rẻ vừa dễ, cùng với sự tiện lợi của việc thu lợi tức hằng tháng, mà từ đó bạn có thể tái đầu tư vào quỹ tại mức hiện tại mà không phải trả phí. Với hầu hết các nhà đầu tư , các quỹ trái phiếu thắng áp đảo trái phiếu lẻ (ngoại lệ chính là các trái phiếu kho bạc và một số trái phiếu đô thị). Những công ty lớn như Vanguard, Fidelity, Schwab, và T. Rowe Price có một danh sách lớn các quỹ trái phiếu với chi phí rẻ[114].

Các lựa chọn cho những nhà đầu tư trái phiếu đã nảy nở như nấm vậym nên hãy cập nhật danh sách những gì đang có của Graham. Vào năm 2003, các mức lãi suất xuống thấp đến nỗi các nhà đầu tư thèm khát tỷ suất lợi tức, nhưng có những cách tăng lợi nhuận của bạn mà không phải chịu liều nhfêu[115]. Hình 4-1 tóm tắt những điểm mạnh và yếu.

HÌNH 4-1: Thê giới rộng lớn của các trái phiếu



Nguồn. Bartkrate.com, Bloomberg, Lehman Brothers, Merrill Lynch, Morningstar, www.savingsbonds.gov Ghi chú: (T): được mua bán trực tiếp. (Q): được mua qua một quỹ tương hỗ. "Dễ bán trước khi đáo hạn" cho thấy mức độ mà bạn có thể sẵn sàng bán được với mức giá hợp lý trước khi đến kỳ hạn; các quỹ tương hỗ thường có mức độ dễ bán cao hơn so với các trái phiếu riêng lẻ. Các quỹ thị trường tiền tệ được bảo hiểm toàn Liên bang tối đa là 100.000 đô la nếu như được mua tại ngân hàng là thành viên của FDIC (Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang), còn nếu không thì chỉ có đảm bảo ngầm là sẽ không bị mất giá trị. Các trái phiếu đô thị thường được miễn thuế thu nhập bang chỉ ở bang mà chúng được phát hành.



Giờ ta hãy xem một số loại đầu tư trái phiếu có thể đáp ứng các nhu cằu đặc biệt.

TIÊN MẶT KHÔNG PHÀI LÀ RÁC Làm thế nào để bạn vắt ra nhiều lợi nhuận hơn nữa từ tiền mặt của mình? Nhà đầu tư thông minh nên xem xét việc rút khỏi các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng hoặc các tài khoản thị trường tiền tệ - những thứ mà thời gian gằn đây có mức sinh lợi kém - và chuyển sang một trong những cách thay thế tiền mặt sau:

Trái phiếu kho bạc (Treasury security), với tư cách là các công trái (cam kết nợ) của chính phủ Mỹ, gần như không có rủi ro tín dụng - là do, nếu không thanh toán được nợ của mình, Chú Sam có thể tăng thuế hoặc in thêm tiền theo ý muốn. Các tín phiếu kho bạc (Treasury bill) có kỳ hạn là 4, 13 hoặc 26 tuần. Vì các kỳ hạn rất ngắn của chúng, các tín phiếu kho bạc bị lõm rất ít khi các mức lãi suất tăng làm sụt giá của những đắu tư thu lợi khác; tuy nhiên, các trái phiếu kho bạc dài hạn hơn lại thiệt hại nặng ne khi lai suất tăng. Thu nhập lai của các trái phiếu kho bạc thường được miễn thuế thu nhập tiểu bang (nhưng không được miễn thuế thu nhập Liên bang). Và; với 3,7 nghìn tỷ đô la nằm trong tay công chúng, thị trường cho các trái phiếu kho bạc là vô cùng rộng lớn, nên bạn có thể dễ dàng tìm được người mua nếu bạn cằn lấy lại tiền trước khi đến hạn. Bạn có thể mua các tín phiếu kho bạc, các kỳ phiếu (Treasury note) loại ngắn hạn và trái phiếu dài hạn trực tiếp từ chính phủ, mà không mất phí môi giới, tại www.publicdebt.treas.gov. (Để biết thêm về các TIPS được bảo vệ khỏi lạm phát, hãy xem phần bình luận chương 2.) Các trái phiếu tiết kiệm (savings bond), khác với trái phiếu kho bạc, không thể đem ra mua bán; bạn không thể bán chúng cho một nhà đầu tư khác, và bạn sẽ mất ba tháng lãi suất nếu bạn đổi chúng lấy tiền mặt trong vòng dưới năm năm. Do đó, chúng chủ yếu thích hợp để làm một "khoản tiền dự trữ" nhằm chi cho một nhu cằu tương lai - một món quà trong một nghi lễ tôn giáo trong nhiều năm nữa, hoặc đón đầu việc đưa đứa con mới sinh của mình vào Harvard. Chúng có những loại giá trị thấp tới 25 đô la, khiến chúng trở thành món quà lý tưởng cho con cháu. Với những nhà đầu tư có thể tự tin đặt ra một số tiền mặt để không động tới trong nhiều năm, các "trái phiếu thu lợi" (I-bond) được bảo vệ khỏi lạm phát mới đây cho một tỷ suất lợi tức hấp dẫn vào khoảng 4%. Để biết thêm, hãy xem WWW. savi ngsbonds.gov.

VƯỢT RA KHỎI CHỦ SAM Chứng khoán thê chấp [bất động sản] (mortgage security). Được tập trung từ hàng nghìn sự thế chấp trên khắp nước Mỹ; các trái phiếu này được phát hành bởi những cơ quan như Hiệp hội Thế chấp Quốc gia của Liên bang (Federal National Mortgage Association - "Fannie Mae") hoặc Hiệp hội Thế chấp Quốc gia của Chính phủ (Government National Mortgage Association - "Ginnie Mae"). Tuy nhiên, do chúng không được Kho bạc Mỹ bảo hộ, nên chúng sẽ được bán với tỷ suất lợi tức cao hơn để thể hiện mức rủi ro lớn hơn. Các trái phiếu thế chấp thường hoạt động kém khi các mức lãi suất giảm và bùng nổ khi lãi suất tăng. (Tính về lâu dài, những thay đổi này thường hòa nhau và tỷ suất lợi tức trung bình lớn hơn sẽ được thanh toán.) Các quỹ trái phiếu tốt có từ Vanguard, Fidelity, và Pimco. Nhưng nếu có bao giờ một nhà môi giới định bán cho bạn một trái phiếu thế chấp đơn lẻ hoặc một "CMO"[116]f bạn hãy bảo anh ta là bạn muộn giờ hẹn với bác sĩ nội khoa của bạn rồi.

Bảo hiểm niên kim (annuity). Các đầu tư kiểu bảo hiểm này giúp bạn hoãn thuế hiện tại và có được một luồng thu nhập sau khi bạn nghỉ hưu. Các hợp đồng niên kim cố định cho mức chi trả cố định; những hợp đồng niên kim không cố định thì cho mức chi trả thay đổi. Nhưng những gì nhà đầu tư phòng vệ thật sự cằn phòng vệ ờ đây là các những nhân viên bảo hiểm gây sức ép, nhà môi giới chứng khoán, và những nhà hoạch định tài chính bán rao niên kim với giá cao một cách tham tàn. Trong hầu hết các trường hợp, chi phí cao của việc sở hữu một niên kim - bao gồm các "phí từ bỏ" gặm nhấm những lằn rút tiền sớm của bạn - sẽ lấn át các lợi thế của nó. Một ít niên kim tốt cằn được mua chứ không phải bán, nếu một khoản niên kim đem về tiền hoa hồng béo bở cho người bán, thì khả năng là nó sẽ đem về kết quả kém cỏi cho người mua. Hãy chỉ xem xét những khoản bạn có thể mua từ các nhà cung cấp với giá thật thấp như Ameritas, TIAA- CREF, và Vanguard[117].

Các cổ phiếu ưu đãi. Các cổ phân ưu đãi là sự đầu tư tệ cả đôi đường. Chúng kém an toàn hơn so với trái phiếu, vì chúng chỉ đứng thứ hai về quyền lợi đối với tài sản công ty nếu công ty đó phá sản. Và chúng có khả năng lợi nhuận kém hơn cổ phiếu thường vì các công ty thường "thu hồi" (tức là ép mua lại) các cổ phần ưu đãi của mình khi các mức lãi suất giảm hoặc đánh giá tín nhiệm của chúng tăng lên. Khác với việc thanh toán lãi suất với hầu hết các trái phiếu của nó; một công ty phát hành không thể khấu trừ các khoản thanh toán cổ tức ưu đãi khỏi biên lai thuế công ty của mình. Bạn hãy tự hỏi mình: Nếu công ty này đủ khỏe mạnh để xứng đáng cho tôi đầu tư , thì tại sao nó lại trả khoản cổ tức béo bở cho cổ phiếu ưu đãi của mình thay vì phát hành trái phiếu và được giảm thuế? Có khả năng câu trả lời sẽ là công ty này không khỏe, thị trường cho các trái phiếu của nó đang bị thừa mứa, và bạn nên tiếp cận các cổ phần ưu đãi của nó như cách bạn tiếp cận một con cá chết không được ướp lạnh vậy.

CỔ phiếu thường. Một lằn truy cập một trang tìm kiếm cổ phiếu tại http://screen.yahoo.com/ stocks.html vào đầu năm 2003 cho thấy rằng 115 cổ phiếu trong chỉ số 500 cổ phiếu của Standard & Poor's có tỷ suất cổ tức là 3,0% hoặc cao hơn. Không có nhà đầu tư thông minh nào, cho dù có thèm khát lợi tức thế nào, lại mua một cổ phiếu chỉ vì cổ tức của nó; công ty và sự kinh doanh của nó phải vững chắc, và giá cổ phiếu của nó phải hợp lý. Nhưng, nhờ thị trường giá xuống bắt đẳu từ năm 2000, nhiều cổ phiếu hàng đầu hiện giờ có tỷ suất lợi tức cao hơn cả trái phiếu kho bạc. Thế nên cả những cả nhà đầu tư thận trọng nhất cũng nên nhận ra rằng việc cho những cổ phiếu chọn lọc vào một danh mục đầu tư toàn trái phiếu hoặc hầu hết là trái phiếu có thể tăng tỷ suất lợi tức của nó - và tăng mức sinh lợi tiềm năng của nó[118].

CHƯƠNG 5 Nhà đầu tư phòng vệ và cô’ phiếu thường Những ưu điếm đâu tir của các cố phiếu thường Trong lằn xuất bân sách đău tiên (1949) chúng tôi thẩy tại điểm này căn phải đưa vào một bài dài trình bày về trường hợp có thể đưa thêm một thành phần cổ phiếu thường đáng kể vào trong tất cả các danh mục đău tư[119]. cồ phiếu thường hay bị coi là mang tính đău cơ cao và do đó không an toàn; chúng đã giảm giá đáng kể từ các mức cao của năm 1946, nhưng đáng lẽ lôi cuốn các nhà đầu tư với mức giá hợp lý của chúng, sự giãm giá này đã có tác dụng ngược lại, làm suy yếu niềm tin vào các chứng khoán vốn cổ đông. Chúng tôi đã nhận xét về tình huống ngược lại đã phát triển trong 20 năm sau đó, khi mà sự tăng giá cổ phiếu khá lớn đã khiến chúng có vẻ là những thứ đău tư an toàn và thu lợi tại các mức giá cao kỷ lục, song thực ra các mức giá ấy có lẽ mang theo chúng một mức độ rủi ro khá lớn[120].

Lập luận mà chúng tôi sử dụng để ủng hộ các cổ phiếu thường vào năm 1949 có hai điểm chính. Thứ nhất là chúng có mức bảo vệ tương đối đối với sự xói mòn đồng đô la của nhà đầu tư do lạm phát, trong khi trái phiếu không có bất kỳ sự bảo vệ nào. Lợi thế thứ hai của của cổ phiếu thường nằm ở chỗ chúng có mức sinh lợi trung bình cao hơn cho nhà đầu tư sau nhiều năm. Điều này được tạo ra bởi cả mức lợi nhuận cổ tức trung bình vượt qua mức lợi tức trên các trái phiếu tốt, lẫn xu hướng cơ bản của giá trị thị trường là tăng sau mỗi năm do hệ quả của sự tái đầu tư các lợi nhuận chưa phân phối.

Mặc dù hai lợi thế này có tầm quan trọng lớn - và chúng đã cho cổ phiếu thường thành tích tốt hơn nhiều so với trái phiếu trong quá khứ dài hạn - chúng tôi đã không ngừng cảnh báo rằng các lợi ích này có thể bị mất nếu người mua cổ phiếu trả giá quá cao cho các cổ phần của mình. Đây đúng là những gì đã diễn ra vào năm 1929, và đã cắn 25 năm để mức thị trường trèo trở lại lên cái gờ mà từ đó nó đã rơi xuống vực vào những năm 1929-1932[121 ]. Từ năm 1957, các cổ phiếu thường lại một lằn nữa, do các mức giá cao của mình, đã mất đi lợi thế truyẽn thống ờ tỷ suẵt cổ tức so với mức lãi suất của trái phiếu[122]. Chỉ còn chờ xem yếu tố lạm phát và yếu tố phát triển kinh tẽ có đên bù cho diễn biến trái chiều quan trọng này trong tương lai hay không.

Hẳn bạn đọc sẽ thẩy rõ ràng rằng chúng tôi không nhiệt tình với các cổ phiếu thường tại mức chỉ số 900 DJIA vào cuối năm 1971. Với những lý do đã đưa ra[123], chúng tôi cảm thấy rằng nhà đầu tư phòng vệ không thể không có một phần đáng kê’ các cổ phiếu thường trong danh mục đău tư của mình, kê’ cã nẽu anh ta phải coi chúng chỉ là đỡ tệ hơn trong hai điêu tệ - điều tệ nhất là những rủi ro đi kèm với một danh mục toàn trái phiếu.

Các quy tắc cho thành phân cổ phiếu thường Việc lựa chọn các cổ phiếu thường cho danh mục đầu tư của nhà đầu tư phòng vệ nên là một công việc tương đối đơn giản, ở đây, chúng tôi sẽ gợi ý bốn quy tắc để làm theo:

1. Nên có đủ, nhưng không được quá thừa, sự đa dạng. Điều này có nghĩa là sở hữu ít nhất là mười và nhiều nhất là ba mươi cổ phiếu phát hành khác nhau[124].

2. Mỗi công ty được chọn nên là công ty lớn, nổi bật và được tạo nguồn vốn một cách thận trọng. Mặc dù các tính từ này rất trừu tượng, ý nghĩa chung của chúng rất rõ ràng. Các nhận định về điểm này được thêm vào ở cuối chương.

3. Mỗi công ty nên có thành tích lâu dài về việc thanh toán cổ tức liên tục. (Tất cả những cổ phiếu phát hành có tên trong chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đạt được chỉ tiêu cổ tức này trong năm 1971.) Để nói cụ thể về điểm này, chúng tôi gợi ý thời điểm thanh toán cổ tức liên tục phải bắt đằu ít nhất là từ năm 1950[125] 4. Nhà đắu tư nên thiết lập một chút giới hạn lên mức giá anh ta sẽ trả cho một cổ phiếu được phát hành, tính theo lợi nhuận trung bình của nó trong khoảng, chẳng hạn là bảy năm. Chúng tôi đề xuất giới hạn được đặt ra là 25 lằn số lợi nhuận này, và không quá 20 lần cổ tức của giai đoạn 12 tháng gần nhất. Nhưng sự giới hạn như thế sẽ loại đi gần như tất cả những công ty lạ lùng nhất và đưa ưa chuộng nhất khỏi danh mục đầu tư. Đặc biệt, nó hầu như sẽ cấm hẳn các "cổ phiếu tăng trưởng", là thứ trong nhiều năm đã là món ưa thích của cả các nhà đầu cơ lẫn các tổ chức đầu tư. Chúng tôi cần phải đưa ra lý do của mình khi đe ra sự loại bỏ quyết liệt này.

CỔ phiếu tảng trưửng và nhà đầu tư phòng vệ Khái niệm "cổ phiếu tăng trưởng" được áp dụng cho các cổ phiếu đã tăng lợi tức trên mỗi cổ phần của mình trong quá khứ với mức cao hơn cho các cổ phiếu thường nói chung và được trông đợi sẽ tiếp tục tăng như vậy trong tương lai. (Có một số chuyên gia cho rằng một cổ phiếu tăng trưởng thật sự phải đuợc trông đợi tăng ít nhất gấp đôi lợi tức trên mỗi cổ phần của nó trong mười năm - tức là tăng với mức tổng hợp hằng năm là 7,1%[126]). Rõ ràng là các cổ phiếu loại này rất hấp dẫn để mua và sở hữu, với điều kiện mức giá trả không quá cao. Hẳn nhiên, vấn đe nằm ở đó, vì các cổ phiếu tăng trưởng từ lâu đã được bán với mức giá cao so với lợi tức hiện tại và ờ các hệ số nhân cao hơn so với lợi nhuận trung bình của chúng trong một thời kỳ quá khứ. Điều này đem tới yếu tố đằu cơ đáng kể trong bức tranh về cổ phiếu tăng trưởng và khiến các hoạt động thành cồng trong lĩnh vực này trở nên hoàn toàn không đơn giản.

Cổ phiếu tăng trưởng hàng đằu từ lâu đã là International Business Machines, và nó đã đem tới những phần thưởng phi thường cho những ai đã mua nó từ nhiều năm trước và giữ chặt lấy nó. Nhưng chúng tôi đã chỉ ra[127] rằng "cái tốt nhất trong các cổ phiếu thường này" thật ra đã mất 50% giá thị trường của nó trong giai đoạn sụt giảm sáu tháng trong những năm 1961-62 và cũng gần như vậy vào 1969- 70. Các cổ phiếu tăng trưởng khác còn yếu hơn đối với những diễn biến bất lợi; trong một số trường hợp không chỉ giá cả giảm mà cả lợi tức cũng giảm, tạo ra sự bất an gấp đôi cho người sở hữu. Một ví dụ thứ hai rất tốt cho mục đích của chúng tôi là Texas Instruments, trong sáu năm tăng từ 5 lên đến 256, mà không trả cổ tức, trong khi mức lợi tức của nó tăng từ 40 xu lên tới 3,91 đô la một cổ phần. (Lưu ý rằng mức giá đã tăng nhanh gấp năm lằn lợi nhuận; điều này là đặc trưng của các cổ phiếu thường được ưa chuộng.) Nhưng hai năm sau mức lợi tức đã giảm gằn 50% và giá giảm gần bốn phần năm, xuống 49[128].

Người đọc sẽ hiểu từ các ví dụ này, tại sao chúng tôi coi cổ phiếu tăng trưởng nói chung là một cỗ máy quá mập mờ và liều lĩnh đối với nhà đầu tư phòng vệ. Tất nhiên, những điều kỳ diệu có thể được tạo ra bởi những lựa chọn cá nhân đúng đắn, mua ở mức vừa phải, và rồi bán sau khi tăng giá rất lớn và trước lúc có thể xảy ra giảm giá. Nhưng nhà đầu tư trung bình không thể kỳ vọng đạt được điều này nhiều hơn hy vọng thấy tiền mọc trên cây. Ngược lại, chúng tôi nghĩ nhóm các công ty lớn tương đối ít được ưa chuộng, và do đó có thể được mua với các hệ số lợi tức[129] hợp lý, lại đưa ra một phạm vi lựa chọn rất vững chắc, mặc dù không nổi bật, cho công chúng. Chúng tôi sẽ minh họa ý tưởng này trong chương về chọn lọc danh mục đầu tư của mình.

Những thay đối trong danh mục đầu tư Việc kiểm tra định kỳ danh sách tất cả các chứng khoán để xem chất lượng của chúng có thể được tăng không hiện giờ là một thông lệ chuần mực. Đây tất nhiên là một phần dịch vụ chính được những nhà tư vấn đầu tư cung cấp cho khách hàng. Hẳu hết các tổ chức môi giới sẵn sàng đưa ra những lời khuyên tương ứng mà không lấy một phí đặc biệt nào để đổi lấy kinh doanh bằng hoa hồng sau đó. Song một số tổ chức môi giới duy trì các dịch vụ đầu tư trên cơ sở trả phí.

Giả định là nhà đắu tư phòng vệ của ta sẽ nhận được - ít nhất mỗi năm một lằn - cùng kiểu lời khuyên về việc thay đổi danh mục đầu tư như khi anh ta tìm kiếm chỗ đắu tư tiền của mình và nhận được cam kết. Vì bản thân anh ta không có nhiều tính chuyên nghiệp đề có thể trông cậy vào, điều quan trọng là anh ta chỉ giao phó bản thân mình cho những công ty có thanh danh lớn nhất; nếu không, anh ta rất dễ rơi vào những bàn tay kém cỏi hoặc cầu thả. Bất luận thế nào, quan trọng là mỗi lần tham khảo ý kiến, anh ta phải nói rõ cho nhà tư vấn rằng anh ta muốn bám sát bốn quy tắc lựa chọn cổ phiếu thường đã được đưa ra trong chương này. Giả dụ nếu danh sách của anh ta đã được lựa chọn một cách thích đáng lần đằu rồi, thì không cần thay đổi thường xuyên hoặc nhiều lần[130].

Bình quân chi phí đô la Sở Giao dịch Chứng khoán New York đã dành tương đối nhiều nỗ lực vào việc phổ biến "kế hoạch giao dịch hằng tháng" của mình, theo đó một nhà đầu tư sẽ đặt cùng một lượng đô la mỗi tháng vào việc mua một hoặc nhiều loại cổ phiếu thường. Đây là sự áp dụng một kiểu đặc biệt của việc "đầu tư theo công thức" được gọi là bình quân chi phí đô la (dollar-cost averaging). Trong lằn thị trường chủ yếu là đi lên kể từ năm 1949, kết quả từ phương pháp như vậy thường chắc chắn là rất thỏa mãn, nhất là vì chúng ngăn người thực hiện tập trung vào việc mua không đúng thời điểm.

Trong bài nghiên cứu tổng quan của Lucile Tomlinson về các phương pháp đẳu tư theo công thức[131], tác giả đã thể hiện sự tính toán các kết quả của việc bình quân chi phí đô la trong nhóm các cổ phiếu tạo thành chỉ số cồng nghiệp Dow Jones. Các phép kiểm định này bao trùm 23 khoảng mua mười năm, khoảng đầu tiên kết thúc vào năm 1929 và khoảng cuối cùng kết thúc vào năm 1952. Mỗi kiểm định cho biết lợi nhuận hoặc vào lúc kết thúc khoảng mua hoặc trong vòng năm năm sau đó. Mức trung bình cho thấy lợi nhuận vào cuối 23 khoảng mua này là 21,5%, không tính cổ tức nhận được. Không cần phải nói cũng biết, rằng trong một số trường hợp có sự giảm tạm thời tương đối lớn của giá thị trường. Bà Tomlinson đã kết thúc thảo luận của mình về công thức đầu tư siêu đơn giản này bằng một câu rất ấn tượng: "Chưa ai phát hiện ra được công thức đầu tư nào có thể sử dụng với niềm tin lớn như vậy về thành cồng hoàn toàn, mặc cho những gì xảy ra với giá cả chứng khoán, như bình quân chi phí đô la.”

Có thể phản đối rằng bình quân chi phí đô la, mặc dù về mặt quy tắc thì vững chắc, song khá là thiếu thực tế khi sử dụng, vì có rất ít người có hoàn cảnh khiến có họ có thể đủ tiền để đầu tư vào cổ phiếu thường một lượng như nhau mỗi năm trong, chẳng hạn, 20 năm. Với tôi, có vẻ lời phản đối rõ ràng này đã mất nhiều sức thuyết phục của nó trong những năm gần đây. Các cổ phiếu thường đang dần được chấp nhận là một phần của một chương trình đầu tư tiết kiệm vững chắc. Do đó, việc mua cổ phiếu thường một cách hệ thống và đồng bộ hiện nay không gặp khó khăn tâm lý hay tài chính nào nhiều hơn so với việc tương tự là mua liên tục các trái phiếu tiết kiệm Mỹ và bảo hiểm nhân thọ - mà chúng sẽ bổ sung cho việc mua cổ phiếu. Lượng hằng tháng có thể nhỏ, nhưng kết quả sau 20 năm hoặc hơn nữa có thể rất ấn tượng và quan trọng đối với người tiết kiệm.

Hoàn cảnh riêng của nhà đầu tư Vào đâu chương này chúng tôi nhắc qua tới vị thế của người sở hữu danh mục đầu tư cá nhân. Hãy để chúng tôi quay lại việc này, dưới ánh sáng của thảo luận sau đó về phương pháp chung. Các loại chứng khoán được nhà đắu tư chọn lựa nên thay đổi tới mức nào theo hoàn cảnh của anh ta? Để làm ví dụ cụ thể thể hiện những hoàn cảnh khác nhau hoàn toàn, chúng tôi sẽ lấy: (1) một góa phụ được nhận 200.000 đô la để nuôi bản thân và con cái; (2) một bác sĩ thành công đang ở giai đoạn giữa của sự nghiệp, với khoản tiết kiệm là 100.000 đô la và mỗi năm bồi đắp thêm 10.000 đô la, và (3) một người đàn ông trẻ kiếm 200 đô la một tuần và tiết kiệm được 1.000 đô la một năm[132].

Với người góa phụ, vấn đề về việc sống bằng thu nhập của mình là rất khó. Mặt khác, sự thận trọng trong đầu tư của bà là vô cùng cằn thiết. Việc chia đều quỹ của bà giữa trái phiếu Mỹ và các cổ phiếu thường hàng đầu là sự dàn xếp giữa các mục tiêu này và tuân theo quy tắc chung của chúng tôi dành cho những nhà đầu tư phòng vệ. (Thành phần cổ phiếu có thể lên tới 75% nếu nhà đầu tư được chuẩn bị tâm lý cho quyết định này, và nếu bà gần như chắc chắn mình không mua ở mức giá quá cao. Rõ ràng đây không phải là hoàn cảnh vào đằu năm 1972).

Chúng tôi không loại trừ khả năng là góa phụ có thể đạt tiêu chuần làm một nhà đầu tư xông xáo, trong trường hợp đó các mục tiêu và phương thức của bà sẽ hoàn toàn khác. Một điều mà bà không được làm là tận dụng các cơ hội đắu cơ để "kiếm thêm thu nhập". Theo ý của chúng tôi đó là việc thử kiếm lợi nhuận hoặc thu nhập cao mà thiếu trang bị cằn thiết để đảm bảo cho niềm tin tuyệt đối vào sự thành công tổng thể. Sẽ là tốt hơn nhiều nếu bà ta rút 2.000 đô la một năm khỏi số vốn của mình, để bù đắp chi tiêu đời sống hơn là đánh liều đem một nửa số tiền đó vào các giao dịch mạo hiểm có cơ sở yếu kém và do đó mang tính đầu cơ.

Ông bác sĩ thành đạt không có những sức ép và sự bó buộc như của người góa phụ, tuy nhiên chúng tôi vẫn tin rằng các lựa chọn của ông ta cũng gần giống như vậy. Ông ta có quan tâm thật sự tới việc đầu tư? Nếu ông ta không có máu bốc đồng hay nhạy bén, ông ta sẽ phải cố gắng hết sức đề chấp nhận vai trò dễ dàng của nhà đắu tư phòng vệ. Cách phân bổ danh mục đầu tư của ông ta do đó không khác gì cách phân chia của người góa phụ "thông thường", và có cùng phạm vi lựa chọn riêng trong việc cố định kích thước của thành phần cổ phiếu. Các khoản tiết kiệm hàng năm cũng nên được đầu tư theo cùng một tỷ lệ như tổng quỹ tiền.

Một bác sĩ trung bình có nhiều khả năng trở thành nhà đầu tư mạnh bạo so với người góa phụ, và anh ta có lẽ sẽ dễ thành công hơn khi đảm nhận vai trò đó. Tuy nhiên, anh ta sẽ có một nhược điểm quan trọng - thực tế là anh ta có ít thời gian rỗi để dành cho việc học đầu tư và quản lý quỹ của mình. Thật vậy, những người trong ngành y thường nổi tiếng là không thành công trong các giao dịch chứng khoán của mình. Lý do cho việc này là họ thường có thừa tự tin vào sự thông minh của bản thân và rất mong muốn kiếm mức sinh lợi tốt cho tiền của mình, mà không nhận ra rằng để thành công thì cằn có cả sự chú ý đáng kể vào việc này lẫn phương pháp tiếp cận khá chuyên nghiệp đối với các giá trị chứng khoán.

Cuối cùng, người đàn ông trẻ tiết kiệm được 1.000 đô la một năm - và hy vọng dằn dần kiếm nhiều hơn - sẽ thấy mình cũng có những lựa chọn giống như trên, mặc dù là vì các lý do khác. Một lượng tiền tiết kiệm của anh ta nên được tự động đặt vào các trái phiếu loạt E. Số dư là khiêm tốn đến nỗi nó hầu như không đáng để anh ta phải qua một khóa học đầy căng thẳng về giáo dục và tâm lý để đủ tiêu chuẩn trở thành một nhà đầu tư xông xáo. Do đó việc đơn giản là sử dụng chương trình chuần của chúng tôi cho nhà đầu tư phòng vệ sẽ là phương châm dễ dàng nhất và hợp lý nhất.

Chúng ta đừng quên bản tính con người tại điểm này. Tài chính có sức hút lớn với nhiều người trẻ thông minh có lượng tiền bạc giới hạn. Họ muốn trở nên vừa thông minh vừa mạnh bạo trong việc định hướng các khoản tiết kiệm của mình, mặc dù thu nhập từ đầu tư đối với họ kém quan trọng hơn nhiều so với tiền lương. Thái độ này hoàn toàn tốt. Đối với nhà tư bản trẻ, sớm bắt đầu việc học tập và trải nghiệm tài chính là một lợi thế lớn. Nếu anh ta sẽ hoạt động như một nhà đắu tư xông xáo, anh ta chắc chắn sẽ gặp phải những sai sót và chịu thua lỗ. Người trẻ có thể chịu được sự thất vọng đó và thu lợi từ nó. Chúng tôi rất khuyến khích nguời mới bắt đằu việc mua chứng khoán không lãng phí các nỗ lực và tiền bạc của mình trong việc thắng thị trường. Hãy để anh ta nghiên cứu các giá trị chứng khoán và thử nghiệm ban đằu cách suy xét của mình về giá so với giá trị bằng một số vốn nhỏ nhất có thể.

Do đó chúng tôi quay lại với nhận xét đã đưa ra ở đãu, rằng các loại chứng khoán đề mua và tỷ suất sinh lợi đang tìm kiếm không phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của nhà đầu tư, mà vào các công cụ tài chính của anh ta xét về kiến thức, kinh nghiệm và tính khí.

Lưu ý vẽ khái niệm "rủi ro”

Thông thường mà nói thì trái phiếu tốt thường ít rủi ro hơn cổ phiếu ưu đãi tốt và cổ phiếu ưu đãi tốt thì ít rủi ro hơn cổ phiếu thường tốt. Từ đó đã nảy sinh một thành kiến phổ biến đối với các cổ phiếu thường bởi vì chúng không "an toàn", điều đã được thể hiện trong điều tra năm 1948 của Hội đồng Dự trữ Liên bang. Chúng tôi muốn chỉ ra rằng các từ "rủi ro" và "an toàn" được áp dụng vào chứng khoán theo hai nghĩa khác nhau, kết quả là gây nhầm lẫn trong suy nghĩ.

Một trái phiếu được chứng tỏ rõ ràng là không an toàn khi nó không được trả lai hay vốn ban đằu. Tương tự, nếu một cổ phiếu ưu đãi hoặc thậm chí là một cổ phiếu thường được mua với kỳ vọng rằng mức cổ tức đã cho sẽ được duy trì, thì việc giảm hoặc bỏ qua không trả cổ tức sẽ chứng tỏ là nó không an toàn.

Điêu cũng đúng khi nói rằng một vụ đầu tư có rủi ro nếu có khả năng tương đối rằng người nắm giữ cổ phiếu phải bán ở thời điểm mà giá thấp hơn giá họ đã mua vào.

Mặc dù vậy, ý niệm về rủi ro thường được mở rộng ra để áp dụng cho khả năng giảm giá của một chứng khoán, kể cả nếu sự giảm này có bản chất chu kỳ và tạm thời, và kể cả nếu người nắm giữ ít có khả năng bị buộc phải bán những lúc như vậy. Các cơ hội này hiện diện trong tất cả các chứng khoán, trừ các trái phiếu tiết kiệm Mỹ; và ờ mức độ lớn hơn, hiện diện trong toàn bộ các cổ phiếu thường nói chung hơn là một nhóm các cổ phiếu cấp cao. Nhưng chúng tôi tin rằng những gì nói tới ở đây không phải là rủi ro thật sự theo nghĩa có ích của khái niệm đó. Một người nắm giữ thế chấp của một nhà xưởng có thể phải chịu lỗ lớn nếu anh ta bị ép phải bán trong thời điểm bất lợi. Yếu tố này không được tính tới trong việc đánh giá sự an toàn hoặc rủi ro của các khoản nợ thế chấp bất động sản thông thường, mà tiêu chuần đánh giá duy nhẩt là sự chắc chắn về các thanh toán đúng hạn. Tương tự như vậy, rủi ro của một thương vụ kinh doanh bình thường được đo bằng khả năng nó bị mất tiền, không phải đo bằng những gì sẽ xảy ra nẽu nguời chủ bị buộc phải bán.

Trong chương 8, chúng tôi sẽ nêu ra ý kiến của mình rằng nhà đầu tư trung thực sẽ không mất tiền chỉ vì giá thị trường của các cổ phần của anh ta giâm; do đó việc có thê’ xảy ra sự giâm giá không có nghĩa là anh ta có nguy cơ thua lỗ thật sự. Nếu một nhóm đău tư cổ phiếu thường được chọn lọc kỹ tạo ra mức sinh lợi tổng thể thỏa đáng, khi đo qua khá nhiều năm, thì nhóm đầu tư này đã chứng tỏ mình là "an toàn". Trong khoảng thời gian ấy, giá trị thị trường của nó chắc chắn sẽ dao động, và khả năng nó sẽ được bán dưới mức chi phí của người mua vào trong một thời gian nào đó. Nếu điều đó khiến đău tư trở nên có "rủi ro", thì nó phải được gọi là rủi ro và an toàn đồng thời. Sự lẫn lộn này có thể tránh được nếu chúng ta áp dụng khái niệm rủi ro chỉ là sự mất giá trị thông qua việc bán thật, xảy ra do sự giảm sút đáng kể vị trí của công ty - hoặc có lẽ thường xuyên hơn, là kết quả của việc mua với giá quá cao so với giá trị thực của một chứng khoán[133].

Nhiều cổ phiếu thường lại có rủi ro của việc giảm sút như vậy. Nhưng luận điểm của chúng tôi là một hình thức đầu tư nhóm cổ phiếu thường, được thực hiện kỹ lưỡng sẽ không có rủi ro thật sự nào kiểu này và nó không nên được gọi là "rủi ro" chỉ vì yếu tố dao động giá. Nhưng rủi ro đó sẽ hiện hữu nếu có nguy cơ rằng giá cả của nó hóa ra là quá cao so với các tiêu chuẩn giá trị nội tại - ngay cả khi nếu như bất kỳ sự giảm giá thị trường nghiêm trọng nào có thể được bù đắp trong nhiều năm sau.

Lưu ý vẽ tiêu chí các "công ty lớn, nổỉ bật, và được huy động vốn một cách thận trọng”

Cụm từ được trích ở trên đã được dùng ở đầu chương để miêu tả loại cổ phiếu thường mà nhà đầu tư thận trọng nên giới hạn việc mua - với điều kiện chúng đã chi trả cổ tức liên tục trong nhiều năm. Cách đánh giá dựa trên các tính từ này luôn mập mờ. Đâu là ranh giới cho quy mô to nhỏ, cho sự nổi bật, và cho sự thận trọng của một cơ cấu tài chính? Với điểm cuối cùng, chúng tôi có thể gợi ý một tiêu chuẩn cụ thể, tuy còn tùy tiện, nhưng tuân theo cách nghĩ được chấp nhận rộng rãi. Hoạt động huy động vốn của một công ty cồng nghiệp được coi là không thận trọng nếu như các cổ phiếu thường (tại giá trị trên sổ sách) không chiếm ít nhất một nửa của tổng số tiền vốn hóa, bao gồm cả nợ ngân hàng[134]. Với một công ty đường sắt hoặc tiện ích cồng cộng thì con số này ít nhất phải là 30% Các từ "lớn" và "nổi bật" có ý nói về mặt kích thước thực kết hợp với vị thế dẫn đằu trong ngành. Những công ty như vậy thường được gọi là "hàng đằu"; tất cả các cổ phiếu thường khác do đó được gọi là "thứ cấp", trừ một điều là các cổ phiếu tăng trưởng thường được đặt vào một loại riêng bởi những ai mua chúng như vậy. Để cung cấp yếu tố cụ thể ờ đây, hãy để chúng tôi gợi ý rằng "lớn" theo khái niệm ngày nay là một công ty phải có 50 triệu đô la từ việc tài sản hoặc làm ra 50 triệu đô la kinh doanh[135]. Một lằn nữa, để "nổi bật" thì một công ty phải xếp hạng trong khoảng một phần tư hoặc một phần ba từ trên đầu trở xuống theo kích thước trong nhóm ngành của nó.

Tuy nhiên, sẽ rất ngớ ngẩn nếu cứ khăng khăng dựa trên các tiêu chuần tùy tiện như vậy. Chúng chỉ được đưa ra để hướng dẫn cho những ai có lẽ muốn có sự hướng dẫn. Nhưng bất kỳ quy tắc nào mà nhà đầu tư muốn đặt ra cho mình mà không vi phạm tới ý nghĩa thông thường được chấp nhận của từ "lớn" và "nổi bật" cũng đêu có thể chấp nhận được. Theo bản chất của tình huống thì sẽ có một nhóm lớn các công ty mà trong đó có một số công ty sẽ được đưa vào và một số công ty khác không được đưa vào danh sách các công ty thích hợp cho việc đầu tư phòng vệ. Không có thiệt hại gì trong sự đa dạng ý kiến và hành động như vậy. Quả thật, nó còn có tác dụng tốt đối với các điều kiện thị trường chứng khoán, vì nó cho phép sự phân hóa dãn dãn hoặc chuyên tiếp giữa các tiêu chuẩn của các cổ phiếu phát hành hàng đằu và thứ cấp.

BÌNH LUẬN VÊ CHƯƠNG 5 Hạnh phúc của con người không hẳn là sinh ra từ các Mảnh may mắn lớn thỉnh thoảng mới xảy đến, mà từ những Lợi thế nhỏ xảy ra hàng ngày.

- Benjamin Franklin Sự PHÒNG VỆ TỐT NHẤT LÀ MỘT cuộc TẤN CÔNG MẠNH Sau vụ "thảm sát" thị trường cổ phiếu trong một vài năm qua, tại sao bất kỳ nhà đầu tư thận trọng nào vẫn sẽ đặt thêm một đồng nào vào cổ phiếu cơ chứ?

Trước hết, hãy nhớ tới sự nhấn mạnh của Graham rằng mức độ phòng vệ của bạn phải phụ thuộc vào sự sẵn sàng bỏ thời gian công sức vào danh mục đầu tư của mình, hơn là khả năng chịu rủi ro của mình. Và nếu bạn làm đúng cách, đẳu tư cổ phiếu cũng dễ dàng như đặt tiền của mình vào trái phiếu và tiền mặt. (Như chúng ta sẽ thấy trong chương 9, bạn có thể mua một quỹ đầu tư theo chỉ số thị trường chứng khoán mà không mất nhiều nỗ lực hơn việc mặc quần áo vào buổi sáng).

Giữa lúc thị trường giá xuống bắt đầu vào năm 2000, cũng dễ hiểu nếu bạn cảm thấy bị bỏng - và nếu đến lượt nó, cảm giác này khiến bạn quyết tâm không bao giờ mua cổ phiếu nữa. Theo như một câu tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ cổ thì "Sau khi bạn bỏng mồm vì sữa nóng, bạn có thể thổi nó bằng sữa chua của bạn". Vì vụ sụp đổ những năm 2000-2002 quá tồi tệ, nhiều nhà đầu tư giờ đây coi cổ phiếu là cực kỳ rủi ro; nhưng ngược đời thay, chính vụ sụp đổ đã lấy bớt đi rất nhiều rủi ro khỏi thị trường cổ phiếu. Trước đó nó là sữa nóng, nhưng bây giờ nó chỉ là sữa chua với nhiệt độ trong phòng mà thôi.

Khi nhìn nhận một cách logic, ngày nay quyết định sở hữu cổ phiếu hay không không liên quan gì tới bao nhiêu tiền bạn đã mất vì đã sở hữu chúng một vài năm trước. Khi các cổ phiếu có giá đủ hợp lý để tạo cho bạn lợi nhuận tương lai, bạn nên sở hữu chúng, mặc cho các thua lỗ chúng đã gây ra cho bạn trong quá khứ. Điêu này lại càng đúng hơn khi mà tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu đang thấp, làm giảm mức sinh lợi tương lai của các đầu tư tạo thu nhập.

Như chúng ta đã thấy trong chương 3, các cổ phiếu (vào đầu năm 2003) chỉ có giá hơi cao so với các tiêu chuần lịch sử. Trong khi đó; tại các mức giá hiện tại, các trái phiếu cho tỷ suất lợi nhuận thấp đến nỗi những nhà đắu tư nào mua chúng tưởng chừng để giữ an toàn cho mình cũng giống như người hút thuốc nghĩ rằng mình có thể bảo vệ bản thân khỏi ung thư phổi bằng cách hút thuốc lá có ít nhựa độc. Cho dù bạn là nhà đầu tư phòng vệ đến mức độ nào - theo định nghĩa của Graham là ít quản lý, hoặc theo định nghĩa hiện đại là ít rủi ro - các giá trị của ngày nay khiến bạn phải dành ít nhất một số tiền của mình vào cổ phiếu.

May mắn thay, hiện nay để một nhà đầu tư phòng vệ mua cổ phiếu là dễ dàng hơn bao giờ hết. Và một danh mục đầu tư hoàn toàn tự động hóa cứ đều đặn hằng tháng đưa một ít tiền của bạn vào thực hiện các đầu tư đã định trước, có thể giúp bạn tránh được yêu cầu phải dành phần lớn cuộc đời mình vào việc lựa chọn cổ phiếu.

BẠN CÓ NÊN "MUA NHỮNG GÌ BẠN BIẾT"?

Nhưng trước hết hãy nhìn vào một thứ mà nhà đầu tư phòng vệ phải luôn phải bảo vệ chống lại: niềm tin rằng bạn có thể chọn được các cổ phiếu mà không cãn phải làm bài tập về nhà. Vào đầu những năm 1980 và 1990, một trong những khẩu hiệu đầu tư nổi tiếng nhất là "mua những gì bạn biết". Peter Lynch - người từ năm 1977 tới năm 1990 đã chèo lái Fidelity Magellan tới bản theo dõi kết quả tốt nhất mà một quỹ tương hỗ từng tạo nên - là người thuyết giáo uy tín nhất của lời dạy này. Lynch lý luận rằng các các nhà đầu tư nghiệp dư có một lợi thế mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã quên cách dùng: "sức mạnh của tri thức thông thường". Nếu bạn phát hiện ra một nhà hàng, xe ô tô, thuốc đánh răng, hay quần bò mới rất tuyệt - hoặc nếu bạn đề ý thấy khu để xe ở một công ty gãn đây luôn đãy hoặc có người vẫn đang làm việc ở một trụ sở công ty, rất lâu sau khi chương trình của Jay Leno đã kết thúc[136]- thì bạn đã có sự hiểu biết cá nhân đối với một cổ phiếu mà một nhà phân tích hoặc nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp có khi không bao giờ thấy được. Như Lynch đã nói: 'Trong cả cuộc đời mua xe ô tô hoặc máy ảnh, bạn sẽ hình thành khả năng nhận biết cái gì tốt và cái gì kém, cái gì bán được và cái gì không... và điều quan trọng nhất là bạn biết điều đấy trước khi Phố Wall biết/'[137] Quy tắc của Lynch - "Bạn có thể vượt qua các chuyên gia nếu bạn sử dụng sự sắc sảo của mình khi đầu tư vào những công ty hoặc ngành mà bạn đã hiểu rồ" - không phải là hoàn toàn vô lý, và đã có hàng nghìn nhà đầu tư thu lời từ nó trong nhiều năm. Nhưng quy tắc của Lynch chỉ có thể có tác dụng nếu bạn làm theo cả hệ quả của nó: "Tìm thấy một công ty hứa hẹn chỉ là bước đầu. Bước tiếp theo là nghiên cứu về nó." Lynch nhấn mạnh rằng, không một ai nên đầu tư vào một công ty, cho dù các sản phẩm của nó tuyệt vời đến thế nào hay bãi đỗ xe của nó đông thế nào, mà không nghiên cứu các báo cáo tài chính của nó và ước tính giá trị kinh doanh của nó.

Không may là hầu hết những người mua cổ phiếu lại bỏ qua phần này.

Barbra Streisand, một ngôi sao kinh doanh trong ngày, đã hiện thân hóa cái cách mà người ta đã lạm dụng những lời dạy của Lynch. Vào năm 1999, cô đã nói nhảm rằng "Chúng tôi đi uống Starbucks mỗi ngày, nên tôi mua cổ phiếu của Starbucks." Nhưng cô nàng đóng trong nhạc kịch Funny Girl này đã quên rằng cho dù bạn có yêu những cốc cà phê cao và thon đó đến mức nào, bạn vẫn phải nghiên cứu các báo cáo tài chính của Starbucks đề chắc chắn rằng các cổ phiếu không bị ra giá quá cao như cà phê của nó vậy.

Vô số người mua cổ phiếu đã mắc cùng một sai lầm khi ôm vào một đống chứng khoán của Amazon.com chỉ vì họ yêu trang web đó; hoặc mua chứng khoán e*Trade chỉ vì đó là nhà môi giới trên mạng của họ.

Các "chuyên gia" cũng tạo niềm tin cho ý tưởng này. Trong một buổi phỏng vấn được chiếu trên truyền hình vào cuối năm 1999, nhà quản lý danh mục đầu tư Kevin Landis của quỹ Firsthand Funds được hỏi một cách đau khổ rằng "Anh làm điều đó như thế nào thế? Tại sao tôi không thể làm như anh được, Kevin?" (Từ năm 1995 đến cuối năm 1999, quỹ Firsthand Technology Value Fund tạo ra mức lẵi trung bình hằng năm đáng kinh ngạc là 58,2%.) "Bạn cũng có khả năng làm được," Landis hót. "Tất cả những gì bạn thật sự cằn chỉ là tập trung vào những thứ bạn biết, và bám sát với một ngành, và nói chuyện với những người làm việc ở đó mỗi ngày."[138] Sự xuyên tạc đau đớn nhất của quy tắc Lynch xảy ra với những kế hoạch nghỉ hưu của các công ty. Nếu bạn phải "mua những gì bạn biết", thì còn đầu tư nào tốt hơn cho tài khoản 401 (k) của bạn bằng những cổ phiếu của chính công ty bạn? Xét cho cùng, bạn làm việc ở đấy; chẳng phải bạn biết nhiều hơn về công ty này so với bất kỳ người ngoài nào khác hay sao? Đáng buồn thay, các nhân viên của Enron, Global Crossing, và WorldCom - nhiều người đã đặt gần hết các tài sản nghỉ hưu của mình vào cổ phiếu của công ty, chỉ để bị mất trắng - đã học được rằng những người nội bộ thường chỉ có được ảo tưởng về hiểu biết chứ không phải hiểu biết thực sự.

Các nhà tâm lý, đứng đằu là Baruch Fischhoff của Đại học Carnegie Mellon, đã ghi lại một thực tế đáng ngại: việc trở nên quen thuộc hơn với một đối tượng không làm giảm đáng kể xu hướng cường điệu hóa của con người việc họ thực sự biết đến đâu về đối tượng đó[139]. Đó là lý do vì sao "đầu tư vào những gì bạn biết" lại có thế nguy hiểm đến thế; bạn càng biết nhiều thì bạn càng ít bới một chứng khoán ra để tìm khuyết điểm. Kiểu quá tin tai hại này gọi là "thiên vị nhà mình", tức là thói quen bám lấy những gì đã quen thuộc với mình:

Các nhà đàu tư cá nhân sở hữu gấp ba lằn cổ phiếu của công ty điện thoại địa phương của họ hơn là của tất cả các công ty điện thoại khác cộng lạị Một quỹ tương hỗ điển hình sở hữu các cổ phiếu của những công ty có trụ sở gần hơn 115 dặm (185 km) với trụ sở chính của quỹ, so với các công ty Mỹ trung bình.

Các nhà đầu tư 401 (k) giữ từ 25% đến 30% các tài sản hưu của mình vào cổ phiếu của chính công ty của mình [140].

Tóm lại, sự quen thuộc sinh ra sự tự phụ. Trên kênh thời sự ti vi, có phải người hàng xóm, hoặc bạn thân, hoặc cha mẹ của kẻ tội phạm luôn là người nói với giọng rất sốc "Cậu ta là một người rất tốt mà" đó sao? Đó là vì khi chúng ta quá gần gũi với ai đó hoặc cái gì đó; chúng ta luôn chắc mầm những niềm tin của bản thân, thay vì nghi ngờ chúng như khi chúng ta xem xét một vấn đè xa cách hơn. Một cổ phiếu càng quen thuộc bao nhiêu, thì nó càng có khả năng biến một nhà đầu tư phòng vệ thành một người lười luôn nghĩ rằng mình không cằn thiết phải làm bài tập về nhà. Đừng để điều đó xảy ra với bạn.

BẠN CÓ THẾ Tự LĂN KHÔNG?

May mắn thay, với một nhà đầu tư sẵn sàng làm bài tập cãn thiết để hình thành một danh mục đầu tư, thì đây là Kỷ nguyên Vàng: Chưa bao giờ trong lịch sử tài chính mà việc sở hữu chứng khoán lại rẻ và thuận tiện đến như vậy[141 ].

Hãy tự mình làm lấy. Thông qua các nhà môi giới trực tuyến chuyên môn hóa như kiểu www.sharebuilder.com,www.foliofn.com, và www.buyandhold.com, bạn có thể tự động mua các chứng khoán kế cả nếu bạn có rất ít tiền để bỏ ra. Những trang web này có phí thấp tới 4 đô la cho mỗi lần mua theo chu kỳ bất kỳ một cổ phiếu nào trong hàng ngàn các cổ phiếu Mỹ mà họ có. Bạn có thể đầu tư vào mỗi tuần hoặc mỗi tháng, tái đầu tư cổ tức, và thậm chí là bỏ tiền của mình vào cổ phiếu thông qua việc rút tiền điện tử từ tài khoản ngân hàng của bạn, hoặc chi trả trực tiếp từ lương của bạn. Trang web Sharebuilder có phí khi bán cao hơn so với khi mua - để nhắc nhở bạn, như một cú đập vào mũi bạn bằng một tờ báo cuộn tròn lại, rằng việc bán nhanh là điều xấu trong đầu tư - trong khi FolioFN lại có công cụ theo dõi thuế rất xuất sắc.

Khác với những nhà môi giới truyền thống hay những quỹ tương hỗ thường không cho bạn vào cửa với số tiền ít hơn 2.000 hoặc 3.000 đô la, các công ty trực tuyến này không có số dư tài khoản tối thiểu và được thiết kế riêng cho những người mới đầu tư nào muốn đặt những danh mục đầu tư mới mẻ của mình theo chế độ tự động. Chắc chắn là phí giao dịch 4 đô la đã ăn mất một lượng 8% khổng lồ khỏi một đầu tư 50 đô la hằng tháng - nhưng nếu đấy là tất cả những gì bạn có thể bỏ ra, thì các trang web đầu tư cực nhỏ đó là nơi duy nhất để bạn tạo dựng một danh mục đầu tư đa dạng.

Bạn cũng có thể mua các cổ phiếu lẻ trực tiếp từ công ty phát hành ra chúng. Năm 1994, ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã nới lỏng chiếc còng tay mà nó từ lâu đã đặt vào việc bán chứng khoán trực tiếp cho công chúng. Hàng trăm công ty đã phản ứng bằng cách tạo ra các chương trình dựa trên Internet để giúp nhà đẳu tư mua cổ phiếu mà không phải thông qua nhà môi giới. Một số nguồn thông tin trực tuyến về việc mua chứng khoán trực tiếp bao gồm www.dripcentral.com,www.netstockdirect.com (một trang liên kết với Sharebuilder), và www.stockpower.com. Bạn có thể thường xuyên phải chịu một loạt các chi phí giao dịch vượt quá 25 đô la mỗi năm. Kể cả như vậy thì những chương trình mua chứng khoán trực tiếp cũng thường là rẻ hơn so với các nhà môi giới chứng khoán.

Tuy nhiên, bạn hãy cảnh giác rằng việc mua chứng khoán bằng những lượng tiền nhỏ xíu tăng dằn trong nhiều năm liên tục có thể tạo ra những cơn đau đầu lớn vì thuế. Nếu bạn không chuẩn bị sẵn sàng một bản thống kê cố định và vô cùng chi tiết về các lằn mua của mình, thì bạn đừng mua ngay từđằu. Cuối cùng, đừng đầu tư vào chỉ một thứ cổ phiếu - thậm chí là một vài thứ cổ phiếu khác nhau. Trừ phi bạn định rải những lẳn cược của mình ra, bạn hoàn toàn không nên cược. Hướng dẫn của Graham về việc sở hữu từ 10 đến 30 thứ cổ phiếu là một điểm bắt đầu tốt cho những nhà đắu tư muốn tự chọn cổ phiếu cho mình, nhưng bạn phải chắc chắn rằng mình không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi một ngành[142]. (Để biết thêm về cách chọn các cổ phiếu riêng lẻ để hình thành danh mục của bạn, hãy xem trang 135 và các chương 11,14 và 15).

Nếu sau khi bạn tạo ra một danh mục đầu tư trực tuyến tự động như vậy, bạn thấy mình tự kinh doanh hơn hai lằn một năm - hoặc dành ra tổng cộng hơn một hoặc hai tiếng mỗi tháng cho các đầu tư của mình - thì đã có điều gì đó không ổn rồi. Đừng để sự dễ dàng và cảm giác cập nhật theo từng phút của Internet quyến rũ biến bạn thành một nhà đằu cơ. Một nhà đàu tư phòng vệ chạy - và thắng - cuộc đua bằng cách ngồi yên.

Tìm sự giúp đỡ. Một nhà đầu tư phòng vệ cũng có thể sở hữu cổ phiếu thông qua một nhà môi giới chi phí thấp[143], một nhà hoạch định tài chính, hoặc một nhà môi giới chứng khoán với đầy đủ dịch vụ. Với một nhà môi giới chi phí thấp, bạn sẽ cằn phải tự chọn cổ phiếu; các hướng dẫn của Graham sẽ giúp bạn tạo ra một danh mục đầu tư lõi mà không cằn nhiều sự quản lý và có những cơ hội cho mức sinh lợi đêu đặn toàn diện nhất. Mặt khác, nếu bạn không có đủ thời gian hoặc không có đủ sự quan tâm đề tự làm lấy, không việc gì bạn phải xấu hổ khi thuê ai đó chọn chứng khoán hoặc quỹ tương hỗ cho mình. Nhưng có một trách nhiệm mà bạn không bao giờ được ủy thác cho ai khác. Bạn, và không ai ngoài bạn, phải nghiên cứu (trước khi bạn đưa tiền) xem một nhà tư vấn có đáng tin cậy không và có mức phí hợp lý không. (Để có thêm gợi ý, hãy xem chương 10.) Thuê người khác làm. Các quỹ tương hỗ là cách tốt nhất cho một nhà đầu tư phòng vệ nắm lấy mặt tốt của việc sở hữu chứng khoán mà không phải chịu mặt xấu là tự quản lý danh mục đầu tư của mình. Với giá tương đối rẻ, bạn có thể mua với một mức đa dạng và tiện lợi cao - để một người chuyên nghiệp chọn và theo dõi các chứng khoán cho bạn. Dưới dạng tốt nhất của chúng - các danh mục đầu tư theo chỉ số - các quỹ tương hỗ hầu như không cằn giám sát hay bảo dưỡng gì. Các quỹ đầu tư theo chỉ số (index fund) là một dạng đầu tư Rip Van Winkle có rất ít khả năng tạo ra sự đau khổ hay bất ngờ cho bạn kể cả nếu, như anh chàng nông dân lười biếng trong truyện của Washington Irving, bạn ngủ thiếp đi những 20 năm[144]. Chúng chính là sự hiện thực hóa giấc mơ của nhà đầu tư phòng vệ. Để biết thêm chi tiết, hãy xem chương 9.

LẤP CÁC CHỎ TRÕNG Khi mà các thị trường tài chính sầm sập lao lên hay lao xuống ngày này sang ngày khác, nhà đầu tư phòng vệ có thể kiểm soát được sự hỗn loạn. Chính sự từ chối không muốn trở thành nhà đầu tư chủ động của bạn và sự bác bỏ bất cứ khả năng giả bộ dự báo tương lai nào có thể trở thành những vũ khí mạnh nhất của bạn. Bằng cách đưa tất cả các quyết định đầu tư vào chế độ điều chỉnh tự động, bạn đã loại bỏ đi mọi ảo tưởng rằng bạn biết các chứng khoán đang đi về đâu, và bạn loại bỏ khả năng thị trường gây đau khổ cho bạn cho dù nó có dao động kỳ quái đến đâu.

Theo như Graham lưu <Ịm việc "bình quân chi phí đô la" đã giúp bạn đặt một khoản tiền nhất định vào một khoản đầu tư tại các thời điểm đều đặn. Mỗi tuần, mỗi tháng, hay mỗi quý, bạn mua thêm - cho dù thị trường đã (hoặc sắp) đi lên, đi xuống, hoặc đi ngang. Bẩt cứ công ty đầu tư tương hỗ hoặc công ty môi giới lớn nào cũng có thể chuyên tiền an toàn và tự động cho bạn bằng phương tiện điện tử, nên bạn không bao giờ căn phải viết séc hay cãm thấy sự đau đớn khi trả tiền. Khuất mắt khôn coi.

Cách lý tưởng để bình quân chi phí đô la là bằng một danh mục đău tư gồm các quỹ đầu tư theo chi số đang sờ hữu tất cả các cổ phiếu hoặc trái phiếu nào đáng có. Bằng cách đó, bạn sẽ sẽ tránh khỏi không chỉ trò chơi đoán mò xem thị trường đang đi đâu mà các khu vực nào của thị trường - và những cổ phiếu hay trái phiếu cụ thể nào trong các khu vực đó - sẽ cho kễt quả tốt nhất.

Giả sử bạn có thể bồ ra 500 đô la một tháng. Bằng cách sờ hữu và bình quân chi phí đô la chỉ đối với ba quỹ đầu tư theo chỉ số - 300 đô la vào quỹ giữ tất cả thị trường cổ phiếu Mỹ, 100 đô la vào quỹ có các cổ phiếu của nước ngoài, và 100 đô la vào quỹ có các trái phiếu của Mỹ - bạn có thể đảm bảo rằng bạn sở hữu gằn hết các đầu tư đáng sở hữu trên trái đất[145]. Mỗi tháng, đều đặn, bạn lại mua tiếp. Nếu thị trường giảm, thì lượng đặt sẵn của bạn sẽ tiến xa hơn và mua thêm cho bạn nhiều cổ phiếu hơn so với tháng trước. Nếu thị trường đi lên, thì số tiền của bạn mua cho bạn ít cổ phần hơn. Bằng cách đặt danh mục đầu tư vào chế độ điều chỉnh tự động tuyệt đối như vậy, bạn tránh được việc ném tiền vào thị trường khi nó có vẻ hấp dẫn nhất (mà thật ra là lúc nguy hiểm nhất) hoặc từ chối việc mua nhiều hơn nữa khi một vụ sụp đổ thị trường khiến các đầu tư trở nên rẻ hơn nhiều (nhưng có vẻ dễ "rủi ro" hơn).

Theo Ibbotson Asssociates, một công ty nghiên cứu tài chính hàng đẳu, nếu bạn đầu tư 12.000 đô la vào chỉ số 500 cổ phiếu của Standard & Poor's vào đầu tháng 9 năm 1929, 10 năm sau bạn sẽ chỉ còn 7.223 đô la. Nhưng nếu bạn bắt đằu với một số tiền mọn là 100 đô la và đơn giản là đẳu tư thêm 100 đô la mỗi tháng, thì đến tháng 8 năm 1939, số tiền của bạn sẽ lên tới 15.571 đô la! Đó chính là sức mạnh của việc mua một cách kỷ luật - kể cả trong lúc Đại Suy thoái và thị trường giá xuống tệ nhất mọi thời đại[146].

Trên hết, một khi bạn đã hình thành một danh mục đầu tư tự động tuyệt đối với trung tâm của nó là các quỹ đầu tư theo chỉ số, bạn sẽ có thể trả lời được tất cả các câu hỏi về thị trường bằng câu trả lời mạnh mẽ nhất mà một nhà đầu tư phòng vệ có thể có được: 'Tôi không biết và tôi không quan tâm." Nếu ai đó hỏi bạn xem trái phiếu liệu có vượt trên cổ phiếu không, bạn chỉ cần đáp: "Tôi không biết và tôi không quan tâm", mặc dù bạn cũng tự động mua cả hai. Các chứng khoán dịch vụ y tế có làm các chứng khoán công nghệ cao trông ốm yếu không? 'Tôi không biết và tôi không quan tâm" - bạn là người sở hữu thường xuyên cả hai loại đó. Chứng khoán nào sẽ là một Microsoft tiếp theo? 'Tôi không biết và tôi không quan tâm" - đến lúc nào mà chứng khoán đó đủ lớn, quỹ đầu tư theo chỉ số của bạn sẽ mua nó, và bạn cũng sẽ được hưởng theo. Các chứng khoán ngoại có vượt được các chứng khoán Mỹ vào năm sau không? 'Tôi không biết và tôi không quan tâm" - nếu có, bạn sẽ tóm được phần lãi đó; nếu không, bạn sẽ được mua nhiều hơn với giá rẻ hơn.

Bằng cách cho phép bạn nói 'Tôi không biết và tôi không quan tâm", một danh mục đầu tư tự động hoàn toàn đã giải thoát bạn khỏi cảm giác là bạn cằn phải dự đoán xem các thị trường tài chính sắp làm gì - và khỏi ảo tưởng rằng ai cũng thế. Việc hiểu được là bạn có thể biết ít đến mức độ nào về tương lai, cộng với việc chấp nhận sự không biết của bạn, là vũ khí mạnh nhất của một nhà đầu tư phòng vệ.

Hình 5-1 thể hiện sức mạnh kỳ diệu của việc bình quân chi phí đô la trong một thị trường giá xuống gần đây.

HÌNH 5-1 Từng cái nhỏ cũng có ích Từ cuối năm 1999 cho đến cuối năm 2002, chỉ sô trung bình cổ phiếu s&p 500 đã không ngừng rớt. Song nếu bạn đã mở một tài khoản của quỹ chỉ số với một khoản đầu tư tối thiểu 3.000 đô la và mỗi một tháng lại bổ sung thêm 100 đô la, tổng chi phí 6.600 đô la của bạn chắc sẽ bị lỗ 30,2% - nhỏ hơn nhiều so với mức sụt giảm 41,3% của thị trường. Thậm chí còn tốt hơn thế, việc bạn mua đều đặn ờ mức giá thấp sẽ tạo dựng một nèn tảng cho sự phục hòi một cách bùng nổ sau khi thị trường phục hòi lại.

Nguồn: Tập đoàn Vanguard

CHƯƠNG 6 Phương châm phân bô danh mục đầu tư cho nhà đầu tư mạnh bạo: cách tiếp cận tiêu cực Nhà đầu tư "xông xáo" nên bắt đằu từ cùng một nen tảng giống như nhà đầu tư phòng vệ, tức là từ việc phân chia các quỹ của anh ta giữa các trái phiếu cấp cao và cổ phiếu thường cấp cao được mua tại các mức giá vừa phải[147]. Anh ta sẽ phải sẵn sàng mở rộng ra các loại chứng khoán khác, nhưng trong mỗi trường hợp đó; anh ta sẽ phải tìm các lý do rất hợp lý để mua. Có một sự khó khăn trong việc thảo luận vấn đề này một cách có hệ thống, vì có không quy luật nào cho các hoạt động mạnh bạo. Phạm vi lựa chọn rất rộng, sự lựa chọn không chỉ phụ thuộc vào sự giỏi giang và các công cụ của người đầu tư mà có lẽ là cả những mối quan tâm và ưu tiên của anh ta.

Những điều tổng quát có ích nhất về nhà đầu tư mạnh bạo là thuộc vào loại tiêu cực. Hãy để anh ta nhường các cổ phiếu ưu đãi cấp cao cho các công ty đầu tư mua. Cũng hãy để anh ta tránh các loại trái phiếu và chứng khoán ưu đãi kém cỏi trừ phi chúng có thể được mua với giá rẻ - tức là ờ mức giá ít nhất 30% dưới mệnh giá cho các phát hành có phiếu lãi cao, và giá thấp hơn nữa với những phiếu lai thấp[148]. Anh ta sẽ để người khác mua các phát hành trái phiếu của chính phủ nước ngoài, mặc dù tỷ suất có thể rất hấp dẫn. Anh ta cũng sẽ rất nghi ngại mọi phát hành mới, bao gồm những trái phiếu chuyển đổi được và các cổ phiếu ưu đãi có vẻ rất hấp dẫn, và các cổ phiếu thường với mức lợi tức xuất sắc chỉ gói gọn trong quá khứ gần đây.

Đối với các đầu tư vào trái phiếu tiêu chuẩn, nhà đầu tư mạnh bạo nên làm theo quy luật được gợi ý bởi người đồng nghiệp phòng vệ của mình, và đưa ra sự lựa chọn của mình giữa các phát hành chịu thuế cấp cao, loại hiện nay có thể được lựa chọn để hưởng tỷ suất khoảng 7,25%, và các trái phiếu miễn thuẽ chất lượng tốt là loại có mức tỷ suẵt lên tới 5,30% với kỳ hạn dài hơn[149].

Các trái phiếu cấp hai và cố phiếu ưu đãi Từ cuối năm 1971, các trái phiếu công ty hạng nhất đã có thể có tỷ suất 7,25%, thậm chí là hơn, do đó sẽ không mấy hợp lý khi mua các phát hành cấp hai chỉ vì chúng có mức sinh lợi cao hơn. Thật vậy, các công ty với nẽn tâng tín dụng tương đối kém đã gần như không thể bán được các "trái phiếu bất biến" ("straight bonds") - tức là các trái phiếu không chuyên đổi được - cho công chúng trong hai năm qua. Do đó việc thanh toán nợ của họ đã được thực hiện qua việc bán các trái phiếu chuyên đổi được (tức các trái phiếu có chứng chỉ quyền mua đính kèm), và đặt chúng vào một hạng riêng. Điẽu đó có nghĩa là hầu như tất cả các trái phiếu không chuyên đổi được có xếp hạng thẩp đại diện cho các phát hành cũ hơn đang được bán với mức chiết khấu (bán dưới mệnh giá) lớn. Do đó chúng có khả năng tăng giá trị vốn khá lớn trong các điều kiện tương lai thuận lợi - tức là ở đây có sự kết hợp giữa sự tăng hạng trong xếp hạng tín dụng của công ty và các mức lai suất chung thấp hơn.

Nhưng kể cả trong vấn đề chiết khấu giá và từ đó là cơ hội lãi vốn, các trái phiếu cấp hai cũng phải cạnh tranh với các trái phiếu phát hành tốt hơn. Một số trong các phiếu nợ được bảo vệ tốt với các phiếu lãi "kiểu cũ" (2,5% tới 4%) được bán ở mức khoảng 50 xu trên một đô la vào năm 1970. Ví dụ: các trái phiếu American Telephone & Telegraph 2,625 đáo hạn vào năm 1986 được bán với mức 51; các trái phiếu Atchison Topeka & Santa Fe RR 4, đáo hạn vào năm 1995, được bán với mức 51 ; các trái phiếu McGraw- Hill 3,875, đáo hạn vào năm 1992, được bán với mức 50,5.

Do đó trong các điều kiện của cuối năm 1971, các nhà đầu tư mạnh bạo có thể thu được tất cả những gì anh ta mong muốn một cách hợp lý từ các trái phiếu hạng tốt được bán với chiết khấu lớn dưới dạng cả thu nhập lẫn khả năng tăng giá.

Trong suốt cuốn sách này, chúng tôi nói đến khả năng bất kỳ tình huống thị trường rõ ràng và kéo dài nào trong quá khứ có thể xuất hiện trở lại trong tương lai. Do đó chúng tồi sẽ xem xét phương châm mà nhà đầu tư có thể phải chọn trong lĩnh vực trái phiếu nếu giá cả và tỷ suất lợi nhuận của những phát hành cấp cao trở lại các mức bình thường trước đây. Vì lý do này chúng tôi sẽ ghi lại ở đây các nhận định của mình về điểm đó trong lằn xuất bản năm 1965, khi mà các trái phiếu cấp cao chỉ có tỷ suất là 4,5%.

Cần phải nói một điều về việc đầu tư vào các phát hành cấp hai, các phát hành mà tỷ suất có thể dễ dàng thấy là lên tới 8% hoặc hơn. Điểm khác biệt chủ yếu giữa các phát hành cấp một (first grade) và cấp hai (second grade) là số lằn (hệ số nhân) các chi phí trả lãi đã được bù đắp bởi lợi tức. Ví dụ: Vào đầu năm 1964, các trái phiếu thu nhập dưới dạng nợ (income debenture bond) 5% của đường sắt Chicago, Milwaukee, St Paul và Pacific, ờ mức giá là 68, có tỷ suất là 7,35%. Nhưng hệ số bù đắp tổng chi phí trả lãi của con đường đó; chưa tính thuế thu nhập, chỉ đạt 1,5 lằn trong năm 1963, so với yêu cầu của chúng tôi là 5 lằn cho mỗi trái phiếu đường sắt phát hành được bảo vệ tốt[150].

Nhiều nhà đầu tư mua chứng khoán loại này vì họ "cần thu nhập" và không thể chấp nhận mức sinh lợi nhỏ mọn mà các trái phiếu phát hành cấp cao đưa ra. Kinh nghiệm rõ ràng cho thấy là không khôn ngoan khi mua một trái phiếu hoặc chứng khoán ưu đãi không có đủ sự an toàn đơn thuần chỉ vì tỷ suất của nó hấp dẫn[151]. (ở đây chữ "đơn thuần" ngụ ý rằng phát hành đó không được bán mức chiết khấu lớn và do đó không có cơ hội tăng đáng kể giá trị vốn gốc.) Khi các chứng khoán như vậy được mua với giá toàn phần - tức là chỉ dưới 100 một vài điểm[152] - thì có nhiều khả năng là vào một thời gian nào đó trong tương lai người cổ đông sẽ thấy mức báo giá còn thấp hơn nhiều. Vì khi việc kinh doanh trở nên xấu, hoặc có khi chỉ là thị trường xấu, thì các phát hành loại này thể hiện sự yếu kém với những cuộc sụt giá khốc lỉệt, nhiều khi tiền lãi hoặc cổ tức bị tạm ngừng hoặc ít nhất là gặp nguy, và thường xuyên có sự yếu giá rõ ràng kể cả nếu các kết quả hoạt động không tệ.

Để minh họa cụ thể cho đặc điểm này của các chứng khoán phát hành cấp hai được ưu tiên, hãy để chúng tôi tóm tắt động thái giá của một nhóm gồm mười trái phiếu thu nhập (income bond) đường sắt vào các năm 1946-1947. Chúng bao gồm tất cả các trái phiếu được bán ở mức 96 hoặc hơn vào năm 1946, giá cao nhất của chúng trung bình là 102,5. Trong năm tiếp theo, nhóm này có mức giá rất thấp, trung bình chỉ đạt 68, mất một phần ba giá thị trường trong một thời gian ngắn. Lạ thay, những đường sắt trong nước lại cho các mức lợi tức tốt hơn nhiều trong năm 1947 so với 1946; do đó sự giảm giá mạnh mẽ đã đi ngược lại với toàn cảnh kinh doanh và phản ánh sự bán tháo trên thị trường chung. Nhưng cũng nên chỉ ra rằng sự giảm giá của các trái phiếu thu nhập này lớn hơn, xét theo tỷ lệ, so với các cổ phiếu thường trong danh sách công nghiệp Dow Jones (khoảng 23%). Rõ ràng người mua các trái phiếu này với mức giá trên 100 không thể hy vọng có thể tham gia với bất kỳ mức độ nào vào một sự tăng giá nữa trong thị trường chứng khoán. Điểm hấp dẫn duy nhất là tỷ suất thu nhập, trung bình khoảng 4,25% (so với 2,50% của các trái phiếu cấp một, và hơn được 1,75% trong thu nhập hằng năm). Thế nhưng những gì xảy sau đó đã thể hiện quá nhanh và quá rõ ràng rằng chỉ thêm được một chút tăng thu nhập hằng năm nhỏ mà người mua các trái phiếu cấp hai này có nguy cơ mất một phần đáng kể vốn của mình.

Ví dụ trên cho phép chúng ta bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với một ngụy biện rất phổ biến dưới cái tên nhại là "đầu tư của nhà kinh doanh". Điều này bao gồm việc mua một chứng khoán có tỷ suất lợi tức cao hơn những gì có thể thu được từ một chứng khoán phát hành cấp cao, mang theo nó rủi ro lớn hơn tương ứng. Chấp nhận khả năng lõm vốn đã biết trước để đổi cho vỏn vẹn 1 hoặc 2% thêm thu nhập hằng năm là cách kinh doanh tồi. Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro thì bạn nên chắc chắn bạn có thể hiện thực hóa được phần lai thật sự đáng kể trong giá trị vốn nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Do đó một trái phiếu cấp hai 5,5 hoặc 6% bán ngang giá (đúng bằng mệnh giá) luôn là một món mua xấu. Cùng một phát hành như vậy mà bán ở mức 70 thì hợp lý hơn - và nếu bạn đủ kiên nhẫn, bạn chắc sẽ có thể mua nó tại mức đó.

Các trái phiếu cấp hai và cổ phiếu ưu đãi có hai tính chất ngược nhau mà nhà đầu tư thông minh phải luôn ghi nhớ trong đầu. Gần như tất cả mọi thứ đều phải chịu sự sụt giá khốc liệt trong các thị trường tồi tệ. Mặt khác, một phần lớn trong chúng lấy lại vị thế của mình khi các điều kiện thuận lợi quay trở lại, và cuối cùng chúng cũng "trở nên ổn". Điều này cũng đúng cả với các cổ phiếu ưu đãi (cộng dồn hay lũy kế) không trả được cổ tức trong nhiều năm. Có một số phát hành như vậy vào đầu những năm 1940 là do hậu quả của cuộc suy thoái kéo dài vào những năm 1930. Trong thời kỳ bùng nổ sau chiến tranh vào các năm 1945-1947, rất nhiều trong số các khoản cộng dồn đó đã được chi trả hết hoặc là bằng tiền mặt hoặc bằng các chứng khoán mới, và thậm chí vốn gốc cũng được hoàn lại. Nhờ vậy, các lợi nhuận lớn được kiếm bởi những người mà một vài năm trước đó đã mua các chứng khoán phát hành này khi chúng không được ai mua và được bán với mức giá thấp[153].

Trong một miêu tả tổng quát, cũng có thể nói rằng các tỷ suất lợi tức cao hơn của các chứng khoán phát hành hạng trên cấp hai được ưu tiên sẽ cho thấy rằng chúng đã bù đắp cho các thua lỗ về vốn không thu hồi lại được. Nói cách khác, một nhà đầu tư mà mua tất cả các chứng khoán phát hành như vậy tại mức giá chào của chúng cũng có thể đạt kết quả tốt, trong dài hạn, bằng một nguời chỉ giới hạn trong các chứng khoán hạng nhất; hoặc thậm chí còn tốt hơn[154].

Nhưng vì các lý do thực tế, vấn đe này cơ bản là không thích hợp. Bất luận kết quả thế nào, người mua các chứng khoán phát hành cấp hai với mức giá đầy đủ sẽ lo lắng và khó chịu khi giá của chúng giảm một cách nhanh chóng. Hơn nữa, anh ta không thể mua đủ số chứng khoán phát hành để đảm bảo có kết quả "trung bình", và anh ta cũng không ở vị thế dành ra một phần trong thu nhập lớn hơn của mình để bù đắp hoặc "khấu hao" các khoản lỗ về vốn thể hiện rằng chúng không thể hoàn lại. Cuối cùng, theo lẽ thường người ta sẽ tránh mua các trái phiếu với mức giá xấp xỉ 100 nếu kinh nghiệm lâu dài cho thấy chúng có thể được mua với mức 70 hoặc ít hơn trong lần thị trường yếu đi tiếp theo.

Trái phiếu chính phủ nước ngoài Tất cả các nhà đắu tư, kể cả những người có ít kinh nghiệm, đèu biết rằng các trái phiếu ngoại nói chung có lịch sử đầu tư khá tồi tệ kể từ năm 1914. Điều này là không tránh khỏi khi có hai cuộc chiến tranh thế giới và một cuộc suy thoái thế giới với mức độ chưa từng có. Thế nhưng cứ vài năm là điều kiện thị trường lại đủ thuận lợi để cho phép bán một số trái phiếu ngoại phát hành mới với giá khoảng bằng mệnh giá. Hiện tượng này cho chúng ta biết khá nhiều về cách tư duy của một nhà đầu tư trung bình - và không chỉ trong lĩnh vực trái phiếu.

Chúng tôi không có lý do cụ thể nào để lo ngại về tương lai của các trái phiếu ngoại tốt như của Australia hay Na Uy. Nhưng chúng tôi có biết rằng, nếu và khi nào gặp vấn đề rắc rối, người sở hữu các phiếu nợ ngoại không có cồng cụ pháp lý hay cách khác để xúc tiến đòi hỏi của mình. Những ai từng mua trái phiếu Cộng hòa Cuba 4,5 với mức giá lên tới 117 vào năm 1953 đã thấy là chúng không được trả lãi, và sau đó được bán với mức thấp tới 20 xu trên một đô la vào năm 1963. Danh sách trái phiếu của sở Giao dịch Chứng khoán New York năm đó cũng có cả trái phiếu Congo thuộc Bỉ 5,25 bán tại mức 36, các trái phiếu Hy Lạp 7 tại mức 30, và nhiều trái phiếu phát hành của Ba Lan bán với mức thấp tới 7. Có bao nhiêu bạn đọc biết được về sự thăng trầm của các trái phiếu 8% của Tiệp Khắc, khi chúng lần đằu tiên được bán ở nước này vào năm 1922 tại mức 96,5? Chúng tăng đến 112 vào năm 1928, giảm xuống 67,75 vào năm 1932, hồi phục trở lại lên 106 vào năm 1936, sụp xuống 6 vào năm 1939, và hồi phục (một cách không thể tin được) lên tới 117 vào năm 1946, rơi đột ngột xuống 35 vào năm 1948, và tới 1970 thì bán ở mức thấp tới 8!

Nhiều năm trước có cuộc tranh cãi về việc mua các trái phiếu ngoại dựa trên lập luận là một nước chủ nợ giàu như nước ta có nghĩa vụ đạo đức là cho nước ngoài vay. Thời gian là thứ vốn đem tới bao sự trả đũa thì nay nó lại thấy chúng ta đang phải đối đầu với vấn đè khó giải quyết về cán cân thanh toán của chính mình, một phần là do việc mua quy mô lớn các trái phiếu ngoại do các nhà đầu tư Mỹ tìm kiếm lợi thế nhỏ về tỷ suất lợi tức. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã nghi ngờ sự hấp dẫn vốn có của những đầu tư như vậy từ quan điểm của người mua, giờ đây có lẽ chúng tôi nên nói thêm rằng người mua sẽ giúp ích cho cả đất nước và chính mình nếu anh ta từ chối các cơ hội này.

Những chứng khoán phát hành mới nói chung Có vẻ không khôn ngoan khi thử đưa ra các tuyên bố rộng về những chứng khoán phát hành như một lớp riêng, bởi vì chúng bao trùm phạm vi rộng nhất có thể về chất lượng và sự hấp dẫn. Tất nhiên là có những ngoại lệ cho bất kỳ quy tắc nào được đưa ra. Gợi ý duy nhất của chúng tôi là tất cả các nhà đầu tư nên cần thận với các phát hành mới - điều này đơn giản có nghĩa là, chúng cằn được nghiên cứu kỹ và qua các cuộc kiểm tra vô cùng kỹ lưỡng trước khi mua.

Có hai lý do cho sự đề phòng kép này. Đầu tiên là các phát hành mới có kỹ năng bán hàng đặc biệt đằng sau chúng, điều này đòi hỏi một mức độ kháng cự đặc biệt đối với doanh số[155]. Thứ hai là hầu hết các phát hành mới được bán trong các điều kiện thị trường thuận lợi" - tức là thuận lợi cho người bán và do đó là ít thuận lợi hơn đối với người mua[156].

Tác dụng của các xem xét này trở nên mỗi lúc một quan trọng hơn khi ta đi từ các trái phiếu có chất lượng cao nhất xuống các trái phiếu cấp hai được ưu tiên cho tới các cổ phiếu thường phát hành lằn đầu nằm ờ đáy. Một lượng khổng lồ các hành động tài chính, bao gồm việc thanh toán các trái phiếu ở giá thu hồi và thay chúng bằng các phát hành mới với phiếu lai thấp hơn, đã xảy ra trong quá khứ. Hầu hết những hoạt động đó là trong chủng loại trái phiếu cấp cao và cổ phiếu ưu đãi. Những người mua chủ yếu các tổ chức là tài chính, có đây đủ tiêu chuẩn để bảo vệ lợi ích của mình. Do đó các phát hành này được định giá cần thận để đạt mức hiện hành của các phát hành tương đương có thể so được, và kỹ năng bán hàng mạnh mẽ không ảnh hưởng nhiều tới kết quả. Khi mà các mức lãi suất cứ giảm dần dằn, những người mua cuối cùng phải trả giá quá cao cho các phát hành này, và nhiều chứng khoán trong số đó đã giảm giá đáng kế trên thị trường. Đây là một khía cạnh của xu hướng chung là bán tất cả các loại chứng khoán mới khi điều kiện thuận lợi nhất cho người phát hành; nhưng trong trường hợp của các phát hành chất lượng cao những tác dụng xấu đối với người mua thường đáng buồn hơn là nghiêm trọng.

Tinh hình tương đối khác khi ta nghiên cứu các trái phiếu cấp thấp và cổ phiếu ưu đãi được bán trong các thời kỳ 1945-1946 và 1960-1961. ờ đây tác dụng của các nỗ lực bán rõ ràng hơn, vì hầu hết các phát hành này chắc được thu xếp bán cho các nhà đằutưcá nhân và không chuyên nghiệp. Những phát hành này có đặc điểm là chúng không thể hiện đầy đủ khi đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty sau một số năm đủ nhiều. Chúng có vẻ đủ an toàn, phần lớn thời gian, nếu có thể giả định mức lợi tức hiện tại sẽ còn tiếp tục mà không bị sụt giảm nghiêm trọng. Các ngân hàng chủ đầu tư tung ra các phát hành này hẳn đã chấp nhận điều này rồi, và nhân viên của họ không gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục bản thân và khách hàng với mức độ tương tự. Mặc dù vậy, đó vẫn là một phương pháp đầu tư không chắc chắn, một phương pháp có nhiều khả năng sẽ khiến bạn phải trả giá.

Các thời kỳ thị trường giá lên thường có đặc điểm là sự chuyển đổi của nhiều doanh nghiệp gọi vốn nội bộ (privately owned business) trở thành các công ty có cổ phần chào bán. Đây là hoàn cảnh của các năm 1945- 1946 và một lằn nữa vào đầu năm 1960. Quá trình này khi đó đã đạt đến mức độ ghê gớm cho tới khi nó sụp đổ thảm hại vào tháng 5/1962. Sau thời kỳ "biệt tăm" khoảng vài năm thì toàn bộ bi hài kịch lại lặp lại, từng bước một, vào các năm 1967-1969[157].

Các phát hành cố phiếu thường mới Các đoạn sau được tái hiện không thay đổi gì từ lẳn xuất bân năm 1959, thêm phần bình luận:

Việc kinh doanh cổ phiếu thường có hai dạng khác nhau. Trong trường hợp của các công ty đã niêm yết, các cổ phần bổ sung được đưa ra theo một tỷ lệ cho những cổ đông hiện tại. Mức giá đăng ký mua được đặt dưới mức thị trường hiện tại, nên "quyên" đăng ký mua có giá trị tiên ban đầu[158]. Việc bán các cổ phần mới luôn được cam kết bời một hoặc nhiều ngân hàng đầu tư, nhưng niềm hy vọng và kỳ vọng chung là tất câ các cổ phần mới sẽ được mua thông qua việc thực hiện các quyên đăng ký. Do đó việc mua các cổ phiếu thường bổ sung của các công ty niêm yết thường không đói hỏi nỗ lực bán tích cực về phía công ty phát hành.

Kiều thứ hai là bán ra công chúng cồ phiếu thường của các công ty trước đây là doanh nghiệp gọi vốn nội bộ. Hầu hết loại cổ phiếu này được bán đế tạo được sô' lượng cồ phần kiếm soát cho phép các công ty đó kiếm lợi ở một thị trường thuận lợi và đê đa dạng hóa nguồn tài chính của chúng. (Khi tiền mới được tạo ra cho công ty, nó thường thông qua việc bán cồ phiếu ưu đăi, như đă nói ở trên.) Hoạt động này đi theo một mô thức rõ ràng, mà theo bân chất của thị trường chứng khoán sẽ đem tới nhiều thua lổ và thất vọng cho công chúng. Những mối nguy bắt nguồn từ tinh chất của các công ty được tạo nguồn tài chính kiều như vậy cũng như các điều kiện thị trường khiến kiểu tạo nguồn tài chính này có thề thực hiện được.

Vào giai đoạn đầu thế kỷ, một phần lớn các công ty hàng đầu của chúng ta đă được đưa ra giao dịch đại chúng. Khi thời gian trôi qua, số công ty hạng nhất vẫn còn tạo vốn theo cách đóng kin (nội bộ) đă giâm dần đều; do đó những lần phát hành cồ phiếu thường ban đầu thường có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các doanh nghiệp tương đối nhỏ. Do một sự tương quan không may mắn, cũng trong thời kỳ đó công chúng mua chứng khoán đă quen ưa chuộng các công ty lởn và có thành kiến đối với các công ty nhỏ. Thành kiến này, như nhiều thành kiến khác, thường trở nên yếu hơn khi các thị trường giá lên được xác lập; lợi nhuận nhiều và nhanh đạt được bời các cổ phiếu thường nói chung đủ để làm mờ các nhận định có tinh phê phán của công chúng, cũng như cách chúng giúp mài sắc bân năng kiếm lợi của họ. Cũng trong những thời kỳ này, một số kha khá các công ty gọi vốn nội bộ đạt được các kết quả xuất sắc - mặc dù hầu hết các kết quả ấy sẽ không quá ấn tượng nếu các sô' liệu ấy được đặt trở lại vào khung cành, chằng hạn, mười năm trước.

Khi ghép các yếu tô này vào với nhau, các hệ quả sau đây sẽ xảy ra: trong khoảng giữa của giai đoạn thị trường giá lên, các phát hành cô phiếu thường đầu tiên đă ra mắt. Giá của chúng không phải không hấp dẫn, và những người mua các phát hành đầu đã kiếm được lợi nhuận lớn. Khi mà thị trường tiếp tục đi lên, kiểu kinh doanh này trở nên phổ biến hơn; chất lượng của các công ty thường xuyên giâm xuống; các mức giá được chào và đạt ở ranh giới phóng đại quá mức. Một đấu hiệu khá tin cậy về sự kết thúc của một đợt thị trường giá lên là sự kiện các cô phiếu thường mới của các công ty nhỏ và mò nhạt được bán với mức giá có phần cao hơn mức hiện tại của các công ty cỡ trung binh với lịch sử lâu dài trên thị trường. (Cũng nên nói thêm rằng rất ít kiểu gọi vốn cổ phiếu thường này được làm một cách thường xuyên bời các ngân hàng có quy mô và danh tiếng lớn.)[159] Sự bất cẩn của công chúng và sự sẵn sàng bán tất câ những gi có thề bán lấy lãi của các tổ chức bán chi có thề đem tới một kết quả - sự sụp đô giá. Trong nhiều trường hợp, các phát hành mới mất tới 75% và nhiễu hơn nữa giá bán của chúng. Tinh huống này còn tệ hơn bời thực tế đã nói ở trước là, cuối cùng, công chúng thật sự ác cảm với kiều phát hành nhỏ được mua rất dẻ dàng trong những lúc bất cấn. Nhiều phát hành như vậy sụt giâm xuống dưới giá trị thực của chúng theo tỷ lệ với mức giá trước đây nó đã được bán trên mức giá trị thực.

Một yêu cầu cơ bân đối với nhà đầu tư thông minh là khả năng kháng cự trước những lời dụ đỗ của nhân viên bán hàng đưa ra các phát hành cổ phiếu thường mới trong một thị trường giá lên. Thậm chi nếu có thề có một hoặc hai chứng khoán có thề vượt qua các phép kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng và giá trị, chắc hẳn là một phương châm xử lý tồi khi để mình bị cuốn vào kiểu kinh doanh này. Tất nhiên, nhân viên bán hàng sẽ chỉ ra là nhiều phát hành đã tăng giá thị trường khá lớn - bao gồm một sô phát hành đi lên rất hoành tráng ngay từ ngày chúng bắt đầu được bán. Nhưng đây là một phần của không khí đầu cơ. Nó là món tiền dể dàng. Với mỗi đồng đô la bạn kiếm theo kiểu này thì nếu may mắn, cuối cùng bạn sẽ chỉ mất hai đô la thôi.

Một số phát hành như vậy có thể cho thấy đó là các món mua tuyệt vời - chỉ sau một vài năm, khi không ai muốn mua chúng nữa và chúng có thể được mua với giá bằng một phần nhỏ giá trị thực của mình.

Trong lằn xuất bản 1965 chúng tôi đã tiếp tục thảo luận về vấn đề này như sau:

Trong khi các khía cạnh rộng hơn của động thái thị trường chứng khoán từ năm 1949 đã không thích hợp lắm để phân tích theo kinh nghiệm lâu dài, sự phát triển của các cổ phiếu thường mới được phát hành đă đi đúng theo truyền thống cô xưa. Điều đáng băn khoăn là liệu trước kia chúng ta đã từng có nhiều phát hành mới được tung ra như vậy, mà chất lượng kém như vậy, và với những vụ sụp đổ giá như vậy, như chúng ta đă từng trải qua vào những năm 1960-1962 hay không[160]. Khả năng của câ thị trường chứng khoán nói chung tách minh nhanh chóng khỏi tai họa là một hiện tượng phi thường, khơi đậy những ký ức đă vùi sâu về sự không thế tồn thương của nó trong vụ sụp đổ bất động sản lớn của Florida năm 1925.

Có cần phải lặp lại sự điên cuồng về các phát hành chứng khoán mới trước khi thị trường giá lên hiện nay có thề đi đến kết thúc dứt khoát của nó? Ai biết được? Nhưng chúng tôi biết là một nhà đầu tư thông minh sẽ không quên những gì xảy ra vào năm 1962 và sẽ để những người khác thu lãi nhanh trong lĩnh vực này rồi trải qua những thua lỗ đau đớn tiếp theo.

Chúng tôi viết tiếp các đoạn này trong lần xuất bản 1965 bằng cách đưa ra "một ví dụ tồi tệ", ấy là, việc bán chứng khoán của công ty Aetna Maintenance, với mức giá 9 đô la vào tháng 11/1961. Theo lẽ thường, các cổ phiếu này nhanh chóng tăng lên đến 15 đô la; năm sau đó chúng rớt xuống 2,375 đô la và vào năm 1964 là 0,875 đô la. Lịch sử sau đó của công ty này có phần phi thường, và nó thể hiện một số các hiện tượng lạ lùng đã xảy ra với các công ty Mỹ; lớn và nhỏ, trong những năm gần đây. Người đọc hiếu kỳ sẽ tìm thấy lịch sử xưa và gần đây hơn của công ty này trong Phụ lục 5.

Không khó một chút nào để cung cấp các ví dụ còn ghê gớm hơn từ phiên bản gần đây của "câu chuyện cũ", bao trùm các năm 1967-1970. Không có gì đúng mục đích của chúng tôi hơn là trường hợp của AAA Enterprises, là công ty đầu tiên được liệt kê trong cuốn Stock Guide (Hướng dẫn chứng khoán) của Standard & Poor's. Các cổ phiếu được bán ra cho công chúng tại mức 14 đô la vào năm 1968, nhanh chóng tăng tới 28 đô la, nhưng vào đằu 1971, lại được niêm yết với mức 25 xu ảm đạm. (Kể cả mức giá này cũng là sự cao giá ghê gớm đối với công ty, vì nó đã ra tòa phá sản trong một tình trạng vô vọng.) Có rất nhiều thứ để học hỏi, và rất nhiều lời cảnh báo có thể rút ra, từ câu chuyện về phát hành chứng khoán này mà chúng tôi đã dành để nói đến chi tiết hơn về sau, ở chương 17.


Каталог: file -> downloadfile6 -> 161
downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
161 -> BÀi giảng quản trị ngân hàng 2
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý
161 -> ĐẠi họC ĐÀ NẴng trưỜng đẠi học kinh tế khoa tài chính ngân hàng  bt nhóm môn thanh toán quốc tế

tải về 3.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương