NHƯ MỘt lời mờI


THÁNH GIUSE VÀ ĐỨC GIÊSU: CHA SAO CON VẬY



tải về 0.51 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.51 Mb.
#33080
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

THÁNH GIUSE VÀ ĐỨC GIÊSU: CHA SAO CON VẬY

Khi gặp một người con trai có những tính nết, cử chỉ, và lời nói tương tự như ông bố, người Việt Nam hay nhoẻn miệng cười và nói, “Đúng là cha sao, con vậy”. Trong trường hợp của thánh Giuse và Đức Giêsu, nhìn dưới lăng kiếng của Kitô học và tâm lý học, câu “cha sao, con vậy” là một câu diễn tả chính xác về mối quan hệ giữa dưỡng phụ Giuse và Đức Giêsu.

Thánh Giuse thợ mộc của thôn làng Bethlehem là một người sống nội tâm. Ngài không nói nhiều. Trong toàn bộ bốn bản Phúc Âm, độc giả Tin Mừng không nghe ngài mở miệng nói một câu nào. Thánh thợ mộc xuất hiện nhiều nhất trong bản Phúc Âm của thánh sử Mátthêu, đặc biệt trong hai chương đầu tiên. Theo như Tin Mừng Mátthêu 1—2, thánh Giuse chính là hậu duệ của Vua Đavít (1:1-17). Ngài đã đính hôn với cô thôn nữ cùng xóm Maria. Nhưng trước khi chung sống, anh chàng thợ mộc khám phá ra vị hôn thê của mình đã có thai. Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt sâu xé với tự ái của một người thanh niên, sứ thần Thiên Chúa hiện ra trong giấc mơ, thông báo cho thánh Giuse biết một kỷ nguyên mới của ơn cứu rỗi đã bắt đầu với thai nhi mà Maria đang cưu mang trong lòng (1:18-25).

Sau khi Đức Mẹ đã hạ sinh Hài Nhi thánh, sứ thần Thiên Chúa lại hiện ra trong giấc mộng báo cho vị trưởng gia của gia đình thánh biết tin Vua Hêrôđê đang chuẩn bị lên kế hoạch ám hại Hài Nhi (2:13). Ngay trong đêm đó, Giuse chỗi dậy, mang theo vợ và con, băng ngàn vượt suối, lánh nạn bên đất Ai Cập (2:14). Thời gian của lang thang nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt khi sứ thần Thiên Chúa hiện ra một lần nữa trong giấc mộng báo cho Giuse biết Vua Hêrôđê đã băng hà (2:19-20). Nhận được bản tin, thánh Giuse lại khăn gói lên đường, mang vợ cùng con quay về lại cố hương Bethlehem. Sau cùng, ngài dọn nhà lên Bắc Galilê, định cư tại làng Nazareth (2:23).

Mặc dù thánh Giuse không nói một lời, nhưng qua hai chương đầu tiên của bản Tin Mừng Mátthêu, người tín hữu nhận ra hai cá tính đặc biệt của ông thánh thợ mộc,

(1) Lòng từ tâm,

(2) Niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.

Bàn về lòng từ tâm, cá tính thứ nhất của thánh Giuse, qua câu truyện anh chàng thợ mộc lúng túng với bào thai của vị hôn thê, người tín hữu nhận ra được tấm lòng nhân hậu của ngài. Mặc cho tự ái thanh niên réo gọi trong lòng, bởi không muốn máu của vị hôn thê đổ ra lênh láng trước cổng làng, cuối cùng Giuse quyết định yên lặng bỏ đi.

Bàn về niềm tin sắt son của thánh thợ mộc, theo như Mátthêu (1:18-25), sau khi tỉnh cơn mộng, Giuse không hề thắc mắc hay nghi ngờ về tính trung thực của giấc mơ. Nhưng ngài mang vị hôn thê đang có thai về nhà làm vợ, đúng như lời của sứ thần Thiên Chúa đã truyền dạy (Matt 1:24). Sau đó, dù là phải bỏ lại đất mẹ, vượt biên sang đất Kim Tự Tháp, tái định cư trên vùng đất lạ, thánh Giuse vẫn không hề quản ngại khó khăn, nhưng nhanh chóng thi hành thánh ý của Thiên Chúa.

Thần học gia, đặc biệt thần học gia Kinh Thánh, vẫn cứ hay thắc mắc không biết Đức Giêsu cắp sách đi học ở trường nào, Ngài nhận được bao nhiêu điểm A trong lớp Toán, khả năng viết Luận của Ngài ra sao, Đức Giêsu viết chữ đẹp hay xấu, ai đã dạy Đức Giêsu học trước khi Ngài chính thức cất bước lên đường truyền giáo? Có thể thần học gia của dòng lịch sử Tân Ước sẽ không bao giờ kiếm ra được câu trả lời cho những nghi vấn có liên quan đến thời thơ ấu cắp sách đến trường của Đức Giêsu. Nhưng, chắc chắn, không ai có thể từ chối được một điều, đó là, thánh Giuse chính là ông thầy đầu tiên của Đức Giêsu. Thật vậy, người thầy đã khai tâm và dạy dỗ Đức Giêsu của thời thơ ấu và thời niên thiếu không phải là ai khác mà chính là dưỡng phụ của Ngài, thánh Giuse. Qua dưỡng phụ Giuse, Đức Giêsu đã học được những lời kinh nguyện, những bài Thánh Vịnh, và nghề thợ mộc. Qua gương sáng của dưỡng phụ, cậu bé Giêsu đã học được nhiều bài học, đặc biệt bài học của từ tâm và niềm tin, hai cá tính đặc trưng của thánh Giuse. Bởi thế, khi Đức Giêsu ngẩng mặt lên nói với đám đông đang bừng bừng sát khí đòi ném đá một mạng người trên sân Đền Thờ (Gioan 8:3-11), người tín hữu có thể nhận ra đây là một câu chuyện của “cha sao, con vậy”. Thật vậy, Đức Giêsu nhân từ trong câu chuyện của người phụ nữ ngoại tình trong Gioan 8:3-11 chính là một bản sao của dưỡng phụ Giuse năm xưa, khi ngài chấp nhận yên lặng bỏ đi, bởi không muốn máu đào của vị hôn thê thấm nhuộm đất đen. Trong Vườn Cây Dầu, một lần nữa, câu chuyện “cha sao con vậy” lại xảy ra. Mặc cho chén đắng gần kề và mồ hôi máu đang tuôn chảy loang lổ, Đức Giêsu vẫn xin vâng và chấp nhận theo thánh ý của Thiên Chúa (Luca 22:42-44).

Bạn thân,

Bàn về mối liên hệ ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, người Việt Nam hay nói, “Nhìn quả biết cây”. Trong trường hợp của thánh Giuse và Đức Giêsu, câu tục ngữ này lại càng thêm chính xác. Mặc dù thánh Giuse không mở miệng nói một câu nào trong Tân Ước, bạn và tôi vẫn có thể nhận ra được lời ăn tiếng nói và cá tính của ngài qua triết lý sống và ngôn từ của Đức Giêsu. Nhìn “quả” Đức Giêsu, chúng ta nhận ra “cây” thánh Giuse. Bởi thánh thợ mộc bố đã dạy dỗ, nuôi dưỡng, và chỉ dẫn từng đường cưa, mũi tiện, không ai ngạc nhiên nếu Đức Giêsu, người thợ mộc con (Máccô 6:3), có những phương thế hành xử với tha nhân, điệu bộ, và lời nói giống y như dưỡng phụ của Ngài. Thật đúng là “Cha sao, con vậy”!

Lạy Chúa, xin ban cho con tâm thương yêu và tâm bác ái để con biết thứ tha, bỏ qua, quên đi, và xóa nhòa. Xin ban cho con một niềm tin vững vàng để con biết chấp nhận những nghịch cảnh đã xảy đến trong cuộc đời và biết vâng theo thánh ý của Thiên Chúa như gương của thánh thợ mộc Giuse, dưỡng phụ của Con Thiên Chúa hằng sống.

LM Nguyễn Trung Tây, SVD


Mục lục

TÀI LIỆU HỌC HỎI VỀ NĂM THÁNH PHAOLÔ

Của Hội Đồng Giám Mục Đức




Lời dẫn nhập

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đề nghị Hội thánh Công giáo từ ngày 28.6.2008 cho đến ngày 29.6.2009 là NĂM THÁNH PHAOLÔ để kỷ niệm 2000 năm thánh nhân được sinh ra. Với đề nghị như thế, các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC toàn thế giới đều hưởng ứng để học hỏi VỊ THÁNH TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI, nhất là tư tưởng của Ngài qua các lá thư.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng, HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐỨC đã ra một website cho năm Thánh Phaolô; thêm nữa địa phận MŨNSTER có bổn mạng là thánh Phaolô, nên cũng có một website riêng cho địa phận. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP cũng đưa ra một website giúp Giáo hội Pháp học hỏi về thánh nhân. Chúng ta có những mạng đó như sau:

www.dbk-paulusjahr.de

//kirchensite.de



www.anneesaintpaul.fr

Chúng tôi thấy HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐỨC có đưa ra những bài học rất bài bản, vì thế xin dịch ra để mọi người có thể học hỏi thêm.

Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,19)

A.   CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ

Trong các lá thư, thánh Phaolô đã không đưa ra những niên biểu ngày tháng cho biết cuộc đời của mình. Cái nhìn của ngài là công tác chứ không phải tiểu sử; vì thế trong các lá thư của ngài chỉ thấy ghi những khoảng cách thời biểu giữa những sự kiện quan trọng.

Một thời biểu duy nhất cho tiểu sử thánh Phaolô là nêu danh vị Tổng trấn JUNIUS GALLIO (Cv 18,12), người anh em của triết gia SENECA, nhờ một bia đá tìm được ở DELPHI ghi thời gian ông ta trấn nhậm ở Achaia, tức là vào mùa xuân năm 51-52

Tất cả những niên biểu khác nằm trong sách Công Vụ Tông đồ hay trong các lá thư đều chỉ là suy đoán và cũng khó xác định theo lịch sử; vì thế các niên biểu cứ phải tranh luận trên hai ngàn năm nay và cũng chưa đưa ra kết luận chính xác.



VÀI NIÊN BIỂU VỀ THÁNH TÔNG ĐỒ PHAOLÔ

? sinh tại TARSUS

Khoảng năm 30 Đức Giêsu chết

31/32 ơn gọi và sang Ả Rập (Gl 1,17) Lên Giêrusalem lần I (ở lại với thánh Phêrô 15 ngày) (Gl 1,18)

33/34 Hoạt động tại Syrie và Kilizien (vùng quê hương) (Gl 1,21-24) Dừng lại ở Antiochia

46/47 Truyền giáo lần I với Barnaba đến Zypern và phía nam Anatolie (CV 13-14)

Lên Giêrusalem lần II / Hội nghị các Tông đồ (Cv 15;Gl 2,1-11)

47/48 Xung khắc với thánh Phêrô (Gl 2,11-14)

Truyền giáo lần II với Silas qua các vùng Galatien, Philippi, Thêssalonika, Athen đến Korinth (Cv 16-17)

52-52 dừng tại Korinth thành lập giáo đoàn - ở lại một năm rưỡi (Cv 18,1-18)

Viết lá thư thứ nhất gửi cho giáo đoàn Thêssalonika; sau đó trở về ngang qua Ephesus đến Antiochia

Truyền giáo lần III qua Galatien, Phrygien đến Ephesus

55-55 Dừng lại ở Iphesus độ 3 năm, có lẽ phải tù ngục (Cv 19)

Viết thư 1&2 Cr/Gl/Phil/Phlm

Mùa đông 55/56 Thăm Korintho (2 Cr 2,3t)

Viết thư Rôma

Từ Korintho về Giêrusalem để đem tiền quyên góp

56 Bị bắt tại Giêrusalem (Cv 21,27-40;24,27)

56-58 Bị bắt giam tại Caesarea (Cv 24-26)

Thay đổi tổng trấn (Felix sang Festus)

58 Bị điệu về Rôma (Cv 27-28)

58-60 Dừng chân và chết tại Rôma



B.    CÁC THƯ CỦA THÁNH PHAOLÔ

Anh em hãy biết rằng Chúa chúng ta tỏ lòng kiên nhẫn chính là để anh em được cứu độ, như ông Phaolô, người anh em thân mến của chúng ta, đã viết cho anh em, theo ơn khôn ngoan Thiên Chúa đã ban cho ông. Ông cũng nói như vậy trong tất cả các thư của ông, khi bàn đến các vấn đề này. Trong các thư ấy, có những chỗ khó hiểu; những chỗ ấy cũng như những chỗ khác trong Kinh Thánh, bị những kẻ vô học và nông nổi xuyên tạc, khiến chúng phải chuốc lấy họa diệt vong” (2 pr 3,15-16).

Thánh Phaolô là người viết rất là nhiều thư, Ngài gửi nhiều thư cho các giáo đoàn quan trọng trong thời đầu Kitô giáo. Ngài nổi tiếng ngay lúc còn sống. Ngài trích lấy ý kiến rất phổ biến trong các giáo đoàn tiên khởi: “Có kẻ nói rằng: “Trong thư thì nghiêm khắc và hùng hổ” (2 Cr 10,10).

Các thư của thánh Phaolô rất sống động; có một giọng điệu không thể lẫn lộn được và có một hình thức đặc thù mà nhiều người sau này bắt chước. Trong các lá thư, vị Tông đồ rao giảng đức tin; ngài lý luận và tranh luận; ngài cầu nguyện và van xin, khuyến khích và cảnh cáo; ngài đưa kinh nghiệm của chính mình ra là mẫu gương và giúp các các tín hữu uốn nắn theo kết luận của ngài.

Cho đến hôm nay, các thư của thánh Tông đồ được đọc trong các phụng vụ như “Lời của Thiên Chúa hằng sống”. Trong trình tự các bài đọc của Giáo hội Công giáo có tất cả các thư của thánh Phaolô.

Các thư của thánh Phaolô là một phần quan trọng của Thánh Kinh Công giáo. Mười ba trên hai mươi bảy tác phẩm trong Tân Ước mang tên của thánh Phaolô. Trong các thủ bản viết tay và trong các sách Thánh Kinh, các thư của ngài luôn nổi bật.

Đối với một ít người bên ngoài, các lá thư này bị tranh luận. Một số người cho thánh Phaolô quá ư Do Thái; một số khác lại cho rằng Ngài quá cởi mở với người ngoại giáo. Nhưng phần đông Kitô hữu mọi thế hệ vẫn cho thánh Phaolô nổi bật, không cần phải đặt vấn đề gì cả. Các thư của thánh Phaolô là các tế bào gốc và tạo nền tảng vững chắc cho Tân Ước.

Sách Công Vụ Tông đồ diễn tả thánh Phaolô là nhà truyền giáo được đầy ân sủng, đã mang Tin Mừng đến cả Âu Châu. Các lá thư minh chứng ngài là một nhà thần học đại tài, như một người chăn dắt linh hồn rất nhạy cảm, là ngôn sứ phê phán và là người chiến đấu kiên cường cho chân lý Tin Mừng và tự do của đức tin.

Vào thời của vị thánh Tông đồ, thư từ là phương tiện truyền thông tân tiến nhất. Thánh Phaolô sử dụng với mục đích giữ liên lạc với các cộng đoàn do ngài thành lập và tạo những liên hệ mới. Ngài viết các lá thư để giải quyết những vấn đề trong cộng đoàn và động viên các tín hữu luôn theo con đường đức tin. Ngài thường tự mình giải quyết mọi vấn đề. Nhưng đôi khi bàn tay ngài bị trói buộc: có thể do quá nhiều việc phải làm; đôi khi vì niềm tin phải ngồi tù; cũng có khi đường xá xa xôi ngài không thể đến thăm.

Thánh Phaolô thường tự mình đọc và viết. Ngài đã lợi dụng sự liên hệ rộng lớn. Trước khi trở lại, ngài là một người Pharisêu ham học hỏi (Pl 3,5). Các lá thư cho thấy ngài có một tầm hiểu biết Thánh Kinh của Israel thật rộng rãi.

Thường ngài đọc cho người ta viết một lá thư. Điều này là chuyện thông thường trong thời Cổ đại. Có một trường hợp, chúng ta biết được tên người thư ký: vào cuối lá thư Rôma, Tertius là người thư ký, đã chào hỏi mọi người (Rm 16,22). Trong một trường hợp khác, chúng ta đọc được: “ Anh em thấy những chữ to này: chính tay tôi viết cho anh em đó” (Gl 6,11: so với 1Cr16,21;Plm 19). Có thể thánh Phaolô đã phát thảo, trước khi lá thư được viết ra. Nhiều đoạn thư, người ta nhận ra thư được viết do thánh nhân đang đọc. Đôi khi, người ta thấy được thánh nhân đang suy nghĩ. Vài đoạn, có những câu không trọn vẹn; nhiều nơi khác, có những tư tưởng nhảy vọt. Sự sống động của các thư thánh Phaolô không phải vì thế mà bị đứt quãng.

Các thư của thánh Phaolô được gửi đến những người ngài tin tưởng. Các môn đệ của ngài là Timotheus (1Cr 4,17) và Titus (2Cr 8,16-24) đã đón nhận những trách nhiệm. Trong trường hợp thư Rôma, hình như Phoebe, nữ phó tế của một thành phố cảng ở Korinth, đã cầm lá thư vào thủ đô Korinth và đã đọc lá thư tại đó (Rm 16,1).

Không phải tất cả thành phần trong cộng đoàn đều được nghe các thư của thánh Phaolô; vì thế thánh nhân khuyến cáo những người có trách nhiệm trước cộng đoàn: “Nhân danh Chúa, tôi yêu cầu đọc thư này cho tất cả các an hem” (1Tx 5,27). Các thư của thánh Phaolô là những trung gian quan trọng của đức tin. Chúng mở rộng, mời gọi thảo luận, suy niệm và suy tư.

Trong các cộng đoàn, các lá thư này rất được tôn trọng. Các cộng đoàn đều trao đổi các thư từ này cho nhau. Trong thư gởi giáo đoàn Kolosser đã ghi: “sau khi đọc thư này, xin liệu sao cho Hội thánh Laodikia cũng được đọc nữa. Xin anh em cũng đọc thư của tôi gửi cho Hội thánh Laodikia” (Cl 4,16).

Các thư của thánh Phaolô đầy ấn tượng. Thư thứ hai thánh Phêrô đã ghi nhận rõ ràng: “Trong các thư ấy, có những chỗ khó hiểu” (2Pr 3,16). Nếu các thư này không gây ấn tượng, sẽ không có gì để nói. Các thư này là chứng cứ đầu tiên của đức tin, những nguồn quan trọng cho lịch sử Kitô giáo và lương thực tinh thần cho những ai muốn lắng nghe Lời Chúa trong lời của Thánh Kinh.

THƯ GỬI TÍN HỮU RÔMA

Thư gửi tín hữu Rôma trở thành “di chúc” thần học của thánh Phaolô (G.Bornkamm). Thư này là hoa trái chín tới của thần học thánh Phaolô, nó là “tổng hợp” thần học của thánh Phaolô (E.Lohse). Thư này đứng hàng đầu trong các lá thư của thánh Phaolô trong Kinh Bộ (Canon), vì nó đưa cả chương trình toàn bộ bài đọc cho các lá thư của thánh Phaolô.



Thư Rôma đúc kết nội dung rất chặt chẽ:

1,1-8 Lời mở đầu

1,9-17 Nêu đề tài

1,18-3,20 Sự công chính của Thiên Chúa biểu lộ trong cơn thịnh nộ về tội lỗi của người Do Thái và của dân ngoại.

3,21-8,39 Sự công chính của Thiên Chúa trong việc công chính hóa của tín hữu

3,21-29 Mạc khải sự công chính của Thiên Chúa trong cái chết của Đức Giêsu

4 Việc công chính hóa các tín hữu theo mẫu Abraham

5 Hy vọng của những người được công chính hóa vào vinh quang của Thiên Chúa

6,1-7,6 Việc giải thoát khỏi tội lỗi để chiến đấu cho sự công chính

7,7-25 Lỗi lầm và đau khổ dưới Lề Luật

8,1-39 Việc cứu thoát các tín hữu

8,31-39 Tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô

9-11 Sự công chính của Thiên Chúa trong sự cứu long và cứu độ Israel

12,1-15,13 Lời đáp trả của tín hữu trong sự nhân từ của Thiên Chúa

15,14-16,24 Lời kết

16,25-27 Kết – Vinh tụng ca

Thánh Phaolô viết cho các Kitô hữu đang trú ngụ trong thủ đô Rôma. Giáo đoàn này không do ngài thành lập. Giáo đoàn đã gặp một cơn khủng hoảng do sắc chỉ của hoàng đế Claudius (năm 49scn: đuổi người “Do Thái” ra khỏi thủ đô). Giáo đoàn biết rõ sự xung khắc nội tại giữa “người mạnh” và “ kẻ yếu”, có liên hệ với sự đánh giá Lề Luật (Rm 14). Thánh Phaolô nhìn thấy những người Kitô hữu gốc Do Thái và những người Kitô hữu gốc ngoại giáo (Rm 11,17-18).

Thánh Phaolô viết cho những người Rôma, không phải để giải quyết các vấn đề nơi họ, nhưng là để chuẩn bị cho sứ vụ đã lên kế hoạch truyền giáo ở Tây Ban Nha (Rm 15,24). Ngài cần sự hỗ trợ của người Rôma cho công tác này. Ngài phải đi từ những chống đối – có thể có ở ngay Rôma – chống lại thần học ân sủng của ngài (so Rm 6,1.15; so 3,1). Lá thư mang tính cách gián tiếp tranh luận với họ. Thư này có liên hệ đặc biệt với thư giáo đoàn Galat. Chính trong giáo đoàn này nảy sinh cuộc tranh luận gay gắt về ân sủng và sự công chính, Lề Luật và tự do, đức tin và tình yêu; tất cả những điểm này được lá thư Rôma lấy lại, phân tích và hướng dẫn thêm.

Thánh Phaolô viết lá thư này trước khi đi Giêrusalem để đem tiền quyên góp, sau khi đã quyên góp tại Makedonien và Achaia (Rm 15,25-26). Như thế là vào khoảng mùa đông 55/56 tại Korinth. Điều này cũng thích hợp với lời dạy bảo cho nữ trợ tá ở Kenchraea là Phoebe, mang lá thư và trình bày lá thư cho cộng đoàn (Rm 16,1).

LÁ THƯ KÈM THEO NHỮNG NÉT THẦN HỌC CĂN BẲN NHƯ SAU:

Tin Mừng mạc khải sự công chính của Thiên Chúa

Thánh Phaolô lấy thuật ngữ chính yếu của Cựu Ước làm thành thuật ngữ chính yếu của thần học Tân Ước. Sự công chính của Thiên Chúa không phải là sự công chính Thiên Chúa đòi buộc chúng ta, cho bằng sự công chính Thiên Chúa minh chứng cho chúng ta (Augustinus, Thomas, Luther). Sự trung tín của Thiên Chúa với các lời hứa thuộc về sự công chính. Sự công chính thể hiện trong việc kết án kẻ tội lỗi, nhưng hơn nữa trong các việc gia ân cho kẻ tội lỗi nhờ qua cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu (Rm 3,21-25).



Việc công bố sự công chính của Thiên Chúa cho thấy tội lỗi của người Do Thái và dân ngoại

Mọi người đều phạm tội. Tội lỗi phải bị kết án. Tội lỗi là bất chính, xuất phát từ việc phủ nhận thiên tính của Thiên Chúa. Dân ngoại phạm tội, khi họ chống lại lương tâm; người Do Thái phạm tội, khi họ hành động chống lại Lề Luật. Lề Luật không thể cứu người Do Thái, sự công chính của Lề Luật nằm ở chỗ kết án kẻ vi phạm.



Việc công bố sự công chính nhằm vào đức tin và sự công chính hóa người Do Thái và dân ngoại

Đức tin là sự kết hợp việc tuyên xưng và phó thác (Rm 10,9-10). Sự tuyên xưng liên kết độc thần thuyết với Kitô học. Sự phó thác là điều xác định cả cuộc sống của mình. Việc khuyên nhủ tập trung vào việc chu toàn Lề Luật nhờ tình yêu.



Việc thực hiện sự công chính đưa đến ơn cứu độ cho toàn thể Israel

Thánh Phaolô phải chạm trán vấn đề: một số đông người Do Thái từ chối tin vào Đức Kitô; ngài phê phán ý kiến thịnh hành cho rằng vì thế “ Israel” bị loại bỏ và gợi nhớ những người Kitô hữu gốc ngoại giáo về việc họ liên hệ đến gốc rễ Do Thái và công bố cách tiên tri về ơn cứu độ của “toàn thể Israel” (Rm 11,26) “Thiên Chúa không ruồng bỏ dân Người đã tuyển chọn từ trước” (Rm 11,2).

Ngay trong cái nhìn về Đức Giêsu và về sự viên mãn của Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa đã tuyển chọn Israel từ trước (Rm 9,3-5); đương nhiên việc tuyển chọn này không phải là việc của xác thịt, nhưng của tinh thần (Rm 9,6-13) và, vì sự tuyển chọn này hoàn toàn dựa vào sự tuyển chọn ân sủng của Thiên Chúa, nên cũng không loại bỏ sự tuyển chọn dân ngoại, nhưng được thu tóm vào trong đó (Rm 9,14-29).

Lòng nhiệt thành đối với Thiên Chúa (10,2) lại đưa một số đông người Do Thái từ chối Tin Mừng của Đức Giêsu, dù Tin Mừng này mới có thể cứu họ (Rm 10,5-15). Trong sự phủ nhận này phản ánh sự ý thức chống đối của dân Thiên Chúa đối với lời Ngài trong các ngôn sứ (Rm 10,16-20), bây giờ hiện thực trong sự cứng lòng của Israel (Rm 11,1-12).

Vì sự cứng lòng của mình, Israel không vì thế mà bị loại và bị bỏ quên. Ngược lại: vì Thiên Chúa không hối hận vì ân sủng của mình, Người sẽ cứu độ “ toàn thể Israel”, chính nhờ “ Đấng cứu độ từ Zion” (Rm 11,25-26).

Chuyển ngữ Linh mục Aug.Nguyễn Văn Trinh

Mục lục
Tĩnh tâm Linh mục Giáo phận Phan Thiết (5-9.1.2009)


Каталог: TDM2009 -> TinVuiVN
TinVuiVN -> NHƯ MỘt lời mờI
TDM2009 -> Pentecost (B) May 31, 2009
TDM2009 -> Mc. 13, 24-32 15-11-2009 cuộc quang lâm của con ngưỜi lm. Px vũ Phan Long, ofm 02
TDM2009 -> Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC
TDM2009 -> CN4 phục sinh b ga. 10,11-18 03-5-2009
TDM2009 -> Số 97 Ngày 03. 05. 2009 cn 04 b phục sinh
TDM2009 -> From: Richard Smith To: HuongVeChuagroups Sent
TDM2009 -> Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong
TDM2009 -> Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/3/2008 – Bài Giáo Lý 69 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới các vị Giáo Phụ Boethius và Cassiodorus

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương